Tuesday, October 13, 2015

Cún Côi tội nghiệp!- Truyện ngắn


Tác giả: Hữu Đạt


Kể từ ngày ra ở riêng đến giờ, nhà dì Liên mới nuôi đặng một con chó tinh khôn và đẹp đến thế. Kể ra cho đúng, thì cũng đã mấy lần dì xin chó con của hàng xóm về nuôi. Nhà neo người, chồng lại là bộ đội, đang mãi làm nhiệm vụ nơi biên giới xa xôi, ít khi về nhà được. Hai đứa con gái của dì thì còn quá bé, vậy nên thêm một chú cún trong nhà, để đêm hôm có tiếng sủa vui cửa rộn nhà, cũng là điều dễ hiểu và lẽ đương nhiên mà thôi.
Nhưng không biết do kỹ thuật chăm bẳm, hay do mạng dì không hạp với việc nuôi chó. - Như các bà hàng xóm thường nói. - Mà chú cún nào dì nuôi - dù đã cố công chăm sóc rất cẩn thận, tới khi vừa mượt lông, nên hình đẹp dáng, biết sủa, biết vẫy đuôi mừng rỡ khi người nhà vừa đi đâu đó về, là con nào con đó bỗng lăn đùng ra chết một cách thê thảm, khó hiểu. Trong lòng tuy rất buồn, nhưng tình yêu súc vật bấy nay không vì vậy mà suy giảm. Dì lại quyết tâm tìm nuôi cho bằng được một con chó khác.
 Lần này, dượng Lâm - chồng dì- mang từ đơn vị về cho dì một chú chó con mập ú. Tuy đang nhỏ, nhưng nét tinh khôn đã hiện lên trong dáng điệu của nó rõ mồn một. Với toàn thân đen tuyền, mượt bóng, bốn vó lại phủ những chúm lông tơ trắng mịn, duyên dáng đẹp xinh như kẻ đeo bốt hài thượng hạng. Quả là chú cún con thật đáng yêu và ngộ nghỉnh.
Dượng nói:
- Đây là giống chó săn miền núi, tinh khôn đã đành, sức đề kháng lại cao, chịu đựng được kham khổ, có thể chống chọi lại mọi điều kiện khắc nghiệt của thờì tiết thiên nhiên. Nên khỏi lo bị đau ốm... Dặn mãi, nể lắm họ mới để cho bắt con chó đẹp nhất đàn. Tướng chó như thế này, người ta gọi là chó đi bốt. Em cố gắng nuôi cho nó mau lớn, nhà mình sẽ hữu phúc lắm đó.
Nghe tới đó, dì Liên bỗng giẫy nãy cả người lên:
-Ui ui! Em không... em không...! Em không dám nuôi con chó tướng mạo sang trọng thế này đâu, nhà mình nghèo, mà còn khổ lắm... Hơn nữa, nghe họ nói tay em nuôi chó không thuận. Con chó đẹp thế này vào tay em, lỡ nó bị làm sao thì uổng lắm. Thôi anh đem đổi lại cho em con chó xấu hơn đi, mai mốt lỡ có điều gì đỡ phải tiếc.
Dượng Lâm cười nhăn nhúm cả khuôn mặt khắc khổ, rồi cau có quát:
- Phủi phui cái miệng của em! Chưa nuôi đã lo tầm bậy! Cứ yên tâm đi! Phải con chó do tay lính chọn, không dễ gì mà đoản mệnh được đâu! Nó là giống chó đặc biệt dám vượt qua gian khó, bằng lòng với mọi điều kiện khắc khổ để tồn tại mà.
 Dượng cố thuyết phục mãi, rồi dì cũng đành nghe lời, để chú cún con lại ở nhà mình làm bầu bạn sớm hôm.
Thực ra trong bụng dì cũng mê chú cún con này lắm. Nhưng vì e ngại, sợ rồi mai mốt sẽ phải tiếc nuối làm sao! nên đành bấm bụng nói lời từ chối.
Quả thật, lần này khác với những lần trước. Con Bốt - tên của chú cún- lớn nhanh và rất nở nang. Nó không hề ốm đau, bỏ bữa bao giờ, nên dì cũng rất yên tâm và mừng lắm. Dì chăm chút nó từng ly từng tý rất cẩn thận. Khi đi đâu đó về, dù nắng hay là mưa, bất kể tối sớm, dì lại ngồi xuống, vuốt ve, mơn trớn nó trong vài phút, rồi mới đi làm tiếp công việc khác. Dường như cũng hiểu được tình cảm của bà chủ dành cho mình, nên mỗi lần như vậy, Bốt lại múa tít cái đuôi nhỏ xíu, cọ bộ lông mềm, mượt óng của nó vào dưới chân, như muốn thể hiện sự đền đáp lại tình cảm của người đang giành cho nó.
Hai đứa con gái của dì cũng cưng con Bốt lắm. Chúng bế bốt trên tay cả ngày, vuốt ve, rồi lấy xà phòng thơm tắm gội cho nó. Hễ chúng ăn cái gì thì ngay tức khắc trong miệng Bốt cũng nhóp nhép nhai cái ấy. Đôi khi, chúng còn ôm Bốt vào lòng, làm động tác âu yếm hôn thương cún quý...
