Tác giả: Văn Công Hùng
nào cũng léo nhéo vừa đi vừa áp tai ngoài đường, rồi kềnh kệnh bên túi bên đùi thế... chứ nhà văn thì cần gì, nhà văn càng cô đơn càng tốt (Mà quả thực các thiếu nữ bây giờ mặc quần bó căng bó nứt, xệ tít xệ tắp, đút cục điện thoại vào túi trước đùi, trông nó... nhạy cảm lắm). Thực ra là các bác... choáng, thấy nó sao mà kỳ diệu thế, chả dây chả dợ gì lại bé tí mà chúng nó cứ tán cứ nhắn cứ choang choác nói, nhìn vào các ký hiệu các chỉ lệnh menu thì hoa cả mắt. Sau này cũng bác ấy, lỡ để quên con di động ở nhà, đi cách nhà cả chục cây số vẫn phon phon về lấy, một phút không có điện thoại là không chịu được. Rồi đến máy tính ra. Ban đầu là máy để bàn, nhiều bác được con hoặc vợ sắm cho nhưng là... trùm chăn để đấy ngắm cho sướng mắt là chính. Còn rất nhiều bác phản đối viết văn bằng máy tính, bảo thế thì bản sắc ở đâu, hồn cốt ở đâu, văn chương ở đâu. Có bác còn hăng lên sa sả mắng: Hỏng hết hỏng hết, không còn ra thể thống gì nữa, chữ nào chữ ấy cứ đều tăm tắp, vô cảm lắm. Viết tay nó còn nét sổ nét ngang nét đậm nét nhạt, mình vui chữ khác mình buồn chữ khác, sau này còn nộp bản thảo cho bảo tàng nhà văn, còn cho các nhà nghiên cứu văn bản học đời sau nghiên cứu mình chứ? thế này thì cái Bảo tàng Nhà Văn to uỳnh ở Quảng Bá làm ra rồi... để không à? Mới cách đây ba năm, tôi dự một cái trại sáng tác có mấy nhà văn lớn tuổi. Thấy tôi viết bằng laptop các bác lạ lắm. Tôi được dịp bốc phét: Thực ra là máy nó viết chứ có phải em viết đâu, em chỉ việc đánh đầu đề và hai dòng yêu cầu nội dung thế là tự nó viết cho mình. Một bác bảo sướng hè sướng hè, thế sao chú không viết văn mà chỉ làm thơ? Bảo: Máy em là máy dành cho nhà thơ nên nó chỉ ra thơ thôi. Nếu muốn viết văn lại phải mua một cái máy viết văn. Bác này sáng mắt lên hỏi: thế giá nó bao nhiêu, tôi bảo rẻ thôi, hai chục ngàn đô. Bác ấy lẩm bẩm: thế thì các chú mua thôi chứ bọn ta bỏ ra ngần ấy biết lúc nào mới thu lại được, bao nhiêu tinh hoa thì đã viết tay ra hết rồi, mà nhuận bút bây giờ rẻ lắm? Thực ra bác ấy nói thế chứ bác ấy thừa sức mua vì có đến mấy người con đang ở nước ngoài, có điều trước đấy bác ấy nghe tôi... múa, nào là Coppy, Delete, Caps lock, Shift, Enter, Insert, Window... rồi vào trong là Mydocument, File, Folder, Word, Office, Format, Tools, Save, Save as... thế là... hoảng. Tôi bảo máy nó viết nhưng mình phải giỏi hơn nó, phải ra lệnh được cho nó, mà cái máy khốn nạn và bảo thủ này nó chỉ nghe tiếng... Anh với tiếng Nhật thôi. Càng choáng. Từ đấy thi thoảng bác vào phòng tôi và nhìn cái máy với con mắt khác hẳn, như nhìn một... nhà văn nổi tiếng, như nhìn ông Đốt ông Lep, ông Ban ông Huy ông Xếch ông Sec (Ban Zăc, Huy Gô, Xecxpia, Secvantec), còn coi tôi chỉ là thằng... đánh máy chữ. Rồi đến khi mạng Internet trở nên thông dụng thì nhiều người vẫn chả coi nó là cái đinh gì? Có người cứ nhắc đến mạng là nghĩ đến... trụy lạc sa đọa, hư hỏng tệ nạn, nói rất hồn nhiên: tôi không nối mạng vì sợ các con nó hỏng. Tôi hỏi lại: thế cả thế giới này nó hỏng à? Bác bảo: hỏng hết, hỏng rồi, mình cứ phải là lo cho mình trước chú ạ, cương quyết tuân thủ phương châm hội nhập nhưng không hòa tan. Đến hôm mấy người ngồi cãi nhau như mổ bò rằng Mạc Đỉnh Chi hay Mạc Đĩnh Chi, rồi con dâu vua gọi là gì..., tôi lôi con laptop trong cặp ra, ấn nút kết nối wireless, gõ google rồi chỉ cho các bác xem. Úi trời ạ, tin Việt Nam có Nobel văn chương cũng chỉ choáng váng đến thế mà thôi. Chưa hết, tôi gõ tên từng bác, lại úi giời, tên tuổi tác phẩm ngày sinh tháng đẻ quê quán vanh vách, lại cả ảnh, giai thoại, lại được đưa vào các forum đưa đẩy tán nhau nữa... các bác thổn thức cả tuần rồi sau đấy tơi tới mail cho tôi ý khoe "Tao nối mạng rồi", có bác công nhận trong mail: "Anh tẹc nét có khác mày ạ, tuyệt vời không chịu được, mỗi ngày anh lướt không dưới... 8 tiếng web bờ"...
