Tác giả: Hữu Đạt
Mấy tháng trời, quân Pháp mở hàng trăm cuộc càn quét có quy mô vào các căn cứ du kích ở vùng rừng núi miền trung hẻo lánh này. Nhưng có lần nào chúng thu được thắng lợi như mong muốn đâu. Ngược lại, chúng đã phải để lại hàng chục, hàng trăm cái xác nằm vất vưởng trong những cánh rừng rậm đầy chông gai rùng rợn này. Vô tình người Pháp đã trang bị thêm cho đối phương một số lượng vũ khí hiện đại đáng kể. Uất lắm, nhưng chúng càng đánh càng thua.
Mà đối phương càng ngày càng mạnh lên trông thấy. Họ tỏ ra nắm bắt nghệ thuật của cuộc chiến tranh hiện đại một cách nhanh chóng, thuần thục. Dựa vào địa thế của núi rừng hiểm trở, Những người dân quân của rừng xanh đã di chuyển, luồn lách ẩn hiện đúng lúc, đúng chổ. Kịp né tránh những ngón đòn mạnh, những cuộc chạm trán không cần thiết. Và bất ngờ tung ra những cú đánh ác hiểm, làm tan tác cả một đội quân nhà nghề thiện chiến. Rồi sau đó họ lại kịp biến mất vào rừng núi hoang vu.
Chúng bắt đầu biết sợ những người là dân quân miền trung. Nhưng chủ yếu là như lời anh Chuẩn nói:
“Ở miền Bắc và Tây Nguyên, đồng bằng nam Trung Bộ, chúng đang đứng nguy cơ bị bộ đội chủ lực ta bao vây, chia cắt tiêu diệt. Ngoài xa xôi, nơi cánh đồng Mường Thanh - Điện Biên. Phần lớn đạo quân của chúng bị ta khép chặt vòng vây, không thể dứt ra được, buộc chúng phải điều quân ở các nơi khác đến ứng cứu. Nên tạm thời, chúng không đủ sức để mở những chiến dịch càn quét có quy mô vào những căn cứ nhỏ ven dãy Trường Sơn hiểm trở này.”
Bản làng lại rộn ràng tiếng cồng chiêng tiếng hát. Trai gái thì ngày đi rẫy, tăng gia sản xuất. Nhưng đêm đêm lại rủ nhau đi sim đi hát.
Dạo này các bản đều có thêm một số đoàn người Kinh chạy giặc đến đây xin nương tựa.
Hai tập đoàn người sống độc lập với nhau nhưng họ vốn dĩ rất tôn trọng lẫn nhau, nên chưa bao giờ xảy ra xung khắc.
Đội du kích Bến Thiêng - do Chuẩn chỉ huy - cũng được hình thành từ đó, bao gồm cả người thượng lẫn người kinh. Chính vì thế mà dạo này, du kích không những mạnh thêm về số lượng, mà còn phát triển sâu về chất lượng nữa. Đặc biệt một số đơn vị đã dùng mưu, nhữ địch vào các hẽm núi sâu, sau đó phản công, cướp được vũ khí hạng nặng của chúng để tự trang bị mình. Cho nên gần đây, Mỗi lần nhắc đến đội du kích Bến Thiêng là địch hoang mang lo lắng, rùng mình, khiếp vía.
Đã thành lệ, mỗi lần phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, mở chiến dịch càn quét, xoá tan những hiểm hoạ từ trên miền rừng núi hiểm sâu này, là địch lại tập trung quân từ xa, bắn đủ các loại pháo, xả súng loạn xạ, rồi rút êm không còn dám đặt chân tới vùng ranh giới nguy hiểm nữa.
Nhưng Chuẩn đã họp tất cả các trưởng nhóm của các nhóm du kích lại bàn:
-Thằng Pháp thua, nhưng chưa bỏ cuộc đâu. Sớm muộn gì chúng cũng tập trung quân, mở một chiến dịch lớn để khai thông đường sang Lào, chi viện cho các mặt trận khác. Chúng ta phải luôn luôn luyện tập bắn súng, bắn nỏ, làm thêm bẫy, vót them chông, tích cực canh phòng, canh gác. Cố gắng sản xuất và dự trữ nhiều luơng thực. Để chuẩn bị đón nhận mọi tình huống xảy ra.
Thoong May hồi hộp hỏi:
-Răng thằng Pháp bị đánh chết nhiều thế, mà không bỏ về nước hắn đi hè? Hay là ta cho cả đội xuống dưói xuôi đánh một trận thiệt lớn để cho chúng co cẳng chảy thẳng về nhà luôn!