Bốt là thành viên thứ tư, nhưng cũng là trung tâm của sự chú ý và hưởng nhiều sự ưu ái của gia đình.
Rồi ngày tháng qua mau, Bốt lớn nhanh như thổi. Càng ngày nó càng đẹp mã, khôn ra trông thấy. Vóc dáng đầy đặn mựot mà, mọi động tác, dáng đi có vẻ uyển chuyển, nên duyên hơn trước nhiều. Mỗi lần có ai đến nhà, nó lại sủa lên vài tiếng “Oăng oẳng...gâu gâu!” để báo hiệu cho người nhà cùng biết.
Cứ mỗi lần, dì Liên họăc hai đứa bé đi đâu về, thì nó liền ở đâu đó lao ra, nhấc nhấc chân trước, oằn oằn cái lưng, ngoáy tít cái đuôi để làm duyên mừng rối rít.
 Tình cảm của dì và hai đứa bé vẫn giành cho nó nguyên vẹn như xưa. Nhưng chả hiểu vì sao gần đây nó lại không thích nô đùa cùng mọi người như trước nữa? Có lẽ nó đã đủ khôn lớn để hiểu rằng: Con ngườì dù thương yêu và giành nhiều ưu ái cho nó đến mấy, nhưng không thể nào hiểu hết những tâm tư tình cảm mới vừa trổi dậy trong lòng nó mấy ngày nay.
 Nó lặng lẽ, thang thang đi tìm bạn ngang hàng cùng lứa khác.
Ở đâu thì không rõ! chứ riêng xóm Đồng này nhà thì cửa chen đông san sát, do vậy bạn đồng loài, đồng lứa của nó cũng nhiều và đủ thứ hạng lắm.
Những chú cún đực nhà hàng xóm, bấy lâu bị nhốt mãi ở trong nhà, không có bạn để gần, trút bớt nỗi sầu, cạn vơi nỗi nhớ. Hôm nay, nhoáng thấy dáng nàng Bốp xinh tươi óng ả lướt qua, là y rằng cứ muốn phát điên lên, tru nhặng xị. Chúng vượt rào, bám đuổi theo không biết mệt mỏi.
 Từ đó, ngõ dì Liên bỗng trở thành nơi tụ họp vui chơi của những chú cẩu đực đã đến tuổi trưởng thành. Chúng đứng ở đó suốt ngày đêm, ngóng cổ ngó vào. Rồi sinh sự xung khắc, cãi lộn, cắn lẫn nhau... để tranh vị trí rất mất trật tự.
Cuối cùng những con đực yếu thế, thua cuộc đành cúp đuôi bỏ về. Mặc cho trong lòng vẫn còn đôi chút luyến lưu, lấm lét gửi ánh mắt day dứt nhìn trộm về phía người bạn mới trinh nguyên, vừa gặp mà chưa kịp hàn huyên.
 Chỉ còn lại mỗi một thằng cẩu trưởng thành, đen bóng, vạm vỡ, trụ lại. Nó được con bốt đón nhận tình cảm một cách nồng thắm. Ngày ngày, thằng đực đó cứ đứng ở ngõ, vác cái mỏ to xù. lởm chởm những chòm ria ngó vào. Dì Liên trông thấy cũng vui vui trong lòng. Vì cún yêu của dì đã khéo chọn lựa được một thằng bạn hợp tình, hợp ý. Dì cười bảo:
-         Bốp! Người yêu của mi đến ở ngõ kia kìa. Ra mau kẻo nó chờ lâu.
Như hiểu được ý chủ, Bốt lao nhanh ra ngõ. Chúng mừng rỡ, xoắn xuýt, vờn nhau trong mấy phút, rồi vội vã dắt nhau vào dưới gốc cây mãng cầu xiêm rậm rạp, làm điều mà chúng hằng mơ ước từ lâu. Có lẽ dù là loài động vật hạ đẳng, nhưng chúng cũng thừa hiểu rằng: làm điều ấy trước mặt bá quan thiên hạ quả là không nên một tý nào.
Bộ lông của con bốp dạo này có vẻ mượt bóng hơn trước nhiều lắm. Nó ăn khoẻ và ít nghịch ngợm hẵn đi. Thường thì nó chỉ đi quanh quẩn trong nhà, rồi nằm nhoài ở một góc nào đó để nghỉ ngơi và tiện bề canh gác. Nó béo ra trông thấy, cái lưng vẫn cứ oăn oằn mỗi khi cần ngoáy đít. vẫy đuôi mừng rỡ...
Rồi cái bụng của con Bốt cứ to dần, to dần, phìn ra, thỏng xuống. Nó đã chửa. Đương nhiên là vóc dáng không còn nhẹ nhàng và thon thả như ngày xưa nữa, mà đi đứng có vẻ lệt bệt nặng nề lắm. Đôi khi không làm gì mà vẫn cảm thấy mệt, nó cứ phải nằm nhoài trên bục hiên, há mồm, lè lưỡi ra mà thở.
