Tác giả: Xuân Đức |
Đợt này tôi đang tập trung tất cả thời gian để hoàn thành một kịch bản phim dài tập.( Phải mất rất nhiều tháng). Vì vậy, gần như sẽ không thể có bài vở gì để lên trang hàng tuần hầu chuyện các bạn. Để khắc phục tình trạng " hoang phế" vườn trúc, từ hôm nay, tôi sẽ cho đăng từ từ mấy vở kịch mới. Kịch bản sân khấu mà đọc thì chẳng thích hợp..Ai không thích thì cho qua, ai tò mò thì theo cùng trang web nhé!
Chúc mọi người vui vẻ..
xuanduc.vn
CHIM TAPAR HÓT GIỮA RỪNG NGÀN
Kịch dài
Ai
đặt trọn vẹn niềm tin vào dân,
và ai có được trọn vẹn niềm tin của dân
thì người đó sẽ chiến thắng
và ai có được trọn vẹn niềm tin của dân
thì người đó sẽ chiến thắng
NHÂN VẬT
Hoàng Khiêm: Hiện đại tá nghỉ hưu, nguyên trung đội phó
kiêm trưởng xe tăng 1Phước: Trưởng xe 3Trần Khiết: Trung đội trưởngVũ Lộc: Đại đội trưởng tăngHồ Miêng (Tapar): Xã đội trưởng du kích Làng
VâySu: Du kíchPả Mậu: Đàn ông Vân KiềuPỉ Thiềng: Vợ Pả Mậu
Uyliam : Trung tá Mỹ chỉ huy cứ điểm Làng
Vây
Đỗ ngọc Dậu : Thiếu tá , tiểu đoàn trưởng lính Việt Nam cộng hoà
Hạ sĩ Tuất: Lính Việt Nam cộng hoà.
Đỗ ngọc Dậu : Thiếu tá , tiểu đoàn trưởng lính Việt Nam cộng hoà
Hạ sĩ Tuất: Lính Việt Nam cộng hoà.
Một
số nữ du kích và nhân dân Vân Kiều ở Làng VâyMột số lính thám báo MỹMột sô lính Nguỵ
Nhân vật thời hiện tại
Quang: Trưởng ban quản lý bảo tàng chiến thắng Khe
Sanh - Làng VâyHuệ: Nhân viên bảo tàngLan: Nhân viên bảo tàng
CẢNH KHAI TỪ
(Buổi sáng ở Khe Sanh, nhà bảo tàng chiến
thắng Khe Sanh chìm trong sương mờ và chập chờn cây rừng. Phong cảnh thật yên
bình. Rất nhiều tiếng chim hót. Trong đó ta nghe nổi bật là tiếng Cu gáy, loại
chim mà đồng bào Vân Kiều gọi bằng chim Tapar và hết sức yêu quý nó.
Huệ, một nữ nhân viên mở cửa đi ra, vai vắt khăn, tay cầm bàn chải đánh răng... Cô đảo mắt nhìn cảnh núi rừng.)
Huệ, một nữ nhân viên mở cửa đi ra, vai vắt khăn, tay cầm bàn chải đánh răng... Cô đảo mắt nhìn cảnh núi rừng.)
Huệ: Ôi... Tiếng chim rừng nghe vui quá. Lan
ơi!... Lan... dậy đi, ra mà nghe chim
hót này
(Một nữ nhân viên khác tên là Lan bước ra, vẻ còn ngái ngủ)
Lan: Làm gì mà ầm ĩ lên thế!... mặt trời chưa
mọc mà.
Huệ: Mày còn tệ hơn cả lũ chim nữa... Chúng nó
đã dậy và hót vang rừng lên rồi... nghe vui quá Lan ơi.
Lan: Ừ nhỉ... Chắc sáng nay sẽ đông khách lên
thăm Bảo tàng chúng ta đây.
(Quang, trưởng ban quản lý bảo
tàng đi ra)
Quang:
Đông khách là cái chắc. Tuần này là
tuần cao điểm. Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Làng Vây - Khe Sanh mà. Các cô làm vệ
sinh sáng nhanh lên, tranh thủ ăn sáng để còn đón khách.
Huệ: Làm gì mà quýnh lên thế trưởng ban. Dù có
đông đến mấy thì cũng phải sau 9 giờ. Tất cả các tour đều nghỉ dưới Đông Hà, chả
có đoàn nào lên sớm được đâu.