Tất cả ồ lên, nhao nhao hưởng ứng:
- Đúng đó! Đúng đó! Ta người đông, có súng, lo gì mà không hơn chúng nó. Anh Chuẩn đồng ý đi! Bọn tui đánh cho.
Chuẩn điềm tĩnh giảng giải:
-Từ trước tới nay, ta thắng thằng Pháp là dựa vào có núi cao, hang sâu, rừng cây rạm rạp, nhiều dây leo chằng chịt… Nhờ đó mà máy bay, xe tăng, xe bọc thép, pháo hạng nặng… của chúng không làm gì được ta. Hơn nữa chúng ta chỉ là những người nông dân cầm cung, cầm súng, rựa, rìu, giáo, mác … Quen với cách đánh trên núi rừng hiểm trở. Với một đội quân tinh nhuệ như Pháp, nếu ta đánh nhau ở đồng bằng thì xe tăng, xe bọc thép, mooc chê, ca nông, trung liên, đại liên… của chúng sẽ nghiền nát chúng ta mất. Nếu chúng ta liều mạng đánh nhau với chúng, chả khác nào xua một con trâu tơ ra húc nhau với hai con hổ đực đó.
- Ô! Thế thì thằng Pháp hắn cứ ở đồng bằng, chúng ta ngồi đây ngó nhau hoài hà? Bao giờ thì hắn mới chịu chạy về nước cho.
Chuẩn vẫn kiên trì giải thích:
- Khi nào bộ đội chủ lực ta đánh cho chúng chết hết ở ngoài Điện Biên, Tây Nguyên và các chổ khác. Họ sẽ vào đây, cùng ta đuổi thằng Pháp về nước.
- Điện Biên, Tây Nguyên và các chổ khác… ta cũng đánh nhau với thằng Pháp trên miền rừng núi à? - Một người băn khoăn hỏi.
Chuẩn ôn tồn giải thích tiếp:
- Đúng! Đảng và Bác Hồ đã chọn cách: Buộc thằng Pháp phải lên rừng núi để đánh nhau với ta. Như thế ta sẽ có lợi hơn. Ngoài đó, chúng ta đang thắng lớn. Mai mốt, khi thằng Pháp thua hẳn, ta sẽ tiến về đồng bằng, đánh nhau với chúng vẫn chưa muộn.
- Ồ! Bác Hồ và Đảng khôn thiệt đó. Tài hè! Tài hè!
Tất cả hoan hỷ ra về, không ai thắc mắc thêm điều chi nữa.
***
-Thằng Thoỏng lại giống cha hắn ngày xưa rồi. Bỏ vào rừng ngủ chung với con gái người ta, đến khi bụng to, mới đem về chịu phạt cho mà coi. - Già Mơng bực bội la to.
- Đã bốn năm ngày nay, bữa ăn nào cũng không có nó. Nó bỏ gác, không lo tập luyện với người ta, không lên rẫy… Chắc là giống thằng cha hắn thôi. Phen này về, tao phải bảo cán bộ Chuẩn cùng trưởng bản, bắt hắn giam lại mới được…
Hơ Ling cũng nem nép, lo âu nói hùa theo. Nhưng chị vội giật mình, co người lại, khi một ý nghĩ lạ lùng chợt ào tới:
- Hay là nó vô rừng đi săn, bị con thú nào vồ mất rồi. Phải cho người đi tìm nó ngay thôi. Thoong May ơi! Thoong May đâu rồi? Đi tìm con về đây mau lên.
- Không đâu! Con trai của Thoong May không bao giờ bị thú vồ, hổ ăn thịt được đâu! Tao biết con tao mà. - Thoong May bình thản nói.
Quả đúng như lời Thoong May nói, thằng Thoỏng không sao cả. Chính xác là bạn gái nó đã rủ nó và rừng, ở chung với nhau, để thoả mãn những khao khát và nỗi nhớ nhung, chờ đợi bấy lâu.
Hai đứa chúng không thèm làm lán dưới đất, mà bắt chước những con vuợn bạc má, leo tuốt lên một cái cây cao to, để dựa vào những cái chạng cây, sống và yêu nhau trên đó. Chúng quằn quại, sung sướng, thả sức bên nhau cả ngày lẫn đêm, cho đến khi không còn một chút hào hứng nào nữa, chúng mới chịu tuột xuống dẫn nhau về bản.
Vừa đến nhà, thằng Thoỏng đã dắt con bé Hơ Liêng - bạn gái nó - tới ngay trước mặt Thoong May và các già bản nói:
- Cha, mẹ, các già bản, cho tui một con trâu để tui đi nộp phạt, bắt con này về làm người của bản ta.