Dì Liên càng cưng chiều con Bốt hơn bao giờ hết, Bữa ăn nào dì cũng chú ý tăng thêm cho nó nhiều chất đạm, chất béo, xương và cá, thịt... Dì lại dặn bọn con nít:
- Bọn bay từ nay trở lên đừng bế, ôm hoặc sờ vào bụng con Bốt nữa! vì nó đang có thai, lỡ mà làm nó ngã thì khốn. Thân phận đàn bà con gái khổ rứa đó, hạnh phúc nhất là có gia đình. Nhưng cũng gian nan không kém trong thời kỳ thai sản. Chỉ một sơ suất nhỏ, là đi tong cả mẹ lẫn con thế mới ớn chứ.
Bọn trẻ con cười, dường như chúng ít hiểu về những lời nói của dì lắm, nhưng chúng cũng không còn muốn bế con Bốt nữa. Vì nó đã lớn, nặng, không ngộ nghỉnh và đáng yêu như xưa. Mà nay, Bốt sắp trở thành một bà mẹ thực thụ rồi.
Con Bốt cũng cảm thấy rất yên tâm, khi lũ trẻ không còn quấy rầy, phá tan những giờ phút tĩnh lặng riêng tư nữa. Nó thả sức ngồi yên, đắm mình vào suy tư về một nơi nào đó xa xôi, không rõ ràng, có vẻ hoang sơ, huyền ảo và cổ tích lắm. Nhiều lúc mệt quá, Bốt nhắm mắt lại, muốn cho tất cả trôi qua một cách nhẹ nhàng. Nhưng những hình ảnh đó cứ hiện ra chập chờn, điệp trùng rừng núi, luôn lẫn tiếng chim ca và ong buớm bay dập dờn suốt cả ngày...
Dạo này con Bốt bỗng đẩy đà hẵn lên, cái bụng thì ngày càng có vẻ to, nặng nề hơn, đôi khi phải lê từng bước nặng nhọc.
Đợi chờ hoài rồi cũng đến đến kỳ “khai hoa mãn nguyệt”. Con Bốp tìm nơi lót ổ, nó sinh hạ một lúc những năm chú cún con nhung nhúc, đen trui trủi như những cục than bùn.
Sau vài chục phút giẫy dụa, kêu:“ Ắng ắng..” vài tiếng, rồi nó nằm im, duỗi chân ra thiu thỉu ngủ. Thỉnh thoảng lại hé mắt, trở mình nhẹ nhàng kiểm tra, liếm láp cho bầy con yêu.
Bấy giờ, biết chắc thời gian vượt cạn đã hoàn tất, Dì Liên mới đồng ý cho con bé vào thăm. Đứa con gái lớn ghé mắt vào nhìn một lúc, nó bỗng thốt lên vẻ ngạc nhiên:
- A...! Toàn là chó đen mẹ ạ. Chúng giống cha nó như đúc!
Dì vội cãi lại:
- Mi điên hả! nó giống mẹ nó như tạc thì có!
Con bé nhỏ, thấy mẹ và chị đang cãi nhau hăng hái, lăng xăng chạy vào, xem qua và nói ra bộ hiểu biết :
-À! Con hiểu ra rồi! Thì ra là chúng nó giống cả cha lẫn mẹ.
Dì Liên và con chị chợt ngẩn người ra cười, khâm phục trí thông minh, tài ứng biến của con bé.
Được thế, nó dương dương tự đắc:
- Có thế mà cả mẹ và chị nghĩ mãi không ra!
Nơi góc nhà tối tăm, chật chội, giờ đây, lâu lâu lại nheo nhéo lên vài tiếng tru “Ư... ử” của bầy chó con. Báo hiệu một sự sống tuy còn mong manh, nhưng đang trỗi dậy mạnh mẽ và huyền diệu vô cùng.
Từ đó, ngày nào đi chợ, Dì Liên cũng mua thêm một đốt nhỏ giò heo hoặc xương bò, đầu cá, cà rốt....  Về nhà lại hì hục, loay hoay với củi lửa, để rồi bưng lên phục vụ cho “bà đẻ” một tô cháo rõ đầy.
 Bốp ăn khoẻ lắm, có ngày nó ăn đến 5 bữa. Dì Liên luôn đứng bên nhìn nó ăn và động viên:
- Cố gắng ăn nhé! Cố gắng mà ăn thêm để có nhiều sữa cho con bú.
Như nghe và hiểu được những lời nói của người, con Bốt ăn bữa nào sạch trơn bữa đó.
Nhờ sự chăm sóc chu đáo và hưởng thụ nguồn sữa quý, nên bầy chó đã mẹ tròn con vuông. Chúng tru tréo, bò quanh, xéo lên nhau, giành tìm chổ bú.
 Mười mấy ngày sau, bầy chó con đã mở mắt đầy đủ, chúng lửng chửng bò ra giữa nhà đòi ăn. Dì Liên thở phào nhẹ nhõm:
- Thế là từ nay tao đỡ mệt đi một chút rồi!.
