Tác giả: Nguyễn Văn Thọ
Chạm vào thu Praha
Chúng tôi, quyết định sang thăm bạn bè bên Tiệp. Vài cú điện thoại giữa những kẻ đã ở Đức, từng ở Tiệp...quá lâu, để chuẩn bị chuyến đi. Trời mưa lún phún. Nguyễn Thế Việt, tiến sĩ văn chương từng lăn lộn bên Tiệp, khuôn mặt đằm tĩnh, cao, lêu đêu đi bên nhà văn Lê Xuân Quang thâm thấp, tuổi đầu bẩy, béo đầm, mặt hồng hào phây phây huyết áp, cười cười tới đón tôi, một kẻ tong teo gầy, khi thu vẫn vàng tràn rộm trên Berlin, trời lại trở mưa tức thì ngày đi. Chúng tôi hợp thành bộ ba Xe-pháo-mã lên đường. Mốc đi tới là trung tâm buôn bán Sa Pa, nơi quần tụ của nhiều doanh nhân Việt trong khâu bán buôn... I Đường vượt biên, bạn ơi, xin nhớ...
Từ Berlin tới Praha chỉ ngót nghét 400 cây số. Trời cứ nắng lại mưa. Cái máy chỉ đường, định vị, được bật lên, giúp chúng tôi lên đường, như ngày nào Đức thống nhất, những người Thợ Khách ra đường kiếm sống: Một chiếc xe tốt, một túi tiền tốt và một người bạn tốt, ta lên đường! Bây giờ đi chơi, cả ba túi tiền đều "không tốt lắm" nhưng một túi xách nặng đồ ăn của lão già Quang: đã sẵn sàng ở hàng ghế sau, làm tôi an tâm.
Xe phăm phăm chạy tới gần biên giới, tôi hỏi: Không biết biên giới bây giờ họ kiểm tra ra sao? Cả hai anh bạn đồng hành hô hố cười, tay Thọ mông muội. Lão già Quang thủng thẳng: "Ông Thọ lạc hậu quá, biên giới nó bỏ từ lâu rồi, làm quái gì còn kiểm tra này nọ."
Hai bên đường, nơi biên cương đất Đức, những cánh đồng mênh mông bắt đầu dần thưa đi, rồi vụt biến mất và, thoắt hiện ra núi non chập chùng. Càng lên cao càng lạnh. Biên ải, ở đâu cũng vậy, gieo vào lòng người ta cái cảm giác lạnh và cô liêu. Câu thơ Hồ Zếch - Chiều, từ cõi giác duyên xa lắm âm âm, vang lên: Trên đường về nhớ đầy/ chiều chậm đưa chân ngày ...Nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói buồn dâng lên... Mây! (1)
Xe phăm phăm chạy tới gần biên giới, tôi hỏi: Không biết biên giới bây giờ họ kiểm tra ra sao? Cả hai anh bạn đồng hành hô hố cười, tay Thọ mông muội. Lão già Quang thủng thẳng: "Ông Thọ lạc hậu quá, biên giới nó bỏ từ lâu rồi, làm quái gì còn kiểm tra này nọ."
Hai bên đường, nơi biên cương đất Đức, những cánh đồng mênh mông bắt đầu dần thưa đi, rồi vụt biến mất và, thoắt hiện ra núi non chập chùng. Càng lên cao càng lạnh. Biên ải, ở đâu cũng vậy, gieo vào lòng người ta cái cảm giác lạnh và cô liêu. Câu thơ Hồ Zếch - Chiều, từ cõi giác duyên xa lắm âm âm, vang lên: Trên đường về nhớ đầy/ chiều chậm đưa chân ngày ...Nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói buồn dâng lên... Mây! (1)
Mây ở biên giới cũng tha thẩn, dường như chưa khi nào vội vàng. Sương khói ở đâu cứ mù phơ, phơi bên các ngọn núi đang trắng xoá tuyết. Tôi rùng mình, 7 năm nay không buôn bán, giờ giật nhớ, 12 năm trên hè phố, 16 tiếng một ngày đứng bán bán mua mua, run lên trong cái âm hai mươi độ.
Ô tô vùn vụt tốc độ 140 cây số giờ, sắp qua biên giới nhé. Việt nói.
Hai bên đường, tuyết bắt đầu hiện ra trắng xoá và con đường nhựa, thênh thênh đen nhẫy loang loáng lúc mưa, lúc tạnh, liếm liến vùn vụt trước đầu xe. Có nhẽ không một cản trở nào! Như kế hoạch bàn trước, chúng tôi sẽ tấp xe vào trạm nghỉ nơi biên giới cũ.
Đấy là một bãi đáp cho khoảng ba bốn chục xe con và xe tải, xưa nay thường nghỉ ở đây, mỗi khi qua lại hai nước. Có một nhà vệ sinh đủ rộng cho nam và nữ, cả dành cho người thương tật. Lại một ngôi nhà độc lập khác dùng thay lái. Tại đó, khi mùa đông tuyết băng lạnh cứng, trong đêm, lái xe có thể nghỉ ngơi, uống ca-fe mang theo. Xe bò qua có chỗ tuyết trắng xoá, ngập dầy nửa mét xung quanh bãi. Mở cửa xe, chạm ngay vào cái lạnh cứng, thót cả lòng.
Đấy, biên ải là đây!
Chúng tôi khẩn trương vệ sinh và ai cũng đói. Tôi thì đói lắm. Sớm nay chỉ uống một cốc sữa, cái bụng giờ đã reo lên ong óc và nhơm nhớm đau. Chúng tôi ngồi trong xe, cả ba ngồi nhai giò Việt Nam và chiếc bánh khô không khốc, đầy những sợi nhỏ, chừng như lá hành bên trong của lão già Lê Xuân Quang chia cho. Nhìn ra ngoài. Hai đứa trẻ Đức đang thi nhau ném tuyết. Tháng 10 tuyết đã rơi, tức là hơi sớm! Chỉ dăm phút nữa, tôi sẽ chạm vào Séc. Ô hô, thế là hai mươi năm...Ngày nào, 11 năm 1990, khi rời D. D. R, ở sân bay Praha, tôi nhìn Praha lung linh và hiện đại qua những ô kính rộng. Sắp lại gặp nhau!
Việt mở cửa xe vừa bước ra thì một người cao lớn mặc bộ đồ chống tuyết, mưa, từ đâu bất ngờ bước tới.
Tôi không rõ ông ta nói gì. Nhưng chớp mắt, cái Thẻ công vụ treo tòng teng trên cổ người lạ ấy được móc ra và, khuôn mặt thật lạnh lùng. Passport? Kiểm tra rồi!
Tôi móc túi lấy hộ chiếu. Định đẩy cửa xe bước ra thì cánh cửa lập tức bật đẩy trở lại. Một bàn tay hộ pháp, trắng và dầy tì sát khe kính. Ngước mắt lên tôi nhận ra kẻ thứ hai. Hoá ra gã từ sau xe vọt lên. Tôi nhận ra cái thẻ thứ hai. Thẻ của lực lượng bảo vệ biên giới...Hộ chiếu đưa qua cửa kính quay xuống, trong con mắt đầy dấu hỏi, xăm xoi của hai người thuộc lực lượng bảo vệ biên phòng Đức - Gren- Sút!
Hô hô, không còn biên giới nữa, khi mà Czech đã vào cộng đồng chung Âu Châu. Tôi nhớ cái cười nhạo của hai người bạn trước đó nửa giờ... Chuyện gì sẽ xảy ra? Tuyết vẫn trắng phớ quanh xe và mặt trời vẫn đang chiếu lấp lánh trên các ngọn núi cũng trắng phớ, mây xám vẫn nhởn nhơ. Hai đứa trẻ vẫn ném tuyết bên ngoài.
Ô tô vùn vụt tốc độ 140 cây số giờ, sắp qua biên giới nhé. Việt nói.
Hai bên đường, tuyết bắt đầu hiện ra trắng xoá và con đường nhựa, thênh thênh đen nhẫy loang loáng lúc mưa, lúc tạnh, liếm liến vùn vụt trước đầu xe. Có nhẽ không một cản trở nào! Như kế hoạch bàn trước, chúng tôi sẽ tấp xe vào trạm nghỉ nơi biên giới cũ.
Đấy là một bãi đáp cho khoảng ba bốn chục xe con và xe tải, xưa nay thường nghỉ ở đây, mỗi khi qua lại hai nước. Có một nhà vệ sinh đủ rộng cho nam và nữ, cả dành cho người thương tật. Lại một ngôi nhà độc lập khác dùng thay lái. Tại đó, khi mùa đông tuyết băng lạnh cứng, trong đêm, lái xe có thể nghỉ ngơi, uống ca-fe mang theo. Xe bò qua có chỗ tuyết trắng xoá, ngập dầy nửa mét xung quanh bãi. Mở cửa xe, chạm ngay vào cái lạnh cứng, thót cả lòng.
Đấy, biên ải là đây!
Chúng tôi khẩn trương vệ sinh và ai cũng đói. Tôi thì đói lắm. Sớm nay chỉ uống một cốc sữa, cái bụng giờ đã reo lên ong óc và nhơm nhớm đau. Chúng tôi ngồi trong xe, cả ba ngồi nhai giò Việt Nam và chiếc bánh khô không khốc, đầy những sợi nhỏ, chừng như lá hành bên trong của lão già Lê Xuân Quang chia cho. Nhìn ra ngoài. Hai đứa trẻ Đức đang thi nhau ném tuyết. Tháng 10 tuyết đã rơi, tức là hơi sớm! Chỉ dăm phút nữa, tôi sẽ chạm vào Séc. Ô hô, thế là hai mươi năm...Ngày nào, 11 năm 1990, khi rời D. D. R, ở sân bay Praha, tôi nhìn Praha lung linh và hiện đại qua những ô kính rộng. Sắp lại gặp nhau!
Việt mở cửa xe vừa bước ra thì một người cao lớn mặc bộ đồ chống tuyết, mưa, từ đâu bất ngờ bước tới.
Tôi không rõ ông ta nói gì. Nhưng chớp mắt, cái Thẻ công vụ treo tòng teng trên cổ người lạ ấy được móc ra và, khuôn mặt thật lạnh lùng. Passport? Kiểm tra rồi!
Tôi móc túi lấy hộ chiếu. Định đẩy cửa xe bước ra thì cánh cửa lập tức bật đẩy trở lại. Một bàn tay hộ pháp, trắng và dầy tì sát khe kính. Ngước mắt lên tôi nhận ra kẻ thứ hai. Hoá ra gã từ sau xe vọt lên. Tôi nhận ra cái thẻ thứ hai. Thẻ của lực lượng bảo vệ biên giới...Hộ chiếu đưa qua cửa kính quay xuống, trong con mắt đầy dấu hỏi, xăm xoi của hai người thuộc lực lượng bảo vệ biên phòng Đức - Gren- Sút!
Hô hô, không còn biên giới nữa, khi mà Czech đã vào cộng đồng chung Âu Châu. Tôi nhớ cái cười nhạo của hai người bạn trước đó nửa giờ... Chuyện gì sẽ xảy ra? Tuyết vẫn trắng phớ quanh xe và mặt trời vẫn đang chiếu lấp lánh trên các ngọn núi cũng trắng phớ, mây xám vẫn nhởn nhơ. Hai đứa trẻ vẫn ném tuyết bên ngoài.
Người cảnh sát biên phòng, trong bộ đồ xám, cầm chặt ba cuốn hộ chiếu của chúng tôi, nói với Việt: Chếch! Tôi nhìn theo gã, cái bóng cao lớn, chả vội vàng gì, bước thủng thẳng về phía có chiếc xe Mẹc loại phân khối lớn, lấm lem bùn tuyết, đỗ cách chừng năm mươi mét, ở góc trái bãi. Tôi nhìn rõ cái bao da khẩu súng lắc lư bên hông của gã. Cái bao da luôn luôn không cài bấm. Và, tôi cũng biết, đây không phải loại súng k.54 hay k.59, mà sạc-lơ chỉ có 10 viên đạn . Súng ngắn cảnh sát Đức chuyên dụng, có thể bắn rất nhanh kia, sẵn sàng rút ra kia, ăm ắp cơ số đạn 13 viên sẽ gào lên, lia đạn như liên thanh, nếu chúng tôi bỏ chạy.
Sẽ nhả đạn thẳng vào ngực kẻ Chống người công vụ, như đêm ấy, trong đường hầm, bộ ngực đẫm máu. Có một lỗ thủng sâu hoắm dành cho một người Việt Nam xấu số (toà án Liên bang Đức đã xử vụ này, nhưng người cảnh sát đã không bị xử tội, vì không ai chứng minh được người Việt Nam ấy không chống lại tay cảnh sát nhẫn tâm, dù cả người Đức và Việt ai cũng hiểu rằng, người Việt buôn bán thuốc lá, không một ai dám một mình chống lại cảnh sát Đức).
Rõ ràng, trong phút ban đầu kiểm tra, họ - hai cảnh sát biên ải Đức-, đã rất cảnh giác, đề phòng chúng tôi trốn chạy, nên gã cảnh sát thứ hai đã hạ lệnh, buộc tôi không được ra khỏi xe. Còn bây giờ, khi mà, trong tay họ có ba cuốn hộ chiếu, thì họ an tâm, bỏ mặc Ba kẻ tóc đen, đầy nghi ngờ và an tâm bước về chiếc xe, mà trong đó có chiếc máy nhỏ dài khoảng ba mươi nhăm phân, có thể liên lạc bằng dữ liệu ảnh, rất chi tiết, thẳng với Bộ phận kiểm tra hộ chiếu, ở một trung tâm xa vời nào đó, hòng nhận ra ngay nhân thân của ba người nước ngoài, giấy tờ thật hay giả, qua vi-sa loại được phép lưu trú lâu dài mà Sở ngoại kiều Đức đã cấp. Hoá ra, thế giới đâu cũng vậy, đám cảnh sát thi hành công vụ xa thủ đô và thành phố lớn, làm việc nơi biên ải, đa phần đều ăn nói chỏng lỏn một cách ít giáo dục hơn những cảnh sát làm việc ở Bonn hay Berlin v.v...
Chúng tôi yên lặng chờ đợi. Năm phút, rồi tới 15 phút trôi qua. Chúng tôi có thời gian nói với nhau về tuyết, về Praha trong kinh nghiệm của Việt và sự tưởng tượng của tôi. Đặc biệt về giả định đầy tính tiểu thuyết: nếu như bây giờ chúng tôi trả vờ hoảng sợ như mọi kẻ Giang hồ dùng giấy tờ giả, nổ máy bỏ chạy. Cả ba chúng tôi đều sống hơn 20 năm Ở Đức. Bộ biên niên sử những người Việt ở Đức - Lê Xuân Quang, đưa ra bao nhiêu giả định, bởi anh có vốn sống để đẻ ra chừng hơn 100 thiên chuyện, in ra những 5 cuốn sách tại các nhà xuất bản danh tiếng ở Việt Nam...