Hứa Cười hồ hồ:
- Đúng là con của Thoong May rồi! Hô Hô…
Tuy Thoong May tỏ ra rất bực bội, nhưng qua ánh mắt và cử chỉ, người ta vẫn nhận ra anh đang cố nén nhịn cơn buồn cười và sự hớn hở ở trong bụng.
-Ơ Sao lại như thế được? - Thoong May giả bộ ngơ ngác hỏi lại - Mày đã đánh dấu vào người con bé này rồi à? nhiều lần chưa?
-Nhiều lắm! Không kể hết. - Thoỏng thản nhiên trả lời. Không thèm để ý đến nét mặt và thái độ buồn cười đang rãn dần trên nét mặt của những người đứng vây quanh.
- Nhiều là bao nhiêu? Ít quá là chưa đựơc bắt người ta về làm vợ đó nghe!
Hứa tinh nghịch vặn lại. Anh cũng không hề biểu lộ ra một chút hài hước nào trên khuôn mặt rám nắng của mình. Nhưng tính cợt nhã đã từ từ dưng lên ở trong lòng, đến cổ, chực phun ra một tràng cười sảng khoái.
Thằng Thoỏng bị nhiều ánh mắt chăm chăm nhìn vào, dò hỏi, nó đâm ra lúng túng. Cái khôn ngoan tinh ranh ngày thường, chợt bay biến đi đâu mất. Nó thật thà trả lời:
- Không đếm nổi. Có ngày ba lần. Khi nào mệt quá lại thôi!
Không thể nén nhịn nổi nữa, tất cả phá ra cưòi xoà trước sự ngây ngô của đứa bé chập chững biết yêu. Con bé Hơ Liêng ngượng ngùng, kéo thằng Thoỏng lại gần, đấm cho nó mấy cái thật đau.
Hứa vẫn chưa chịu buông tha, anh nhịn cười nói tiếp:
- Ô! Cái mông, cái ngực con bé to vậy? Mày chỉ đánh dấu vào nó một ngày ba lần thôi, mà nó cũng chịu à? Sao mà còn sức về được đó. Hô hô…
Tất cả được thể, phá lên cười giàn dụa, sặc sụa cả nước mắt, nước mũi.
Thoong May ngừng cười, trợn mắt quát:
-Thôi! Im hết đi, Không nói chơi nữa. Trước khi nộp phạt, để bắt vợ cho mày. Tao phải giam mày một tuần trăng vì cái tội mày tự tiện bỏ gác, bỏ tập luyện cái đã. Theo quy định của cán bộ Chuẩn mới nói ra đó.
Hơ Ling thoảng thốt kêu lên:
- Ơ! Chết… chết! Thế thì cái bụng của con Hơ Liêng sẽ to ra mất. Rồi Giàng phạt cả bản cho mà coi.
Thoong May vẫn cương quyết:
- Cán bộ đã nói: “Cái gì nói ra, là phải làm đúng như lời nói. Như thế dân mới quý, Đảng mới tin. Nếu vì cha con mà làm sai, thì tao không biết nói cho ai nghe nữa.
Hơ Ling thương con, nhưng đành bất lực trước tính cứng cỏi đến ương ngạch của chồng. Chị vội chạy đi tìm Chuẩn, nhờ anh gặp Thoong May nói giúp.
Chuẩn đắn đo, rồi đồng ý.
-Ừ! Nó có lỗi là phải phạt. Nhưng lấy vợ cho nó xong, là phạt liền có được không ?
Nghe Chuẩn mách nước. Hơ Ling vui quá, chị tất tưởi chạy về mà quên cả chào Chuẩn.
Sau khi nghe Hơ Ling nói lại ý của Chuẩn với Thoong May xong. Lũ thanh niên liền cưòi ồ lên, mừng rỡ.
– Ô! Thế là từ nay, chúng ta ưng nhau, cứ đem vào rừng sống cho thoải mái. Già trưởng bản không phạt nữa đâu mà sợ. Thích quá… thích quá!
Thoong May tức tối. Anh bước tới trước mọi người, sắt nét mặt lại, nói như thét:
-Tao vì lời nói cán bộ Chuẩn mà phải làm theo. Thôi thì từ nay, chúng mày muốn, cứ việc làm như cha con tao. Tao không cấm, không bắt phạt nữa. Nhưng đã sống với nhau là phải thành vợ, thành chồng đó. Nhớ chưa?
Cũng từ đó, mà người dân tộc nơi đây có phong tục là: Nếu đôi đứa ưng cái bụng, thương nhau, cứ việc đem nhau vào rừng sống chung, đến khi bụng to, họ mới vội dắt nhau về trình bản, làm lễ cưới, đẻ con.