Thực ra thì thời gian dành cho chúng còn nhiều hơn trước. Nhưng dì rất vui vì đây là lần đầu tiên trong đời, dì nuôi thành công một bầy cún đáng yêu.
Những dị nghị, mặc cảm trong lòng bấy lâu về một bàn tay sát chó bị xoá nhoà tan biến.
Từ đó trở đi, sau bữa cơm, thường là nồi cháo dành riêng cho mẹ con Bốt. Mặc dù chế độ dinh dưỡng có phần giảm sút hơn so với những nồi cháo trước. Nhưng con Bốt vẫn vui vẻ vẫy đuôi, tiếp nhận tấm lòng của bà chủ một cách thành thật..
Bầy chó con đã cứng cáp, kêu “ứ  ử...”, chạy lủn củn, quẩn quanh chân người. Lúc này, trong nhà ai đi lại cũng phải đặt chân cẩn thận nhẹ nhàng hết sức, kẻo vô tình dẫm phải chúng, nhất là khi sập tối.
Một buổi tối con bé lớn mang cơm ra để cho chó ăn. Nhưng nhìn quanh quất mãi, vẫn không thấy bóng dáng của con Bốt đâu. - Thông thường thì vào những lúc như thế này, nó đã đứng chờ sẵn để nhận phần ăn của mình.- Cả nhà cuống cuồng đua nhau gọi:
- Hu.... hu.... hu! Bốt ơi.... là Bốt ơi! Mày đi đâu rồi ? mau về ăn cơm. Mau về với con, cho nó bú! Con mày đang khát sữa, tìm mày đó.... đó! Hú... hù... hu! Bốt ơi! bốt đâu!
Bọn trẻ còn hớt hãi chạy sang cả nhà hàng xóm để tìm kiếm mà chả thấy tăm hơi. Dì Liên và hai đứa đành phải ra ngồi miết ở hiên, ngóng cổ mong chờ một cách vô vọng.
 Bầy cún con trong kia khát sữa, tru tréo : “Ư ử nheo nheo...” rồi bò ngổn ngang khắp các góc nhà, gầm bàn, gầm tủ... Đến đâu chúng cũng dí cái mũi nhỏ xíu xuống đất, hít hít, ngửi ngửi, hòng dò hơi của mẹ. Mãi đến tối mịt, con Bốt đột ngột từ đâu lò dò  lao vào nhà. Trông dáng điệu của nó có vẻ mệt mỏi, thất thểu và thảm hại lắm.
Con bé lớn trông thấy, liền reo lên mừng rỡ :
- A Bốt đã về!  Mi đi đâu mà để cả nhà mỏi mắt, các con mày kêu la đến thế?
Mọi người chạy ra, nhưng khác với mọi khi, nó không vồ vập mừng rở những người chủ vội, mà nhào ngay vào ổ rạ nằm vật xuống, nhoài thẳng cẳng ra, im thin thít cho con bú.
Bầy chó con thấy mẹ về thì chụp ngay vào, mút chùn chụt một cách ngon lành
Dì Liên và hai đứa bé đoán: Có lẽ do lỡ đi lâu, biết các con đang đói sữa, nên khi về đến nhà, nó quên mất phận sự của mình, chỉ nhớ mỗi chức năng làm mẹ. Do vậy cứ lao thẳng một mạch vào ổ cho con bú, quên cả cơn đói đang cồn cào chính bản thân nó.
Một lúc sau, dường như bầy con đã bú no, bớt kêu rên. Dì Liên mới bưng tô cơm ra để ở góc sân, gọi nó đến ăn. Nhưng gọi mãi... gọi mãi mà con Bốt vẫn im hơi lặng tiếng, thậm chí nó còn không thèm nghoảnh mặt lại một chút là thế nào. Linh cảm thấy có điều gì đó bất ổn, dì vội vàng bước ngay vào ổ rạ, lấy chân khều thử. Bỗng dì hốt hoảng la lên thất thanh:
- Ui trời ơi... con Bốt chết rồi! Con Bốt chết cứng rồi chúng bay ơi!
Thì ra sự thể là thế này: Khi xập tối, con Bốt tranh thủ đi dạo vòng quanh xóm một chút. - Bản tính của chó là thích thoáng đãng mát mẽ mà lại. – Ai ngờ trong xóm có một tay chuyên đi đánh bả chó để đem về làm thịt bán. May mà nhờ con Bốt quá khoẻ. Tuy miếng mồi nhỏ không đủ làm nó ngừng thở ngay, nhưng khiến nó bị choáng váng, phải nằm yên một lúc trong bụi rậm.
Mãi tới khi mơ hồ nghe tiếng gọi quen thuộc của chủ, bản năng làm mẹ đã thôi thúc nó vùng dậy, gắng chút hơi tàn bò về nhà, cố trút những giọt sữa cuối cùng cho đàn con yêu dấu. Nó chết mà như đang nằm ngủ, bầy con bé bỏng thì vô tư không hề hay biết. Vì đã thoả mãn, nên chúng thanh thản gối lên nhau ngủ ngon lành bên cạnh xác mẹ. Có con còn ngậm nguyên cả bầu vú như thế mà vào giấc say sưa.
