Tác giả: Xuân Đức
Vâng . Một nửa, ấy là tên tập thơ của tôi sắp được phát hành. Dày 200 trang, gồm 74 bài do Nhà xuất bản HNV ấn hành. Hay dở đến đâu sẽ do bạn đọc phán xét nhưng tôi tin chắc bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và vô bổ.
Bạn hữu và khách quý của TST ai có nhã hứng chia sẻ tâm sự một phần trong góc nhỏ tâm thức của tôi xin comment địa chỉ về trang này, tôi sẽ gửi quà đến tận tay bạn. Và bạn nào có lòng và có điều kiện phát hành giúp vài cuốn thì cũng thông tin cho biết, tôi cũng sẽ gửi sách và lời cảm tạ tới tận nơi. Để giúp bạn hữu tìm hiểu trước vài nét về tập thơ này,xuanduc.vn xin giới thiệu lời tựa tập thơ Một nửa của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
XUÂN ĐỨC - MỘT THOÁNG CHỚP NHANH( Lời giới thiệu Tập thơ MỘT NỬA )
TRẦN ĐĂNG KHOA
I
Vâng! Đúng thế! Đây chỉ là vài nét phác vội vàng. Xuân Đức có số lượng tác phẩm khá đồ sộ, bao gồm nhiều thể loại: Kịch bản sân khấu.Tiểu thuyết. Kịch bản phim. Truyện ngắn. Ký. Trường ca. Thơ. Ghi chép, Phóng sự, và cả những bài ...báo vặt. Anh cũng lại là một nghệ sĩ có đời sống phong phú, bề bộn và trắc ẩn. Để có một "Chân dung" tương đối đầy đủ về anh, có lẽ phải "huy động" đến cả một cuốn sách dày. Nhưng làm điều đó bây giờ, e chừng lại... quá sớm. Bởi anh vẫn đang đi, vẫn đang tiếp tục sáng tạo. Nhiều điều bất ngờ nữa dường như vẫn còn ở phía trước.
Xuân Đức là cây bút đa tài. Ở thể loại nào, anh cũng có những đóng góp rất đáng được ghi nhận. Vở kịch dài "Tổ Quốc", Xuân Đức viết chung với Đào Hồng Cẩm đã được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh ngay từ đợt I năm 1996. Riêng cá nhân Xuân Đức, năm 2007, cả hai Hội đồng nghệ thuật Chuyên ngành Văn học và Sân khấu đều đề cử anh. Anh đã xin rút tên trong Danh sách đề cử của Hội đồng Sân khấu, để nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2008 cho ba cuốn tiểu thuyết bề thế: Cửa gió, Người không mang họ và Tượng đồng đen một chân.
Một người có nhiều thành tựu trong thể loại Tiểu thuyết và Sân khấu như thế nhưng lại luôn đau đáu với thơ. Mà cũng phải thôi. Bởi trước hết, Xuân Đức là thi sĩ. Anh tạo dựng cơ nghiệp văn chương của mình bắt đầu bằng thơ. Ngay từ những năm Sáu mươi của ... thế kỷ trước, Xuân Đức đã có trường ca Trăng Cồn Cỏ, được nhà thơ lớn Chế Lan Viên biểu dương và hết lời ca ngợi. Trường ca đã được in trọn ven cả một trang trên báo Quân đội nhân dân. Cũng trong thờì gian ấy, báo Nhân Dân giới thiệu một trang thơ Lý Phương Liên. Vào những năm tháng linh thiêng ấy, chúng ta có rất nhiều nhà thơ trẻ nổi tiếng, nhưng được giới thiệu ưu ái trang trọng như vậy thì chỉ có Lý Phương Liên và Xuân Đức. Một người ở Thủ đô Hà Nội. Một người giữa tuyến lửa Vĩnh Linh. Ở những thời khắc ấy, đây là hai tài năng thơ thuộc hạng đặc biệt.