Chương 6
Sau cái lễ bắt vợ cho thằng Thoỏng. - Con trai đầu của Thoong May và Hơ Ling. Chuẩn cứ cảm thấy tư lự, phân vân và lo lắng ở trong lòng. Không ngờ, vì một chút thương người, mà anh đã buông ra câu nói hớ hênh, thiếu suy đến thế. Vô tình gây ra một tiền lệ không hay lắm, không khéo để lại hậu quả khôn lường về sau.
Với cái đà này, con trai con gái bản ưng nhau, là đưa nhau vào sống biệt lập ở trong rừng. Ai cũng như vậy, thì lấy đâu ra lực lượng để sản xuất và chiến đấu bảo vệ bản làng mỗi khi cần thiết.
Mấy tháng qua, lần nào quân Pháp tổ chức càn quét lên vùng chiến khu này là đều bị dân quân du kích phục kích chặn đánh quyết liệt, gây cho chúng nhiều thiệt hại đáng kể. Chính vì lẽ đó mà đã hơn một tháng nay, chúng không còn dám mò sâu vào những cánh rừng rậm đáng sợ này nữa.
Nhưng như thế không có nghĩa là chúng đã bỏ cuộc. Kinh nghiệm và linh cảm cho anh biết: Địch nằm im là chúng đang tổ chức lại đội hình, tăng cường thêm lực lượng. Rồi một ngày kia, chúng sẽ ồ ạt đánh lên chiến khu với quy mô lớn. Hòng nhổ bỏ đi cái gai, mà lâu lâu lại làm cho bọn chỉ huy ăn không yên ngủ không ngon.
Nhưng có đôi điều đã khiến cho anh hơi yên tâm chút ít. Dạo này trên khắp các chiến trường, từ Bắc chí Nam. Đâu đâu, địch cũng bị ta dồn vào thế phòng thủ bị động.
Ở Điện Biên và những chiến trường lớn khác… địch đang sa lầy. Ngày tận số của chủ nghĩa Thực Dân và chế độ Phong Kiến thối nát trên đất nước ta cũng chả còn là bao xa nữa.
Ngay tại cái tỉnh miền trung nghèo khó này, ở đồng bằng, chiến tranh du kích cũng đang phát triển mạnh. Đêm đêm, các căn cứ, đồn điền, nhà ga, đường sá của chúng luôn bị tập kích, đốt cháy phá huỷ…
Bọn địch đồn trú thì lâm vào thế khốn cùng, lúng túng, nhưng lực lưọng chi viện lại không có. Chúng đành phải nằm yên, cố thủ bị động. Càng cố thủ, thì lực lượng ta càng có cơ phát triển và hành động hiệu quả, táo bạo hơn…
Sau khi nghe Chuẩn báo cáo tình hình chiến khu Bến Thiêng xong. Đồng chí chủ nhiệm Việt Minh và bí thư cấp uỷ chau mặt, suy nghĩ một lúc mới đưa ra kết luận:
-Trước đây, chúng tôi khen ngợi đồng chí bao nhiêu, thì nay lại trách cứ đồng chí bây nhiêu! Chỉ vì một lời nói thiếu đắn đo, suy nghĩ mà đồng chí đã phạm sai lầm khó có thể điều chỉnh. Bỗng nhiên thuần phong mỹ tục của người dân tộc thiểu số bị biến dạng ghê gớm. Không lẽ đồng chí không hiểu rằng: Chúng ta chiến đấu đòi độc lập tự do cho dân tộc, là để bảo vệ những mỹ tục, tập quán tốt lành đó sao? Ngày mai, khi nước nhà độc lập, ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm trước sự thoái hoá về quan niệm sống của một bộ phận con người Việt Nam ta? Không lẽ lại nói đó là do sai lầm của một Đảng viên kỳ cựu à?
Chuẩn đưa tay lên vò đầu. Anh đã lường hết những đau đớn phải hứng chịu, khi phải báo cáo những điều không hay này với cấp uỷ. Nhưng vì lương tâm của một Đảng viên, một cán bộ cách mạng anh không thể dấu.
Đồng chí chủ nhiệm Việt Minh nãy giờ lặng im không nói gì. Bỗng ông đứng dậy, đưa ra kiến nghị:
- Đây cũng là bài học sâu sắc nhất cho tất cả chúng ta, khi làm công tác dân vận. Bất kể vấn đề gì chưa hiểu, thì bảo là chưa rõ, để suy nghĩ hoặc hỏi lại đã. Đừng hồ đồ mà xảy ra hậu quả đáng tiếc như đồng chí Chuẩn…
Ông bí thư tiếp tục đứng dậy nói:
-Tôi xin cắt ngang lời nói của đồng chí chủ nhiệm Việt Minh. Vấn đề cần kết thúc ngắn gọn. Tôi đề nghị xem xét, dành cho đồng chí Chuẩn một mức kỷ luật thích đáng. Sau đó điều tới làm việc tại chiến khu khác. Đồng chí không xứng đáng là người thay mặt Đảng, thay mặt cách mạng, lãnh đạo nhân dân vùng chiến khu Bến Thiêng lẫy lừng danh tiếng nữa.