Bây giờ thì đã rất đông nhà văn có web, có lok, chứ cách đây vài năm, nó là một cái gì vừa xa xỉ, vừa xa lạ, vừa quái đản, vừa... không thèm bàn đến. Một trong những nhà văn tiên phong có website cá nhân là Vũ Hồng ở tận Bến Tre. Hồi ấy tôi được anh cho làm... cộng tác viên trangvuhong.com của anh. Cộng tác viên tức là đi đâu cũng giới thiệu con web cho anh, rồi là thu thập bài đánh máy cẩn thận rồi mail cho anh, giới thiệu tác giả cho anh. "Nhuận bút" mà anh trả là dòng chữ cuối bài "do nhà thơ Văn Công Hùng giới thiệu", thế mà sướng rân người, ngày vào năm bảy bận để... nhìn tên mình lung linh trên mạng. Phải công nhận Vũ Hồng là người rất giỏi IT và biết làm báo mạng nên hiện nay đang là thường trực (webmaster) trang web songcuulongonline trực thuộc Hội Nhà Văn Việt Nam. Cái năm nảo năm nao ấy đi dự trại sáng tác cùng nhau ở Hà Nội anh đã làm tôi thán phục rồi. Ấy là gần ngày nộp bài, anh lôi trong va li ra một cái hộp, bóc bốn năm lượt bông băng giấy thấm mảnh xốp thì anh kính cẩn lôi ra một cái đĩa A trước sự mắt tròn mắt dẹt của tôi. Sau đấy tôi hộ tống anh gần buổi mới tìm được một tiệm "Đánh máy in vi tính photo copy", anh vào in thì người của tiệm in không được vì lỗi font. Anh nhảy vào thao tác cũng không xong. Phải đến tiệm thứ 4 thì anh mới in được trong sự thán phục cùng cực của tôi. Hồi ấy chưa có font chuẩn như bây giờ, các phần mềm đổi font cũng chưa phổ biến như hiện nay. Có lần tôi mail bài cho báo Văn Nghệ trẻ, nhà thơ Lương Ngọc An cũng phải cop ra đĩa A chạy búa xua mới đổi font rồi in ra được (tất nhiên bài này là bài đặt chứ nếu tự mail ra thì chắc nó cũng... mồ yên mả đẹp rồi - Hồi này cả VN và VNT đều chưa có hộp thư điện tử, tôi phải mail qua một người bạn). Đang mạch này kể luôn, hôm sau tôi và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên vào báo Tiền Phong tìm nhà thơ nguyễn Hoàng Sơn thư ký tòa soạn Tiền Phong cuối tuần. Anh dắt ra nhà hàng chiêu đãi bia Ken- loại vô cùng xa xỉ phẩm thời ấy. Tôi rất cảm động vì ngồi một tí trong phòng anh chứng kiến rất nhiều người ghé vào mời anh đi ăn trưa nhưng anh đều từ chối "Tao có thằng em ở Pleiku ra", kể cả khi họ "mời kèm" cả tôi luôn anh cũng từ chối, muốn ngồi riêng với tôi, chiêu đãi tôi. Một thằng nhà quê ất ơ như tôi mà được một ông đàn anh cả tuổi đời lẫn tuổi nghề đối xử một cách rất ư là đặc biệt như thế chứng tỏ anh rất tôn trọng làm tôi sướng rân người và cũng rất ngầm hãnh diện. Nhưng điều tôi khiếp hơn nữa là trong túi áo ngực của anh lấp ló một cái... đĩa A. Suốt buổi uống bia anh chỉ nói chuyện về sự hoành tráng của vi tính, rằng tao viết tay xong, đánh lại, để đấy, lúc nào