Tôi kể khi viết tiểu thuyết Quyên, cuối chương II, dựng cảnh Hùng dẫn Quyên qua biên giới đi tìm chồng, bị cảnh sát rượt đuổi và, do chạy quá nhanh, chiếc xe đã lật đổ... Chính ngay sau thời gian tôi hạ bút kết thúc đoạn kịch tính trong tiểu thuyết nói trên, thì sự thật tại Đức, một chuyến xe chở 7 người Việt đưa người Nhập cư trái phép vào Đức, đã bị cảnh sát rượt đuổi. Chiếc ô tô chở 7 người vượt biên Việt Nam, đã lao ra khỏi đường Autobahn, gây nên tai nạn thảm thương: 6 người Việt chết tại chỗ. Chuyến đi tìm đất hứa thảm khốc ấy, chỉ một cô gái thoát chết, song bị thương nặng, sau mất cả trí nhớ... Báo Đức bấy giờ đưa tin, lên án người cảnh sát kia và anh ta sau này đã phải ra toà vì: cuộc truy kích không cần thiết, tạo nên sự hoảng sợ, gây nên cái chết của 6 con người. Người ta lí luận rằng, dù nghi ngờ tội phạm, cần phải bắt giữ, thì ở thời đại định vị toàn cầu, cảnh sát không cần hành xử như vậy, không cần ép kẻ bị nghi là phạm tội rơi vào tâm lí hoảng sợ! Đó là nguyên do tạo nên tấm thảm kịch mà người nhân đạo và luật pháp không tha thứ, nhất là khi người ta trong quá trình điều nghiên tìm ra trên chiếc ô tô trốn chạy có điện thoại của tốp người bị nghi vấn...
Những người Việt Nam di trú sang Đức, đã nợ người Đức rất nhiều, về ân tình của họ! Thời D.D.R.(Cộng hoà dân chủ Đức) từng cưu mang hơn 8 vạn thợ khách và, sau khi nước Đức thống nhất, chính phủ B.R.D (C.H.L.B.Đức) đã cho phép 3 vạn kẻ Việt Nam tha hương, trở thành những Con người cư trú lâu dài , được nằm trong sự chở che, ít nhiều, như công dân của họ. Nhiều người Việt Nam, trọng chữ ân tình, đã coi nước Đức như quê hương thứ hai, tức là nước Đức, tựa hồ như Người mẹ thứ hai vĩ đại, giầu lòng nhân ái...Song nước Đức, cạnh tấm lòng, ân tình tới bao la ấy, với chủ nghĩa tư tưởng dân tộc hẹp hòi ở một số người, cũng mắc nợ người Việt Nam bao nhiêu? Ai đã để mặc cho những băng đảng Việt hạ sát nhau cả gần nửa thập kỉ và, máu nhiều người Việt vô tội, cũng oan khiên đổ xuống? Tôi nhớ tới chuyện bà con truyền tai, nhiều kẻ ở khu móng ngựa tên là T, đều lần lượt bị chính đồng bào của mình mang vào rừng mất tích, sau vụ ông trùm Mafia Vân phệ bị giết?! Bao điều khó nói nên văn tự, chỉ những kẻ Thợ khách sống khu móng ngựa phố Rhinstr., đối diện khu Rhin100, năm ấy chẳng thể nào quên!
Phút thứ 15 qua đi, hai người cảnh sát tiến lại ô tô. Tôi thấy trên tay người cảnh sát có ba cuốn hộ chiếu. Vậy là việc check thật, giả ba cuốn hộ chiếu đã kết thúc. Chúng tôi chuẩn bị lên đường.
Gã cảnh sát, có lẽ là tổ trưởng, tay nắm ba cuốn hộ chiếu, lắc lư cái đầu nhìn và nói với Việt, khi anh vừa được mời ra khỏi xe:
- Ông có thể vén tay áo cho xem cổ tay?
- Được thôi - Việt vén cổ tay trái lên. Gã cảnh sát lập tức nắm lấy cổ tay Việt và sỗ sàng vạch tay áo Việt lên. Cả hai cảnh sát ngiêng ngó, nhìn vào cổ tay Việt vài giây.
- Không phải nó mày ạ. Cổ tay thằng kia có sẹo! - Người cảnh sát bên trái nói với bạn gã.
Họ trả chúng tôi ba cuốn hộ chiếu và phẩy tay:"Xong rồi!"
- Thế là rõ rồi ông Việt ạ. Ông giống một thằng tội phạm trong tầm ngắm của họ, khi họ thấy bất ngờ có chuyến xe chở ba thằng đầu đen ở đây. Ở bãi nghỉ nơi dành cho tất cả các cuộc hành trình, mà người ta đã tính toán rằng, hầu hết các lái xe đều mệt mỏi. Các con thú được tên thợ săn rình sẵn ở một khe hẹp buộc chúng phải đi qua.
Chúng tôi lên đường. Không có một trạm kiểm tra nào hết. Không có một dấu vết Barie hay một tháp canh nào, như thường thấy ở biên giới Đông và Tây Đức những ngày xưa, những năm tháng đầu tiên khi nước Đức mới thống nhất! Xe chui nhanh qua một đường hầm hun hút dài, có lẽ tới hai cây số và một chiếc biển lớn có hàng chữ xanh rờn hiện ra: Czech Republic...
Xin các người con của Việt Nam yêu dấu. Nếu ai đó đang lần hồi kiếm ăn trên xứ Tiệp, ở dạng chưa có giấy tờ chính thức, nấn ná muốn sang Đức, tự do kiếm việc nơi đồng bào mình, hy vọng về những đồng Euro, nhọc nhằn săn lùng, nhằm mang về nhà, trả nợ chuyến ra đi, hay để chuộc lấy dăm sổ đỏ nhà, đất của mình, đã chót cầm vay cả sổ đỏ họ hàng, bà con thân thích ...Tiền nợ nạp trả cho bầy lũ đưa người, với sự chỉ dẫn: đi, đi, dễ kiếm lắm, về nơi "thiên đường" mà đào mỏ. Xin các bạn nhớ cho rằng, trong bán kính 50 cây số ở biên ải, vẫn còn một chiếc Barie vô hình luôn luôn rình chờ ngó bạn. Nó ở trong các trạm nghỉ, nó ở con mắt, những bộ máy định vị toàn cầu, có thể nhìn thấy một con hươu nhỏ chạy băng băng trên tuyết trắng...Nó, sự Test nơi biên ải, ở khắp cả mọi chỗ có thể.
Xin các bạn hãy cẩn thận thắt chặt giây an toàn trên các chuyến ô tô đi qua nơi đây, cái trạm nghỉ ấy, trên con đường phiêu lưu kiếm sống...
Thêm một thành viên nữa trong khối Europa là nước Tschechien (2) nhưng mãi mãi, dù cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt, dù cuộc đối đầu quyết liệt về mâu thuẫn giai cấp đã dịu đi...song hành tinh này, loài người không bao giờ xoá được hai mâu thuẫn, có lịch sử dằng dai nhất, đổ nhiều máu nhất, trong sự hình thành thế giới, đó là mâu thuẫn về Tôn giáo và Dân tộc. Mà cả hai mâu thuẫn ấy, đều chung một điểm giống nhau cơ bản, là sự dành giật ngôi vị, trong nhận thức thế giới, muốn dành chân lí tuyệt đối đúng về phía mình!
Xin các bạn hãy cẩn thận thắt chặt giây an toàn trên các chuyến ô tô đi qua nơi đây, cái trạm nghỉ ấy, trên con đường phiêu lưu kiếm sống...
Thêm một thành viên nữa trong khối Europa là nước Tschechien (2) nhưng mãi mãi, dù cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt, dù cuộc đối đầu quyết liệt về mâu thuẫn giai cấp đã dịu đi...song hành tinh này, loài người không bao giờ xoá được hai mâu thuẫn, có lịch sử dằng dai nhất, đổ nhiều máu nhất, trong sự hình thành thế giới, đó là mâu thuẫn về Tôn giáo và Dân tộc. Mà cả hai mâu thuẫn ấy, đều chung một điểm giống nhau cơ bản, là sự dành giật ngôi vị, trong nhận thức thế giới, muốn dành chân lí tuyệt đối đúng về phía mình!
IIỞ Sa Pa chạm nhớ về đâu
...Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng nhắn tin đã nhớ nhà (3)
Chỉ còn hơn trăm cây số là tới Praha, thủ đô của Czech Republic.
Tôi nhìn sang hai bên đường. Núi lô xô. Những ngôi nhà nhiều kiểu dáng rất đẹp, lẫn trong cây, trong sương và mây. Đại đa số đều là biệt thự, kiến trúc điệu nghệ, song màu sơn đều tàn phai, đôi mảng tường trơ gạch, nhem nhuốc. Thấy rất nhiều ngôi nhà như thế, dọc hai bên trái và phải con đường miền bên con sông mà mùa thu năm nay nơi đây như sắp bỏ đi, rắc lá vàng rơm, cảm giác đổ nát... tróc ngói, nằm cô đơn trên sườn núi.
Nghe tiếng nhắn tin đã nhớ nhà (3)
Chỉ còn hơn trăm cây số là tới Praha, thủ đô của Czech Republic.
Tôi nhìn sang hai bên đường. Núi lô xô. Những ngôi nhà nhiều kiểu dáng rất đẹp, lẫn trong cây, trong sương và mây. Đại đa số đều là biệt thự, kiến trúc điệu nghệ, song màu sơn đều tàn phai, đôi mảng tường trơ gạch, nhem nhuốc. Thấy rất nhiều ngôi nhà như thế, dọc hai bên trái và phải con đường miền bên con sông mà mùa thu năm nay nơi đây như sắp bỏ đi, rắc lá vàng rơm, cảm giác đổ nát... tróc ngói, nằm cô đơn trên sườn núi.
Đi dọc từ Tây sang Đông, dường như các vùng đất ở Châu Âu không khác nhau nhiều lắm. Kiến trúc lắm khu dân cư na ná như nhau. Những khu nhà cao tầng nét cứng, tạo nên những quần thể cố hội nhập với thiên nhiên mà chưa đủ duyên. Bên đường xuyên nội Séc vài chục cây, vẫn là dòng sông chầm chậm trôi. Nơi nào chiến tranh quyệt qua, sắc thái kiến trúc tính sắc tộc cũng bị nhạt phai, tạo nên một mo-tip từa tựa như nhau, nói lên một quần thể trong khối Vác-sô-vi giông giống nhau tới độ nhàm chán, đơn điệu. Tôi chợt nhớ khu cổng thành Brandenburger Tor, nơi ấy khu chếch Bắc, giữa Tháp truyền hình và cổng thành, vẫn tồn tại một quần thể nhà Gotich, tầng trệt với nhiều khối đá nặng chịch, tạo nên phong cách Đức cổ. Trên mình nó, lắm khu nhà, bây giờ vẫn nhận ra chi chít, lỗ chỗ vết đạn to, nhỏ...Hai mươi năm ở Đức, theo dấu trục các con đường xe tăng đi qua trong Thế chiến Hai, trên đường vào trung tâm còn rất ít khu nhà mang đậm sắc thái Đức như thế. Thi thoảng, dọc đường WilheimStr, nơi người ta đồn đại tìm đào được xương cốt Hít Le, tôi gặp dăm ba cái nhà nặng ình ịch. Già và cũ, thường chả chả đẹp gì. Nhưng cái mới, cái trẻ, cái hiện đại rực rỡ như khu kiến trúc tân thời Potsdamerplatz lại cần nó, khối nhà cổ đứng bên để so sánh mà nhận ra sự khác biệt của lịch sử...
Chừng ngót trăm cây, đầu xe nuốt hết dải núi non trùng điệp. Đồng bằng, ruộng lúa mạnh đã gặt , những bó rơm tròn quấn máy, rồi trên nó, trên nền xanh xám xa xa, đột ngột trong tầm mắt tôi: thành phố lô xô hiện ra. Đấy là Praha! Việt nói. Tôi nhìn, Praha lớn dần lên. Nếu về đêm chắc đẹp như các karpotal con tôi từng sưu tầm. Còn giờ đây, thu ảm đạm làm Praha trôi trong mưa bụi và ẩn hiện, mất hút giữa cây, rừng, các khu ngoại thành nhuôm nhuôm của Tiệp Khắc, hồi còn chưa tách đôi thành hai quốc gia, xây sau Thế chiến Hai" - Việt mách. Máy dẫn đường vẫn bật.
Xe ô tô đưa tụi tôi tìm về khu chợ Sa Pa nổi tiếng rộng mấy chục Hec-ta của Cộng đồng người Việt. Ngoại vi bao la thật. Giống y như vài quận phía Đông Berlin được cơi nới thời D.D.R, cho Đông chả kém Tây, trong cuộc đua chen lành lạnh. Rất ít những khu nhà cổ, những nhà thờ cũ kĩ, nhưng ngạo nghễ, như trong các miền đất ở phía Đông và Tây Đức, nơi chiến cuộc không ghé thăm. Praha từng bất tử trong lịch sử! Các cuộc chiến với Phổ, Pháp, Ý, tuy chả kéo dài dây dưa như cuộc chiến Ba mươi năm ở Sachsen Đức, song cũng đủ sự tàn nhẫn như Đại chiến thế giới Hai, bất lực với sức sống, hay là mệnh số của Praha. Lưỡi hái tàn khốc nhất nhì Châu Âu quyệt trắng nhiều vùng ngoại vi, và để lại một khu diễm lệ nho nhỏ nổi tiếng thế giới, ấy là nhỏ so với Berlin và Moscou. Có lẽ vậy, nên giờ đây, trong con mắt tôi, không phải là thành phố của mộng tưởng, qua các bài hát, những bài viết vẻn vẹn chỉ kể về khu trung tâm. Tại Budapest hay Paris đang tồn tại sự cổ kính, đẹp bao la, đẹp bất ngờ muốn khóc!
Chừng ngót trăm cây, đầu xe nuốt hết dải núi non trùng điệp. Đồng bằng, ruộng lúa mạnh đã gặt , những bó rơm tròn quấn máy, rồi trên nó, trên nền xanh xám xa xa, đột ngột trong tầm mắt tôi: thành phố lô xô hiện ra. Đấy là Praha! Việt nói. Tôi nhìn, Praha lớn dần lên. Nếu về đêm chắc đẹp như các karpotal con tôi từng sưu tầm. Còn giờ đây, thu ảm đạm làm Praha trôi trong mưa bụi và ẩn hiện, mất hút giữa cây, rừng, các khu ngoại thành nhuôm nhuôm của Tiệp Khắc, hồi còn chưa tách đôi thành hai quốc gia, xây sau Thế chiến Hai" - Việt mách. Máy dẫn đường vẫn bật.