Cuộc họp biến chuyển theo chiều căng thẳng. Chuẩn sẵn sàng nhận mọi mức kỷ luật của Đảng và cấp trên. Nhưng anh buồn vì không muốn mình phải xa những người đồng bào, đồng chí yêu dấu trên đó. - Những người đã cùng anh nếm mật, nằm gai, bước qua những tháng ngày gian khó. Anh muốn nói một điều gì đó, để vơi bớt nổi lòng đau đớn. Nhưng…ông bí thư Đảng thì… cái tính cương quyết của ông - ai cũng phải nể. Ông ta sẽ không nghe thêm một lời biện minh nào nữa, khi cái sẩy đã nảy thành cái ung hai năm rõ mười ra đó. Chính vì thế mà trong suốt cuộc họp, anh đã không hề có lời nào để bào chữa cho những sai làm của mình.
- Đồng chí Chuẩn có ý kiến gì nữa không?
Chuẩn giật mình, khi nghe đồng chí Bí Thư hỏi. Anh dứng dậy nói ấp úng:
- Tôi… tôi hoàn toàn đồng ý với hình thức kỷ luật của Đảng. Nhưng tôi… tôi không muốn rời xa căn cứ địa, nơi tôi đã vào sinh ra tử…lao tâm khổ tứ suốt bấy nhiêu năm…
Ông Bí Thư bực bội cắt ngang lời:
-Đồng chí không có quyền lựa chọn cho mình hình thức kỷ luật. Đề nghị đồng chí chấp hành ý kiến của cấp uỷ. Ngay chiều nay trở về chiến khu, thu xếp, bàn giao để đến nhận nhiệm vụ nơi địa bàn mới. Vấn đề là phải cử ai lên đó, hoá giải những lỗi lầm do đồng chí để lại mới là nan giải.
Ông chủ nhiệm Việt Minh đứng lên nói:
-Theo tôi : Ai dám buộc dây thừng vào cổ báo, thì người đó ắt biết cách cởi ra. Tôi đề nghị cứ để đồng chí Chuẩn ở lại địa bàn cũ. Bởi vì đồng chí vẫn là ngưòi được dân tin, dân mến… Nếu đột ngột cử ngưòi khác lên thay, thì sẽ gặp nhiều khó khăn, vì chưa quen địa hình địa vật, phong tục tập quán, chưa thể hiểu cặn kẻ từng người dân như đồng chí Chuẩn. Hôm nay, Đảng và chỉ huy, giao cho đồng chí một nhiệm vụ vô cùng khó khăn nữa, là phải tuyên truyền vận động người dân tộc thiểu số, tự giác bỏ bớt những thói quen sinh hoạt không lành mạnh đó đi. Nếu đồng chí làm được thì coi như cuộc họp này là một lần nhắc nhở, không xét kỷ luật nữa.
Chuẩn hớn hớ đứng dậy, hô vang:
- Xin chấp hành! Chắc chắn tôi sẽ làm được. Cảm ơn các đồng chí nhiều.
***
-Sau tao thấy dạo này mầy có vẻ buồn thế? - Thoong May hỏi.
- Không! Không sao cả mà. Tại cái miệng tao nó không muốn nói nữa đó thôi!
Chuẩn buồn bả trả lời:
-Ô! Thế thì mày phải lấy vợ đi thôi. Tao thấy mày cũng già rồi. Đàn ông mà không có vợ, như ăn thịt mà thiếu muối ớt vậy.
Chuẩn vẫn im lặng. Ngừng một chút Thoong may nói tiếp:
- Ở đây có cả bản ngưòi Kinh nữa, mày không ưng ngưòi thượng tao, thì tìm một con vợ ngưòi kinh vậy.
- …
- Hay là mầy muốn, tao cho mày con gái Hơ Miêng của tao đó.
Chuẩn giật nẩy cả mình lên:
- Không! Không được, nó còn nhỏ, còn con nít mà.
Thoong May vẫn kiên trì vận động:
- Không nhỏ đâu. Nó đã ăn được hạt gạo của mưòi lăm cái rẫy rồi đó. Mày không lấy nó, đến cuói mùa rẫy này, tao cho thằng khác bắt nó về làm vợ đó.
- Sao nhanh thế nó còn nhỏ quá mà. - Chuẩn ngạc nhiên hỏi lại.