cần thì phóng xe ra tiệm, nó in ra, đẹp mê mắt, chả cần in báo in sách, cứ cầm cái tờ A4 in bài mình ấy là đã đời rồi. Hồi ấy vi tính là thiên đường, đĩa mềm là thiên đường chứ không có USB tí hin như cây bút hoặc cái ổ cứng bằng nửa quyển vở chứa hàng triệu tệp tin như bây giờ. Trời ơi, tôi ngồi uống bia và mơ tưởng đến lúc mình cũng có một cái đĩa mềm như thế, giống như mấy anh nhà báo trẻ hay để cái thẻ Nhà báo thấp thoáng hai gạch sọc đỏ trong túi áo ngực trắng tinh. Có cái đĩa mềm như thế thì chắc chắn chữ nghĩa của mình nó sẽ lung linh lên, hoành tráng lên, rạo rực bồi hồi lên, hiện đại lên, chả phải rị mọ khốn khổ bút giấy tèm nhem gạch xóa như bây giờ. Bây giờ chả hiểu còn ai xài cái đĩa mềm vuông vuông ấy nữa không chứ tôi thì đã vĩnh biệt nó mấy năm nay?... Sau này khi sắm cái máy tính đầu tiên trong đời là cái Compaq second hand tôi mới hiểu thế nào là nỗi cơ cực của... máy tính những ngày đầu tiên ấy. Một ngày tốn không biết bao nhiêu tiền điện thọai di động chỉ để: Ơ sao đang viết nó lại đứng ngơ ra thế này, sao màn hình đen ngòm thế này, sao chữ không thẳng hàng, sao lại thành chữ Ả Rập cả thế này, cái bài tao viết hôm qua đâu rồi, tìm ở đâu, "sây vờ" với "sây vờ et" khác nhau thế nào?... khốn khổ trăm bề, lúc nào cũng tim đập chân run vì không biết số phận những con chữ mình đã vắt ruột vắt gan vắt tim vắt óc nghĩ ra nó trôi vào đâu, có đứng yên nằm một chỗ trong máy không? Thú thực ngay đến bây giờ, chỉ một phút sơ sẩy, tôi cũng vẫn... mất bài như thường. Mới đây nhất là một bài báo tết, viết xong rồi, không chịu save và cũng không close, để nguyên đấy mở một file khác, đến lúc đóng file này lại tưởng file kia, nên đáng lẽ yes lại no, chỉ một tích tắc bốn ngàn chữ trở nên trắng bong trong sự tiếc của đến đờ dẫn của khổ chủ.
Cách đây mới chừng hơn năm, cơn sốt các nhà văn lập web, lập blog bắt đầu sôi nổi. Có vài cuộc hội thảo văn chương mạng, một loạt báo phỏng vấn và giới thiệu web của các nhà văn. Bây giờ thì những trannhuong.com, phongdiep.net, vanchinh.net, xuanduc.vn, vuhong.info rồi Trần Thanh Giao,Thu Nguyệt, Nguyễn Đình Chính, Lê Khánh Mai, Nguyễn Xuân Hưng, Mai Văn Phấn, Trần Kỳ Trung, Nguyễn Khắc Phục, Thái Bá Tân, Inrasara, Nguyễn Huy Thiệp... rồi các weblog văn chương của Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Lập, Phạm Xuân Nguyên, Tuyết Nga, Hoàng Đình Quang, Ngô Minh, Từ Nguyên Tĩnh, Lê Huy Mậu, Tùng Bách, Hoàng Cát, Nguyễn Một, Nguyễn Hữu Quý, Đỗ Tiến Thụy, Hà Đình Cẩn, Dương Hướng, Nguyễn Quang Vinh, Mai Văn Hoan, Bùi Quang Thanh, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lê Quang Sinh, Đỗ Hoàng, Hoài Khánh... (nhân