Xe ô tô đưa tụi tôi tìm về khu chợ Sa Pa nổi tiếng rộng mấy chục Hec-ta của Cộng đồng người Việt. Ngoại vi bao la thật. Giống y như vài quận phía Đông Berlin được cơi nới thời D.D.R, cho Đông chả kém Tây, trong cuộc đua chen lành lạnh. Rất ít những khu nhà cổ, những nhà thờ cũ kĩ, nhưng ngạo nghễ, như trong các miền đất ở phía Đông và Tây Đức, nơi chiến cuộc không ghé thăm. Praha từng bất tử trong lịch sử! Các cuộc chiến với Phổ, Pháp, Ý, tuy chả kéo dài dây dưa như cuộc chiến Ba mươi năm ở Sachsen Đức, song cũng đủ sự tàn nhẫn như Đại chiến thế giới Hai, bất lực với sức sống, hay là mệnh số của Praha. Lưỡi hái tàn khốc nhất nhì Châu Âu quyệt trắng nhiều vùng ngoại vi, và để lại một khu diễm lệ nho nhỏ nổi tiếng thế giới, ấy là nhỏ so với Berlin và Moscou. Có lẽ vậy, nên giờ đây, trong con mắt tôi, không phải là thành phố của mộng tưởng, qua các bài hát, những bài viết vẻn vẹn chỉ kể về khu trung tâm. Tại Budapest hay Paris đang tồn tại sự cổ kính, đẹp bao la, đẹp bất ngờ muốn khóc!
* * *
Sa Pa nằm ở ngoại thành. Ngoại vi trung tâm, các khu phố xây sau chiến tranh, giờ trở nên cũ kĩ và nhợt nhạt! Y như trước đây, cuối thập kỉ 90, cho cảm giác tôi đang chạy xe trên ngoại ô Đông Đức. Những khu nhà rặt một mầu. Mấy ngàn con dân Việt trong sáu vạn đồng bào tôi đang ở đây? Sa Pa - nó cùng các khu làng Việt quần tụ, rải rác trên xứ này, làm ăn, buôn bán, với biết bao khao khát nhằm vươn tới một cuộc sống no ấm hơn.
Xe tiến sĩ Việt hết vòng lên lại vòng xuống. Thì ra cái máy định vị không phải bao giờ và khi nào cũng là người chỉ đường sáng suốt nhất, kể cả là người chủ nó không chỉ thông thạo văn chương, Việt còn làm ăn sinh tiền với máy móc tân thời cũng vậy thôi. Tên khu phố ghi vào máy, rõ như ban ngày, thế mà đôi khi, mũi tên cứ đảo điên liên hồi, bắt xe quay lại những đoạn đường cũ một cách chả thể tin.
Đây rồi! Việt tắt máy dẫn đường và vòng sang trái.
Trước mắt tôi, một cổng trào rất lớn, trên có dòng chữ T. T. T. M Sa Pa. Hai con sư tử đá ngạo ngễ đứng bên ngoài chân dẫm lên hai quả địa cầu, miệng nhe răng như muốn ngoạm lấy ai đó.
Xe chúng tôi chầm chậm đi qua chiếc cổng lớn.
Thời tiết lạnh. Màu trời xám xịt. Nền chợ ẩm, ướt và lỗ chỗ. Đường y hệt nhiều đoạn phố ngoại thành Hà Nội, trong những năm chiến tranh. Nếu không có những đám tuyết trắng phau phau, còn chưa kịp tan, cứ như mơ, mà thoáng lát bắt gặp quê hương, ở tận Châu Âu, nơi xa lắc xa lơ, cách nhà cả 16 tiếng bay, trong cái khu có tên gọi Sa Pa. Cái tên chợ tìm đặt cho thôi ở xứ người đôi khi cũng nhiêu khê lắm. Đâu cũng thế, mà có khi chỉ cần gợi ngay lập tức tới miền du lịch nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam cũng cần có căn nguyên, duyên chữ...
Xe tiến sĩ Việt hết vòng lên lại vòng xuống. Thì ra cái máy định vị không phải bao giờ và khi nào cũng là người chỉ đường sáng suốt nhất, kể cả là người chủ nó không chỉ thông thạo văn chương, Việt còn làm ăn sinh tiền với máy móc tân thời cũng vậy thôi. Tên khu phố ghi vào máy, rõ như ban ngày, thế mà đôi khi, mũi tên cứ đảo điên liên hồi, bắt xe quay lại những đoạn đường cũ một cách chả thể tin.
Đây rồi! Việt tắt máy dẫn đường và vòng sang trái.
Trước mắt tôi, một cổng trào rất lớn, trên có dòng chữ T. T. T. M Sa Pa. Hai con sư tử đá ngạo ngễ đứng bên ngoài chân dẫm lên hai quả địa cầu, miệng nhe răng như muốn ngoạm lấy ai đó.
Xe chúng tôi chầm chậm đi qua chiếc cổng lớn.
Thời tiết lạnh. Màu trời xám xịt. Nền chợ ẩm, ướt và lỗ chỗ. Đường y hệt nhiều đoạn phố ngoại thành Hà Nội, trong những năm chiến tranh. Nếu không có những đám tuyết trắng phau phau, còn chưa kịp tan, cứ như mơ, mà thoáng lát bắt gặp quê hương, ở tận Châu Âu, nơi xa lắc xa lơ, cách nhà cả 16 tiếng bay, trong cái khu có tên gọi Sa Pa. Cái tên chợ tìm đặt cho thôi ở xứ người đôi khi cũng nhiêu khê lắm. Đâu cũng thế, mà có khi chỉ cần gợi ngay lập tức tới miền du lịch nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam cũng cần có căn nguyên, duyên chữ...
Chợ Sapa - Trung tâm thương mại Sa Pa, rộng 35 Hec-Ta (có tài liệu đề 25 vạn mét vuông). Lập ra từ 1999 theo sáng kiến của một một người Việt Nam, ông Hoàng Đình Thắng. Chợ xây dựng trên nền nhà máy chế biến thực phẩm cũ của Séc. Và từ đó tới nay, trở thành Trung tâm thương mại Sa Pa, có quy mô diện tích lớn nhất toàn Châu Âu. Kể cả so với những khu chợ tại Đức như Đồng Xuân, Mazahn Berlin hay cả khu Đồng Xuân tại Leipzig và nhiều thành phố khác tại Đức.
- Ông Hoàng Đình Thắng, trí thức, nguyên xưa là một giảng viên hoá ở Việt Nam, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm thương mại Sa Pa...- Tôi bật máy tính đọc tài liệu. Ông ta người ra sao? Tôi hỏi Việt - Cũng văn kì thanh bất kiến kì hình thôi - Việt cười. Kỳ thì Kỳ! Đến tận đây, mà sao không nhìn thấy ông? Tôi nói chơi!-
Xe lướt chậm, qua vài dãy nhà giữa chợ. Những kí hiệu chia khu vô cảm B1, B2, B3...cứ nối tiếp chỉ dẫn từng khu buôn bán tựa như một quận tại thành phố Việt thu nhỏ. Sao không lấy một cái tên của quê nhà đặt tên phố tên quê?!
* * *
Việt đỗ xe phía trái, gần cổng chính, nơi có hàng chữ chào mừng quý khách... Bước ra khỏi xe, bùn đất lép nhép. Khu chợ này diện tích tới 35 ngàn mét vuông và lại thành lập từ 1999. Tận năm 1999, ấy là rất sớm so với các khu chợ bên nước Đức. Khá thầm phục tinh thần dám làm, chẳng hề phiêu lưu của bà con Buôn thúng bán mẹt ở Tiệp, đã có nhiều người doanh nhân trội lên một cách tiên phong trong thương trường...
Những ai đã từng lăn lưng trên các nẻo đường kiếm sống ở Châu Âu, hẳn đồng ý với tôi rằng, việc dựng lên các Trung tâm buôn bán của người Việt, đã không chỉ tạo nên một tầng lớp thương gia, trong nhu cầu tất yếu của quy luật phát triển kinh tế: Tích luỹ tư bản, một cách thông minh nhất, đàng hoàng nhất, mà nó, trong riêng việc này, - sự tạo dựng này - còn có mặt rất đáng khích lệ, bởi vì nhờ nó, có nó, đã góp phần rất nhiều giảm bớt sự nhọc nhằn của người buôn bán nhỏ, trong công đoạn tổ chức kì thuật khâu bán lẻ. Nhất là ở Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy, khi mà cả Châu Âu nhộn nhạo sau bức tường Berlin đổ sập, sau cuộc cách mạnh nhung xanh đỏ từ Hung tới Tiệp, hàng hoá mang lại lợi nhuận, trên thị trường bán buôn, cung ứng cho những con kiến Việt - hệ thống bán lẻ hình thành tự phát trong một xã hội nhốn nháo- khan hiếm như lá mùa thu...
Nếu tôi có thẩm quyền, để tỏ lòng tri ân của những người đầu tắt mặt tối nơi xứ người, phải bỏ quê mà tha hương kiếm sống, tôi sẽ chọn ít nhất, trong Khối cộng đồng chung Châu Âu, trên và trên Nga bao la, vĩ đại, lấy ba gương mặt điển hình nhất, đã tạo nên Các trung tâm buôn bán người Việt. Và, đề nghị Quốc Hội, ông Chủ tịch nước, phong họ làm Anh Hùng. Anh hùng của một bộ phận Con lạc cháu Hồng nơi xứ người. Tại sao không, nếu như hiện tại, chúng ta đã, đang và sẽ luôn luôn xác định con dân này là một bộ phận không thể tách rời tổ quốc, thì khi trong nước có anh hùng ở thời kì đổi mới, trên lĩnh vực kinh doanh và sản xuất. Phải công bằng! Cho dù là, bản thân những ai vì đồng bào, thực tâm vì dân tộc, hầu như họ không bao giờ khát mơ danh xưng cao quý, vinh dự này.
Hẳn những ai từng như tôi đã từng dầm chân trong tuyết băng, khi trời âm hai mươi độ, nhặt từng đồng ngoại tệ, âm thầm gửi về cho vợ con nơi quê hương, ấy là chưa kể bà con ta đã gửi hàng triệu triệu Mỹ kim về cho xoá đói giảm nghèo, cứu trợ bão lụt, trái tim từ thiện v.v...thì việc bà con chấp nhận mọi gian khổ, nhất là sự thiếu hụt về mặt tình cảm, tiên phong đẩy lùi Thời đại đồ đá sau chiến tranh, làm được điều tốt đẹp ấy, phải có công của các cá nhân đi trước và dám đi trước. Hành động này, tôi đánh giá, cũng dũng cảm, y như ngày xưa, bạn bè tôi và tôi xông lên trước hòn tên mũi đạn, để bảo vệ giang sơn gấm vóc của quê hương.
Tôi loé lên những suy nghĩ ấy khi nhìn thấy, quan sát T.T.T.M Sapa của các bạn Việt đất Séc trong một sớm mùa thu, Sa Pa quá trưa vẫn còn chìm trong khí, hơi sương tuyết như tơ giăng mù lạnh...Bãi ô tô san sát, những bóng người tất tưởi, vội vã; Những bao kiện vất tới tấp từ trên ô tô xuống đất ẩm lạnh, trước các quầy hàng; Cả những người quần áo sộc sệch, lấm lem và những em gái ăn mặc rất điệu đà, đẹp như mơ, thơm thảo, như cô tiên nhỏ bé thoáng ẩn thoáng hiện giữa chợ mờ Sa Pa...
Nhiều người buôn bán tại Sa Pa còn phải chịu đựng trong cái lạnh tiết Thu muộn và Đông sớm của Châu Âu. Bởi vì cách buôn bán ở Sa Pa có đôi nét gì đó giống Việt Nam. Các quầy hàng bán đồ tươi sống, băng ảnh, văn hoá phẩm v.v... hầu như mở toang cửa, hứng cái giá buốt tới cắt da lùa tận ngóc ngách. Trừ những quầy bán quần áo, khu giải trí, vui chơi Casino, quán ca-fe, khu làm đẹp chị em, như uốn tóc, được đặt trong nhà có máy sưởi nóng.
Đấy là điều khác biệt với hệ thống Tổ chức kĩ thuật khâu doanh nghiệp bán buôn ở xứ Đức. Đồng Xuân và Mazahn tại Berlin, hẹp hơn Sapa nhiều lần, hàng hoá có mặt không phong phú hơn, song phương tiện Tổ chức kĩ thuật kinh doanh đã vươn lên ở tầng nấc với thói quen khác...
Nếu tôi có thẩm quyền, để tỏ lòng tri ân của những người đầu tắt mặt tối nơi xứ người, phải bỏ quê mà tha hương kiếm sống, tôi sẽ chọn ít nhất, trong Khối cộng đồng chung Châu Âu, trên và trên Nga bao la, vĩ đại, lấy ba gương mặt điển hình nhất, đã tạo nên Các trung tâm buôn bán người Việt. Và, đề nghị Quốc Hội, ông Chủ tịch nước, phong họ làm Anh Hùng. Anh hùng của một bộ phận Con lạc cháu Hồng nơi xứ người. Tại sao không, nếu như hiện tại, chúng ta đã, đang và sẽ luôn luôn xác định con dân này là một bộ phận không thể tách rời tổ quốc, thì khi trong nước có anh hùng ở thời kì đổi mới, trên lĩnh vực kinh doanh và sản xuất. Phải công bằng! Cho dù là, bản thân những ai vì đồng bào, thực tâm vì dân tộc, hầu như họ không bao giờ khát mơ danh xưng cao quý, vinh dự này.
Hẳn những ai từng như tôi đã từng dầm chân trong tuyết băng, khi trời âm hai mươi độ, nhặt từng đồng ngoại tệ, âm thầm gửi về cho vợ con nơi quê hương, ấy là chưa kể bà con ta đã gửi hàng triệu triệu Mỹ kim về cho xoá đói giảm nghèo, cứu trợ bão lụt, trái tim từ thiện v.v...thì việc bà con chấp nhận mọi gian khổ, nhất là sự thiếu hụt về mặt tình cảm, tiên phong đẩy lùi Thời đại đồ đá sau chiến tranh, làm được điều tốt đẹp ấy, phải có công của các cá nhân đi trước và dám đi trước. Hành động này, tôi đánh giá, cũng dũng cảm, y như ngày xưa, bạn bè tôi và tôi xông lên trước hòn tên mũi đạn, để bảo vệ giang sơn gấm vóc của quê hương.
Tôi loé lên những suy nghĩ ấy khi nhìn thấy, quan sát T.T.T.M Sapa của các bạn Việt đất Séc trong một sớm mùa thu, Sa Pa quá trưa vẫn còn chìm trong khí, hơi sương tuyết như tơ giăng mù lạnh...Bãi ô tô san sát, những bóng người tất tưởi, vội vã; Những bao kiện vất tới tấp từ trên ô tô xuống đất ẩm lạnh, trước các quầy hàng; Cả những người quần áo sộc sệch, lấm lem và những em gái ăn mặc rất điệu đà, đẹp như mơ, thơm thảo, như cô tiên nhỏ bé thoáng ẩn thoáng hiện giữa chợ mờ Sa Pa...
Nhiều người buôn bán tại Sa Pa còn phải chịu đựng trong cái lạnh tiết Thu muộn và Đông sớm của Châu Âu. Bởi vì cách buôn bán ở Sa Pa có đôi nét gì đó giống Việt Nam. Các quầy hàng bán đồ tươi sống, băng ảnh, văn hoá phẩm v.v... hầu như mở toang cửa, hứng cái giá buốt tới cắt da lùa tận ngóc ngách. Trừ những quầy bán quần áo, khu giải trí, vui chơi Casino, quán ca-fe, khu làm đẹp chị em, như uốn tóc, được đặt trong nhà có máy sưởi nóng.