Quang:
Lại thế rồi. Đã bảo là tuần cao điểm
đặc biệt mà lại. Thôi, khẩn trương lên, không nhõng nhẽo nữa.
(Lan và Huệ liếc nhìn nhau, lè
lưỡi rồi cùng vào khuất. Trưởng ban Quang cũng vào theo.
(Một cựu chiến binh từ ngoài
cổng bước vào. Ông trạc tuổi trên 60 nhưng vóc dáng còn rất khỏe mạnh, bộ quân
phục bạc màu, mũ cối không có sao, vai khoác chiếc ba lô cóc lép kẹp, hình như
trong ba lô không đựng gì. Ông chính là Hoàng Khiêm
Hoàng Khiêm dừng lại trước cửa
bảo tàng, bồi hồi nhìn cảnh rừng núi và lắng nghe tiếng chim hót. Bỗng mắt ông
sáng lên...)
Hoàng
Khiêm: Ôi... đúng rồi... đúng là tiếng Tapar rồi... ở đâu nhỉ? Hình như nó ở
phía rừng bên kia?... Tapar... Tapar... Tôi đã về đây này... (Quay ra)
Quang:
Chào chú... (Khiêm vẫn mơ màng theo tiếng chim... Quang
gọi to) Thưa... đồng chí. (Cả Huệ
và Lan cùng ra)
Hoàng
Khiêm: (Quay lại) Chào các
cháu...
Quang:
Chú... lên tham quan bảo tàng phải
không ạ?
Khiêm:
Đúng thế!
Huệ: Chú chỉ đi một mình thôi ạ?
Khiêm:
Vâng.
Lan: Sao chú lại đến sớm vậy?
Khiêm:
Sao?
Quang:
(Đưa mắt lườm cô nhân viên)Dạ, không
sao đâu ạ. Chẳng qua bọn cháu...
Khiêm:
À, tôi hiểu rồi. Thường thường các
cháu đón khách tour từ Đông Hà lên tới Khe Sanh muộn hơn phải không?
Huệ: Dạ, đúng thế ạ.
Khiêm:
Tôi lên Khe Sanh từ ngày hôm qua, tối
qua cũng nghe các anh dưới thị đội nói rằng, bảo tàng chiến thắng Khe Sanh này
thường đón khách muộn. Biết vậy, nhưng tôi sốt ruột quá, vừa tỉnh dậy là đi lên
đây ngay... Chắc là làm phiền các bạn trẻ rồi.
Quang:
Không không... bọn cháu phục vụ 24/24
ạ.
Lan+Huệ:
Vâng... 24/24/ chú ạ
Lan: Mời chú vào xem bảo tàng. Để cháu dẫn chú
đi...
Khiêm:
Thế này thì... khổ thân cháu gái
rồi.
(Hoàng Khiêm theo Lan đi vào phía
nhà bảo tàng)
Huệ: (Nhìn theo) Ông này... chắc cũng cỡ bự
đây.
Quang:
(Lắc đầu) Không đâu. Chỉ là một cựu
chiến binh bình thường thôi
Huệ: Sao anh biết?
Quang:
Cô Huệ không thấy à. Cỡ bự mà đi là
tiền hô hậu ủng, xe cộ rầm rầm chứ đâu lại lững thững một mình.
Huệ: Ừ, cũng phải.
Quang:
Mấy lại, mấy cụ thì mang lễ phục, huân
chương trùm kín cả ngực. Đằng này quần áo bạc màu, lại còn khoác chiếc ba lô lép
kẹp...
Huệ: Nhưng mà trưởng ban có để ý đôi mắt của
chú ấy không? Tuổi đã cao nhưng dáng đi, ánh mắt thì vẫn cứ như là thanh niên
trai tráng ấy.
Quang:
Thế mới gọi là cựu chiến binh Khe Sanh
chứ... Thôi, tranh thủ ăn sáng đi. Tôi đã bảo cái tuần lễ này là cao điểm đặc
biệt mà, các cô thấy chưa...
Huệ: Thấy rồi... Ăn sáng nhanh, đón khách
ngay!
(Hai người định đi thì Hoàng
Khiêm và Lan đã quay ra)
Quang:
Ủa, sao chú mới vào đã ra ngay. Hay...
bảo tàng bọn cháu nó...
