Tác giả: Hữu Đạt
(Muời sáu năm sau)
Tiếng cười của đứa con gái nào đó vang lên khanh khách, trong trẻo, khiến Thoỏng giật mình, tỉnh giấc. Anh dụi mắt, nhìn kỹ lại. Thì ra là một bầy vượn bạc má đang ngồi vắt vẻo ở trên cành cao, gần đó. Chúng trêu đùa, cào cấu nhau cười chí chéo, chứ không có một đứa con gái nào quanh đây cả. “Vượn mà cũng biết đi sim, đi hát, trêu ghẹo nhau, rồi cười lên thành tiếng khanh khách nữa à?” Thoỏng tự hỏi. Rồi anh tự trả lời: “Chắc là mình mệt nên ngủ mơ đó mà. Vượn làm sao lại biết cưòi tiếng người được!”
Đêm qua, Thoỏng đã đi sim và gặp được ngưòi con gái mà mình hằng mơ ước. Cô ta cân đối nõn nà, đầy đặn và bốc lửa hơn những cô gái mà ngày thường Thoỏng vẫn thấy.
Lần đầu tiên trong đời, được đặt tay vào bộ ngực châu báu của một người con gái. Anh bỗng thấy sướng đến nỗi run lên bần bật. Sao nó khác xa với sự tưởng tượng thường ngày của anh đến thế. “Cái đó căng vậy, thì chắc nó phải cứng lắm. Ít ra là cũng như khi sờ vào vỏ một trái hồng rừng đang hừng hực ửng đỏ!!!”. Nhưng không, nó mềm, ấm và êm quá. Thoỏng mân mê hoài mà không biết chán. Anh còn muốn chúi đầu vào đó để mút nữa cơ đấy.
Ban đầu, thì cô gái cười nhè nhẹ, hơi cựa quậy một chút, vẻ khó chịu. Nhưng rồi sau đó, lặng dần, nhắm mắt, như đang chìm vào giấc chiêm bao sâu thẳm. Rồi nhẹ nhàng đưa tay lên, nắm chặt lấy tay anh, thì thào trong gió: “Hãy nắn và bóp mạnh vào. Thích lắm!” Đôi lúc, khuôn mặt đẹp đó khẽ nhăn lại một chút và mở choàng mắt ra, nhìn anh đăm đăm. Dưói ánh sao khuya, Thoỏng vẫn có thể nhận ra ánh mắt đó ươn ướt, chứa dựng nhiều điều khao khát. Thoỏng thấy đê mê không kém. Các bắp cơ của anh bắt đầu cứng lại, vằn lên, giật giật… Thoỏng không còn thấy ngại ngùng một chút nào nữa. Anh chỉ cần khẽ đẩy nhẹ một cái, là cả thân hình nóng rực ấy liền đổ ngữa ra. Anh liền hối hả gục đầu vào đó, mà day nghiến, cọ xát....
Chao ôi! Sao nó ấm áp, êm dịu, và ngọt ngào quá. Anh muốn nằm mãi như vậy, để mà đi hết tận cùng của sự khoái cảm…Nhưng cô gái đã vặn mình, duổi thẳng hai chân ra, kéo nhẹ tà váy lên, để lộ cặp dùi trắng muốt, thon tròn, chắc ra, như để tận hưởng làn gió núi mơn man thơm nồng thoang thoảng... Có lẽ là cô ấy muốn hai bàn tay của Thoỏng chuyển dời xuống phía đó. Nhưng Thoỏng đã không thể.- Vì anh chỉ có hai cái tay thôi. Thoỏng vụng về oàm người, đè lên cái bụng trắng mềm của cô ấy và bắt đầu thở phì phò.
Bỗng cô gái cười khe khẽ, trong làn hơi ấm co ấy nói thì thào:
- Sợ à? Mới lần đầu à?
- Ừ!
- Kém thế! Chưa biết phải làm cái chi nữa à?
- Chưa! Nói cho với!
- Làm cái mà trong bụng hai đứa đang ưng đó!
- Ừ! Để coi thử! Cái bụng mình cũng ưng lắm. - Thoỏng ngượng ngùng nói.
- Biết rồi!- Cô gái gắt.
- Ơ sao cái bụng của người khác mà? Sao bên nớ lại biết?
- Thì biết… là biết liền mà. Đây này, cái này nó nói đó. Làm đi!
- Nhưng chưa quen… Sợ lắm!
- Thử một lần đi, quen rồi bữa sau thấy là ưng liền mà. Không cho lại buồn đó!
Bàn tay mềm, ấm của cô gái, chạm đúng vào chổ mà Thoỏng tưởng là không bao giờ có thể với tới. Khiến anh ngây ngất, run bắn cả người. Trong luống cuống, anh thấy cái bụng của cô gái như bị ướt nhoè, nhày nhụa… Những ham mê cuồng loạn, bỗng nhiên hụt hững, bay biến, tan mất từ bao giờ. Thoỏng bất lực, rủ rượi, ôm lấy thân hình nóng rực, đang quằn quại, rên lên từng tiếng khe khẽ ở phía dưói. Anh gục vào đó, thở hổn hển bất lực…
Cô gái nhăn mặt, “Xì” một cái thật dài và mạnh. và lật hẵn người lại, hất Thoỏng sang một bên, ngồi dậy cau có :
-Đúng là đồ con nít, lần đầu, chả làm được cái gì hết. Chừng đó mà cũng luống cuống, để ướt hết váy của người ta.
-Thì nó tự như thế, chứ mình đâu có muốn. - Thỏong nhỏm dậy, cố bào chữa.
- Bữa sau mà như thế, thì đừng có mà đi sim nữa đó. - Cô gái đứng dậy vùng vằng, nhưng đã bớt cau có. Cô bỗng cười lên thành tiếng khanh khách, rồi đổi giọng dịu dàng:
- Tối mai đến lại chổ này nghe. Nhớ ăn cho no, uống thêm một vài chén rượu nữa đó.