II
Mãi sau này, tôi mới có dịp gặp Xuân Đức và rồi lại ở cùng buồng với anh. Đó là dịp tháng 10 năm 1976. Khi ấy, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của chúng ta vừa mới kết thúc. Tổng Cục Chính trị triệu tập những cây bút từ khắp các chiến trường về Hà Nội theo học lớp Đại học Viết văn Nguyễn Du. Trong ký ức của nhà văn Nguyễn Khắc Trường, "Đấy là những người lính đã qua trận mạc, giờ không còn vướng súng ống chiến trận, nên đã dồn hết tâm lực cho mỗi trang văn. Họ viết ùng ục như đào hào, bắn súng". Nhớ lại thời ấy, sao mà vui thế. Ngày nào, mấy anh em cũng quần tụ nghe tác phẩm của nhau và góp ý cho nhau. Trong các cuộc bàn thảo thâu đêm suốt sáng ấy, tôi thường hong hóng chờ nghe ý kiến của Lê Lựu, Xuân Đức và Nguyễn Khắc Trường. Cứ như cách cảm nhận của tôi thời đó thì cả ba ông nhà văn này đều rất tinh nghề. Nguyễn Khắc Trường như "hàn thử biểu văn chương". Anh thường chỉ tung ra lời thẩm định có tính kết luận. Những nhận định ấy thường rất chuẩn xác nhưng cách diễn giải của anh thì lại ấp úng, không được mạch lạc. Lê Lựu rất giỏi nắm bắt các vấn đề. Nhiều cái truyện của mấy "ông anh" tôi, tôi thấy cũng chỉ bàng bạc, thường thường. Thậm chí có truyện còn rất nhạt. Có cảm giác tác giả cứ thấy sao thì kể vậy, kể nôm na ở mức bản năng, chẳng có quái gì cả. Vậy mà Lê Lựu vẫn tìm được một điều gì đó rất thâm thuý. Thực ra, cái điều gì đó ấy là do Lê Lựu nghĩ ra, rồi đắp điếm thêm vào, vì cái truyện nó cần phải thế. Và cứ phải thế nó mới ra cái truyện. Cứ như quan niệm của Lê Lựu, ở bất cứ một tác phẩm nào, dù lớn hay nhỏ, người viết cũng phải có một vấn đề gì đó muốn chuyển tải đến người đọc. Không có cái đó thì đừng cầm bút viết. Nhưng điều gửi gắm ấy lại không được phơi tênh hênh hay nói toẹt ra một cách lộ liễu, mà lại phải chìm lặn trong cốt truyện, trong số phận của nhân vật. Và như thế có nghĩa là cái truyện phải viết lại, xoay lại mới đứng được. Nhưng viết lại thế nào? Xoay lại thế nào, thì tác giả không hình thể dung được. Ngay cả chính Lê Lựu cũng chẳng biết câu chuyện nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Xuân Đức thì ngược lại. Anh phát hiện và nắm bắt vấn đề rất nhanh. Và rồi ngay lập tức, anh có thể giúp tác giả đảo lộn, tháo tung cái truyện ra rồi sắp xếp bố cục lại, cấu trúc lại theo một hình thái mới để tác phẩm hấp dẫn hơn và hiệu quả hơn. Xuân Đức có thể chắp tay sau lưng, đọc oang oang một mạch từ đầu cho đến hết truyện như một nghệ sĩ kịch cương. Đấy là một biệt tài của Xuân Đức, cũng là cái Xuân Đức hơn người. Kinh nghiệm của một nhà viết kịch kiêm đạo diễn kịch, lại trải qua nhiều năm dàn dựng kịch mục ở các có sở, có khi vừa sáng tác, vừa dựng vở ngay trên sàn diễn, đã dần dần hình thành trong Xuân Đức một khả năng ứng biến đặc biệt như vậy. Nhiều khi, chính lối ứng tác ấy lại cho anh những khoảnh khắc thăng hoa và những sáng tạo xuất thần.