Cả nhà xúm lại sờ nắn, lay gọi.... rồi kêu khóc thảm thiết, nước mắt, nước mũi trào ra giàn dụa...
Con bé nhỏ khóc to nhất, nó gào lên oà... oà như là nhà đang có biến lớn.
Những người hàng xóm ở chung quanh, nghe tiếng khóc ré lạ thường dậy lên, vội rủ nhau chạy tới. Khi biết rõ đầu đuôi, tất cả đều thở phào nhẹ nhỏm.
Một người đàn ông dáng nhỏ thó, cằm nhọn hoắt, cất giọng the thé vẻ trách móc:
          - Ui dào! Tưởng chuyện gì nghiêm trọng! Hoá ra chỉ một con chó bị trúng bả chuột, mà làm như nhà có đám ma không bằng. He he... Thôi thì để bọn tui hoá kiếp cho nó, thế mà xong ! Hi hi...!
Dì Liên miễn cưỡng gật đầu. Nhưng hai đứa bé thì cương quyết phản đối, nó đòi mọi người phải tổ chức “mai táng” cho con chó thật chu đáo!
- Thôi!... Thì ..thì... mấy bác đem nó về, làm hoả táng cho nó vậy. Các cháu cứ yên tâm, mấy bác đã có kinh nghiệm nhiều về việc này rồi mà! - Lại gã đàn ông bé loắt choắt, có hàm răng chuột, râu ria lởm chởm, nói và nhe răng cười lên rin rít.
Bọn trẻ bất đắc dĩ phải nghe theo, mặc dù trong lòng chúng vẫn chưa tin tưởng vào những lời đường mật của gã đàn ông kia lắm.
 Người ta vào, gạt mấy chú cún con đang gối đầu lên xác mẹ ngủ, bế con Bốt ra. Mặc cho ánh mắt đẩm ướt của hai đứa trẻ đang nhìn theo hàm chứa bao nuối tiếc, xen lẫn u uất và căm giận.
 Bầy chó con bị động ổ, thức dậy, thoáng mất hơi mẹ, chúng vội tru lên ăng ẳng vài tiếng, rồi lại chồm lên nhau, lăn ra ngủ tiếp.
Con Bốt chết bất đắc kỳ tử, để lại năm con nhỏ mồ côi nheo nhóc.
 Xóm làng người thì đoán già, kẻ đoán non, nguyên nhân này khác. Dư hưởng về quan điểm một bàn tay sát chó, lại nhen nhóm len lỏi lên trong tâm trí buồn thiu của dì.
 Nhìn bầy cún con mồ côi nheo nhóc đang bò la, lê lết khắp nhà mà lòng dì thắt lại. Nhưng dì vẫn miệt mài làm thay công việc của mẹ chúng, chăm sóc bầy con nhỏ mồ côi. Mới đầu dì cảm thấy lóng ngóng trước một lũ nhóc đang đói khát, bò lổn nhổn, lung tung. Dù đã cố nấu cháo thật nhuyễn, múc ra dĩa, bê đến và đặt dí sát vào mũi chúng. Nhưng chúng gần như không ngửi tới, cứ tru “Ư.. ư... ử ... ử”, bò tìm làn hơi quen thuộc của mẹ nó. “Có lẽ chúng đang thèm sữa! À mà phải rồi! bé tẹo thế này thì chỉ có sữa mới giải quyết được sự thiếu vắng một làn hơi ấm yêu thương mà thôi!.”
Nước mắt ngấn tròng, dì vội ra chợ, mua ngay một cái bầu vú nhựa, hoà sữa bò, đổ đầy vào đó.
Chúng bú hăng say và thật lực lắm, con nào con đó bụng căng tròn như quả bưởi, lại thẳng chân ra ngủ, không tru tréo gì nữa.
 Nghe người ta nói: Chó con mất mẹ, thì cần lót thêm vỏ quít vào dưới ổ là có thể quên hơi của mẹ. Dì liền bóc quít, lấy vỏ cho vào ổ cho chúng...
Kết quả là năm con chó vẫn lớn lên khoẻ mạnh, trong hoàn cảnh thiếu sự liếm lắp âu yếm, thiếu cả làn hơi ấm áp của mẹ chúng.
Cảm thương trước sự miệt mài, nhẫn nại của dì Liên. Những bà hàng xóm đến chia nhau những “đứa trẻ” đơn côi, đem về chăm bẳm. Dì Liên đồng ý cho họ đưa đi tất, chỉ giữ lại hai con chó bé nhất đàn.
Ngày ngày, dì và hai đứa trẻ, vẫn yêu thương chăm chút nó cẩn thận vô cùng.
Hai con chó phổng phao và tinh khôn chả khác chi mẹ nó ngày nào. Chúng được mang tên là Côi và Còi. - Để ghi nhớ sự kiện khi còn non nớt, đã phải gánh chịu số phận côi cú, hẩm hiu thiếu thốn.