Đấy là điều khác biệt với hệ thống Tổ chức kĩ thuật khâu doanh nghiệp bán buôn ở xứ Đức. Đồng Xuân và Mazahn tại Berlin, hẹp hơn Sapa nhiều lần, hàng hoá có mặt không phong phú hơn, song phương tiện Tổ chức kĩ thuật kinh doanh đã vươn lên ở tầng nấc với thói quen khác...
Trước mắt tôi là một dãy hàng bán lẻ thực phẩm. Tôi và nhà văn Lê Xuân Quang bước nhanh vào một quầy hàng. Cũng như tại các quầy hàng Á Châu tại Đức, tại đây có đủ thứ, thượng vàng hạ cám (để bà con ta bớt nhớ nhung ẩm thực quê hương), phong phú như Đồng Xuân Hà Nội. Nhiều mặt hàng tươi sống đã phong lưu thế, về chất lượng bảo đảm đỡ lo âu hơn hơn chán vạn hàng hoá nơi quê hương. Bao bì và đóng gói cũng bắt mắt hơn, chả kém gì các siêu thị hiện đại nhất, nơi dành cho tầng lớp trung lưu và giầu có ở Việt Nam. Ở đây người ta không hề lo trứng tẩy A-xít, rau nhuộm thuốc sâu và thuốc tăng trưởng, cá ô nhiễm chì và hoá chất, thịt thối tẩy mùi mà rán làm thành mỡ nước, bán rao như báo chí chính thống tại quê nhà nêu lên v.v...
Những chú măng cá tươi roi rói nặng hơn chục cân ở bể nước tới từ các trung tâm chăn nuôi cá. Cá chép có vẩy và không vẩy, ong óng, roi rói ánh bạc, nặng từ hai cân trở lên tới cả năm bẩy cân. Thịt dê, bê bò, gà, lợn... ê hề bên cạnh ti tỉ đồ khô của Nhà quê như gạo Nam và Bắc, nếp cẩm và nếp hương, măng miến mộc nhĩ nấm hương, cả đồ vàng mã cho thế giới âm binh v.v.. tràn ngập trên các kệ hàng. Hệ thống quản lí chất lượng, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng hạng nhất thế giới là Đức, vậy ở Séc thế nào? Tôi hỏi Việt, ông tiến sĩ văn chương từng có thời gian lăn lộn ở nơi đây kiếm sống. - Cũng na ná như vậy thôi, dù nghèo hơn Tây Đức, nhưng ngay từ những thập kỉ 90 tới nay, hầu như chất lượng thực phẩm Séc khá tin cậy và họ cũng kiểm tra ngặt nghèo lắm. Cũng có tin rằng, ở các trại trồng rau người Việt ở Séc, đám láu cá bắt đầu sử dụng thuốc tăng trưởng. Song đấy là tin đồn chưa có kiểm chứng. Mà nếu có, chắc chắn đám láu tôm láu cá ấy họ sẽ trị đấy! Không có tình trạng bao biện đâu vì người Séc, cũng như người Đức, họ coi việc buôn bán thực phẩm, hàng hoá làm hại tới sức khoẻ con người giống giống như tội ác...
Sự giống nhau tới kì lạ về chủng loại hàng cung ứng, lưu thông ở các cửa hàng bán đồ tươi sống, chế biến và chưa chế biến, của người Việt ở toàn Châu Âu, phần nào nói lên Tính trội việt khó trộn lẫn, hơn hẳn các sắc tộc khác. Mặt khác, điều này cũng nói lên Tính Việt sắc nét hơn anh Thổ, anh Ý, từa tựa anh Tầu, qua thói bắt chước giỏi giang hơn cả cụ tằng tổ của loài người. Lối tiếp chuyển mang theo xu hướng cách tân và hiện đại, trong nghệ thuật buôn bán có thể khác được không, nếu như món phở truyền thống, tính Việt bảo thủ đã biến mất trong phở 24, bởi nhà kinh doanh tính khi bán ra, không chỉ cho người Việt ở hải ngoại. Phải nấu sao vẫn là Phở, và mang lại lợi nhuận nhiều hơn, hiện đại hơn ở cách ăn? Ông Nguyễn Tuân bàn Phở, dứt khoát: ăn phở chỉ thịt bò. Lối ăn của văn chương! Còn lối ăn thương trường, có thêm cả sách bò!! Sự chuyển dịch của Phở từ Nam Định tới Hà Nội, lại vào Sài gòn và vượt biên đi Mỹ, Đức, Pháp làm thành nhiều dạng thức, mang nội hàm nghệ thuật Phở khác nhau tưởng như kì cục! (tôi mách: Ăn phở tại Đức, to bằng ba bát phở ở nhà. Ai tới đó, nhớ dặn, cho tôi ít bánh, ba lần! Bởi cách khác nhau giữa ăn chơi và ăn làm là Phở Đức có bánh và thịt gấp ba lượng bánh và thịt ở Bát Đàn - ba lần ca-lo) Cũng giống như món phở xào ở quán Sup § Nem tại Leipzig, ông chủ đã nhuận sắc như kiểu người Ấn, với hương liệu Ca-Ri, để vừa lòng thực khách Đức? Trong chừng mực nào đó, sự khép kín, tạo nên những giang sơn riêng của người Việt, nó phản ánh tính bảo thủ của việc Giữ gìn bản sắc. Tính bảo thủ ở việc lưu giữ, không nên hiểu theo nghĩa xấu, mà nó tất nhiên là 1 điều cần cho sự lưu giữ sắc tộc. Song trên thương trường, thì quan sát việc giữ gìn Tính Nhật của tư bản Nhật, chúng ta có đáng học không, khi nó vươn lên thành những thương hiệu hiện đại với nhịp sống mới toàn thế giới, bắt đúng tâm lí tiêu dùng chung chung của Con người như từ ô tô, máy điện tử tới món ăn Su-si chả hạn. Có lẽ, nhiều yếu tố để tạo nên điều đó, thành công loang khắp thế giới của anh Hàn, anh Nhật ấy, song ở Sa Pa khổng lồ khép kín này, khi mà bóng dáng dân Czech ít hơn nhiều trung tâm khác trên thế giới, đấy có phải là điều các bạn Việt, trong bộ phận trí thức, nắm giữ quyền lực kinh tế ở Tiệp nói chung, Czech nói riêng đặt dấu hỏi không?...
Những người Czech đến đây hẳn cũng ngạc nhiên như những người Đức, khi nhìn thấy các chậu đựng lòng sống bầy lộ liễu bên cạnh dồi đã được luộc tím sẫm. Con người ta, từ những tập quán sống sắc tộc khác biệt, trước cùng một hiện tượng, lại mang một hiệu ứng khác nhau tới oái oăm trái chiều!!! Có lẽ cảm giác của những người Czech sẽ giống người Đức, khi vào quán này khi đứng trước chậu lòng nhuôm nhoam máu! Còn tôi?- Tôi nhìn thấy mấy khúc dồi và đánh hơi mùi dăm hành quyện vào nhau, gia vị, rau tươi hơn hớn.. . những ngổ, mùi, ớt đỏ, chanh xanh... đã nuốt nước miếng ừng ực và nhận lại ánh mắt mời chào dịu dàng của chị chủ quán. Đâu cũng thế thôi, Việt tính lộ ra, khác biệt hay khu biệt, trừ cái điểm giao thoa của nó với những vùng văn hoá khác, lòi tói ra, không chỉ còn là một hiện tượng nêu trên.
Gió mùa Thu ở Czech sao lạnh sớm thế...Cô chủ quán dễ chừng tới hơn bốn chục xuân xanh. Cô sang đây tự khi nào? Ở tuổi này, chắc khi em mới xuất ngoại ở vị trí Thợ Khách, vào những ngày anh và bè bạn ồ ạt ra đi, chắc em vừa tròn đôi mươi mười tám. Tôi chợt nhớ tới tiếng rao: Xôi đê! xôi đi...Nước chè đê...của những em gái chừng 18 xuân son trong những buổi đón tầu, từ 3 h sáng sân ga Karshort, tại Berlin, những năm 1999, 2000... Con người Việt, quê hương đâu chỉ là những khái niệm lớn tới mơ hồ. Nhiều khi, chỉ một tiếng rao trên sân ga trong đêm trùng trùng tuyết trắng, một cọng rau thơm, khúc dồi với cái sắc mầu quen thuộc, cũng đủ gợi, để chợt nhớ quê nhà xa thẳm dưng dưng. Kẻ giang hồ vặt là tôi, nghe tiếng nhắn tin quen thuộc, bật từ máy bên cạnh, chợt giật mình nhớ tới em! Phản xạ tự nhiên, tôi nắm lấy chiếc điện thoại của mình đeo bên hông. Gió từ bốn phía thối ù ù khá mạnh, tràn ngập các quầy hàng cửa trống toang hông hốc.
Rau dưa người Việt ở Czech nổi tiếng là rẻ và nhiều.
Trên các quầy ở Sa Pa quanh năm không có mùa rau, ngồn ngộn xanh là rau. Này rau muống, rau cải xanh, rau cải bắp và, cả những bó rau cần ngắn chun chủn, xanh xanh tim tím đốt, khác thứ cần chỉ trồng ở trên ruộng nước, lúc vào xuân, trên đất mẹ, mới thật ngun ngún xanh mướt, mượt dài như mái tóc của cô gái đẹp cổ truyền, chớm tuổi đôi mươi.
Những chú măng cá tươi roi rói nặng hơn chục cân ở bể nước tới từ các trung tâm chăn nuôi cá. Cá chép có vẩy và không vẩy, ong óng, roi rói ánh bạc, nặng từ hai cân trở lên tới cả năm bẩy cân. Thịt dê, bê bò, gà, lợn... ê hề bên cạnh ti tỉ đồ khô của Nhà quê như gạo Nam và Bắc, nếp cẩm và nếp hương, măng miến mộc nhĩ nấm hương, cả đồ vàng mã cho thế giới âm binh v.v.. tràn ngập trên các kệ hàng. Hệ thống quản lí chất lượng, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng hạng nhất thế giới là Đức, vậy ở Séc thế nào? Tôi hỏi Việt, ông tiến sĩ văn chương từng có thời gian lăn lộn ở nơi đây kiếm sống. - Cũng na ná như vậy thôi, dù nghèo hơn Tây Đức, nhưng ngay từ những thập kỉ 90 tới nay, hầu như chất lượng thực phẩm Séc khá tin cậy và họ cũng kiểm tra ngặt nghèo lắm. Cũng có tin rằng, ở các trại trồng rau người Việt ở Séc, đám láu cá bắt đầu sử dụng thuốc tăng trưởng. Song đấy là tin đồn chưa có kiểm chứng. Mà nếu có, chắc chắn đám láu tôm láu cá ấy họ sẽ trị đấy! Không có tình trạng bao biện đâu vì người Séc, cũng như người Đức, họ coi việc buôn bán thực phẩm, hàng hoá làm hại tới sức khoẻ con người giống giống như tội ác...
Sự giống nhau tới kì lạ về chủng loại hàng cung ứng, lưu thông ở các cửa hàng bán đồ tươi sống, chế biến và chưa chế biến, của người Việt ở toàn Châu Âu, phần nào nói lên Tính trội việt khó trộn lẫn, hơn hẳn các sắc tộc khác. Mặt khác, điều này cũng nói lên Tính Việt sắc nét hơn anh Thổ, anh Ý, từa tựa anh Tầu, qua thói bắt chước giỏi giang hơn cả cụ tằng tổ của loài người. Lối tiếp chuyển mang theo xu hướng cách tân và hiện đại, trong nghệ thuật buôn bán có thể khác được không, nếu như món phở truyền thống, tính Việt bảo thủ đã biến mất trong phở 24, bởi nhà kinh doanh tính khi bán ra, không chỉ cho người Việt ở hải ngoại. Phải nấu sao vẫn là Phở, và mang lại lợi nhuận nhiều hơn, hiện đại hơn ở cách ăn? Ông Nguyễn Tuân bàn Phở, dứt khoát: ăn phở chỉ thịt bò. Lối ăn của văn chương! Còn lối ăn thương trường, có thêm cả sách bò!! Sự chuyển dịch của Phở từ Nam Định tới Hà Nội, lại vào Sài gòn và vượt biên đi Mỹ, Đức, Pháp làm thành nhiều dạng thức, mang nội hàm nghệ thuật Phở khác nhau tưởng như kì cục! (tôi mách: Ăn phở tại Đức, to bằng ba bát phở ở nhà. Ai tới đó, nhớ dặn, cho tôi ít bánh, ba lần! Bởi cách khác nhau giữa ăn chơi và ăn làm là Phở Đức có bánh và thịt gấp ba lượng bánh và thịt ở Bát Đàn - ba lần ca-lo) Cũng giống như món phở xào ở quán Sup § Nem tại Leipzig, ông chủ đã nhuận sắc như kiểu người Ấn, với hương liệu Ca-Ri, để vừa lòng thực khách Đức? Trong chừng mực nào đó, sự khép kín, tạo nên những giang sơn riêng của người Việt, nó phản ánh tính bảo thủ của việc Giữ gìn bản sắc. Tính bảo thủ ở việc lưu giữ, không nên hiểu theo nghĩa xấu, mà nó tất nhiên là 1 điều cần cho sự lưu giữ sắc tộc. Song trên thương trường, thì quan sát việc giữ gìn Tính Nhật của tư bản Nhật, chúng ta có đáng học không, khi nó vươn lên thành những thương hiệu hiện đại với nhịp sống mới toàn thế giới, bắt đúng tâm lí tiêu dùng chung chung của Con người như từ ô tô, máy điện tử tới món ăn Su-si chả hạn. Có lẽ, nhiều yếu tố để tạo nên điều đó, thành công loang khắp thế giới của anh Hàn, anh Nhật ấy, song ở Sa Pa khổng lồ khép kín này, khi mà bóng dáng dân Czech ít hơn nhiều trung tâm khác trên thế giới, đấy có phải là điều các bạn Việt, trong bộ phận trí thức, nắm giữ quyền lực kinh tế ở Tiệp nói chung, Czech nói riêng đặt dấu hỏi không?...
Những người Czech đến đây hẳn cũng ngạc nhiên như những người Đức, khi nhìn thấy các chậu đựng lòng sống bầy lộ liễu bên cạnh dồi đã được luộc tím sẫm. Con người ta, từ những tập quán sống sắc tộc khác biệt, trước cùng một hiện tượng, lại mang một hiệu ứng khác nhau tới oái oăm trái chiều!!! Có lẽ cảm giác của những người Czech sẽ giống người Đức, khi vào quán này khi đứng trước chậu lòng nhuôm nhoam máu! Còn tôi?- Tôi nhìn thấy mấy khúc dồi và đánh hơi mùi dăm hành quyện vào nhau, gia vị, rau tươi hơn hớn.. . những ngổ, mùi, ớt đỏ, chanh xanh... đã nuốt nước miếng ừng ực và nhận lại ánh mắt mời chào dịu dàng của chị chủ quán. Đâu cũng thế thôi, Việt tính lộ ra, khác biệt hay khu biệt, trừ cái điểm giao thoa của nó với những vùng văn hoá khác, lòi tói ra, không chỉ còn là một hiện tượng nêu trên.