Nói xong, cô ta về thẳng. Bỏ lại Thỏong đứng bơ vơ, chưng hửng giữa đồi cây rì rào tiếng gió. Anh không thể hiểu là mình đã gây ra cái lỗi gì, mà khiến cô ta phải giận dữ như vậy.
Về tới nhà, chưa ngủ được bao lâu, thì anh Chuẩn đã đến, lay dậy và bảo:
- Dậy! dậy! Hôm nay, lại đến phiên gác rồi đó. Mày ra ngoài kia mà trực. Tuyệt đối không được ngủ. Nếu thấy có ai, hoặc điều chi khác lạ, lập tức rung mõ lên, để báo cho người trong bản biết, kịp đề phòng.
Thoỏng “Ừ ừ…”, rồi xách mõ ra đi, nhưng còn mệt và ngái ngủ lắm. Trái bắp nướng mang theo còn chưa muốn ăn nữa là gác. Khi vừa ra tới nơi, anh liền lăn ra ngủ. Mơ màng về chuyện đêm qua. “Chà quả một đêm vui thích và sung sướng làm sao? Mong sao ông mặt trời đi gủ sớm, để mình còn về làm theo lời cô ấy dặn.”
Chiếc mõ tre lại lăn long lóc ngay bên cạnh. “Ngủ à? Lại buồn ngủ. Vậy thì phải trèo lên cây cao, quan sát cho bớt cơn buồn ngủ đi.” Nghĩ thế, Thoỏng vội bám vào một cây to, trèo lên, đưa mắt nhìn ra bốn hưóng. Bầy vượn trắng đang đùa vui, tý tởn với nhau. Thấy anh trèo lên cây, tưởng là đến để chơi trò đuổi bắt. Chúng hú ầm lên, cợt nhả, lay cây, khua cành, múa lung tung, lấy làm khoái chí lắm. Thỏong cũng cầm cái mõ, lắc khẽ để doạ lại chúng. Nhưng chúng không những không sợ. Mà càng tỏ ra vui hơn với cái trò đó của một con vượn chưa mọc lông như Thoỏng.
“Tao ra đây gác, chứ không phải để nô đùa với tụi bay đâu. Tối tao về, nô đùa với bạn gái tao thích hơn!”- Thoỏng lẩm bẩm.
Theo quy định thì mỗi người đứng gác ở vị trí cách nhau một khoảng khá xa. Khi vị trí ngoài cùng thấy dấu hiệu lạ, là liền lắc một hồi mõ, để báo cho người ở vị trí phía trong biết. Rồi người ở vị trí đó sẽ lắc mõ tiếp, để người trong nữa cùng biết… Cứ thế tín hiệu chuyền về đến tận bản. Mọi người sẽ biết mà ứng phó với mọi tình huống.
Thoỏng treo cái mõ vào một cành cây to. - Để gió khỏi lắc lư phát ra tiếng. Kẽo người gác phía trong lại nghe nhầm. Rồi anh tuột xuống, lôi bắp ngô nuớng ra gặm. Đồng thời nằm ngữa mặt lên, quan sát bầy vượn đang múa vờn trêu ghẹo nhau. Mấy con chim nhại giọng, cũng bay đến, thi nhau tấu khúc nhạc rừng. Loài chim nhại giọng đó thật là đáo để. Khi thì chúng giả giọng chim công, chim sáo, chim hoạ mi, chim khưóu… Những khi không có con chim nào hót, thì chúng đua nhau nhại lại giọng của một con thú, bầy vượn ở gần đó. Thậm chí là chúng còn bắt chước cả tiếng cưòi, tiếng ho của người nữa… Khiến cho nhiều kẻ đi rừng yếu bóng vía tưởng là ma, bỏ chạy chết thì thôi.
Mãi nghĩ miên man, Thoỏng lại chìm vào giấc ngủ từ khi nào chả rõ. Bầy vượn để ý thấy đối tượng của mình đã nhắm mắt. Bèn chuyền cành xuống, kéo chân, vặn tai, cấu mắt… xem anh đã chết thật chưa. Thoỏng bật dậy, khua tay, múa chân, hò hét, đuổi đánh. Chúng vội chạy toán loạn, nhảy tót lên cao, nhìn xuống, vẻ chế diễu. Bực mình, anh nhặt một cục đá, ném lên hòng đuổi chúng ra xa. Nhưng chúng không sợ, mà còn khịc mũi doạ lại. Một con táo tợn tiến tới, cầm cái mõ tre của anh treo trên đó, khua lốc cốc. Rồi cười khịt khịt với nhau.
Bỗng một tràng dài tiếng mõ từ phía trong, khua lên dồn dập đáp lại. Cứ thế tiếng mõ chuyền dài vào tận trong hẽm núi xa xôi.
“Chết rồi! Dân bản đã nhầm tiếng mõ của con vượn với tiếng mõ của mình, nên đã báo động! Phen này thì chết chắc rồi!” Thoỏng vội trèo lên cây, cố đuổi theo, để lấy lại cái mõ. Nhưng con vượn đã chuyền ra xa, tỏ vẻ khoái chí với trò đùa đó lắm, nó càng lắc mạnh cho cái mõ kêu dồn dập và vang xa hơn.
Tiếng tù và, tiếng chiêng càng khua lên dồn dập hơn bao giò hết. - Hiệu lệnh sơ tán người già trẻ em trong bản, chuẩn bị chiến đấu đã được ban ra.
Thoỏng hoảng hốt, tụt xuống, vừa chạy vừa la to:
- Không phải đâu! Không phải đâu! Vượn bạc má lắc đó! Không phải tui đâu. Không có chi cả thiệt mà!
Trưởng bản Thoong May và anh Chuẩn đón Thoỏng ngay ở bìa rừng, với cái nhìn đầy trách cứ. Anh vội vàng nén thở, cúi đầu kể lại toàn bộ sự tình.