 Có lẽ trong đầu hai con vật nhỏ, khái niệm về nghĩa mẹ không được rành rọt cho lắm. Nhưng nhờ lòng yêu thương của những con người trong nhà, mà chúng vẫn hiên ngang tồn tại với cuộc đời.
Chúng đã có thể ăn cháo đặc được, biết đùa vui và bắt đầu học sủa.
Mấy tháng rồi, cả hai con lớn nhanh và rất khoẻ mạnh. Côi là giống cái, nên nó càng ngày càng mượt mà duyên dáng ra trông thấy. Còn con Còi là đực, nên luôn mang sức vóc vạm vỡ săn chắc, mức độ nhanh nhẹn trí dũng của một thằng đàn ông. Những đêm khuya thanh vắng, tiếng sủa của chúng dội lên, rền vang, làm huyên náo cả xóm Đồng, như muốn phá tan, xua đi cảnh u tịch, huyền bí.

                                       ***

Khi bình minh lên, những ả gà mái nhảy vội ra khỏi ổ, tục ta tục tác, xoè lông, rủ cánh, khoe vẻ đẹp của mình. Thằng trống Choai to khoẻ, điệu đà, mang trên mình những chiếc lông sặc sở, bước đi những bước bệ vệ, khiến cho nhiều ả gà mái mới nhoáng trông qua, đã đem lòng đắm đuối.
Biết là đàn mái đang cố xum xoe, khoa trương hình thức, đùa nhau chí choé, chẳng qua cũng vì mình. Được thế, nó nhào ngay vào cặp kè, tán tỉnh hết ả này lại đến ả khác. Còn làm ra vẻ ta đây lắm, nhảy lên hàng rào cao, cất tiếng gáy dỏng dạc  “Ò ... ó... o” như muốn khiêu khích.
Từ trong nhà trông ra mà ngứa cả mắt, chờ khi con trống Choai vừa mới kịp đáp xuống đất. Thằng Còi từ trong nhà phóng ra, nhằm trúng đuôi nó ào đến, gừ gừ.
Nhưng với vẻ ngạo mạn, kiêu căng, coi thường đối phương vốn có. Thẳng Choai liền quay ngoắt lại, dựng hết cả lông lên, xoạc chân, rướn cổ, trừng trừng mắt nhìn về phía đối thủ. Còi không dám liều mạng xong vào nữa, nhưng cũng chưa chịu bỏ cuộc. Hai đối thủ đứng vậy, thủ thế, gờm nhau mãi rất lâu.
Lợi dụng khi cún Côi phân tâm ý chí, Choai liền đáp ngay cho nó một đá vào mặt nghe cái “Đốp” giòn tan. Đau quá, nó liền lăn ra sân kêu ăng ẳng. Trống choai thì gật gật cái đầu, tỏ vẻ đắc ý lắm. Nhưng máu anh hùng trong người Cún Còi đã kịp sôi lên, nó vùng dậy, bất kể những ngọn đòn hiểm, móng vuốt sắc nhọn của Choai bắn ra tua tủa, nó liều mạng nhào vào, đớp một cái thật lực vào cánh, Choai đau quá, đành quay ngoắt, bỏ chạy thục mạng, mồn kêu:
“Oác oác.... ui chao đau quá!  ui chao đau...tao thua... tao xin thua!”
 Nhưng con Còi vẫn không từ bỏ, nó cắm đầu đuổi theo. Mãi đến khi dì Liên phải ra can thiệp, Còi mới chấp nhận tha cho kẻ đối địch.
Từ đó, con Còi bỗng trở thành người hùng của trong nhà. Bọn gà thì y như rằng sau khi xuống khỏi ổ, là lo mổ vội, mổ vàng vài hạt thóc, rồi rủ nhau biến đi kiếm ăn xa tít, không còn dám léng phéng đến vườn rau, xó bếp như mọi khi nữa. Vì cần bọn trẻ trông thấy, chúng vỗ tay “Xuỵt” một tiếng, là con Còi nhào ra đuổi cho thục mạng.
Mỗi lần lập công như thế, Còi lại chạy ngay vào nhà, đến trước mặt chủ, vẫy đuôi rối rít đòi khen thưởng. Tất nhiên là dì Liên hoặc hai đứa bé ngồi xuống bên cạnh, vuốt vuốt bộ lông mềm mượt, óng như tơ của nó và nói: “Tốt lắm! Còi bữa sau phát huy nhé!” Nó cũng ngúc ngắc cái đầu, lè lưỡi tỏ ý hài lòng với lời tán dương đó lắm.
