Tôi thấy xót lòng quá không thể không vào cuộc. Tuy nhiên những lời sau đây không để cải vã với ai cả, cũng chẳng để bào chữa cho Xuân Đức mà để thể hiện chính kiến của mình, giải toả cho mình, đồng thời giúp cho đọc giả hiểu thêm về nhà văn Xuân Đức.
Tôi công tác trong ngành VHTT Quảng Trị trên 30 năm nay, trong đó hơn 10 năm tôi thuộc quyền quản lý trực tiếp của ông Xuân Đức và gần trọn một cuộc đời văn nghệ sĩ ở bên Ông. Tôi thấy ông không phải là vị giám đốc chuyên quyền độc đoán, vị kỷ như người ta nói, mà ông là một vị thủ lĩnh vững vàng, ấm áp tình yêu thương đồng chí, đồng nghiệp.
Ông biết sử dụng quyền lực nhà nước giao cho mình một cách điều độ, kỷ cương, có hiệu quả. Ông không khắt khe, cũng không dễ dãi chỉ có điều chuyên chính với những thái độ bạc nhược cản trở công việc chung. Ông không độc đoán mà là quyết đoán. Chính nhờ vậy mà ngành VHTT Quảng Trị trong những năm qua đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ. Ông là nhà quản lý có tài. Điều đó không phải tôi nói, mà nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đánh giá và nhân dân Quảng Trị thấy rõ.
Một ý nữa hỏi rằng: Ông Xuân Đức bạc đãi anh em nhà văn Quảng Trị để họ bỏ đi hết....
Tôi xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe như sau:
Với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: lúc ông Tường trọng bệnh nằm ở bệnh viện Đà Nẵng, người nhà ông Tường báo tin ra cho Hội rằng: ông Tường không qua được. Ông Đức khóc. Ông Đức triệu tập ngang cuộc họp Ban thường vụ Hội để bàn lo đám tang cho ông Tường. Ông nói “Với cương vị anh Tường, trưởng ban lễ tang phải là lãnh đạo cao nhất của tỉnh, còn anh em chúng ta là người phục vụ hết mình” Và ngay hôm đó ông thức suốt đêm để viết 1 bài điếu văn rất hay, rất xúc động. Bài viết văn ấy theo tôi được biết ông gửi ngay cho tạp chí Cửa Việt, bên góc bài có ghi lời dặn: “Nếu anh Tường qua đời thì tạp chí in ngay trang đầu....”.Khi ông Tường qua được căn bệnh hiểm nghèo và tiếp tục việc sáng tác, ông Đức biết được reo lên với chúng tôi: “anh Tường qua được rồi! Viết lại được rồi bay ơi”.
Với nhà thơ Lê Thị Mây: Ông Xuân Đức tiến cử Mây lên làm tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Ông đích thân vào tận Huế để xin bà Mây ra Quảng Trị. Sau này, dư luận giữa ông Đức và bà Mây có chuyện xùng xình mất đoàn kết. Nhưng ông Đức cho rằng “đó là do cá tính không hợp nhau, còn cơ bản anh em chẳng có gì mâu thuẫn gay gắt cả, con Mây nó khó tính thật, nhưng nó tốt, thơ nó hay....”
Với nhà văn Nguyễn Quang Lập: Hai người chơi thân với nhau. Lập đã từng ra nhà Xuân Đức, để đàm đạo tâm giao. Ông Đức đã bày cho ông Lập viết kịch. Và rất quý trọng tài năng ông Lập. Ông Đức cũng từng nói với anh em Văn nghệ sĩ Quảng Trị “anh em nhà thằng Lập nó có tài, tao phải giúp cho thằng Vinh em nó vào Hội nhà văn mới được”. Ngày Lập bị tai nạn chấn thương ở Hà Nội, ông vận động anh em Văn nghệ sĩ Quảng Trị đóng góp tiền gửi ra cho Lập. Nhưng người trực tiếp thu tiền và gửi tiền không phải là ông, nên người ta không biết đấy thôi....
Việc làm của ông Xuân Đức là thế, cái tâm của ông là thế. Bây giờ ông đã về hưu rồi hãy để cho ông yên ổn.
Hiền Lương
Gần đây một số người tung lên mạng những thông tin không tốt về nhà văn Xuân Đức làm cho đọc giả (nhất là đọc giả ở xa anh chưa hề quen biết về anh) rất dễ băn khoăn về nhà văn này.