Thoong May trừng mắt quát:
- Mày đi đâu mà để vượn bạc má lấy mất cái mõ?
- Tui không đi đâu cả! Tui vẫn gác. Nhưng tại hai con mắt hắn mở ra không được!
-Ngủ hà? - Già bản trợn mắt- Rứa có bọn Pháp đến, mày có biết không?
-Tại đêm qua tui đi sim về mệt, sáng nay phải dậy sớm! Mắt tui hắn không ưng mở ra đó thôi.
- Không nói lui nói tới chi nữa. Tao phải giam mi vô trong nhà, bắt ăn nhạt ba ngày.
Trưởng bản nói và đưa tay vẫy bọn du kích, đang cầm cung nỏ đứng chờ sẵn, ra lệnh:
-Chúng bay cử thằng khác ra thay hắn. Cho ba bốn thằng bắt cho được con vượn cầm cái mõ đó. Nếu bắt khó quá, thì cứ bắn chết, đem về đây. Tuyệt đối không để lộ bí mật.
Cả đội du kích chấp hành lệnh răm rắp :
- Ừ! Biết rồi! Ờ quên: Rõ! .
Chuẩn nén cười, khẩn khoản:
-Thằng Thoỏng còn nhỏ, mới lần đầu, thôi bắt hắn ăn nhạt ba ngày là đủ. Tối cứ cho nó ra nó đi sim, đi hát như thường lệ.
Già bản nghoảnh lại:
- Chờ bây chừ cho đến chiều, bọn thanh niên có bắt được con vượn lấy lại cái mõ không đã. Nếu tha, cũng phạt, bắt gác bù ba bữa.
- Ù, thế cũng được!
Chuẩn đồng ý. Anh thầm cảm phục trưởng bản. Ông ta quá rạch ròi, dứt khoát. Đến nổi không thể tha thứ cho bất kỳ một lỗi lầm nào của ai cả.- Mặc dù người đó là con trai ông. Chính vì thế mà ai cũng tôn anh làm trưởng bản. Tuy rằng anh còn rất trẻ.
Gần 5 năm trước, lần đầu tiên Chuẩn được phái lên miền núi để bắt liên lạc, gây dựng phong trào, lập căn cứ chống Pháp.
Dạo đó, thế giặc mạnh lắm. Lực lượng ta thì còn non trẻ, nên đi đâu, làm gì, cũng hết sức thận trọng, bí mật. Hơn nữa đưòng lối cách mạng chưa thấm nhuần vào tư tưởng của những người dân ngay được. Vì lẽ đó, mà khi hoà vào cộng đồng của người dân tộc thiểu số, càng phải cẩn thận và sâu sắc hơn. Chỉ cần một chút sơ suất nhỏ, là có thể mất mạng, hoặc ít ra là sẽ làm tình thế thay đổi theo hướng ngược lại, nhiệm vụ cách mạng giao rất khó hoàn thành.
Người dân tộc thiểu số, sống dọc theo dãi Trường Sơn và người Kinh, từ lâu vốn đã có truyền thống gắn kết với nhau. Đó cũng là một thuận lợi, nhưng dù sao cũng không vì thế mà chủ quan.
Năm đó, giặc mở rộng càn quét lên khu vực rừng núi, để hòng quét sạch những tổ chức cách mạng vừa nhen nhóm hình thành tại đó.
Một buổi sáng, bản Bia A Năng đang yên lành trong làn sương mờ. Trẻ em, lũ thanh niên thì còn co ro trong những vỏ cây bên bếp lửa. Chỉ vài người già và phụ nữ vừa mới dậy để khơi thêm hồng bếp lửa sưởi ấm và hông ngô ăn sáng mà thôi.
Bỗng “Đoàng” một cái, như có tiếng sét bên tai. Cả xóm chồm dậy, chạy ra cửa, lo lắng ngó quanh. Những người già vội đoán già đoán non:
-Chắc là Giàng lại không vừa ý chuyện gì đó rồi! Nên đã cho sét đánh xuống nhà chung của bản? Năm nay, bản cũng đã làm lễ cúng cơm mới, cúng Giàng đầy đủ rồi mà. Trâu to, gà heo cũng nhiều, rượu nếp càng không thiếu… Sao lại xãy ra cơ sự như thê nhỉ? Hay là trong bản, có đứa con gái nào bụng to lên, mà chưa kịp làm lễ cúng, để thành vợ thành chồng?
Thấp thoáng, lố nhố trong sương mù, những bóng hình to cao. Chân mang cái gì đó đen sì. Chạy sình sịch, nói xì lô, xì la, xông vào mọi nhà, bắt hết ông già bà lão, thanh niên ra ngồi thành một bầy với nhau. Ngay giữa bãi cỏ lớn nhất trước nhà sàn chung của bản.
Hễ ai nhấp nhổm, lấm lét, là liền bị một thằng nào đó lao tới, đạp cho một phát khuỵ xuống, bắt ngồi yên…
Chúng trói gô già Nay Thung lại, lôi lên trước đám đông. Một thằng phiên dịch và một thằng Pháp da trắng, mắt xanh, to cao, râu xồm đứng bên cạnh. Mặt đứa nào cũng nghêng nghênh ngáo ngáo, bước lui bước tới…
Thấy vậy, tất cả già làng, thanh niên đều tức chúng lắm. Vì từ trước giờ, chưa ai dám làm điều bất kính ấy với vị anh hùng của bản. Nhưng vì trong tay chúng, đứa nào cũng có cái súng. Chỉ cần chúng co ngón tay một cái, là tất cả chết tươi. Nên ai cũng lặng im, chờ đợi.