đây cho tôi PR tí, địa chỉ weblog của tôi là http://vanconghung.vnweblogs.com/)... và mới đây là hai cơ quan văn chương quan trọng lập web là Văn nghệ Quân Đội và Hội Nhà Văn Việt Nam đã trở nên quen thuộc với cư dân mạng. Ngoài ra còn Trung tâm Văn hóa Hội Nhà Văn, Viết văn Nguyễn Du... Kể ra thì tưởng đông nhưng nếu chỉ tính trong số hội viên hội nhà Văn Việt Nam thì con số ấy là quá ít dù ở đây tôi mới kể được một phần nhỏ. Khi nhà văn làm web, weblog thì ngoài việc đăng tải tác phẩm của chính mình, họ còn đăng các tác phẩm văn chương của các nhà văn khác mà họ cho là hay, đề cập đến các vấn đề văn chương, các vấn đề xã hội... như một tờ báo văn chương. Nhưng cũng phải nói thêm điều này, rằng là không phải nhà văn nào cũng biết làm báo giỏi hoặc thành thạo thao tác mạng, vì thế, một số website hoặc weblogs của nhà văn nhiều khi sa vào tranh cãi vụn vặt vì những entry hoặc comments ẩn danh hoặc ẩn danh nhưng vẫn cố tình cho biết ta là ai làm tổn thương đến đồng nghiệp hoặc bạn đọc. Giữa nhà văn và trang web văn chương là một khoảng cách bao gồm kỹ thuật IT và tư duy báo chí. Nguyễn Quang Lập là một nhà văn làm báo rất giỏi nên blog của anh vô cùng HOT và anh cũng trở thành Hot blogger nổi tưng bừng trên diễn đàn mạng. Nhưng trên đầu trang blog của mình anh để một hàng chữ cỗ định: Blog này do con và học trò Nguyễn Quang Lập làm. Nhà văn Hoàng Đình Quang nhớ lại hồi mới làm blog tương toàn tiểu thuyết lên nên lác đác người đọc. Nhưng khi thành thạo rồi, xen kẽ các mục, các chủ đề... tạo cho người xem cảm giác nhẹ nhõm, có khoảng ngưng khoảng nghỉ... nên đưa cái gì lên cũng sôi nổi. Blog, nếu chỉ tương mỗi tác phẩm lên thì nặng nề, nhưng nếu chỉ ghi chép nhăng nhố thì nó đúng là... blog, là nhật ký mạng mà hàng triệu tuổi teen đang post lên mỗi ngày. Web và blogs của nhà văn muốn hấp dẫn phải tránh được cả hai điều ấy để nó trở thành một tờ báo văn chương vừa sang trọng, bác học vừa hấp dẫn để bắt người đọc, giữa bộn bề công việc trong thời kinh tế thị trường này phải bỏ công bỏ việc chờ bài của mình hàng ngày hàng giờ, rồi chăm chú đọc đến cùng, rồi còn comment mà không bỏ giữa chừng. Tất nhiên, bên cạnh nhiều, rất nhiều nhà văn thừa khả năng lập web hoặc làm weblog nhưng họ không làm vì nhiều lý do thì cũng còn một số nhà văn không làm vì... không biết sử dụng máy tính và điều hành web. Tôi nhặt được điều này trên mạng qua bản dịch của dịch giả Vũ Phong Tạo: "Liên hiệp quốc định nghĩa về mù chữ: dựa vào 3 tiêu chí dưới đây:
1- Không biết đọc, biết viết chữ dân tộc mình.
2- Không biết các ký hiệu, tín hiệu công cộng.
3- Không biết dùng vi tính vào chuyên môn của mình".