Tôi thấy xót lòng quá không thể không vào cuộc. Tuy nhiên những lời sau đây không để cải vã với ai cả, cũng chẳng để bào chữa cho Xuân Đức mà để thể hiện chính kiến của mình, giải toả cho mình, đồng thời giúp cho đọc giả hiểu thêm về nhà văn Xuân Đức.
Tôi công tác trong ngành VHTT Quảng Trị trên 30 năm nay, trong đó hơn 10 năm tôi thuộc quyền quản lý trực tiếp của ông Xuân Đức và gần trọn một cuộc đời văn nghệ sĩ ở bên Ông. Tôi thấy ông không phải là vị giám đốc chuyên quyền độc đoán, vị kỷ như người ta nói, mà ông là một vị thủ lĩnh vững vàng, ấm áp tình yêu thương đồng chí, đồng nghiệp.
Ông biết sử dụng quyền lực nhà nước giao cho mình một cách điều độ, kỷ cương, có hiệu quả. Ông không khắt khe, cũng không dễ dãi chỉ có điều chuyên chính với những thái độ bạc nhược cản trở công việc chung. Ông không độc đoán mà là quyết đoán. Chính nhờ vậy mà ngành VHTT Quảng Trị trong những năm qua đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ. Ông là nhà quản lý có tài. Điều đó không phải tôi nói, mà nhiều đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đánh giá và nhân dân Quảng Trị thấy rõ.
Một ý nữa hỏi rằng: Ông Xuân Đức bạc đãi anh em nhà văn Quảng Trị để họ bỏ đi hết....
Tôi xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe như sau:
Với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: lúc ông Tường trọng bệnh nằm ở bệnh viện Đà Nẵng, người nhà ông Tường báo tin ra cho Hội rằng: ông Tường không qua được. Ông Đức khóc. Ông Đức triệu tập ngang cuộc họp Ban thường vụ Hội để bàn lo đám tang cho ông Tường. Ông nói “Với cương vị anh Tường, trưởng ban lễ tang phải là lãnh đạo cao nhất của tỉnh, còn anh em chúng ta là người phục vụ hết mình” Và ngay hôm đó ông thức suốt đêm để viết 1 bài điếu văn rất hay, rất xúc động. Bài viết văn ấy theo tôi được biết ông gửi ngay cho tạp chí Cửa Việt, bên góc bài có ghi lời dặn: “Nếu anh Tường qua đời thì tạp chí in ngay trang đầu....”.Khi ông Tường qua được căn bệnh hiểm nghèo và tiếp tục việc sáng tác, ông Đức biết được reo lên với chúng tôi: “anh Tường qua được rồi! Viết lại được rồi bay ơi”.
Với nhà thơ Lê Thị Mây: Ông Xuân Đức tiến cử Mây lên làm tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Ông đích thân vào tận Huế để xin bà Mây ra Quảng Trị. Sau này, dư luận giữa ông Đức và bà Mây có chuyện xùng xình mất đoàn kết. Nhưng ông Đức cho rằng “đó là do cá tính không hợp nhau, còn cơ bản anh em chẳng có gì mâu thuẫn gay gắt cả, con Mây nó khó tính thật, nhưng nó tốt, thơ nó hay....”
Với nhà văn Nguyễn Quang Lập: Hai người chơi thân với nhau. Lập đã từng ra nhà Xuân Đức, để đàm đạo tâm giao. Ông Đức đã bày cho ông Lập viết kịch. Và rất quý trọng tài năng ông Lập. Ông Đức cũng từng nói với anh em Văn nghệ sĩ Quảng Trị “anh em nhà thằng Lập nó có tài, tao phải giúp cho thằng Vinh em nó vào Hội nhà văn mới được”. Ngày Lập bị tai nạn chấn thương ở Hà Nội, ông vận động anh em Văn nghệ sĩ Quảng Trị đóng góp tiền gửi ra cho Lập. Nhưng người trực tiếp thu tiền và gửi tiền không phải là ông, nên người ta không biết đấy thôi....
Việc làm của ông Xuân Đức là thế, cái tâm của ông là thế. Bây giờ ông đã về hưu rồi hãy để cho ông yên ổn.