Khiêm:
Không không. Tôi mới lướt qua đã không
kìm nổi nước mắt. Nhưng tôi muốn gặp các đồng chí ít phút đã rồi sẽ quay vào xem
kỹ. Ở đây... ai phụ trách?
Quang:
Cháu là Trần Quang, trưởng ban quản lý
ạ
Khiêm:
Cảm ơn đồng chí trưởng ban. Xin tự giới
thiệu, tôi là Hoàng Khiêm đại tá đã nghỉ hưu.
Tất cả:
ồ, thế ạ.
Khiêm:
Cách đây 40 năm, tôi là trung đội phó
đồng thời là trưởng xe tăng 1 đại đội xe tăng đánh vào cứ điểm Làng Vây.
Quang:
Ôi... thật tuyệt vời. Thì ra chú là
một trong những người lính xe tăng đầu tiên tham chiến ở chiến trường Quảng trị.
Trong bảo tàng bọn cháu có hẳn 1 gian giới thiệu về cuộc chiến ở Làng Vây. Nếu
được chú xem kỹ và góp ý cho bọn cháu thì quý biết chừng nào.
Huệ: Chú tham quan xong, ở lại đây chơi với
bọn cháu một buổi, kể cho bọn cháu nghe thật chi tiết trận đánh xe tăng đầu tiên
ấy, chú nhé...
Khiêm:
Mọi sự tích về trận đánh ấy báo chí đã
viết nhiều lắm rồi. Tôi tin các bạn cũng đã có rất nhiều tư liệu. Lần này về
thăm lại chiến trường xưa, tôi có mang theo một kỷ vật... Với cá nhân tôi thì
đây là một kỷ vật vô giá, không có bất cứ ngọc ngà châu báu nào sánh được. Tôi
muốn tặng nó cho bảo tàng...
Quang:
Trời đất ơi... Thế thì bọn cháu mừng
hơn được vàng rồi.
Khiêm:
(Cười) Là tôi nói vậy, nhưng thật sự...
tôi không biết nó có phù hợp với khoa học bảo tàng không...
Huệ+Lan:
Hợp ạ! Nhất định là phù hợp ạ.
Khiêm:
Các cháu lại quá nhanh nhảu rồi... Đã
nhìn thấy vật gì đâu mà quả quyết sớm vậy... Như vậy là không có cơ sở khoa
học.
(Cả nhóm cười trừ. Hoàng Khiêm
cẩn thận mở ba lô lấy ra 1 gói vải đỏ, lại gỡ ra rất nhiều lớp để cuối cùng lấy
ra một vật đen như 1 cục đất, có nhiều vết lõm của dấu tính các ngón tay. Cả
nhóm hồi hộp nhìn)
Quang:
Đây... là vật gì thế ạ?
Khiêm:
Đây là một loại củ rừng
Lan: Củ rừng gì thế ạ? Mà sao nó lại bị sứt
một miếng, rồi lại có mấy vết lõm thế này?
Khiêm:
Tôi không biết là loại củ gì. Ngay cả
người dân tộc ở đây cũng không biết tên nó. Nó rất đắng nên bà con gọi luôn là
củ đắng.
Huệ: Chú ơi... Cái củ đắng này mà cũng là...
hiện vật quý hiếm ư?
Khiêm:
(Cười nhẹ) Thì chú đã nói là không biết
có phù hợp với khoa học bảo tàng không mà lại. Nó chỉ là một củ rừng không có
danh tính lại đã bị gặm dở... Hồi đó, tôi cất giữ nó với ý định làm vật kỷ niệm
cho con tôi. Khi ra Hà Nội, có thằng bạn bên binh chủng hóa học cho tôi một lọ
hoá chất gì đó, nó bảo ngâm vào thì sẽ giữ được rất lâu dài. Tôi mừng lắm. Tuy
nhiên... con tôi... (Cúi xuống, nghẹn
giọng)
Quang:
Thưa chú... chắc là...
Khiêm:
(Lấy lại sự cứng rắn) Con tôi đã không
còn để giữ được kỷ vật này. Nó lạ nạn nhân của chất độc da cam. Chính là thứ
chất độc tôi đã mang về từ Khe Sanh này về.
(Tất cả sững ra.Âm nhạc trào lên.
Quá khứ cũng cuộn về trong lời kể của người cựu chiến binh)
Tắt đèn- chuyển không gian
Đăng ngày 06/10/2010 |