Thằng râu xồm, da trắng, mắt xanh, cao lòng ngòng, xì xồ câu gì đó, rồi hất hàm một cái. Thằng phiên dịch vội nói lại bằng tiếng kinh lơ lớ:
-Quan Pháp nói: Chúng mày không được cho Việt Minh bất cứ cái gì cả. Cái gì cũng là của nhà nước bảo hộ. Chúng bay phải nộp những gì quý như trâu bò, ngà voi, chum ché, bạc vàng… để các quan cất bớt đi cho, kẻo Việt Minh về, lấy hết thì uổng lắm. Mai mốt, quan Pháp sẽ cho người mang muối, vải lên tặng lại cho. Đừng nghe theo lời Việt Minh, đừng ăn muối chúng nó. Ăn muối nó là phải chết đó. Quan Pháp có súng, có máy bay, chúng mày đi đâu, trốn ở đâu, quan Pháp đều biết cả. Nghe lời quan Pháp thì sẽ sướng, chống lại sẽ chết như con chó này.
Bất chợt nó quay súng lại, bắn “Đoàng” một cái, con chó quý của nhà Nay Thung lăn ra chết tươi. Đoạn thằng phiên dịch hất hàm bảo Nay Thung:
-Mày nói lại tiếng tộc mày, cho cả bản cùng nghe ý của quan Pháp đi.
Nay Thung ngững mặt lên, nhìn chòng chọc vào mặt tên Pháp bằng ánh mắt nảy lửa và hét:
- Tao không biết thằng nào tên là Việt Minh cả. Tao cũng sẽ không cho ai mang cái gì của bản tao đi đâu hết.
Thằng Pháp phá lên cười sằng sặc:
-Việt Minh không phải là một thằng, mà là nhiều thằng. Bao gồm cả người Kinh và những người thượng… họp nhau lại để quấy nhiễu, đòi lật đổ quan Pháp, xúi dục bọn bay làm bậy!
- Tao cũng chưa gặp bọn đó bao giờ cả. - Già Thung đáp.
- Thế thì tốt. Nhưng nếu mai mốt gặp, chúng bay phải đuổi chúng ra khỏi bản và báo cho quan Pháp biết. Quan Pháp sẽ thưởng muối, vải, và cả súng săn cho bọn mày nữa.
- Tao không cần súng. Tao chỉ cần tên nỏ là đủ rồi. Đừng đứa nào phá rối bọn tao. Đứa nào dám vào đây, quấy phá bản, rẫy bọn tao, tao sẽ cho người bắn, chặt chết như những con nai, con thú ở trên rừng đó. Bây giờ mày thả tao và lũ dân bản tao ra đã được chưa? Bọn tao có thù oán gì với chúng mày đâu?
Trong khi thằng thông ngôn dịch lại những câu nói của già Thung cho tên Pháp nghe. Nó đang xì xì, xồ xồ, gật đầu lia lịa. Thì một số tên khác đã khiêng tất cả chiêng cồng, ché, ngà voi và những bảo vật khác của bản ra, chất thành một đống ngay trước con mắt của mọi người.
Hai tên lính chạy lại mở trói cho già bản. Bỗng từ trong gian nhà chung của bản, chợt vang lên tiếng la ré kêu cứu thất thanh của vài cô gái:
- Ới Giàng oi! Ới già bản, trai bản ơi! Vô…vô cứu chúng con với!
Rồi một cô gái của bản, váy áo rách te tua, từ trong đó chạy ra, nước mắt đầm đìa. Cô vừa chỉ vừa nói:
- Chúng xé hết áo quần bọn con, bắt con và hai cô gái nữa phải làm cái việc đó với nhiều thằng to, lông lá dũ lắm. Con sợ Giàng bắt đi quá! Con sợ bản phạt quá… già bản ơi! Trai bản ơi! Mau mau… cứu chúng con đi!
Bỗng nhiên thấy một thân hình lồ lộ của cô gái, đột nhiên xuất hiện giữa đám đông. Tất cả bọn Pháp phá lên cười một cách khả ố, khoái trá.
Già Thung không quay lại. Ông rít lên khe khẽ - bằng tiếng của dân tộc mình:
- Đợi chúng cởi trói cho tao xong. Tất cả dân bản, không kể ông già hay con trai… đồng loạt xông vô cứu con gái của bản ta. Chặt chết hết bọn da trắng đó cho tao. Ai yếu thì đi lùa trâu, bò lợn… vô rừng. Không được đứa mô ở lại nghe chưa. Mấy đứa con nít, ông bà già thì cứ địu nhau vô núi Xa Khia trước.
Khi dây trói vừa mở xong, lập tức tên quan Pháp bị húc một cái vào bụng, ngã vật xuống. Trai bản cùng tất cả mọi người nhào lên. Kẻ thì chạy đi cứu hai cô gái, kẻ thì xúm vào vật ngả, đánh nhau với những thằng da trắng to lớn…
Có một số người kịp chạy về nhà, vác rựa, cung nỏ, mác, gậy gộc ra kịp tiếp sức cho lũ trai bản và những người đang giằng co chiến đấu… Ông bà già, con gái, con nít thì chạy lui chạy tới, thu hết những bảo vật của làng đem dấu vào rừng.
