Bích Ngân
Đoàn tác giả Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam vừa đi thực tế ở các tỉnh Tây nguyên suốt 13 ngày đêm. Trên những chặng đường, nhiều chặng phải sang xe nhà binh để vượt qua được những đoạn đường lầy lội đến với các chiến sĩ biên phòng đang bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc ở những nơi heo hút núi rừng.
Để đường dài ngắn lại, nhiều tác giả, đạo diễn tự nguyện trổ tài kể chuyện cười, chuyện tiếu lâm, nhại giọng, nhại điệu bộ...Người góp nhiều "trò" nhất là đạo diễn Nguyễn Văn Bộ - chánh văn phòng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam - người tham gia đoàn với vai trò trưởng ban tổ chức.
Gần đây anh Bộ vào vai Bao, một nhân vật mà theo nhận xét vui của thiếu tá Phạm Huy Thành, đồn trưởng đồn biên phòng 775 (thuộc tỉnh Đắk Nông), là "làm đúng ý Đảng nhưng chưa hợp lòng dân", nhân vật luôn tìm mọi cách gây khó cho bí thư tỉnh ủy Hoàng Kim trong phim truyền hình Bí thư tỉnh ủy. Vai diễn của anh gây được ấn tượng nên đi đến đâu anh cũng bị khán giả xem đài chỉ tên, nhận mặt. Cái duyên diễn trò của anh Bộ khiến anh chị em cả xe cười nghiêng ngả.
Nhưng khi anh Bộ đọc thơ, những bài thơ không để gây cười thì lại khiến mọi người lặng im. Xúc động là bài thơ Thường dân anh Bộ trang nghiêm đọc - trang nghiêm như trước đó không lâu anh cùng đoàn đứng cúi đầu trước đài tưởng niệm những chiến sĩ hi sinh bảo vệ biên cương Tổ quốc. Người bấm vội điện thoại ghi âm. Người đề nghị được nghe lại. Giọng ấm, vang, anh Bộ lại đọc:
"Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão dôngKhi làm cây mác cây chông
Khi thành biển cả, khi không là gì
Thấp cao thôi có làm chi
Ngàn năm cỏ vẫn xanh rì cỏ thôi
Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão dôngKhi làm cây mác cây chông
Khi thành biển cả, khi không là gì
Thấp cao thôi có làm chi
Ngàn năm cỏ vẫn xanh rì cỏ thôi
Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im,
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn.
Chỉ mong ấm áo no cơm,
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành.
Hòa vào trời đất mà xanh,
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân".
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn.
Chỉ mong ấm áo no cơm,
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành.
Hòa vào trời đất mà xanh,
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân".
Lạ là người diễn đọc thật xúc động những câu thơ trên dường như cũng không rõ tác giả của bài thơ. Hay bài thơ dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng đến nỗi tác giả của nó không còn là điều đáng bận tâm, đã vô tư thành niềm vui, thành nỗi buồn nhân thế, tất cả như đã "hòa vào trời đất mà xanh"?
Tuy vậy, tò mò tôi vào Google gõ. Thì ra "Thường dân" là bài thơ từng đoạt giải nhất cuộc thi thơ lục bát của báo Văn Nghệ Trẻ từ năm 2003. Tác giả là Nguyễn Long, hội viên Hội VHNT tỉnh Thái Bình.
Quả là có những bài thơ được thai nghén rồi ra đời, được người đọc dưỡng nuôi, rồi phổng phao cao lớn cùng với rộng dài cuộc sống.
Chuyến đi thực tế của giới sân khấu được biết thêm những câu thơ chạm được vào lòng người như thế cũng là biết thêm một thực tế không dễ gì nắm bắt...
Ảnh : - Đoàn tác giả Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam dừng chân ở mỏ Bauxite ( Đăk -Nông) trong chuyến đi thực tế các tỉnh Tây Nguyên TỪ ngày 15/6 đến 27/6)
- Bên biển hồ
BN
Đăng ngày 19/08/2011 |