Gió mùa Thu ở Czech sao lạnh sớm thế...Cô chủ quán dễ chừng tới hơn bốn chục xuân xanh. Cô sang đây tự khi nào? Ở tuổi này, chắc khi em mới xuất ngoại ở vị trí Thợ Khách, vào những ngày anh và bè bạn ồ ạt ra đi, chắc em vừa tròn đôi mươi mười tám. Tôi chợt nhớ tới tiếng rao: Xôi đê! xôi đi...Nước chè đê...của những em gái chừng 18 xuân son trong những buổi đón tầu, từ 3 h sáng sân ga Karshort, tại Berlin, những năm 1999, 2000... Con người Việt, quê hương đâu chỉ là những khái niệm lớn tới mơ hồ. Nhiều khi, chỉ một tiếng rao trên sân ga trong đêm trùng trùng tuyết trắng, một cọng rau thơm, khúc dồi với cái sắc mầu quen thuộc, cũng đủ gợi, để chợt nhớ quê nhà xa thẳm dưng dưng. Kẻ giang hồ vặt là tôi, nghe tiếng nhắn tin quen thuộc, bật từ máy bên cạnh, chợt giật mình nhớ tới em! Phản xạ tự nhiên, tôi nắm lấy chiếc điện thoại của mình đeo bên hông. Gió từ bốn phía thối ù ù khá mạnh, tràn ngập các quầy hàng cửa trống toang hông hốc.
Rau dưa người Việt ở Czech nổi tiếng là rẻ và nhiều.
Trên các quầy ở Sa Pa quanh năm không có mùa rau, ngồn ngộn xanh là rau. Này rau muống, rau cải xanh, rau cải bắp và, cả những bó rau cần ngắn chun chủn, xanh xanh tim tím đốt, khác thứ cần chỉ trồng ở trên ruộng nước, lúc vào xuân, trên đất mẹ, mới thật ngun ngún xanh mướt, mượt dài như mái tóc của cô gái đẹp cổ truyền, chớm tuổi đôi mươi.
III-
Tháng Ba - Soái lạ - Sức sống
1-Đi tìm Tuấn gặp bánh cuốn quê
Tháng Ba - Soái lạ - Sức sống
1-Đi tìm Tuấn gặp bánh cuốn quê
Nguyễn Thế Việt gọi tôi giật giọng:
- Đi tìm thằng Tuấn! (4)
- Hắn làm báo ở đây mà. Chắc chỉ quanh quẩn trong trung tâm Sa Pa này thôi! - Tôi nói.
- OK! Để em gọi cho hắn. - Việt bảo
Chúng tôi luồn qua bãi ô tô. Bùn lép nhép dưới chân.
Đêm xuống dần. Xung quanh, đèn các dãy phố đã bật. Quán xá Sa Pa trong các khu chợ vào chớm đêm nhập nhoạng, cho người ở xa tới như tôi cái cảm giác vừa quen vừa lạ. Những dòng chữ TRUNG NGUYÊN - FORTUNA - CASINO...nhấp nháy...
- Đây, vào quán này ngồi tạm, chờ nó xuống! Việt dẫn tôi vào một cửa hàng bán đồ Châu Á. Khí thu đêm lạnh nữa chan chứa, ùa qua cửa toang hoắc, trong nhà cũng mát như ngoài trời. Tôi đưa mắt bao quát, lướt trên dãy kệ, giá chứa đồ uống: ăm ắp Whisky Mỹ, Cognac Pháp, Anh; Vodka Poland và khá nhiều XO, Chivas, đủ để hiểu sở thích, gu uống ở Việt Nam cũng tràn sang đây. Và, cảm giác Sa Pa ở Czech này, gần nhà hơn bên Đồng Xuân tại Đức, không chỉ ở khoảng cách xa hơn hai giờ bay! Cái dãy phố bên kia có hàng chữ Casino chói gắt. Những tầng nhà lúp xúp và ánh điện chao xuống thứ ánh sáng vàng lờn lợt.
- Đi tìm thằng Tuấn! (4)
- Hắn làm báo ở đây mà. Chắc chỉ quanh quẩn trong trung tâm Sa Pa này thôi! - Tôi nói.
- OK! Để em gọi cho hắn. - Việt bảo
Chúng tôi luồn qua bãi ô tô. Bùn lép nhép dưới chân.
Đêm xuống dần. Xung quanh, đèn các dãy phố đã bật. Quán xá Sa Pa trong các khu chợ vào chớm đêm nhập nhoạng, cho người ở xa tới như tôi cái cảm giác vừa quen vừa lạ. Những dòng chữ TRUNG NGUYÊN - FORTUNA - CASINO...nhấp nháy...
- Đây, vào quán này ngồi tạm, chờ nó xuống! Việt dẫn tôi vào một cửa hàng bán đồ Châu Á. Khí thu đêm lạnh nữa chan chứa, ùa qua cửa toang hoắc, trong nhà cũng mát như ngoài trời. Tôi đưa mắt bao quát, lướt trên dãy kệ, giá chứa đồ uống: ăm ắp Whisky Mỹ, Cognac Pháp, Anh; Vodka Poland và khá nhiều XO, Chivas, đủ để hiểu sở thích, gu uống ở Việt Nam cũng tràn sang đây. Và, cảm giác Sa Pa ở Czech này, gần nhà hơn bên Đồng Xuân tại Đức, không chỉ ở khoảng cách xa hơn hai giờ bay! Cái dãy phố bên kia có hàng chữ Casino chói gắt. Những tầng nhà lúp xúp và ánh điện chao xuống thứ ánh sáng vàng lờn lợt.
Đây là một cửa hàng mà buổi sớm có gian hàng bán bánh cuốn nóng, tráng trên vải mỏng, y sì như ở quê nhà. Hơn hẳn đứt bánh tráng chảo chống dính béo - cách giả bánh cuốn nóng ơ, ở những gia đình Việt bên Đức. Cũng ăn tại chỗ, bưng ra bàn cho khách đĩa bánh hôi hổi nóng, cũng không phải tráng bánh ở tận đẩu tận đâu, rồi phong vào ni-lon, bán ê hề ở quầy hàng Châu Á bên Đức. - Mấy chị đang bộn rộn, giữa ngổn ngang cối, bột, vải lọc, kẻ ngồi xay, người đảo nồi hoà bột! "Sớm mai anh tới ăn bánh cuốn nhé!" Ừ, mai anh tới!
Đâu cũng thế thôi, với sự nhẫn nại và kiên trì kiếm sống, sự mưu sinh của người Việt tỏ rõ lòng chịu thương chịu khó, như cô Tấm trang sách bước ra đời người. Em gái ơi, em mang từ quê hương cái Original cối đá, để thay máy xay một mẻ bột ở đây, tạo ra nước hồ bột trắng mà làm nên sự trinh bạch mỏng tang, có tên là bánh cuốn! Chao ôi, mới gặp cảnh và người nhà quê bên trời tây như vậy, đã tưởng nhớ bánh cuốn đầu phố Hàng Hành, bánh cuốn Thanh trì rối Tô Hiến Thành ăn với chả. Thứ chả sậm mầu, đậm ngon bậc nhất nhì ở miệng kẻ sành ăn, lại ngâm trong nước chấm cà cuống. Cà cuống nguyên con cắt ra, xộc hương thẳng lên, chứ không phải thứ dầu thơm hoá học, thơm đấy mà chửa chấm đã hết mùi! Quán em - Chị chủ quán bảo - Chúng em mua cà cuống nuôi từ nhà sang! Lại thế nữa! Máy bay Việt Nam muôn năm! Chà, nếu đất nước không hoà bình, đói nghèo, sao có cả đàn máy bay siêu thanh vẽ trên cánh Logo đoá sen vút lên, tưởng như hai búp tay em, đỡ cả từ con cà cuống sang đây?
Việt từ ngoài trở vào!- Hắn xuống đây rồi. Chúng tôi đứng trong quán, căng mắt nhìn ra sân, vào trong bóng tối. Đây! Việt nói rồi bước ra, đón một người gầy gầy. Trong bóng đèn đêm, khuôn mặt tỏ và mờ. Cái áo Blu-son màu nhàn nhạt. Tóc tai chả nỗi nào! Mắt sâu, mặt xương và trán rộng gồ lên, khuôn mặt phong trần! Tôi bắt tay Tuấn, như chợt như nắm vào đêm thu lành lạnh. Gớm, xăn rắn như băng của một con người chả còn trẻ nữa. Tuấn đây! Việt nói! Tôi chưa kịp cất lời thì thật bất ngờ. Cái khuôn mặt là lạ, quen quen thản nhiên: "Anh không nhận ra em à?" - Ai? Gã, hắn, anh, Nhà báo - kẻ xưng là Trần Ngọc Tuấn, nheo nheo mắt nhìn. Tôi chưa kịp nhận ra người quen xưa, rõ tệ! Ngượng ngùng.
Bao nhiêu con người xa xứ lang thang tôi từng gặp. Những kẻ lạc quê thoáng đến, thoáng đi, thoắt thoáng tan hợp, rồi cùng trôi dạt, trên con đường kiếm sống, như hạt bụi, như sương khói bay tứ tán suốt hai chục năm qua... Tô Hoài, ở Chiều chiều viết: để một chiều đọng xuống. Đọng xuống nơi nao, làm vạt bụi? Một chốn dung thân! Hình ảnh cũ mờ ảo, ai tên là Tuấn chập chờn hiện ra, trong cái chợ Sa Pa trong nhập nhoạng đêm nay. Ở Đức, tôi biết, có một Tuấn sống giữa chợ mà khong buosn bán gì, sống nhờ báo chí, bạn văn Việt Nam biết thơ yêu Tuấn và Tuấn yêu thơ ra sao, song chả thể ngờ bao nhiêu năm, Tuấn chính là người năm ấy, quay lại đúng về cái nơi hắn ra đi!? Đúng là thăm thẳm bóng người của Đỗ Chu. Cuộc xáo trộn Châu Âu như một cơn bão lớn quăng quật lũ chúng tôi, xô đi đẩy lại, chả thể ai ngờ! Như Đỗ Chu hôm nào ghé qua ở đây nói, làm báo như tuấn một mình một báo tuần, ở nhà đã có thể làm một chân khơ khớ, chứ chả tới nỗi ở đây ôm một tờ báo tuần tia-ra vài ngàn số!
- Nhớ đi! - Hắn nhắc, cách đây hơn chục năm, em đã ăn cơm, ngủ qua đêm ở nhà anh. Đêm nào nhỉ? Anh Cao Xuân Huy! Nhớ không?
Việt từ ngoài trở vào!- Hắn xuống đây rồi. Chúng tôi đứng trong quán, căng mắt nhìn ra sân, vào trong bóng tối. Đây! Việt nói rồi bước ra, đón một người gầy gầy. Trong bóng đèn đêm, khuôn mặt tỏ và mờ. Cái áo Blu-son màu nhàn nhạt. Tóc tai chả nỗi nào! Mắt sâu, mặt xương và trán rộng gồ lên, khuôn mặt phong trần! Tôi bắt tay Tuấn, như chợt như nắm vào đêm thu lành lạnh. Gớm, xăn rắn như băng của một con người chả còn trẻ nữa. Tuấn đây! Việt nói! Tôi chưa kịp cất lời thì thật bất ngờ. Cái khuôn mặt là lạ, quen quen thản nhiên: "Anh không nhận ra em à?" - Ai? Gã, hắn, anh, Nhà báo - kẻ xưng là Trần Ngọc Tuấn, nheo nheo mắt nhìn. Tôi chưa kịp nhận ra người quen xưa, rõ tệ! Ngượng ngùng.
Bao nhiêu con người xa xứ lang thang tôi từng gặp. Những kẻ lạc quê thoáng đến, thoáng đi, thoắt thoáng tan hợp, rồi cùng trôi dạt, trên con đường kiếm sống, như hạt bụi, như sương khói bay tứ tán suốt hai chục năm qua... Tô Hoài, ở Chiều chiều viết: để một chiều đọng xuống. Đọng xuống nơi nao, làm vạt bụi? Một chốn dung thân! Hình ảnh cũ mờ ảo, ai tên là Tuấn chập chờn hiện ra, trong cái chợ Sa Pa trong nhập nhoạng đêm nay. Ở Đức, tôi biết, có một Tuấn sống giữa chợ mà khong buosn bán gì, sống nhờ báo chí, bạn văn Việt Nam biết thơ yêu Tuấn và Tuấn yêu thơ ra sao, song chả thể ngờ bao nhiêu năm, Tuấn chính là người năm ấy, quay lại đúng về cái nơi hắn ra đi!? Đúng là thăm thẳm bóng người của Đỗ Chu. Cuộc xáo trộn Châu Âu như một cơn bão lớn quăng quật lũ chúng tôi, xô đi đẩy lại, chả thể ai ngờ! Như Đỗ Chu hôm nào ghé qua ở đây nói, làm báo như tuấn một mình một báo tuần, ở nhà đã có thể làm một chân khơ khớ, chứ chả tới nỗi ở đây ôm một tờ báo tuần tia-ra vài ngàn số!
- Nhớ đi! - Hắn nhắc, cách đây hơn chục năm, em đã ăn cơm, ngủ qua đêm ở nhà anh. Đêm nào nhỉ? Anh Cao Xuân Huy! Nhớ không?
2-Tháng Ba gãy súng
Nhớ! Thế ra, trên cái mạng ồn ào ở không trung, nhà báo Trần Ngọc Tuấn, lại là cái thằng cu vào nghiệp văn rất sớm, mà chả cơm cháo gì, năm nảo năm nao, cùng nhà văn Cao Xuân Huy tá túc nhà tôi. Đêm nằm năm ở, vui với nhau nửa cuộc rượu chưa tàn.
- Nhớ rồi! Cao Xuân Huy, tớ vẫn gọi là gã Tháng Ba Gẫy Súng! Tôi lục vào tiềm thức. Ở khoảng trống mênh mông từng có Tuấn.
- Nhớ rồi! Cao Xuân Huy, tớ vẫn gọi là gã Tháng Ba Gẫy Súng! Tôi lục vào tiềm thức. Ở khoảng trống mênh mông từng có Tuấn.
Năm ấy, vợ chồng tôi vừa có cháu thứ hai được hơn năm.