Già Thung và mấy thanh niên, đang giằng co với những tên lính Pháp to cao ở bãi cỏ, ngay chính giữa sân nhà chung. Sau vài phút bất ngờ, chúng đã kịp định thần, lấy lại được bình tĩnh. Chúng bắn súng đì đoàng, xé tan màn sưong và cảnh tĩnh mịch của núi rừng. Một vài người bị trúng đạn lăn ra chết. Nhưng dân bản không sợ. Họ càng điên lên khi thấy máu của những ngưòi thân họ đổ xuống. Một vài thằng Pháp đã bị rựa của người dân tộc chặt cho một nhát trúng cổ, ngả xuống, giãy đành đạch trên thảm cỏ. Đằng kia, ba bốn tên cao to đang lao vào, cố trói già Thung lại. Nhưng già đã chụp được một cây rựa dài. Của ai đó vừa kịp quăng cho. Ông phạt ngang, phạt dọc, sấn lại gần, khiến bọn Pháp không kịp nổ súng, lùi lại tính bỏ chạy…
Thằng quan to nhất của chúng, bị ba bốn trai làng nhảy vào đâm cho một mác vào mặt, máu tứa ra đỏ lòm. Hắn lùi lại, đưa tay bịt chặt vết thương, đồng thời rút khẩu súng dắt ở hông ra, chĩa vào từng người một bóp cò…
Ba bốn trai làng ngả xuống, không hề cựa quậy. Già Thung hăng cơn máu, cầm con rựa, lao đến. Ông vung rựa lên cao, định bổ cho con thú này một nhát, để nó làm thành hai mảnh. Nhưng “Đoàng” một phát. Già Thung như bị mất đà, ông loạng choạng dừng lại, khuỵ xuống. Máu từ ngực ông chảy ra dỏ lòm, ướt đẩm cả vạt áo…
Ông guợng dậy, la to:
-Bớ dân bản chạy đi! Chạy mau đi! Vô tận núi Xa Khia mà sống. Đừng tiếc của. Đừng ham đánh nhau với chúng nữa…
Tất cả dân làng đồng loạt nghe theo lệnh của già Thung, lẫn vào trong lá, tìm hướng núi Xa Khia mà đến.
Ngoài bãi cỏ, chỉ còn mấy con trai làng và già Thung đang gắng gượng ngăn cản, đánh lạc hướng, để lũ làng rút một cách an toàn. Rồi những loạt súng đồng loạt vang lên. Nhà cửa bốc lửa ngùn ngụt. Heo, gà kêu la oai oác, bay táo tác…
Tất cả người già, trẻ em của bản đã đến được hang núi Xa Khia. Nhưng vẫn còn thiếu mội số. Trong đó có cả già Thung, vài già bản cùng lứa với ông và hơn mười trai gái bản nữa.
Ai cũng muốn về lại bản xem thử điều gì đang xảy ra, nhưng các già bản và Thoong May chưa cho. Họ cứ ôm nhau ngồi như vậy mà run, chả thèm ăn uống bất cứ thứ gì cả. Hơn nữa tất cả gạo cơm, nồi niêu, song, chén… nằm lại ở bản. Cái thì bị đốt cháy, cái thì bị lấy đi rồi, lấy gì mà ăn.
Trẻ em đói, khóc rầm lên. Ai đó mò mẩm vào rừng đào được vài củ rừng, hái được dăm bảy trái cây, đem ra cho chúng. Nhưng những thứ ấy đâu có thấm tháp gì. Chúng cần cơm và thịt. Trẻ em bản này, từ thuở nào tới giờ, bữa nào cũng phải có thịt, cá hoặc ít ra là thịt khô, chúng mới chịu ăn cơm.
Nhưng tìm đâu ra những thứ ấy bây giờ. Chúng cứ khóc hoài rền rỉ…
- Xót ruột quá! - Ai đó kêu lên.
Thoong May cùng với mấy già làng chụm đầu bàn bạc:
-Bây chừ như thế này. - Thoong May nói - Tất cả trai làng và những người đi săn được trong làng, chia làm ba nhóm.
- Nhóm già nhất, ở lại đây để bảo vệ bà già, phụ nữ, con nít. Nhóm thứ hai yếu hơn, cố vào rừng săn cho được một con nai, con hưou, hay là một con thú chi đó cũng được. Tui và nhóm thứ ba khoẻ hơn, về lại bản xem thử tình thế nào. Có lẽ chúng không cho ta về bản nữa đâu, phải mần răng lấy hết nồi niêu, rựa, mác và gạo muối để đi tìm chổ khác mà sống thôi.
- Ừ! Rứa cũng đựơc. Nếu có chi, thì cứ thổi tù và lên báo, để chúng tao đến cứu nghe.
Thoong May dẫn đoàn người đi, đến gần sáng thì mới về tới nơi. Mặt ai cũng nhợt nhạt, xanh xám y như là vừa bị con ma rừng hỏi thăm xong. Trên vai họ, chỉ có một cái gùi đựng ít ngô hoặc lúa, lẫn lộn với đất đá. Mọi người ùa ra đón, nhưng không ai dám mở miệng hỏi một câu nào.
- Hết rồi! Tất cả hết rồi.
- Cái gì hết rồi?
-Tất cả cháy hết rồi. Chúng lấy đi hết rồi! - Thoong May ngừng thở, hổn hển nói.
-Thế còn già làng và mấy người khác đâu? Không gặp họ à?
- Họ bị chết cả rồi!
Thoong May thều thào nói. Từ đôi mắt sắc lạnh thường ngày của anh, bỗng ứa ra hai giọt lệ nóng hổi, từ từ lăn xuống.
- Bọn tao đã chôn họ.
Anh lại ngẹn ngào nói tiếp, rồi sựng người lại y như trời trồng. Cả bản bỗng rền lên tiếng khóc thảm thiết:
- Giàng ơi! Già bản ơi! Sao lại như thế? Sao lại như thế được? Ơi con ma rừng! Ới giàng ơi! Ơi thần núi linh thiêng! Mau về bắt chết bọn tộc người da trắng, râu xồm đó đi!
Suốt mấy ngày ròng, cả bản trốn trong hang núi Xa khia, không ai dám về làng vì sợ quân Pháp trả thù, bởi họ đã lỡ chặt chết mấy nguời của chúng.
Người ta bắt đầu chặt cây, dựng nhà cách bản cũ chừng nửa ngày đường. Ngày ngày, các già bản vẫn cho vài ngưòi trèo lên ngọn cây cao nhất nơi đỉnh đèo Mang để rình xem, quân Pháp có còn mò lên nữa hay không.
Đã một lần trăng tròn trôi qua, mà vẫn không có động tĩnh gì về bọn râu xồm, da trắng.
-Có lẽ là chúng lên để bắt trâu bắt bò, cuớp của… nhưng bị chặt chết vài thằng, nên chúng sợ rồi. - Một già làng chủ quan nói.