Một đêm, mây đen về xám xịt, gió bấc thổi ù ù. Mọi nhà đều chèn kín cửa đi ngủ. Côi và Còi tuy đã chui vào nhà bếp, khoanh tròn lại. Nhưng vốn tính cảnh giác, nên con Còi vẫn chọn vị trí thuận lợi để quan sát ra ngoài. Càng về khuya càng rét đậm, ngoài trời chỉ còn tiếng gió bấc đánh đu với lá cây xào xạc. Lâu lâu lại lắc rắc vài hạt mưa, làm tăng thêm vẻ não nùng buồn tẻ của đêm đông. Chợt cánh cửa hông kêu lên ken két như có ai đó đang cố đẩy vào. Nó bừng tỉnh hẳn, nhỏm người dậy, hướng mắt dỏng tai về phia đó. Cánh cửa ngừng yên trong chốc lát, rồi lại rung và kêu mạnh hơn trước một tý. Nó vội gừ gừ vài tiếng, dúi mỏ vào con Côi để đánh động. Nhưng con Côi vốn ngái ngủ, nó chả thèm nhúc nhích và cho rằng đó là tiếng gió đập vào cửa mà thôi. Nhưng đã có một tiếng cạch nhẹ, cánh cửa từ từ hé ra một khoảng sáng mờ, rồi có một vật gì đen đen thoáng qua khe sáng. Còi bật dậy sủa vang dữ tợn, con Côi cũng giật mình chồm lên sủa dồn dập. - Mặc dù nó chưa kịp nhìn rõ đối tượng đang ở vị trí nào trong màn đêm. Di Liên vùng dậy bật đèn, một bóng đen loáng vút ra khỏi cánh cửa hông đang để hổng. Nhưng ngay lúc ấy, con Còi kịp nhào tới, bập một nhát thật mạnh vào kẻ đột nhập trái phép. Một tiếng “Á... á!!! ” dài và đau đớn vang lên, rồi kẻ đó vội biến vào bóng đêm đen kịt.
Chuyện nhà dì Liên bị kẻ trộm đột nhập ban đêm và con Còi kịp kỷ niệm cho tên ấy một nhát cắn để đời, bỗng trở thành đề tài hấp dẫn của dân xóm Đồng.
Ai ai cũng sung sướng hả hê cho cái giá mà kẻ gian phải trả. Riêng duy nhất chỉ có một người trong xóm không vui. Đó là gã đàn ông răng chuột, mắt ti hí. Mấy ngày nay, không rõ lão đau yếu gì mà cứ nằm im trong nhà không hề đi ra ngoài.
Lão không vợ, lẽ đương nhiên là chả con cái gì. Gần đây người ta thấy gã thường bắt đâu về rất nhiều chó. - Có khi là cả những con chó bị trúng bả đã chết. Lão làm lông, thui chín và đưa đi nhập cho các hàng quán lá mơ. Lâu lâu, lão cũng giữ lại một chân, hoặc bộ lòng để mời lũ đàn ông đến nhậu. Tất nhiên cũng chỉ là những tay bợm rượu mà thôi.
Hôm nay, người ta lại thấy lão khập khiểng bước ra khỏi nhà. Những người hàng xóm trông thấy lạ liền hỏi, thì lão trả lời tỉnh bơ:
 -Xào! Chuyện vặt ấy mà! Hôm bữa vào nhà người quen, gặp phải con chó dữ, chưa kịp đề phòng thì bị nó đớp cho một phát, phải băng bó như vậy đó.
Mọi người cứ ngờ ngợ trước sự trùng hợp hết sưc ngẫu nhiên. Nhưng cũng không dám nói ra, chỉ chép miệng ậm ừ qua loa, tỏ vẻ thông cảm.
Dạo này an ninh vùng ven như xóm Đồng này rất kém. Cứ tối đến, nhà nhà đều phải xích chó, đóng cổng chặt cứng. “Thế đó, nuôi chó để giữ nhà, còn người phải lo giữ chó!” Dì Liên lẩm bẩm, lắc đầu và cùng hai con lên giường.
Dù đến thế nào đi nữa thì hai đứa trẻ cũng đã ngủ say vô tư. Còn dì vẫn thao thức. Tình hình khiến cho dì cứ phải nao nao lo lắng, có một điều gì bất ổn sẽ xảy đến. Bởi vì gần đây, đêm nào ngoài đường cũng đầy bọn săn trộm chó. Chỉ cần sơ sẩy quên xích, là y như rằng đêm đó con chó kêu: “Oắng” lên một tiếng rùng rợn, tiếp sau đó là tiếng xe máy lồng lên, lôi xồng xộc biến mất.
Ngoài ra những kẻ rình sơ hở để đột nhập vào nhà, ăn cắp tài sản thì cũng không hiếm.
Tổ dân cư đã họp nhiều lần, đề xuất nhờ Công an can thiệp. Nhưng Công an thì bảo: “Không đủ người để đi bảo vệ những con chó và tài sản giá trị thấp”.
 Khi thì lại bảo:
“An ninh là trách nhiệm của toàn dân! Bà con nên ai giữ lấy của mình, mới là góp phần bảo vệ an ninh chứ!”. Lên Công an Huyện, huyện lại đùn đẩy trách nhiệm cho công an địa phương: “Việc đó thì an ninh thôn tự giải quyết, cần gì chúng tôi! ”
 Công an địa phương thì lại đùn trở ngược lên huyện;
“Ui dào! bắt người đâu phải là chuyện dễ! Hơn nữa bọn chúng luôn luôn có hung khí nóng. Nhất thiết phải có sự phối hợp với công an chuyên nghiệp, chúng tôi mới dám ra tay!”