Xuân Đức là nhà thơ, lại kiêm nhà soạn kịch. Anh đã tận dụng và phát huy được cả hai thế mạnh này trong việc sáng tạo tiểu thuyết. Tiểu thuyết của Xuân Đức thường có cấu trúc rất chặt chẽ, với ngôn ngữ chắt lọc và sắc sảo. Mọi chi tiết, tình huống đưa ra đều được anh sử dụng đến tối đa và đẩy tới tận cùng. Xuân Đức cũng là một trong số rất ít nhà văn có biệt tài trong việc viết đối thoại. Không phải nhà văn nào cũng viết được đối thoại. Trong văn học Việt Nam, ở nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết, đối thoại chỉ là những câu đưa đẩy, giao đãi chung chung, không có bản sắc, cá tính, có thể đặt vào miệng ai cũng được. Thậm chí, có không ít người còn dùng đối thoại để làm công việc dẫn chuyện. Với Xuân Đức thì không thế. Đối thoại của Xuân Đức là đối thoại kịch, giàu tính hành động. Nhiều khi chỉ qua mấy câu ngắn gọn, anh có thể lột tả được tính cách và cả tâm địa nhân vật. Bởi thế, Xuân Đức rất giỏi khắc hoạ tính cách và tâm lý nhân vật. Nhờ thế, những trang văn của anh đọc rất cuốn hút. Đó là một thứ văn có ma lực. Hấp dẫn và ám ảnh. Đã đọc rồi thì rất khó nguôi quên.
III
Nhưng trước hết, Xuân Đức là thi sĩ. Anh làm thơ đã lâu. Vậy mà đến hôm nay, tập thơ đầu tay của anh mới chính thức ra đời. Có thể xem đây là một hợp tuyển, tinh lọc cả một đời sáng tạo thi ca của anh. Tập thơ có tên là Một nửa. Xuân Đức coi cuốn sách này là "một nửa" đời anh, "một nửa" sự nghiệp anh chăng? Cũng có thể. Hay chí ít là anh mong thế. Nhưng bằng con mắt soi xét của một khán giả, tôi lại thấy đây chỉ là lớp phụ "diễn" ở ngoài màn của chính kịch Văn xuôi và Sân khấu. Chính lớp phụ khá thú vị này đã cho ta một cái nhìn tương đối tổng thể về một cây bút vạm vỡ, phong phú và đa tài. Tuy chỉ là lớp phụ, nhưng Xuân Đức không phụ nó và nó cũng chẳng phụ anh. Nhiều bài thơ được bạn đọc yêu mến một thời, trong đó có cả trường ca "Trăng Cồn cỏ", đã từng chiếm lĩnh được trái tim yêu mến của nhà thơ lớn Chế Lan Viên, nhưng cũng không có mặt trong tập thơ này. Trường ca đã hoàn thành xong sứ mệnh lịch sử của nó và nó có quyền được "yên nghỉ". Điều đó chứng tỏ Xuân Đức là một người rất nghiêm khắc và rất kỹ lưỡng trong việc tinh lọc tuyển chọn những giọt mồ hôi trí tuệ của mình. Điều đó cũng chứng tỏ anh rất yêu mến và sùng kính bạn đọc. Nhưng Xuân Đức cũng không cầu toàn. Bàn về cuốn thơ này, Xuân Đức khiêm nhường bộc lộ với bạn đọc:
Xuân Đức là cây bút đa tài. Ở thể loại nào, anh cũng có những đóng góp rất đáng được ghi nhận. Vở kịch dài "Tổ Quốc", Xuân Đức viết chung với Đào Hồng Cẩm đã được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh ngay từ đợt I năm 1996. Riêng cá nhân Xuân Đức, năm 2007, cả hai Hội đồng nghệ thuật Chuyên ngành Văn học và Sân khấu đều đề cử anh. Anh đã xin rút tên trong Danh sách đề cử của Hội đồng Sân khấu, để nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2008 cho ba cuốn tiểu thuyết bề thế: Cửa gió, Người không mang họ và Tượng đồng đen một chân.
Một người có nhiều thành tựu trong thể loại Tiểu thuyết và Sân khấu như thế nhưng lại luôn đau đáu với thơ. Mà cũng phải thôi. Bởi trước hết, Xuân Đức là thi sĩ. Anh tạo dựng cơ nghiệp văn chương của mình bắt đầu bằng thơ. Ngay từ những năm Sáu mươi của ... thế kỷ trước, Xuân Đức đã có trường ca Trăng Cồn Cỏ, được nhà thơ lớn Chế Lan Viên biểu dương và hết lời ca ngợi. Trường ca đã được in trọn ven cả một trang trên báo Quân đội nhân dân. Cũng trong thờì gian ấy, báo Nhân Dân giới thiệu một trang thơ Lý Phương Liên. Vào những năm tháng linh thiêng ấy, chúng ta có rất nhiều nhà thơ trẻ nổi tiếng, nhưng được giới thiệu ưu ái trang trọng như vậy thì chỉ có Lý Phương Liên và Xuân Đức. Một người ở Thủ đô Hà Nội. Một người giữa tuyến lửa Vĩnh Linh. Ở những thời khắc ấy, đây là hai tài năng thơ thuộc hạng đặc biệt.