- Thôi từ nay không phải sợ nữa. Cứ yên cái bụng mà làm ăn đi.! - Thoong May đưa ra phán đoán.
Vấn đề bây giờ là muối và gạo ăn. Tất cả những gì vơ vét được nơi bản cũ thì nay đã hết. Bao nhiêu lần anh cử người gùi măng, mật ong, mây và các đặc sản của rừng xuống xuôi, để đổi muối về ăn, nhưng đường nào cũng bị quân Pháp vây chặt khó có thể vượt qua. Sau vài ngày lặn lội, khi vừa về tới nơi, tất cả đều vứt cái gùi nặng chịch xuống bãi đất, ngữa mặt lên than thở:
- Giàng ơi! Chết thôi! Đi đưòng nào cũng không được. Người già thanh niên thì còn ăn củ rừng chịu được. Chứ lũ con nít biết làm sao đây? Con gái thiếu muối, mặt bạc trắng ra, không muốn cưòi, muốn hát nữa rồi.
Cả bản xúm lại bàn bạc:
-Thoong May phải lên làm cái già bản, để lo mọi chuyện mà thôi. Bản mà không có người đứng ra cúng Giàng, cúng thần rừng, thần núi, thần sông thì khổ lắm.
- Ừ đúng rồi đó! Thoong May lên làm già trưởng bản đi!
- Đành phải làm một bữa cúng Giàng và các thần linh mà không có muối vậy.
Thế là từ sau lễ cúng Giàng và các thần linh đó, Thoong May được tất cả mọi người dân Bia A Năng cho làm già trưởng bản.
Anh cũng lao đao không kém, khi phải thay bố vợ, đối mặt với những khó khăn.
Muối hết, rồi gạo cũng hết. Ngoài nưong thì lúa còn non. Sắn còn nhổ vào, tuy là đắng ngoét, nhưng có cái để mà ăn. Chứ lúa thì không thể, nên đành chịu đói vậy.
Một buổi sáng, khi các trai làng đang bận vào rừng tìm cũ săn bắn thú để mà ăn. Thì họ bỗng nghe nhiều tiếng nổ vang lên từ phía bản của mình. Kèm theo đó là những tiếng la hét vọng cả góc trời. Mọi người vội băng rừng về. Họ thấy bản của mình lửa ngùn ngụt bốc cao ngút trời. Nhiều thằng Pháp đi lui đi tới, nói xí lô xí la. Đập phá, đạp đổ lung lung tung. Chúng xả súng vào bất kỳ chổ nào chúng muốn. Một vài trai bản giương nỏ lên định bắn vài tên cho hả dạ, nhưng Thoong May đã kịp ngăn lại:
-Khoan đã! đừng bắn! Chúng chưa giết người của ta, thì để chúng phá xong là chúng về. Bắn một thằng chết, vẫn không làm chi được. Mà lại thêm thù thêm oán, chúng mà trả thù thì khó trốn lắm.
Tất cả lại dựa vào hang đá Xa Khia mà tồn tại. Đúng như già bản nhận định: “Người của bản không ai bị chết cả. May rồi!”
Nhưng số lúa gạo, sắn non ít ỏi thì đã bị thiêu cháy hết. Chúng đến bất ngờ quá, không ai kịp trở tay. Có người chỉ kịp chạy người không với mỗi cái váy, cái khố trong ngưòi mà thôi. Ai giỏi lắm thì cầm theo một con rựa, cái rìu là tốt lắm rồi.
Trẻ em lại gào lên kêu khóc thảm thiết, trong đó có cả thằng con trai út của Thoong May.
Anh kêu lũ làng lại, ngồi một vòng quanh đống lửa. Những đôi mắt đói khát, tiều tuỵ đang hóng lên chờ đợi ở người đứng đầu một lời phán quyết hết sức đúng đắn. Nhưng trong tình cảnh này, Thoong May cũng không biết cách nào để nói. Anh đứng lặng yên như vậy, không thể hé thêm một lời nào cả. Chờ hoài nóng ruột, già Mơng - một người già cao tuổi nhất bản giục:
- Thoong May nói đi chứ, chừ phải làm cách nào để sống đây. Đi chổ nào hắn cũng theo. Bốn bề hắn bủa vây, làm sao ra được ngoài để đổi hàng, lấy muối, lấy gạo ăn đây? Để chết hết cả bản à?
- Không! Chúng ta không được chết. Giàng không muốn chúng ta phải chết.
-Rứa thì phải làm thế nào mới sống nổi chứ, cứ nhịn đói hoài thế này à?
Thoong May nhìn quanh một lượt. Miệng anh nói thế, nhưng cái bụng anh cũng chưa biết tính sao cả.
- Hay là những người già nhất bản tính được cái chi trước thì nói đi. Mỗi người một cách, nếu nghe ưng cái bụng, thì dân bản cứ làm theo.- Thoong May nói.
- Ui! Tui già rồi, biết cái chi mà nói. Nói ra, lỡ cái tay, cái chân không làm được, để bọn con trai bản nó cười chê à?- Già Mơng thở dài, cúi đầu nói.
- Không! Ngưòi nhiều tuổi biết được nhiều chuyện xưa, đem ra nói. Nói trúng, bọn tui cứ làm theo. Không ai được cười là biết nói, mà không biết làm. Ai không nghe theo lời nói của những người già tuổi nhất cái bản này, người đó sẽ bị con ma bản hại cho đến chết.
Thoong May điềm đạm, khuyến khích. - Mãi sau này, Thoong May cũng không thể hiểu nổi, vì sao trong giờ phút hiểm nghèo đó, mình lại điềm đạm và sáng suốt đến như thế nữa.
Được sự cho phép và khích lệ của tộc trưởng. Tất cả các già bản, bắt đầu lục lại trong trí nhớ mình những kinh nghiệm đã trãi qua, trong những tình huống tương tự.