Trên văn đàn tiếng Việt nơi Đức, lẫn trong anh em thợ khách, bấy nay tôi dấu biệt dĩ vãng, rằng có tác phẩm từng in trên báo Văn Nghệ một thủa. Những tâm sự sâu kín ngày thường, không nói ra thành lời với bè bạn thân thiết, với người ruột thịt như cha tôi, với các anh chị em và con gái nơi quê hương...Tất cả thời đầu xa xứ, sau khi tường Berlin sập đổ một năm biến thành một núi thơ ngun ngút tràn ngập nước mắt, khối ung chưa vỡ một chiều oà ra, để Bế Kiến Quốc chọn, in ba tập thơ...Ba tập thơ thỏm rơi vào im lặng! Đường văn tắc tị, nhưng tôi còn phải sống. Tôi còn phải lần hồi kiếm sống nuôi thêm đứa con như đoá hoa mới nở. Ngày lại ngày, tôi đi bán hàng vào vụ 16 tiếng và cứ đúng 3 h sớm ngồi dậy âm thầm đọc và viết! Đấy là một thời gian kinh hoàng nhất của cá nhân, buộc anh thợ khách là tôi trườn lên tất cả. Nhọc nhằn, hạnh phúc và cả khổ đau! Tôi và vợ dọn sang nhà mới, đúng vào khi họ kéo đổ, cẩu mất bức tượng Lê Nin ở trung tâm Ostberlin. Đấy là một công trình mỹ thuật điêu khắc lớn. Tại sao lại như vậy? Sao có thể giận cá chém thớt! Tôi tìm cái ảnh cũ chụp Bức tranh Lê Nin bên lều cỏ, bắt tay nguyên soái Stalin, ở đâu Hà Lan. Bức tranh tuyệt vời ấy tôi treo lên tường trái phòng khách, nơi đêm đêm tôi ngồi viết và đọc, nơi phòng văn ai cũng có thể, thoạt vào đều nhìn thấy. Bên kia, tôi treo lên lá cờ đỏ sao vàng. Và, kế đó là bức chân dung màu nước tự hoạ của cha tôi. Tôi nhớ người cha ở lời dặn, xã hội càng bất yên, biến động thì đường mình phải tĩnh, lấy cái bất biến, ứng vạn biến, dầu cho quanh quanh, khi ấy láo nháo trong đời sống tâm thức chả yên.
Cao Xuân Huy khi ấy đang thăm em là Mai Lâm tại Moelln. Một sớm, ông anh không nói với cậu em, đùng đùng rủ Tuấn đi Berlin. Tôi đón hai người vào phòng khách. Qua cửa, họ bắt gặp ảnh, cờ, tranh. Tuấn không nói một lời. Sau mới tường, Tuấn kém tôi dăm tuổi, song trải đời, từ Tiệp nhẩy sang ở Berlin, bạn bè tứ xứ, chả lạ gì "nếp ăn thói ở" đám bạn Bắc nên không lấy làm lạ. Tôi chạm vào ánh mắt Cao Xuân Huy, ánh mắt nói hộ rằng, khách văn Cao Xuân Huy có vẻ khó chịu. Cũng không lạ! Bởi cựu trung uý thuỷ quân lục chiến, người đã viết cuốn sách Tháng ba gãy súng, có phẩm cách của người lính dũng cảm, tất nhiên sẽ gợn khi tới nhà tôi, ở giữa nơi đang bài tẩy Lê Nin hồi ấy thấy lại Lê Nin. Một người giữa xứ Mỹ, nhớ lại dặm trường khói bụi xưa, viết hết, tuột cả ra, ứ tràn hơn ba trăm trang sách, về cái trận tháo lui khốn nạn của cánh quân, từng được giới chính trị và quân sự Sài Gòn nuông chiều nhất. Chuyện kể Tháng Ba đám lính trận, có đại đội anh, từ Đà Nẵng chạy tuốt, không còn một mảnh giáp, về tận Sài Gòn...Anh ấy viết, một giọng văn tuyệt nhiên chả giống ai trước đó, không bao che, tự biện, hầm hập hơi thở chiến cuộc, đời sống thằng lính trận mạc, trong cuộc nhìn sự vật vô tư. Lại hồn nhiên không tự nhận là tiểu thuyết và danh xưng nhà văn. Tháng Ba vạch ra cái "sự gẫy" cánh quân một thời, tụi tôi coi là đối thủ. Giọng văn anh chàng trung uý thoả mãn cái kiêu hùng, thảm bại. Cuốn sách viết tận bên Hoa Kì, không sợ đám đầy hận thù cực đoan đáp lựu đạn vào nhà. Sự thật là, khi Mai Lâm chuyển cho tôi đọc, Tháng Ba gãy súng làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi cho là, về thủ pháp cấu trúc, xây dựng nhân vật ở Cao Xuân Huy, có bút pháp gây không khí rất hay, làm người đọc tin ở sự thật đã qua. Lòng dũng cảm của người lính trong ấy được độc giả là tôi- phía bên kia nhận ra, không chỉ ở thực tế đã trải nghiệm, nó giờ đây được Huy tái hiện trên cả oán thù, lại thản nhiên thừa nhận sự kiêu dũng là thuộc phía chúng tôi...Một người lính trước sau là một người lính như vậy, đủ để mà tôn trọng, nói chi tới tâm thế nhà văn trong Huy. Chính vì thế, phải nói cho anh ấy rõ, tôi cũng là một người lính. Phải cho tỏ, ngô ra ngô và khoai ra khoai! Nhất là, chúng tôi khi đó, đang sống trong một môi trường nháo nhào thật giả, trắng đen, nhộn nhạo.
Trên văn đàn tiếng Việt nơi Đức, lẫn trong anh em thợ khách, bấy nay tôi dấu biệt dĩ vãng, rằng có tác phẩm từng in trên báo Văn Nghệ một thủa. Những tâm sự sâu kín ngày thường, không nói ra thành lời với bè bạn thân thiết, với người ruột thịt như cha tôi, với các anh chị em và con gái nơi quê hương...Tất cả thời đầu xa xứ, sau khi tường Berlin sập đổ một năm biến thành một núi thơ ngun ngút tràn ngập nước mắt, khối ung chưa vỡ một chiều oà ra, để Bế Kiến Quốc chọn, in ba tập thơ...Ba tập thơ thỏm rơi vào im lặng! Đường văn tắc tị, nhưng tôi còn phải sống. Tôi còn phải lần hồi kiếm sống nuôi thêm đứa con như đoá hoa mới nở. Ngày lại ngày, tôi đi bán hàng vào vụ 16 tiếng và cứ đúng 3 h sớm ngồi dậy âm thầm đọc và viết! Đấy là một thời gian kinh hoàng nhất của cá nhân, buộc anh thợ khách là tôi trườn lên tất cả. Nhọc nhằn, hạnh phúc và cả khổ đau! Tôi và vợ dọn sang nhà mới, đúng vào khi họ kéo đổ, cẩu mất bức tượng Lê Nin ở trung tâm Ostberlin. Đấy là một công trình mỹ thuật điêu khắc lớn. Tại sao lại như vậy? Sao có thể giận cá chém thớt! Tôi tìm cái ảnh cũ chụp Bức tranh Lê Nin bên lều cỏ, bắt tay nguyên soái Stalin, ở đâu Hà Lan. Bức tranh tuyệt vời ấy tôi treo lên tường trái phòng khách, nơi đêm đêm tôi ngồi viết và đọc, nơi phòng văn ai cũng có thể, thoạt vào đều nhìn thấy. Bên kia, tôi treo lên lá cờ đỏ sao vàng. Và, kế đó là bức chân dung màu nước tự hoạ của cha tôi. Tôi nhớ người cha ở lời dặn, xã hội càng bất yên, biến động thì đường mình phải tĩnh, lấy cái bất biến, ứng vạn biến, dầu cho quanh quanh, khi ấy láo nháo trong đời sống tâm thức chả yên.
Cao Xuân Huy khi ấy đang thăm em là Mai Lâm tại Moelln. Một sớm, ông anh không nói với cậu em, đùng đùng rủ Tuấn đi Berlin. Tôi đón hai người vào phòng khách. Qua cửa, họ bắt gặp ảnh, cờ, tranh. Tuấn không nói một lời. Sau mới tường, Tuấn kém tôi dăm tuổi, song trải đời, từ Tiệp nhẩy sang ở Berlin, bạn bè tứ xứ, chả lạ gì "nếp ăn thói ở" đám bạn Bắc nên không lấy làm lạ. Tôi chạm vào ánh mắt Cao Xuân Huy, ánh mắt nói hộ rằng, khách văn Cao Xuân Huy có vẻ khó chịu. Cũng không lạ! Bởi cựu trung uý thuỷ quân lục chiến, người đã viết cuốn sách Tháng ba gãy súng, có phẩm cách của người lính dũng cảm, tất nhiên sẽ gợn khi tới nhà tôi, ở giữa nơi đang bài tẩy Lê Nin hồi ấy thấy lại Lê Nin. Một người giữa xứ Mỹ, nhớ lại dặm trường khói bụi xưa, viết hết, tuột cả ra, ứ tràn hơn ba trăm trang sách, về cái trận tháo lui khốn nạn của cánh quân, từng được giới chính trị và quân sự Sài Gòn nuông chiều nhất. Chuyện kể Tháng Ba đám lính trận, có đại đội anh, từ Đà Nẵng chạy tuốt, không còn một mảnh giáp, về tận Sài Gòn...Anh ấy viết, một giọng văn tuyệt nhiên chả giống ai trước đó, không bao che, tự biện, hầm hập hơi thở chiến cuộc, đời sống thằng lính trận mạc, trong cuộc nhìn sự vật vô tư. Lại hồn nhiên không tự nhận là tiểu thuyết và danh xưng nhà văn. Tháng Ba vạch ra cái "sự gẫy" cánh quân một thời, tụi tôi coi là đối thủ. Giọng văn anh chàng trung uý thoả mãn cái kiêu hùng, thảm bại. Cuốn sách viết tận bên Hoa Kì, không sợ đám đầy hận thù cực đoan đáp lựu đạn vào nhà. Sự thật là, khi Mai Lâm chuyển cho tôi đọc, Tháng Ba gãy súng làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi cho là, về thủ pháp cấu trúc, xây dựng nhân vật ở Cao Xuân Huy, có bút pháp gây không khí rất hay, làm người đọc tin ở sự thật đã qua. Lòng dũng cảm của người lính trong ấy được độc giả là tôi- phía bên kia nhận ra, không chỉ ở thực tế đã trải nghiệm, nó giờ đây được Huy tái hiện trên cả oán thù, lại thản nhiên thừa nhận sự kiêu dũng là thuộc phía chúng tôi...Một người lính trước sau là một người lính như vậy, đủ để mà tôn trọng, nói chi tới tâm thế nhà văn trong Huy. Chính vì thế, phải nói cho anh ấy rõ, tôi cũng là một người lính. Phải cho tỏ, ngô ra ngô và khoai ra khoai! Nhất là, chúng tôi khi đó, đang sống trong một môi trường nháo nhào thật giả, trắng đen, nhộn nhạo.
- Tôi không khiêu khích đâu! Cái đó, bức ảnh ông Lê Nin ấy, nó ngự ở đấy lâu rồi, trước cả hai tháng, khi anh còn ở Mỹ và từ Mỹ sang đây. Còn lá cờ kia, tổ quốc và niềm tin của cá nhân tôi. Ông có treo cờ không? Tôi hỏi, ở Mỹ ấy! Có chứ - Huy nói. Vậy ông treo cờ gì? Tôi treo Cờ ba sọc mầu, lá cờ chúng tôi đã chân thành chiến đấu cho nó một thời!
- Vâng, nếu tôi tới nhà ông, ông Huy ạ, tôi cũng tôn trọng nó. Dầu nó là lá cờ chiến bại. Đấy là tôi tôn trọng máu của các bạn lính đối phương, chứ không có thể, một con người thờ hai lá cờ ở một cuộc đời. Tôi không khiêu khích anh. Nếu anh cảm thấy xúc phạm, đau đớn, anh ra bếp mà uống rượu!- Tôi chậm trãi nói và nhìn thẳng vào mắt anh.
Ánh mắt Huy đỡ gắt, dịu đi. Tôi nhẩn nha nói tiếp:
- Tôi và bà xã đã làm cơm chờ anh từ sớm. Huy biết không, nguyên tôi là lính cựu 11 năm trận mạc, có thừa cái khôn của sự tìm cái sống trong cái chết và cái Logic thông thường, thế là tôi đoán, từ nhà Mai Lâm lên, anh sẽ thăm tôi. Tôi trân trọng cuốn Tháng Ba gãy súng, không phải vì nó nổi tiếng. Nó làm, tôi chia sẻ được khi nó thật! Cái đau của thằng lính, đau đến nao lòng! Sự cảm thông của người với người thật vô biên. Như cha tôi dạy, sự chân thành không biên giới, vô lượng, có thể cảm thông cả vũ trụ. Bấy giờ Huy ngồi đối diện và nhẩn nha uống, nhẩn nha kể, nhẩn nha vui...
Chúng tôi bàn về chiến cuộc đã, qua cái lí của Tháng ba gãy súng. Theo Huy, đám lính hắn cực kì dũng cảm, đã bảo vệ lí tưởng, chỉ có đám sĩ quan ngu xuẩn đã để hỏng cả trận trường. Tôi bẻ lại. Không! Chiến tranh đã có nút kết! Đã qua đi, khi ấy đã qua đi gần 20 năm và tôi, một chuẩn uỷ của đội quân phía Bắc đã chiến thắng hắn đâu chỉ giản đơn như vậy! Tôi cãi, phản biện cái lí giải của Huy. Tôi nói tới tướng Đống và cũng chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã sai lầm nghiêm trọng về chiến lược và chiến thuật, bỏ Cao Nguyên, mảnh đất chiến lược dưới biểu tượng rất chi văn chương: Nóc nhà của Đông Dương...Tưng ấy sự thật mà anh cứ cãi! Đồng ý, và cho là anh dũng cảm đi, những người chiến sĩ dũng cảm đi, không dũng cảm, sao chúng tôi thương vong nhiều thế, ở cả cuộc chiến đằng đẵng? Song điều gì gây nên cuộc tháo chạy hỗn loạn, làm sụp đổ tinh thần tất cả đội quân hơn hẳn chúng tôi về trang thiết bị và chiến đấu ngay tại đất sống mà chúng tôi đánh nhau ở nơi đất chết, theo Tôn Ngô Binh pháp? Cuộc tháo chạy trên con đường đầy máu ấy, đã làm rúng động toàn thể miền Nam, tạo nên sự đứt gãy về thế, cái thế thua về tay anh và, cái thế được trời cho chúng tôi: thế thắng. Không thể cứu nổi của Sức mạnh cây súng, để tới tháng Ba nó mới gẫy. Không tháng Ba thì tháng Tư hay tháng nào sau đó nó sẽ gẫy, vì người Mỹ đã bỏ rơi các anh; Suốt cuộc chiến, từ khi người Mỹ ném trái bom đầu tiên xuống vùng mỏ, vào Hà Nội, khắp trên miền Bắc bằng không quân, tức là đã đụng vào điều thiêng liêng của người Việt, chạm vào lòng tự ái dân tộc, tạo nên cớ để mà tất cả, cả anh và tôi đều căm ghét! Đấy mới chính là điều cơ bản nhất, nguyên do sâu xa nhất, nói rất hình tượng của anh, làm cây súng các anh đã gẫy, sức mạnh của toàn thể bộ máy quân sự để chính thể Việt Nam Cộng Hoà tựa vào cũng sụp đổ và tan thành mây khói Tây Nguyên.