II
Mãi sau này, tôi mới có dịp gặp Xuân Đức và rồi lại ở cùng buồng với anh. Đó là dịp tháng 10 năm 1976. Khi ấy, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của chúng ta vừa mới kết thúc. Tổng Cục Chính trị triệu tập những cây bút từ khắp các chiến trường về Hà Nội theo học lớp Đại học Viết văn Nguyễn Du. Trong ký ức của nhà văn Nguyễn Khắc Trường, "Đấy là những người lính đã qua trận mạc, giờ không còn vướng súng ống chiến trận, nên đã dồn hết tâm lực cho mỗi trang văn. Họ viết ùng ục như đào hào, bắn súng". Nhớ lại thời ấy, sao mà vui thế. Ngày nào, mấy anh em cũng quần tụ nghe tác phẩm của nhau và góp ý cho nhau. Trong các cuộc bàn thảo thâu đêm suốt sáng ấy, tôi thường hong hóng chờ nghe ý kiến của Lê Lựu, Xuân Đức và Nguyễn Khắc Trường. Cứ như cách cảm nhận của tôi thời đó thì cả ba ông nhà văn này đều rất tinh nghề. Nguyễn Khắc Trường như "hàn thử biểu văn chương". Anh thường chỉ tung ra lời thẩm định có tính kết luận. Những nhận định ấy thường rất chuẩn xác nhưng cách diễn giải của anh thì lại ấp úng, không được mạch lạc. Lê Lựu rất giỏi nắm bắt các vấn đề. Nhiều cái truyện của mấy "ông anh" tôi, tôi thấy cũng chỉ bàng bạc, thường thường. Thậm chí có truyện còn rất nhạt. Có cảm giác tác giả cứ thấy sao thì kể vậy, kể nôm na ở mức bản năng, chẳng có quái gì cả. Vậy mà Lê Lựu vẫn tìm được một điều gì đó rất thâm thuý. Thực ra, cái điều gì đó ấy là do Lê Lựu nghĩ ra, rồi đắp điếm thêm vào, vì cái truyện nó cần phải thế. Và cứ phải thế nó mới ra cái truyện. Cứ như quan niệm của Lê Lựu, ở bất cứ một tác phẩm nào, dù lớn hay nhỏ, người viết cũng phải có một vấn đề gì đó muốn chuyển tải đến người đọc. Không có cái đó thì đừng cầm bút viết. Nhưng điều gửi gắm ấy lại không được phơi tênh hênh hay nói toẹt ra một cách lộ liễu, mà lại phải chìm lặn trong cốt truyện, trong số phận của nhân vật. Và như thế có nghĩa là cái truyện phải viết lại, xoay lại mới đứng được. Nhưng viết lại thế nào? Xoay lại thế nào, thì tác giả không hình thể dung được. Ngay cả chính Lê Lựu cũng chẳng biết câu chuyện nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Xuân Đức thì ngược lại. Anh phát hiện và nắm bắt vấn đề rất nhanh. Và rồi ngay lập tức, anh có thể giúp tác giả đảo lộn, tháo tung cái truyện ra rồi sắp xếp bố cục lại, cấu trúc lại theo một hình thái mới để tác phẩm hấp dẫn hơn và hiệu quả hơn. Xuân Đức có thể chắp tay sau lưng, đọc oang oang một mạch từ đầu cho đến hết truyện như một nghệ sĩ kịch cương. Đấy là một biệt tài của Xuân Đức, cũng là cái Xuân Đức hơn người. Kinh nghiệm của một nhà viết kịch kiêm đạo diễn kịch, lại trải qua nhiều năm dàn dựng kịch mục ở các có sở, có khi vừa sáng tác, vừa dựng vở ngay trên sàn diễn, đã dần dần hình thành trong Xuân Đức một khả năng ứng biến đặc biệt như vậy. Nhiều khi, chính lối ứng tác ấy lại cho anh những khoảnh khắc thăng hoa và những sáng tạo xuất thần.