- Bữa trước, vợ tao bảo là “Con Miêng nhà ta làm mẹ được rồi. Cái bụng nó đã biết ưng có thằng đàn ông rồi đó.”
Chuẩn mệt mỏi. Anh nằm vật ra sàn gỗ, mắt đăm đăm nhìn lên những tán lá rừng rậm rạp đang rung động một cách cuồng nhiệt. Rừng núi, cây cối như đang chuyển xoay, ngày càng quay cuồng và nghiêng ngả hơn. Bỗng nhiên, anh thấy đầu đau như búa bổ, cả người nóng dần lên, mùa hôi túa ra ướt đầm, cổ họng như có lửa đốt làm cho khô cháy. Chuẩn ú ớ kêu lên vài tiếng khe khẽ, rồi chìm vào miên man.
Thoong May nói chuyện, mắt mãi nhìn vào những khoảng sáng tối vô định ở trong rừng. Anh ngạc nhiên khi thấy Chuẩn không nói gì nữa, mà nằm lăn ra ngủ, nói mê ú ớ.
-Cái thằng cán bộ này, về xuôi có mấy bữa mà đã mệt thế à? Có điều gì buồn vui thì nói ra để anh em cùng chia sẽ với nhau chớ!
May nói. Anh vưon vai uể oải, định đứng lên. Bất giác anh quay người lại, thấy Chuẩn không phải nằm trong tư thế ngủ, mà anh đang nằm co quắp, run lên từng hồi bần bật, mồ hôi túa ra đầm đìa cả cái lưng láng bóng…
Thoong May đưa tay sờ thử vào trán Chuẩn. “Giàng ơi! Một cục than đang hừng hực bốc cháy!” Anh hoảng hốt la lên:
- Bớ bà con phì nọng ơi! Con ma rừng nó đến bắt cán bộ Chuẩn rồi! Mau mau làm lễ cúng Giàng cho hắn thôi!
Mọi người nghe Thoong May kêu cứu, vội vàng xúm lại, ai cũng đưa tay đặt thử lên người anh. Rồi tất cả giật mình, rụt nhanh tay lại, bởi toàn thân anh như một cục than hồng đang hừng hực bốc lửa.
Chuẩn mê man. Cơn sốt rét ác tính kéo đến nhanh quá, khiến anh không kịp phản ứng gì, liền ngả vật ra bất tĩnh.
Hơ Ling vội đi lấy một ống nước, đem về để mọi nguời rửa mặt, chườm mát cho anh.
Cả bản nhốn nháo, ngưòi thì hối hả vào rừng tim thuốc, kẻ thì vội vàng đi bày biện những thứ đồ cúng, để già Mơng và Thoong May làm lễ cúng Giàng cho anh. Nhưng đã quá ba ngày rồi, mà anh vẫn trong mê man bất tỉnh.
Chuẩn bị quỵ thật rồi. Sức mấy mà không quỵ. Chỉ có sức trâu, sức voi sức gấu, sức báo… mới chịu nổi những thử thách khắc nghiệt đã dến với anh trong suốt thời gian qua thôi.
Người ta làm một cái chòi mới, đưa anh ra đó, để hoàn toàn cách biệt với người dân của bản. Phong tục tập quán của người dân tộc từ muôn đời nay là thế, hễ có ai sắp bị con ma rừng bắt đi, là phải làm riêng cho người đó một cái chòi ở ngoài xa. Nếu như không, người đó chết trong bản, thì người dân phải đốt bản mà đi, khổ lắm.
Ba bốn ngày liền, Chuẩn vẫn chìm trong mê man bất tĩnh. Lúc thì người anh nóng lên hừng hực, mồ hôi chảy ra nhỏ thành từng giọt như mưa... Khi thì rét run, hai hàm răng đánh vào nhau cầm cập. Hơ Ling và con bé Hơ Miêng phải đốt lửa để sưởi ấm cho anh. Người ta cũng hối hả vào rừng, tìm đủ các loại lá, củ thuốc đem về nấu, sắc... Rồi sau đó, cho vào một cái ống nứa vát nhọn một đầu, để cho anh uống. Vì anh đã mê man, không tự nuốt được nước nữa rồi. Ngoài kia, các già bản thì làm đủ các hình nộm, bày biện thêm nhiều đồ lễ như gà, lợn, bắp, cơm nếp… rồi đốt lửa lên. Tất cả lại phải múa may quay cuồng, hò hét:
- Bớ con Ma Rừng! Bớ Thần Sông, Thần Núi… Ôi Giàng ơi… hãy về đây nhận cái lễ này của dân bản. Hãy tha cho cán bộ Chuẩn. Cán bộ Chuẩn là người tốt. Xin đừng bắt đi… đừng bắt đi! - Già Mơng khấn rồi, quỳ mọp xuống, đưa hai tay bưng lấy đầu, nước mắt chảy ra giàn dụa, ông tru lên một cách thảm thiết:
- Hay là Giàng muốn, xin Giàng cứ bắt cái lão già này đi, để cán bộ Chuẩn lại cho dân bản, cho cách mạng…
Nhưng tất cả đều tỏ ra không có hiệu quả. Đến ngày tứ ba, thì kể cả nước đổ vào, Chuẩn cũng không thể nào nuốt nổi lấy một tý. Toàn thân anh gầy rọp như que củi, tê dại, tay chân không thể nhúc nhích được, hai mắt anh nhắm nghiền, miệng há hóc, không thể rên và ú ớ lên một tiếng nào nữa…
Sở dĩ người ta biết là anh còn sống, vì cái bụng anh đang còn thoi thóp, và lồng ngực còn nóng.