- Vâng, nếu tôi tới nhà ông, ông Huy ạ, tôi cũng tôn trọng nó. Dầu nó là lá cờ chiến bại. Đấy là tôi tôn trọng máu của các bạn lính đối phương, chứ không có thể, một con người thờ hai lá cờ ở một cuộc đời. Tôi không khiêu khích anh. Nếu anh cảm thấy xúc phạm, đau đớn, anh ra bếp mà uống rượu!- Tôi chậm trãi nói và nhìn thẳng vào mắt anh.
Ánh mắt Huy đỡ gắt, dịu đi. Tôi nhẩn nha nói tiếp:
- Tôi và bà xã đã làm cơm chờ anh từ sớm. Huy biết không, nguyên tôi là lính cựu 11 năm trận mạc, có thừa cái khôn của sự tìm cái sống trong cái chết và cái Logic thông thường, thế là tôi đoán, từ nhà Mai Lâm lên, anh sẽ thăm tôi. Tôi trân trọng cuốn Tháng Ba gãy súng, không phải vì nó nổi tiếng. Nó làm, tôi chia sẻ được khi nó thật! Cái đau của thằng lính, đau đến nao lòng! Sự cảm thông của người với người thật vô biên. Như cha tôi dạy, sự chân thành không biên giới, vô lượng, có thể cảm thông cả vũ trụ. Bấy giờ Huy ngồi đối diện và nhẩn nha uống, nhẩn nha kể, nhẩn nha vui...
Chúng tôi bàn về chiến cuộc đã, qua cái lí của Tháng ba gãy súng. Theo Huy, đám lính hắn cực kì dũng cảm, đã bảo vệ lí tưởng, chỉ có đám sĩ quan ngu xuẩn đã để hỏng cả trận trường. Tôi bẻ lại. Không! Chiến tranh đã có nút kết! Đã qua đi, khi ấy đã qua đi gần 20 năm và tôi, một chuẩn uỷ của đội quân phía Bắc đã chiến thắng hắn đâu chỉ giản đơn như vậy! Tôi cãi, phản biện cái lí giải của Huy. Tôi nói tới tướng Đống và cũng chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã sai lầm nghiêm trọng về chiến lược và chiến thuật, bỏ Cao Nguyên, mảnh đất chiến lược dưới biểu tượng rất chi văn chương: Nóc nhà của Đông Dương...Tưng ấy sự thật mà anh cứ cãi! Đồng ý, và cho là anh dũng cảm đi, những người chiến sĩ dũng cảm đi, không dũng cảm, sao chúng tôi thương vong nhiều thế, ở cả cuộc chiến đằng đẵng? Song điều gì gây nên cuộc tháo chạy hỗn loạn, làm sụp đổ tinh thần tất cả đội quân hơn hẳn chúng tôi về trang thiết bị và chiến đấu ngay tại đất sống mà chúng tôi đánh nhau ở nơi đất chết, theo Tôn Ngô Binh pháp? Cuộc tháo chạy trên con đường đầy máu ấy, đã làm rúng động toàn thể miền Nam, tạo nên sự đứt gãy về thế, cái thế thua về tay anh và, cái thế được trời cho chúng tôi: thế thắng. Không thể cứu nổi của Sức mạnh cây súng, để tới tháng Ba nó mới gẫy. Không tháng Ba thì tháng Tư hay tháng nào sau đó nó sẽ gẫy, vì người Mỹ đã bỏ rơi các anh; Suốt cuộc chiến, từ khi người Mỹ ném trái bom đầu tiên xuống vùng mỏ, vào Hà Nội, khắp trên miền Bắc bằng không quân, tức là đã đụng vào điều thiêng liêng của người Việt, chạm vào lòng tự ái dân tộc, tạo nên cớ để mà tất cả, cả anh và tôi đều căm ghét! Đấy mới chính là điều cơ bản nhất, nguyên do sâu xa nhất, nói rất hình tượng của anh, làm cây súng các anh đã gẫy, sức mạnh của toàn thể bộ máy quân sự để chính thể Việt Nam Cộng Hoà tựa vào cũng sụp đổ và tan thành mây khói Tây Nguyên.
Thực là buồn, khi hai người lính như tôi và hắn nay lại gặp nhau ở nơi đây, để khi cả hai đã trút bỏ quân phục. Nhưng cũng chỉ thế này, mà được cùng nói sạch sành sanh, một cách thẳng băng về chuyện cũ, về quan niệm sống cá nhân hai thằng, về yêu và dục tính ở thời loạn. Bây giờ, giữa hai thằng lính, giống nhau ở trạng thái tha nhân. Chúng tôi là những người con da vàng máu đỏ, hay cũng là con cháu của nhà văn, nhà báo có tiếng: chú Cao nhị... Chúng tôi không thể chọn mẹ, cũng như thời cuộc, ở những giai đoạn đặc biệt của lịch sử, Huy và Tôi, như hai hạt bụi bị cuốn đi, không được chọn đất yêu và chơi...đùa rỡn với tử thần, chúng tôi sống với hai lí tưởng trái chiều và hết sức cá nhân, thì tất nhiên, những đọt cây, dù yêu như nhau, khát khao như nhau, vẫn nở ra những mầu hoa khác biệt. Hoa trước sau vẫn là hoa! Huy và tôi, rồi cả Tuấn, cả nhạc sĩ Mai Lâm, người em cùng mẹ khác cha của Huy, là bạn thân của tôi nữa, thế hệ sau chúng ta là một loài hoa...
Tôi uống và nói như lên đồng. Cao Xuân Huy kiệm lời hơn và uống không khá. Cái lão Beng ấy, chỉ tắm bia trong Tháng Ba gãy súng. Tới Đức, gã thành Huy trầm tư! Tháng ba trầm u! Tôi đọc, nước mắt rơi lã chã trên bàn rượu: Khi rượu vui/ đâu cũng là nhà/ Khi rượu buồn, thấy đâu cũng lạ/ Khi rượu... chả còn rượu buồn vui/ Uống cạn ngàn sông đêm vẫn khát/ Tỉnh giấc, trăng bỗng sợ ta say! Rượu thì phải say! Có say cũng là sự say tương đồng về tình yêu mảnh đất nhỏ nơi xa, cái hình chữ S, như cô gái nón múa chao nghiêng, giữa trời "mùa biển động" đầy giông bão khắc nghiệt, gắn kết con người ta vào một khoanh đất cụ thể. Yêu như thế, tình yêu như thế, hai kẻ xa quê, sao lại không thương lấy mình và thương lấy nhau hơn, để cho một điều lớn hơn là Người mẹ nơi quê nhà. Thằng Tuấn khi ấy lại bảo, Đồng 20 D Mark là đồng tiền đẹp nhất. Nó có lí, vì cái cánh chim bồ câu vắt ngang ở đồng tiền mệnh giá hai chục...Chao ôi, kỉ niệm!
Tôi đi bên Tuấn, rời khỏi Sa Pa đêm Thu lạnh thế. Tôi nhớ thêm cái đêm ở Berlin ấy: tưởng như hiện lên cảnh hai thằng đàn ông dở hơi, có thể nhớ thói quen cũ, vồ lấy khẩu Rulo 6 phát nòng dài, lúc lắc đeo bên lưng, hay cây K.54, mà cơ số kẹo đồng 10 viên, hơn hẳn cây Cold nơi Huy sẽ: pằng pằng. Không, chúng tôi không có gì, dù là trong tưởng tượng. Chúng tôi khi ấy chỉ có bút bi và bút chì. Hai năm nay, tôi học máy tính và bàn phím. Bên Mỹ, anh Huy cũng vậy thôi, chỉ có tình yêu và sự đau khổ là có thật! Nước mắt đêm ấy là có thật, để có thể ở tận xứ này, nhìn cho thấu rõ khuôn mặt bạn bè đã một thời sống như cát bụi, sao không viết câu thương yêu nhỉ? ...Và chiều, rồi tận đêm ấy, chúng tôi đã cùng Tuấn uống lại uống.
Anh Cao Xuân Huy ơi. Nếu anh có đọc dòng chữ này. Xin anh hãy sắp xếp thời gian, quay lại Đà Nẵng. Nơi anh từng rút chạy, từng chống cây súng AR 15, mệt mỏi, ngẩn ngơ, nhìn những chiến xa hai bên đì đoành, trông ra biển...Đà Nẵng hôm nay khác rồi. Rất khác rồi! Không còn một bóng người nước ngoài cầm súng đôn đáo binh lửa. Chỉ có những người nước ngoài tới du lịch và cả bãi biển chạy dọc vài chục cây, cát trắng phau phau suốt gần tới Hội An. Anh hãy về đó, thăm lại vùng đất cũ, nơi xưa Tháng ba ngun ngún lửa và ánh hoả châu. Không còn đâu anh Huy ơi. Người ta đã quên đi hận thù trận mạc, người hôm qua và người của hôm nay đang chung tay xây cất một thành phố Đà Nẵng du lịch xanh, sạch, đẹp... kể cả vừa đây thôi, sau Tháng Chín, cơn bão tháng Chín, hàng ngàn người từ Đức, từ Tiệp v.v... con dân Đà Nẵng - Quảng Nam, dẫu còn bao kham khổ xứ xa, vẫn nhớ mà chắt chiu gửi về miền Trung những đồng Cua-ron và Euro, mong đỡ đi trăm ngàn gian khó sau cơn bão quê nhà, cho Thành phố biển bãi trở lại xanh nguyên thuỷ của biển, từng hoá giải màu xám chiến cụ xưa, biến thành màu xanh bãi nghỉ bên bờ nước mà cả anh và tôi ít nhiều kỉ niệm, ít nhiều yêu thương!
Tôi uống và nói như lên đồng. Cao Xuân Huy kiệm lời hơn và uống không khá. Cái lão Beng ấy, chỉ tắm bia trong Tháng Ba gãy súng. Tới Đức, gã thành Huy trầm tư! Tháng ba trầm u! Tôi đọc, nước mắt rơi lã chã trên bàn rượu: Khi rượu vui/ đâu cũng là nhà/ Khi rượu buồn, thấy đâu cũng lạ/ Khi rượu... chả còn rượu buồn vui/ Uống cạn ngàn sông đêm vẫn khát/ Tỉnh giấc, trăng bỗng sợ ta say! Rượu thì phải say! Có say cũng là sự say tương đồng về tình yêu mảnh đất nhỏ nơi xa, cái hình chữ S, như cô gái nón múa chao nghiêng, giữa trời "mùa biển động" đầy giông bão khắc nghiệt, gắn kết con người ta vào một khoanh đất cụ thể. Yêu như thế, tình yêu như thế, hai kẻ xa quê, sao lại không thương lấy mình và thương lấy nhau hơn, để cho một điều lớn hơn là Người mẹ nơi quê nhà. Thằng Tuấn khi ấy lại bảo, Đồng 20 D Mark là đồng tiền đẹp nhất. Nó có lí, vì cái cánh chim bồ câu vắt ngang ở đồng tiền mệnh giá hai chục...Chao ôi, kỉ niệm!
Tôi đi bên Tuấn, rời khỏi Sa Pa đêm Thu lạnh thế. Tôi nhớ thêm cái đêm ở Berlin ấy: tưởng như hiện lên cảnh hai thằng đàn ông dở hơi, có thể nhớ thói quen cũ, vồ lấy khẩu Rulo 6 phát nòng dài, lúc lắc đeo bên lưng, hay cây K.54, mà cơ số kẹo đồng 10 viên, hơn hẳn cây Cold nơi Huy sẽ: pằng pằng. Không, chúng tôi không có gì, dù là trong tưởng tượng. Chúng tôi khi ấy chỉ có bút bi và bút chì. Hai năm nay, tôi học máy tính và bàn phím. Bên Mỹ, anh Huy cũng vậy thôi, chỉ có tình yêu và sự đau khổ là có thật! Nước mắt đêm ấy là có thật, để có thể ở tận xứ này, nhìn cho thấu rõ khuôn mặt bạn bè đã một thời sống như cát bụi, sao không viết câu thương yêu nhỉ? ...Và chiều, rồi tận đêm ấy, chúng tôi đã cùng Tuấn uống lại uống.
Anh Cao Xuân Huy ơi. Nếu anh có đọc dòng chữ này. Xin anh hãy sắp xếp thời gian, quay lại Đà Nẵng. Nơi anh từng rút chạy, từng chống cây súng AR 15, mệt mỏi, ngẩn ngơ, nhìn những chiến xa hai bên đì đoành, trông ra biển...Đà Nẵng hôm nay khác rồi. Rất khác rồi! Không còn một bóng người nước ngoài cầm súng đôn đáo binh lửa. Chỉ có những người nước ngoài tới du lịch và cả bãi biển chạy dọc vài chục cây, cát trắng phau phau suốt gần tới Hội An. Anh hãy về đó, thăm lại vùng đất cũ, nơi xưa Tháng ba ngun ngún lửa và ánh hoả châu. Không còn đâu anh Huy ơi. Người ta đã quên đi hận thù trận mạc, người hôm qua và người của hôm nay đang chung tay xây cất một thành phố Đà Nẵng du lịch xanh, sạch, đẹp... kể cả vừa đây thôi, sau Tháng Chín, cơn bão tháng Chín, hàng ngàn người từ Đức, từ Tiệp v.v... con dân Đà Nẵng - Quảng Nam, dẫu còn bao kham khổ xứ xa, vẫn nhớ mà chắt chiu gửi về miền Trung những đồng Cua-ron và Euro, mong đỡ đi trăm ngàn gian khó sau cơn bão quê nhà, cho Thành phố biển bãi trở lại xanh nguyên thuỷ của biển, từng hoá giải màu xám chiến cụ xưa, biến thành màu xanh bãi nghỉ bên bờ nước mà cả anh và tôi ít nhiều kỉ niệm, ít nhiều yêu thương!
3-Tuấn Sapa và Truyền soái giầy...
Tôi đi theo Tuấn. Thế mà bao nhiêu năm, chả ngờ gặp Tuấn ở đây, lại phiêu bạt ở chính nơi hắn bắt đầu ra đi tìm kiếm thêm ngày mới và điều mới.
Tôi không bao giờ hy vọng Tuấn xông xênh mũ áo, đi xe BMW và ngậm tẩu. Tôi cũng chưa khi nào nghĩ, hắn sẽ trở thành một lãnh tụ, chỉ huy đám ai đó cầm bút làm gươm chơi Bút máu. Dù cho là ở xứ sở tự do tương đối nhất này, mỗi cá thể đều có thể làm được nhiều điều oái oăm: ví như kẻ nói xấu đất nước giỏi nhất, tàn nhẫn và cực đoan nhất, miệng hô dân chủ xong sẵn sàng chọc dao vào ngay bè bạn, khi bạn khác quan điểm, hoặc bạn trung tín với một niềm tin. Sự đau đớn khi chợt nhận ra, những con lạch đổi dòng ấy, lại là những kẻ được hưởng quyền và lợi ngay từ trong trứng. Chỉ cần một sở cầu không thoả mãn, thậm chí sở cầu dở hơi, không phải mục đích sống, là có thể coi nhau như hận thù...Cái bóng đi trong đêm thu ảm đạm Praha, chưa mỏi mệt tới mức như tôi, sau một ngày làm việc, chỉ muốn trèo ngay lên giường nệm ấm. Tuấn làm việc, du chơi khắp thế giới và vẫn đăm đắm với văn chương, tình yêu của anh. Hôm nay anh có gì?...Ngọn nến hôm nay có phải ngọn nến của hôm qua?