Xuân Đức là nhà thơ, lại kiêm nhà soạn kịch. Anh đã tận dụng và phát huy được cả hai thế mạnh này trong việc sáng tạo tiểu thuyết. Tiểu thuyết của Xuân Đức thường có cấu trúc rất chặt chẽ, với ngôn ngữ chắt lọc và sắc sảo. Mọi chi tiết, tình huống đưa ra đều được anh sử dụng đến tối đa và đẩy tới tận cùng. Xuân Đức cũng là một trong số rất ít nhà văn có biệt tài trong việc viết đối thoại. Không phải nhà văn nào cũng viết được đối thoại. Trong văn học Việt Nam, ở nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết, đối thoại chỉ là những câu đưa đẩy, giao đãi chung chung, không có bản sắc, cá tính, có thể đặt vào miệng ai cũng được. Thậm chí, có không ít người còn dùng đối thoại để làm công việc dẫn chuyện. Với Xuân Đức thì không thế. Đối thoại của Xuân Đức là đối thoại kịch, giàu tính hành động. Nhiều khi chỉ qua mấy câu ngắn gọn, anh có thể lột tả được tính cách và cả tâm địa nhân vật. Bởi thế, Xuân Đức rất giỏi khắc hoạ tính cách và tâm lý nhân vật. Nhờ thế, những trang văn của anh đọc rất cuốn hút. Đó là một thứ văn có ma lực. Hấp dẫn và ám ảnh. Đã đọc rồi thì rất khó nguôi quên.
III
Nhưng trước hết, Xuân Đức là thi sĩ. Anh làm thơ đã lâu. Vậy mà đến hôm nay, tập thơ đầu tay của anh mới chính thức ra đời. Có thể xem đây là một hợp tuyển, tinh lọc cả một đời sáng tạo thi ca của anh. Tập thơ có tên là Một nửa. Xuân Đức coi cuốn sách này là "một nửa" đời anh, "một nửa" sự nghiệp anh chăng? Cũng có thể. Hay chí ít là anh mong thế. Nhưng bằng con mắt soi xét của một khán giả, tôi lại thấy đây chỉ là lớp phụ "diễn" ở ngoài màn của chính kịch Văn xuôi và Sân khấu. Chính lớp phụ khá thú vị này đã cho ta một cái nhìn tương đối tổng thể về một cây bút vạm vỡ, phong phú và đa tài. Tuy chỉ là lớp phụ, nhưng Xuân Đức không phụ nó và nó cũng chẳng phụ anh. Nhiều bài thơ được bạn đọc yêu mến một thời, trong đó có cả trường ca "Trăng Cồn cỏ", đã từng chiếm lĩnh được trái tim yêu mến của nhà thơ lớn Chế Lan Viên, nhưng cũng không có mặt trong tập thơ này. Trường ca đã hoàn thành xong sứ mệnh lịch sử của nó và nó có quyền được "yên nghỉ". Điều đó chứng tỏ Xuân Đức là một người rất nghiêm khắc và rất kỹ lưỡng trong việc tinh lọc tuyển chọn những giọt mồ hôi trí tuệ của mình. Điều đó cũng chứng tỏ anh rất yêu mến và sùng kính bạn đọc. Nhưng Xuân Đức cũng không cầu toàn. Bàn về cuốn thơ này, Xuân Đức khiêm nhường bộc lộ với bạn đọc:
Tôi đã yên thân
Như gốc liễu già rũ bóng
Bạn đừng hy vọng
Tìm gì ở thơ tôi dù chỉ một chút tán râm.
Như gốc liễu già rũ bóng
Bạn đừng hy vọng
Tìm gì ở thơ tôi dù chỉ một chút tán râm.
Tôi như con tằm
Sắp đến ngày hoá kiếp
Cũng chẳng thể nào biết được
Còn mấy tơ vương với đời.
Sắp đến ngày hoá kiếp
Cũng chẳng thể nào biết được
Còn mấy tơ vương với đời.