-Từ khi còn con nít tới giờ, đã hơn bảy mươi cái rẫy rồi, mà tui cũng chưa nghe ai kể cái chuyện bị giặc vây giữa rừng, khốn khổ như thế này cả. Chỉ có chuyện đói, chuyện rét, chuyện săn bắt, đuổi bầy heo, bò, voi rừng… về phá rẫy mà thôi. Khó lắm. - Già Mơng nói, rồi lại cúi xuống, lắc đầu quầy quậy
-Thế ngày hồi trước, mỗi lần động rừng, heo, mang, voi, bò… về phá rẫy thì ta phải làm thế nào? Mỗi lần không có muối, có sắn ăn thì ta phải làm thế nào? ông không nhớ nổi hà?
Thoong May vẫn kiên nhẫn khuyến khích.
-Heo, bò, voi kể cả cọp báo nữa, về thì rình bắn, đặt bẫy, đốt lửa lên khua cồng, khua chiêng là chúng bỏ chạy liền. Nhưng thằng Pháp nó không sợ lửa, không sợ tiếng chiêng, tiếng cồng… Nó có súng. Mình bắn tên chưa tới nó, thì nó đã bắn mình chết rồi đó. Con mắt của nó cũng tinh lắm, không sập bẫy được đâu. Vì nó cũng là người mà.
Cả bản nhao nhao lên sợ hãi:
- Chết thôi! Chết thôi! Phải đi tìm vài thằng Việt Minh bắt về nạp cho nó. Để đổi lấy muối lấy gạo mà ăn cứu đói cái đã, kẻo ngoài nương, sắn, ngô đã bẻ ăn non hết rồi, mà lúa thì còn non lắm.
- Ừ đúng rồi! Đi săn vài thằng Việt Minh về đổi lấy gạo, muối, vải là hay nhất.
Thoong May lại điềm đạm trấn tĩnh bà con dân bản:
- Đã có ai thấy thằng Việt Minh như thế nào chưa? Nhưng nếu trong đó có con em người tộc miềng thì làm sao?. Chuyện bắt Việt Minh đem đi đổi gạo, muối, vải… để đó tính sau. Bây chừ nói chuyện cái đói đã.
Tất cả đều chưng hửng. Bởi quả thật từ thời nào tới giờ, họ có nghe ai nhắc đến hai từ Việt Minh đâu. Nghe quan Pháp nói, họ cứ ngỡ là vì Việt Minh mà bản họ nông nổi thế này. Chỉ cần bắt được vài Việt Minh, là mọi chuyện sẽ yên.
Thoong May lại bình tĩnh nói tiếp:
-Trong Việt Minh có khi có người của chúng ta. Nhưng họ chưa đến đây bao giờ. Họ chưa nhổ của ta một bụi sắn, bẻ của ta một bắp ngô, chưa giành săn với ta một con thú nào cả. Nhưng quan Pháp ghét họ, mà quan Pháp đốt nhà chúng ta là không được. Tận mắt tui với dân bản đây thấy rõ là quan Pháp hiếp con gái bản ta, đốt nhà, bắn chết người, bắt hết trâu bản ta. Tui không tin quan Pháp. Bởi quan Pháp làm thế là không được. Lũ trai làng chúng tôi không thể để quan Pháp làm hoài như thế được. Ai nghe quan Pháp, thì ngày mai cứ đi theo. Tui là tui thù nó, vì nó mà già Thung chết.
- Đúng rồi đó cái miệng mấy thằng quan Pháp đó xấu lắm, không nghe được đâu. - Già Mơng nói.
Thoong May lại điềm đạm nói tiếp:
- Ngày mai lũ thanh niên cứ chia làm ba đoàn như cũ. Một vào rừng đào củ, hái trái cây, gặp con thú, con chim gì cũng bắn, đem về cứu đói. Hai là ra ngoài hẽm đá đầu bản, tên nỏ sẵn sàng, thấy ai lạ vô là phải bắn cho chết. Các già bản bày cho họ biết cách làm các loại bẫy đá, bẫy lồ ô, bẫy gỗ… để đề phòng bọn quan Pháp tới. Khi nào tui cho phép mới được bẫy. Đề phòng trúng ngưòi quen của bản ta. À mà phải làm cho kín. Mần răng khi ngưòi đi qua, dừng lại nhòm ngó, cũng không thể thấy. Bởi bọn quan Pháp này mắt mũi tinh lắm. Ngày mai, tui cùng với những ngưòi còn lại, đến các bản xin muối, xin gạo, sắn về cứu đói cho dân bản. Ở nhà, già Mơng lo sắp đặt mọi công việc. Ai không nghe, cứ phạt nặng cho tui.
Thoong May mang gùi, cùng hai trai bản nữa đến bản Hiêng để cầu cứu. Dọc theo con sông Xê Biêng Hăng này, có đến bốn năm bản như bản Bia A Năng. Nhưng mỗi bản cách nhau đến một ngày đưòng, có bản còn xa hơn. Thoong May đã chia người ra thành hai ba nhóm để đến từng bản xin lúa bắp sắn về cứu đói cho dân bản mình.