Trước tiên về gốc cội, Tuấn là con em của số cán bộ cách mạng từ miền Nam ra tập kết. Anh học trường Nguyễn Văn Trỗi, nơi anh rể tôi dạy văn. Anh cũng khởi nghiệp văn, bằng những vần thơ từ rất sớm. Và, bè bạn văn của anh, giờ đây cũng ngôi thứ rõ ràng ở văn đàn. Đi tìm những khao khát của mình, Tuấn như con thuyền nhỏ còn lênh đênh, giờ lại dạt về đây! Sau nữa, Tuấn yêu văn chương, say bạn văn, những Thuỵ Kha, Trọng Tạo, những Tuyết Nga v.v...Và, sau này nổi tiếng như bác Đỗ Chu đều tạt ghé qua đây. Cái điếu của anh Đỗ Chu góc nhà còn kia, làm vật kỉ niệm cho Tuấn? Như nhà Tuấn bấy nay vốn là nhà trọ của khách văn thập phương, ai đi xa về gần tới Séc, ghé qua Sa Pa này mà tới Tuấn... Anh là cái người yêu văn như kẻ nghiện ma tuý, rượu, hay nhẹ như nghiện thuốc lào: chôn điếu xuống lại đào điếu lên. Như đêm nay, hắn hỏi tôi uống gì, rồi đùng đùng mua rượu trắng, thứ tôi thích. Ra khỏi quán, Tuấn trao cho Việt cái túi, tuyết trơn, lỡ rơi, chai rượu nổ cái đốp. Vỡ chai này mua chai khác! Phải say! Quên túi luôn rỗng rễnh, việc làm báo chả nhiều tiền, quên cả vợ giục gọi nửa đêm, Tuấn đúng là tuýp người giữa chợ đời vẫn mơ theo trăng, vơ vẩn cùng mây, sống cùng mình, cùng đời với kỉ niệm của cá nhân trong ăm ắp nhớ thời, nhớ người!
Tôi không bao giờ hy vọng Tuấn xông xênh mũ áo, đi xe BMW và ngậm tẩu. Tôi cũng chưa khi nào nghĩ, hắn sẽ trở thành một lãnh tụ, chỉ huy đám ai đó cầm bút làm gươm chơi Bút máu. Dù cho là ở xứ sở tự do tương đối nhất này, mỗi cá thể đều có thể làm được nhiều điều oái oăm: ví như kẻ nói xấu đất nước giỏi nhất, tàn nhẫn và cực đoan nhất, miệng hô dân chủ xong sẵn sàng chọc dao vào ngay bè bạn, khi bạn khác quan điểm, hoặc bạn trung tín với một niềm tin. Sự đau đớn khi chợt nhận ra, những con lạch đổi dòng ấy, lại là những kẻ được hưởng quyền và lợi ngay từ trong trứng. Chỉ cần một sở cầu không thoả mãn, thậm chí sở cầu dở hơi, không phải mục đích sống, là có thể coi nhau như hận thù...Cái bóng đi trong đêm thu ảm đạm Praha, chưa mỏi mệt tới mức như tôi, sau một ngày làm việc, chỉ muốn trèo ngay lên giường nệm ấm. Tuấn làm việc, du chơi khắp thế giới và vẫn đăm đắm với văn chương, tình yêu của anh. Hôm nay anh có gì?...Ngọn nến hôm nay có phải ngọn nến của hôm qua?
Trước tiên về gốc cội, Tuấn là con em của số cán bộ cách mạng từ miền Nam ra tập kết. Anh học trường Nguyễn Văn Trỗi, nơi anh rể tôi dạy văn. Anh cũng khởi nghiệp văn, bằng những vần thơ từ rất sớm. Và, bè bạn văn của anh, giờ đây cũng ngôi thứ rõ ràng ở văn đàn. Đi tìm những khao khát của mình, Tuấn như con thuyền nhỏ còn lênh đênh, giờ lại dạt về đây! Sau nữa, Tuấn yêu văn chương, say bạn văn, những Thuỵ Kha, Trọng Tạo, những Tuyết Nga v.v...Và, sau này nổi tiếng như bác Đỗ Chu đều tạt ghé qua đây. Cái điếu của anh Đỗ Chu góc nhà còn kia, làm vật kỉ niệm cho Tuấn? Như nhà Tuấn bấy nay vốn là nhà trọ của khách văn thập phương, ai đi xa về gần tới Séc, ghé qua Sa Pa này mà tới Tuấn... Anh là cái người yêu văn như kẻ nghiện ma tuý, rượu, hay nhẹ như nghiện thuốc lào: chôn điếu xuống lại đào điếu lên. Như đêm nay, hắn hỏi tôi uống gì, rồi đùng đùng mua rượu trắng, thứ tôi thích. Ra khỏi quán, Tuấn trao cho Việt cái túi, tuyết trơn, lỡ rơi, chai rượu nổ cái đốp. Vỡ chai này mua chai khác! Phải say! Quên túi luôn rỗng rễnh, việc làm báo chả nhiều tiền, quên cả vợ giục gọi nửa đêm, Tuấn đúng là tuýp người giữa chợ đời vẫn mơ theo trăng, vơ vẩn cùng mây, sống cùng mình, cùng đời với kỉ niệm của cá nhân trong ăm ắp nhớ thời, nhớ người!
* * *
Sớm hôm sau Tuấn dẫn tôi lên văn phòng báo nơi hắn làm việc: Sức sống. Ở phía sau, kế bên có hành lang ngoắt nghéo. Tuấn dẫn cả bọn sang một gian phòng khá rộng, kê một bàn bi-a nho nhỏ và bộ ghế xa-lon. Một người vẻ phong lưu đầm đậm tiếp tụi tôi. Tuấn bảo, hắn là Truyền. Nguyễn Hữu Truyền. Truyền buôn giầy. Có nhà máy làm giầy, đang có vụ cạnh tranh với hãng giầy Adidat. Truyền bảo, giầy em có ba sọc, ba cái sọc có thêm hình răng cưa và vạch nối khác ba cái sọc của Adidat. Tôi thấy quanh phòng Truyền có nhiều bình gốm giả cổ, tân thời lẫn lộn. Truyền bảo, cái bình kia năm sáu ngàn Euro. Với tôi, thoạt đầu, cái phòng của Truyền y như phòng tay trọc phú. Vì có trọc phú mới bầy biện kiểu doạ nhau bằng tân thời giả cổ, tính theo tiền ngàn Eu thế kia. Vậy mà ở đời, có khi vậy mà không phải vậy. Đấy là số bình em đánh sang đây bị ế! Anh ngồi đây uống trà đã! Truyền đưa chúng tôi tới ngồi bên chiếc bàn trà gỗ. Hoá ra, Truyền là tay giang hồ thứ thiệt. Tay chơi văn hoá bậc số má nơi đây! Hắn, tủm tỉm cười! Sau mới biết, kẻ có chút của ăn của để ở Sa Pa này, từng là thuỷ thủ làm thuê trên tàu đánh cá Hàn Quốc. Hắn kể, kiếp làm thuê của hắn ở thuyền Hàn là 16 giờ quần quật, có bận chủ tàu nó bảo, trên bờ có luật pháp, ở tầu chỉ có tao! Ba năm lênh đênh ở biển, Truyền cay đắng nhận ra rằng, không thể thoát khỏi kiếp nhọc nhằn ở tư cách làm thuê. Người Hàn dạy cho hắn đạo làm việc chăm chỉ. Thuyền Hàn, lao động khổ sai, thuỷ thủ đánh cá giữa biển, dạy cho hắn nhiều điều cay đắng mà bứt phá vươn lên chăng? Truyền buôn Đông về Tây. Ai có ngờ, hắn lại tỏ ra là tay chơi trà có hạng. Chúng tôi ngồi quây lấy Truyền, để hắn biểu diễn pha trà. Thôi rồi lượm ơi, tôi gặp tay tổ chơi trà có hạng! Chuyên nghiệp tới mức tôi phải mở to đôi mắt, giỏng tai mà nghe hắn nói về trà Quan Thế Âm có mấy loại, Trà Ô Long uống thế nào. Những cái bình sắt vuông cao vẽ rồng phượng, tố nữ...Truyền mở nắp ra, đưa lên mũi tôi, hương trà mộc bay lên ngào ngạt. Cha tôi từng bảo, chơi trà có hạng phải là thứ trà không ướp tẩm hoa, để mộc mà hương cứ xông lên ngào ngạt. Pha hãm ra sao cho ba bốn nước rồi, trà vẫn giữ nước xanh rờn tới vậy. Nghệ thuật ẩm trà của tay trọc phú này thực tới kinh ngạc, lại khi hắn mang tới bàn trà mấy tờ giấy và rót nước trà lên đó, để khách tôi lau mắt và lau miệng. Nước pha trà hãm được hắn tính đếm từng giây, cho sự xác định nước đang ở bao nhiêu độ, mới làm trà chín đủ, giữ xanh cái nước, đượm cái hương. Hết hương của trà, Tuấn lại giới thiệu, bạn em là giọng ca vàng. Truyền đi tới góc nhà, trên bàn làm việc, có bộ âm thanh đặt kín đáo. Hắn bật cho tụi tôi nghe cái băng C.D mà hắn thu ở Việt Nam. Giọng ca ấm, tràn trề cảm xúc, bài ca nói thuần về quê hương Việt Nam yêu dấu vang lên trong gian phòng giữa chợ Sa Pa. Tôi cúi đầu, nhận ra cái nuột nà, luyến láy thật điệu nghệ của tay ca sĩ nửa mùa! Mà đâu chỉ có thế, chúng tôi chuyền tay nhau đọc một bài thơ mới của Truyền. Vài ngày sau, tôi còn đọc hai cái truyện ngắn của gã, mà chi tiết rất sắc, ám ảnh và lạ. Thế đấy, ở người kinh doanh này, trí thức và trải nghiệm đủ cho hắn phát lộ, mà vừa tìm thấy tiền lại âm thầm sáng lên ở Sa Pa sắc sảo ngay từ biện pháp kinh doanh hữu khôn lắm khi hắn nói: Tội quái gì làm giầy gia công cho Tầu, khi mà mình chính là người lưu thông bán buôn! Đúng là sức sống Séc! Sức sống mà đòi hỏi mỗi người làm ăn không chỉ dựa vào cần cù chăm chỉ. Thế mới tỏ, văn hoá doanh nhân ở một khoanh đất Séc nơi có người Việt sinh nhia nó sinh động ra sao!
Sa Pa sớm hôm sau vẫn chìm trong ảm đạm. Chúng tôi lại đi giữa nhốn nháo Sa Pa chen chúc ngày Chúa Nhật, ngày dân buôn bán tứ xứ kéo về đây. Tôi gặp tiếp những người như Truyền, vài doanh nghiệp vừa vừa, nhỏ như ông Lâm, ông Hội vfa thoáng thoáng bao em Việt đẹp như hoa tuyết đầu mùa đông sớm bay giữa chợ. Chúng tôi ăn bánh cuốn nóng và nói về trận bão miền trung Quảng Đà, Huế, quê mẹ Tuấn. Cái thông tin sớm nay bật mạng báo về cơn bão tràn tàn phá Đà Nẵng, Quảng Nam và Huế nội đô ngập trắng ra sao. Những thông tin của tờ báo Tuấn bàn tới cứu trợ, chi viện, quyên góp làm một thằng ở Đức như tôi thấy như mình có lỗi với quê nhà v.v...
Thay cho lời kết:
Ngay đêm ấy tôi trở về nhà ở Teltow. Về tới nhà mới vứt đi cái túi bánh qua hai ngày đã khô không khốc của nhà văn già Lê Xuân Quang. Khi qua biên giới kim vụt chỉ hết xăng. Hết xăng là nằm lại dăm tiếng giữa rừng là cái chắc. Thế mà Việt định vứt túi bánh hôm rời nhà Tuấn. Nửa đêm bật máy lên, thấy thư của ông chủ tịch hội đồng hương Quảng Đà, thấy Commen của Tấn vua vịt Berlin gửi lời nhắn cho anh Cao Xuân Huy; vào phần I bài tuỳ kí trên Blog. Mọi sự gần như trùng hợp với mảnh đất miền Trung mà chúng tôi quan tâm. Thì ra cùng với bà con ở Sa Pa, tại Đức, bao nhiêu hiệp hội cũng cùng nhau quyên góp tiền và hàng cho Quảng - Đà, nơi vừa xảy ra lũ lụt kinh hoàng. Những tấm ảnh lũ lụt của đám anh chị em miền đất giông gió ấy, nơi tôi và Huy quần nhau một thủa, nơi sinh ra Tuấn và có thể nhiều người tha hương ở Sa Pa, làm tôi xúc động. Có ai hiểu cho đồng bào tôi ở Đức, ở Séc còn một nắng hai sương lắm mà vẫn chắt chiu gửi về từng đồng Cua-ron và Eu-Ro, khắc phục cơn bão số 9. Ảnh của đám ông Trương Văn Địch, ghi lại cảnh các cháu ở Việt ở Đức bổ lợn, gom từng chục Cent, làm gai gai cái thằng tôi chai sạn. Không biết bên Sa Pa giờ này họ, đám tất v bật chợ búa như tiệm hớt tóc của vợ Tuấn, cũng gom được bao nhiêu tiền cho miền Trung? Tôi xin chép lên đây vài số liệu này gửi cho bạn bè tôi ở chợ Sa Pa. Có lẽ làm ra nhiều tiền, cũng chỉ tiêu và tiêu tiền vừa là hạnh phúc vừa là nghệ thuật. Mà tiêu vào quê hương, cho mảnh đất sinh ra mình, giải hết oan trái của siêu nhiên, là sự tiêu có hậu nhất:
Vừa qua Hội Đồng hương QN-ĐN chúng ta đã có phong trào quyên góp giúp đỡ đồng bào quê nhà bị thiệt hại do cơn bão số 9 gây ra, số tiền quyên góp được đến ngày 12.10.2009 là11.056,00€.
Nước Đức, đầu đông 2009
Chú thích: 1-Nguyên văn: Khói buồn dâng lên cây.
2-Tschechien: Tên nước Cộng hoà Séc viết theo tiếng Đức
3-Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà. Giang Hồ - thơ Phạm Hữu Quang.
4- Nguyễn Thế Việt và Nguyễn Ngọc Tuấn cùng tuổi Giáp
Đăng ngày 28/11/2009
|