Gió còn bận lang thang trên đồi
Thác đang mải tung bờm trong núi
Phố xá thì bộn bề cát bụi
Nên tôi làm thơ để tự ru tôi.
Thác đang mải tung bờm trong núi
Phố xá thì bộn bề cát bụi
Nên tôi làm thơ để tự ru tôi.
Để tự buồn và để tự vui
Tự tiễn mình vào nơi tĩnh mạc
Lá liễu mảnh và cành thì khép nép
Nếu có chút bóng râm cũng chỉ tự che mình
Tự tiễn mình vào nơi tĩnh mạc
Lá liễu mảnh và cành thì khép nép
Nếu có chút bóng râm cũng chỉ tự che mình
Tập thơ này, như một cách để Xuân Đức "tự buồn", "tự vui", "tự tiễn mình về nơi tĩnh mạc". Nhưng thực chất lại không phải vậy. Đúng như nhà thơ "tự bạch", với những cuốn sách khác, Xuân Đức dành cho mọi người, anh viết cho mọi người, còn tập thơ này, anh chỉ dành cho riêng anh và viết cho chính anh thôi. Có lẽ cũng vì thế, tôi đã đọc một cách trân trọng. Tôi biết Xuân Đức thương cuốn sách này lắm. Đối với anh, đây không phải thơ, mà là chính đời anh, là chính số phận anh phơi trên trang giấy. Bởi thế, có những bài như tự nhủ mình. Có những bài như trang nhật ký. Đó là những khoảnh khắc, những tâm sự rất riêng tư của anh. Cũng không ít bài thù tạc, anh viết chơi để tặng bạn bè, tặng cháu chắt, vợ con. Rồi những chuyện nội bộ trong gia đình, như vợ ốm, tay đau, chuyện ngứa lưng mà không gãi được, rồi tuổi già với những đêm mất ngủ, muốn dỗ cái ngủ, gọi cái ngủ nó đến. Rồi kiếp người dâu bể. Những vinh quang và đắng đót. Những thế thái nhân tình. Nhiều chuyện rất vặt vãnh, không ai nghĩ đến việc làm thơ, bởi không thành thơ được, nếu có viết được thì loại thơ ấy cũng rất khó đọc. Vậy mà Xuân Đức lại lấy những chuyện không đâu vào đâu ấy làm đề tài cho các sáng tạo thi ca của mình. Người đọc lại thấy thương, thấy đồng cảm và lại tìm thấy một phần của đời mình trong đó. Hình như đấy là chuyện của chính mình, là những tâm trạng rất thật của mình, ngỡ như Xuân Đức đang nói hộ mình. Mới hay, khi trải hết lòng mình, đi hết lòng mình một cách chân thực, mình sẽ gặp bạn bè, gặp mọi người và gặp cả nhân loại.
Thơ Xuân Đức là thế. Anh thường bắt đầu từ những chuyện cụ thể, những vụ việc cụ thể, có bài thơ lấy cảm hứng từ một tình tiết có tính thông tấn, báo chí. Nhưng cái tài của Xuân Đức, là qua những bài tưởng như rất hồn nhiên, thậm chí là vu vơ, anh lại gợi cho người đọc nghĩ đến những vấn đề lớn, những chuyện lớn, thậm chí là rất lớn ở đằng sau những con chữ xù xì, lấm láp, rất mộc mạc và bình dị. Không phải nhà thơ nào cũng làm được như thế.
Mừng cho anh.
Thơ Xuân Đức là thế. Anh thường bắt đầu từ những chuyện cụ thể, những vụ việc cụ thể, có bài thơ lấy cảm hứng từ một tình tiết có tính thông tấn, báo chí. Nhưng cái tài của Xuân Đức, là qua những bài tưởng như rất hồn nhiên, thậm chí là vu vơ, anh lại gợi cho người đọc nghĩ đến những vấn đề lớn, những chuyện lớn, thậm chí là rất lớn ở đằng sau những con chữ xù xì, lấm láp, rất mộc mạc và bình dị. Không phải nhà thơ nào cũng làm được như thế.
Mừng cho anh.
Hà Nội 18-10-2008
TĐK
Đăng ngày 23/11/2008
|