Cách đây mới chừng hơn năm, cơn sốt các nhà văn lập web, lập blog bắt đầu sôi nổi. Có vài cuộc hội thảo văn chương mạng, một loạt báo phỏng vấn và giới thiệu web của các nhà văn. Bây giờ thì những trannhuong.com, phongdiep.net, vanchinh.net, xuanduc.vn, vuhong.info rồi Trần Thanh Giao,Thu Nguyệt, Nguyễn Đình Chính, Lê Khánh Mai, Nguyễn Xuân Hưng, Mai Văn Phấn, Trần Kỳ Trung, Nguyễn Khắc Phục, Thái Bá Tân, Inrasara, Nguyễn Huy Thiệp... rồi các weblog văn chương của Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Lập, Phạm Xuân Nguyên, Tuyết Nga, Hoàng Đình Quang, Ngô Minh, Từ Nguyên Tĩnh, Lê Huy Mậu, Tùng Bách, Hoàng Cát, Nguyễn Một, Nguyễn Hữu Quý, Đỗ Tiến Thụy, Hà Đình Cẩn, Dương Hướng, Nguyễn Quang Vinh, Mai Văn Hoan, Bùi Quang Thanh, Nguyễn Thúy Quỳnh, Lê Quang Sinh, Đỗ Hoàng, Hoài Khánh... (nhân đây cho tôi PR tí, địa chỉ weblog của tôi là http://vanconghung.vnweblogs.com/)... và mới đây là hai cơ quan văn chương quan trọng lập web là Văn nghệ Quân Đội và Hội Nhà Văn Việt Nam đã trở nên quen thuộc với cư dân mạng. Ngoài ra còn Trung tâm Văn hóa Hội Nhà Văn, Viết văn Nguyễn Du... Kể ra thì tưởng đông nhưng nếu chỉ tính trong số hội viên hội nhà Văn Việt Nam thì con số ấy là quá ít dù ở đây tôi mới kể được một phần nhỏ. Khi nhà văn làm web, weblog thì ngoài việc đăng tải tác phẩm của chính mình, họ còn đăng các tác phẩm văn chương của các nhà văn khác mà họ cho là hay, đề cập đến các vấn đề văn chương, các vấn đề xã hội... như một tờ báo văn chương. Nhưng cũng phải nói thêm điều này, rằng là không phải nhà văn nào cũng biết làm báo giỏi hoặc thành thạo thao tác mạng, vì thế, một số website hoặc weblogs của nhà văn nhiều khi sa vào tranh cãi vụn vặt vì những entry hoặc comments ẩn danh hoặc ẩn danh nhưng vẫn cố tình cho biết ta là ai làm tổn thương đến đồng nghiệp hoặc bạn đọc. Giữa nhà văn và trang web văn chương là một khoảng cách bao gồm kỹ thuật IT và tư duy báo chí. Nguyễn Quang Lập là một nhà văn làm báo rất giỏi nên blog của anh vô cùng HOT và anh cũng trở thành Hot blogger nổi tưng bừng trên diễn đàn mạng. Nhưng trên đầu trang blog của mình anh để một hàng chữ cỗ định: Blog này do con và học trò Nguyễn Quang Lập làm. Nhà văn Hoàng Đình Quang nhớ lại hồi mới làm blog tương toàn tiểu thuyết lên nên lác đác người đọc. Nhưng khi thành thạo rồi, xen kẽ các mục, các chủ đề... tạo cho người xem cảm giác nhẹ nhõm, có khoảng ngưng khoảng nghỉ... nên đưa cái gì lên cũng sôi nổi. Blog, nếu chỉ tương mỗi tác phẩm lên thì nặng nề, nhưng nếu chỉ ghi chép nhăng nhố thì nó đúng là... blog, là nhật ký mạng mà hàng triệu tuổi teen đang post lên mỗi ngày. Web và blogs của nhà văn muốn hấp dẫn phải tránh được cả hai điều ấy để nó trở thành một tờ báo văn chương vừa sang trọng, bác học vừa hấp dẫn để bắt người đọc, giữa bộn bề công việc trong thời kinh tế thị trường này phải bỏ công bỏ việc chờ bài của mình hàng ngày hàng giờ, rồi chăm chú đọc đến cùng, rồi còn comment mà không bỏ giữa chừng. Tất nhiên, bên cạnh nhiều, rất nhiều nhà văn thừa khả năng lập web hoặc làm weblog nhưng họ không làm vì nhiều lý do thì cũng còn một số nhà văn không làm vì... không biết sử dụng máy tính và điều hành web. Tôi nhặt được điều này trên mạng qua bản dịch của dịch giả Vũ Phong Tạo: "Liên hiệp quốc định nghĩa về mù chữ: dựa vào 3 tiêu chí dưới đây:
1- Không biết đọc, biết viết chữ dân tộc mình.
2- Không biết các ký hiệu, tín hiệu công cộng.
3- Không biết dùng vi tính vào chuyên môn của mình".
Chiểu theo ba tiêu chí này, tôi thấy mình vừa... thoát nạn mù chữ.
Nguồn : vanconghung.vnweblogs.com
Đăng ngày 26/11/2008
|