Theo sự yêu cầu bức thiết của những người già và trưỏng bản. Hơ Miêng và những người bạn gái cùng lứa với nó - Tất cả đều chưa chồng. Phải cởi hết áo quần, chạy quanh đống lửa đốt trước cửa chòi, múa may, la hét… Để con ma rừng, ma núi… thấy con gái đẹp, chạy theo bắt một trong nhưng cô gái mà nó ưa ý nhất, để tha cho Chuẩn.
Nhưng có lẽ các con ma đều là giống cái, nên nó không thèm bắt ai trong số họ. Vẫn cứ đeo đẳng bám riết lấy Chuẩn. Người ta phải đuổi bọn con gái đi, thay vào đó một đoàn con trai chưa vợ. Họ cũng làm y chang như vậy…
Có lẽ những con ma này đã già rồi. Hay nó chỉ thích mỗi Chuẩn thôi, nên anh vẫn mê man như vậy.
Đến khi mặt trời gần đứng bóng, thì tình hình có vẻ nguy khốn hơn. Tiếng chiêng, tiếng cồng vẫn cứ vang lên. Đoàn nguời vẫn cố múa may quay cuồng, khấn vái trong tuyệt vọng.
-Thôi! Nó không muốn ở với chúng ta nữa. Nó sắp đi rồi! - Thoong May nói.
Đoàn người dừng lại, phờ phạc ngồi bệt xuống đất. Một số người đưa tay lên bưng mặt, tru lên thảm thiết:
- Hu hu… Cán bộ Chuẩn ơi! Cái hồn của cán bộ đâu rồi? Về đây… Hu hu… Về đây với dân bản... hu hu. Không có cán bộ, dân bản buồn lắm đó… hu hu…. cán bộ Chuẩn ơi!
Thằng Thoỏng không nói gì. Nó vẫy tay rủ mấy thằng con trai nữa vào rừng, tìm một cây gỗ dạ hương, to đến gần hai người ôm không xuể. - Một thứ gỗ mà dù khi chôn ở dưới đất hàng trăm năm, vẫn tuơi và toả hương thơm phưng phức.
Tất cả hì hục hạ cây gỗ quý xuống, dùng rìu mổ, lấy hết ruột ra, tạo thành một cái cái quan tài.- Để chuẩn bị hậu sự cho Chuẩn.
-Ôi Thoỏng ơi! Sao mày bắt bọn tao phải hạ một cây gỗ to và quý của rừng thế này?
Một thằng ngừng tay, thắc mắc hỏi.
Thoỏng vẫn nắm chắc cái dây rừng vắt qua vai, lôi chiếc quan tài lết đi sền sệt trên nền đất, không nghoảnh lại trả lời:
-Tao nghe nói dưới xuôi, ai làm to, được nhiều ngưòi quý mến, thì lúc chết phải nằm trong cái hòm gỗ lớn và quý... - Nó dừng lại một chút, đưa tay lên quệt nước mắt và mếu máo nói tiếp:
-Cán bộ Chuẩn là ngưòi quý. Ai cũng quý cán bộ Chuẩn. Vậy nên cho cán bộ cách mạng nằm trong cái hòm gỗ này là đúng lắm rồi!
Cả bọn không ai nói câu nào nữa, nhể nhại lôi cái quan tài bằng gỗ vàng choé về đặt ngay bên cạnh “cái xác”còn thoi thóp của anh.