Phong tục của người dân tộc sống dọc theo bờ sông Xê Biêng Hăng này là mỗi khi thiếu đói, họ lại mang gùi đến nhờ nhau giúp đỡ. Khi thấy kẻ đi xin đến, trước tiên họ mời lên nhà, đãi cho một bữa ăn thật no. Rồi sau đó, không nề hà, có gì cho nấy, miễn là phải đầy cái vật dụng mà người đó mang đến để đựng mới thôi. Nếu như người đi ăn xin mang gùi, thì phải đầy gùi mới đựợc ra khỏi bản. Đôi khi là một người Kinh, mang quang gánh đến. Họ liền chất cho đầy một gánh nặng và buộc phải gánh về, không được trả lại, vứt bỏ bất cứ cái gì ở trong đó. Nếu trả lại hoặc vứt bỏ, coi như là một hành động thiếu tôn trọng người cho. Bữa sau có chết cũng mặc. Chính vì thế mà một đôi người Kinh, khi nhận được của, vừa vui lại vừa khóc. Vì phải gánh quá nặng, qua những con đưòng rừng gồ gề sỏi đá…
Đôi khi họ cho theo một phương thức khác. Người xin được dẫn ra một cái rẫy, chủ nhà vác rựa, dẫn khách đi quanh một vòng, sau đó vung rựa, chặt mạnh vào một cái cây nào đó. Tức là, tất cả tài sản nằm trong vòng tròn đó, đều thuộc về quyền của ngưòi khách vĩnh viễn. Khi nào cần thì cứ tự tiện đến lấy, không cần phải xin xỏ nữa. Nếu gặp điều kiện quá thiếu thốn, thì tất cả gạo, muối, sắn, ngô… trong nhà chủ, đều được chia làm hai. Khách một nửa, chủ một nửa.- Không ai hơn, ai ít. Nhưng nếu không xin mà lấy trộm. - dù chỉ là một bắp ngô hay ngọn bí thôi, thì họ ghét hơn bất cứ thứ gì xấu xa ở trên đời.
Chừng một ngày sau, Thoong May dẫn đoàn đến đúng địa điểm của bản Hiêng ngày nào. Nhưng trước mắt họ, đâu còn những ngôi nhà to rộng, chứa chất sự giàu có của một cái bản vốn nổi tiếng giàu có nữa. Tất cả đã biến thành tro bụi từ khi nào. Những mảnh chum, ché, bát, đĩa, đổ vỡ vương vãi lung tung khắp bốn phía. Khung cảnh lặng thinh, hoang vu, trơ trọi… Một đôi con chim, con quạ tha thẩn nhảy nhót tìm kiếm thúc ăn trên những tàn tích đổ nát, vô tư mổ nhau chí choé. Thoáng thấy bóng ngưòi, chúng miễn cưỡng vỗ cánh bay lên, đậu ở những cành cây gần đó, láo liêng mắt nhòm xuống vẻ thăm dò…
- Có lẽ họ cũng bị thằng Pháp đốt nhà, nên đã vào trốn trong núi như ta rồi.
Thoong May nhận định. Anh tần ngần chưa biết là nên dẫn đoàn người trở về, hay là đi tìm họ, để hỏi thăm xem có thiệt hại như ta không?
-Thoong May ơi! Về thôi. Về đào củ rừng, bắt con thú, con chim mà ăn. Bọn quan Pháp hắn đốt hết rồi. Bản nào cũng vậy thôi.
Tiếng Phu Thoòng cất lên, làm cho dòng suy nghĩ của Thoong May chợt biến mất.
-Đã đến đây thì phải tìm họ hỏi thăm một tý. Biết đâu họ sẽ bày cho ta cái cách thoát khỏi cái đói này cũng nên. Dù sao cũng muộn rồi, ta đi tìm họ xin bữa ăn, rồi xem họ có bị làm sao không! - Thoong May cương quyết.
Ba người lần mò đi vào hướng núi, trong khi mặt trời đang chìm xuống, bóng hoàng hôn cũng từ từ trùm lên, bao phủ cả cánh rừng.
Đến một cái hẽm sâu, hai bên là những dãy núi dựng đứng, cây cối rậm rạp.. Thong May cùng Phu Thoòng, Hứa đặt gùi xuống bên một khe suối để uống nước. Định bụng sẽ lấy vài củ rừng ra nhai cho đỡ đói. Anh đưa tù và lên miệng thổi bài “Con nai tìm bầy”. Đó là bài hát của người dân tộc mà ai cũng biết.- Trừ những người không chung dân tộc với họ mà thôi. Nhưng đó cũng là tín hiệu để liên lạc với nhau, mỗi khi cần sự giúp đỡ.
Một lúc sau, từ trong dãy núi mù xa, vọng ra một hồi tù và tương tự. Thoong May xốc gùi lên vai, nói với Hứa và Phu Thoòng:
-Tìm ra rồi! Đi thôi!
Khi ba ngưòi vừa cất bước đi được chừng dăm bước, thì một tiếng la lớn vọng đến bên tai:
-Ơ Thoong May dừng lại, khoan! Không được vào.
Tất cả dừng lại, trố mắt kinh ngạc:
- Răng rứa? răng rứa hè? ( Sao thế? Sao lại thế nhỉ?)
Từ trong hốc đá, đột ngột xuất hiện một thanh niên người của bản Hiêng. Anh ta đóng khố, tay cầm mác sáng loáng, lưng đeo nỏ, lanh lẹ bước ra và nói:
- Để tao dẫn đường. Chúng bay không biết đường, vào là bị mắc bẫy, sập chông chết liền đó.
Người thanh niên lanh lẹ dẫn ba ngưòi bám vào vách núi trèo lên. Rồi tiếp đó bò vòng ra sau những tảng đá lớn. Cứ qua một chặng đường ngắn, liền có một trai bản khác, đứng ngay bên cạnh, sẵn sàng kê lại bẫy và đặt tiếp vào đó những bàn chông lồ ô sắc nhọn.
- Chà cực khổ quá! Sao lại phải làm bẫy như bẫy con cọp, con gấu vậy? Thoong May bất giác kêu lên.
- Đó là bẫy bọn thằng Pháp đó! - Người thanh niên thủng thẳng đáp.
- Răng kêu là thằng Pháp? mà không kêu là quan Pháp? - Hứa thắc mắc.
-Ồ! Cán bộ Kinh nói là: “Nó đến ăn cướp nước ta, giết hại, hãm hiếp phụ nữ ta. Nó là thằng ăn cướp. Nó hung ác hơn cả con thú. Không kêu nó bằng quan, mà phải kêu là thằng.
-Ừ đúng rồi! Thằng Pháp! Từ nay phải kêu là thằng Pháp mới đúng. Thế mà bọn mình chưa nghĩ ra!
(Còn tiếp)
Đăng ngày 13/02/2011 |