Thoong Nay ngồi gục đầu xuống bên cạnh Chuẩn, đầu tóc rũ rưọi. Anh vừa buồn, vừa lo: “Mai đây vắng cán bộ Chuẩn rồi, ai sẽ dạy anh cách đánh Pháp. Ai là người chỉ bảo cho anh từng nét chữ ngoằn nghoè, để rồi viết cái đơn vào Đảng, viết cái thư mời bác Hồ vào thăm bản anh khi đất nước bình yên. Rồi cái con Hơ Miêng nữa, mình đã hứa là cho nó về xuôi cùng cán bộ Chuẩn. Để nó đựơc đi học cái chữ của bác Hồ. Ngồi trong chiếc xe to như cái nhà. Thế mà giờ đây, mọi thứ chợt tan biến tất cả. Một giọt nước mắt trong veo, nóng hổi, chợt ứa ra, lăn dài trên má của người đàn ông suốt đời cứng cỏi, chưa hề biết nao núng, sợ sệt bất cứ thứ gì trên đời này.
-Thoong May ơi! Thoong May đâu rồi? Có người muốn gặp!
Người ta dẫn tới trước mặt anh một phụ nữ. Tuy cô ta mặc trên ngưòi áo váy của ngưòi dân tộc, nhưng May vẫn biết đó là một ngưòi Kinh. Vì nước da cô trắng mịn màng, môi mỏng đỏ chót, hàm răng trắng đều đặn. Mái tóc của cô thì mịn, mềm óng mựot. - Điều mà bất cứ người phụ nữ của các dân tộc thiểu số khác chưa thể nào có được.
Cô gái vồn vả nói trong dứt hơi.
-Chào Thoong May trưỏng bản!
-Mày là ai? Việt gian lên điều tra tình hình, để về đem quân Pháp lên giết bọn tao hả? Ai chỉ đường cho mày lên đây?
Cô gái dừng một chút, ngừng thở gấp lấy lại được bình tĩnh, rồi nhẹ nhàng buông những câu nói trong trẻo, ngân vang như tiếng chim hót:
- Ô Thoong May nghi ngờ mình quá rồi. Mình là Mai. Cũng là cán bộ cách mạng đây mà. Mình lên đây tìm anh Chuẩn có việc gấp lắm.
-Cách mạng mà cũng có con gái làm cán bộ à?
- Có chớ nhiều lắm! - Cô gái bình thản trả lời.
Nhưng May vẫn cảnh giác căn vặn:
-Thế mày có cái gì làm bằng chứng không? Làm sao mày biết được đường lên đây, mà không bị lạc, bị sập bẫy của tao?
-Có chớ. Tao có cái này. Còn đường lên, thì cán bộ Chuẩn đã vẽ lại lúc ở dưới ban chỉ huy rồi mà.
Cô gái nói và cúi xuống lần cạp váy, lôi ra một cái chải, đưa cho May.
Anh cầm lấy ngạc nhiên hỏi:
- Cái này là cái gì? Sao có cái này lại biết được mày là ngưòi của cách mạng? Người tốt? Ô! Mày là người của thằng Pháp rồi. Tao phải trói mày thôi.
Người cán bộ nữ thoáng biến sắc, vì cô biết rằng trong quá trình đi làm công tác cách mạng trên những rẻo cao, đôi khi vì không thể, hoặc chưa kịp chứng minh được mình là ngưòi tốt, đã bị đồng bào thiểu số kết tội oan, dẫn đến hậu quả thật bi thưong.
-À đó là cái chải thưòng dùng để chải đầu đó mà. Ai là cán bộ của cách mạng đều có một cái, trên đó khắc cái chữ Việt hoặc chữ Nam. Chổ cán bộ Chuẩn cũng có một cái y hệt như vậy. Nhưng cán bộ Chuẩn cầm cái khắc chữa “Nam”. Mình là con gái nên cầm cái khắc chữ “Việt” đó.
Tiếng nói nhẹ nhàng, êm ái của Mai làm cho Thoong May và lũ dân bản vơi bớt đi nổi đắn đo, hoài nghi trong lòng. Anh nhớ, ngày xưa Chuẩn cũng có một cái lược được làm bằng sừng trâu y như vây. Thỉnh thoảng anh lại thấy Chuẩn đem ra ngắm nghía, rồi chải mấy cái, sau đó vội vàng cất kỹ.- Như là muốn dấu một thứ đồ vật gì đó quý giá lắm.
- Cán bộ Chuẩn sắp chết rồi! Nó không biết gì nữa đâu. Không biết có tìm ra cái chải không đã. Thoong May quay đi, anh nghẹn ngào trả lời.
Lần này thì mặt Mai biến sắc thực sự, cô muốn quỵ xuống. Nhưng đã vội đứng lên:
-Anh ấy làm sao? Đang ở đâu? đưa tôi đến ngay, để nắm lại tình hình, không thì muộn mất.
(Còn nữa)
Đăng ngày 19/02/2011 |