 Lão trưởng thôn cũng tán đồng với ý kiến của các đồng chí Công an nhân dân. Nghĩa là, mình phải tự giữ của mình, nếu sơ sẩy để mất, thì cứ bắc thang lên mà hỏi ông trời.
Cả xóm Đồng ai còn lạ gì cái tính của lão trưởng thôn nữa. Lão vốn thích xun xoe nịnh bợ, dĩ hoà vi quý. Hơn nữa trình độ của lão chỉ đạt đến lớp 7/10 bổ túc văn hoá mà thôi. Người ta kháo nhau: Lão ham cái chức trưởng thôn chỉ vì một tháng có mấy trăm ngìn phụ cấp mà thôi. Những đợt tập huấn nâng cao trình độ chính trị, học tập đường lối, chủ trương chính sách ... dành cho cán bộ thôn bản, để về truyền đạt lại cho bà con. Lão nghe mà như “vịt nghe sấm”. Thế là đành gật gà hết cả tuần tại dãy ghế của hội trường. Thảo nào xong kỳ tập huấn, ai cũng thấy lão đẩy đà hẵn lên. Khi về nhà, ngày nào lão cũng bận áo quần thật chỉnh, tận tình đến từng nhà, tuyên truyền vận đường lối chính sách cho họ. Nhưng lão thường tránh những gia đình có người là công chức nhà nước, cán bộ hưu trí, sỹ quan về hưu. Những đối tượng chồng chết, chồng chê, ế chồng... Luôn luôn được lão đặc biệt quan tâm, tuyên truyền vận động, giúp đỡ...  Nhất là những ngày mưa gió, bão bùng.
Nếu như không có việc gì, lão thường loanh quanh, nơi các quán nhậu. Hễ có ai đó chợt gọi, là “Có tôi!” ngay. Người ta cũng thường ngửi thấy mùi rượu, thoang thoảng bay ra từ cái mồm cá trê của lão.
Trong số bà con gần xa của lão, một số vốn là những kẻ có dính tiền án tiền sự. Do vậy trong xóm xảy ra chuyện gì, là lão hay tìm cách từ chối khéo. Bởi vì dại gì mà “vạch áo cho người xem lưng”.
Hôm rồi, con chó bẹc- dê của lão bị bọn chúng bắt đi. Lão tiếc đến điếng cả người. Lão đành mời tất cả bà con lại họp, bàn kế hoạch ngăn chặn, truy bắt thủ phạm.
Mọi người trong xóm ồ lên cười nhạo:
- A! bọn này to gan thật! Dám sờ cả dái ngựa cơ đấy. Chúng không biết đó là tàì sản của trưởng thôn, kiêm an ninh xóm hay sao mà liều lỉnh nhỉ! Nghe đâu tài sản tư gia, ông tự quản chặt chẽ lắm rồi cơ mà!
 Lão còn thấy đau điếng hơn cả khi bọn săn trộm lôi con chó quý đi. Nhưng vì thể dịên lão đành ngậm ngùi đấu dịu.
Cuối cùng tổ tự quản bảo vệ tài sản cũng được thành lập. Đêm đêm, một nhóm 3-4 người đi tuần trên con đường nhỏ của xóm, thấy hiện tượng gì nghi ngại là can thiệp ngay.
Mấy đêm liền, bọn săn trộm chó dường ngừng hoạt động. Có lẽ chúng đã đánh hơi thấy điềm chẳng lành, nên tạm án binh bất động. Rồi một tháng trôi qua, thôn xóm vẫn yên bình tĩnh lặng.
Một số hộ vội chủ quan lơ là thả chó ra. - Để đêm hôm nó còn tiện bề đi giải quyết vấn đề riêng tư chứ.
Dì Liên cũng mở xích cho hai con chó thoải mái một chút.
Khi chú Còi còn nằm yên trong nhà, thì ả Côi đã theo tiếng gọi thiêng liêng của tình yêu đi ra đầu ngõ. Một ánh đèn xe máy loáng qua. Con Còi nhận ra ngay là có gì đó bất ổn, liền chồm lên sủa dữ tợn - báo động. Nhưng đã muộn, chiếc xe máy phân khối lớn lao tới, quăng tròng vào cổ con Côi. Nó “Ắng!” lên một tiếng thảm thiết và dữ tợn, rồi bị lôi xềnh xệch trong bóng đêm
Bất chấp tất cả, con Còi từ trong nhà phóng thẳng ra, đuổi kịp chiếc xe máy, nó nhằm vào cánh tay đang cầm tròng, nhảy lên đớp một nhát thật mạnh vào đó. Tên săn cẩu đau quá, la lên một tiếng thất thanh: “Ối! ối...”. Kẻ đó vội buông cái tròng đang lôi con chó cái xènh xệch ra, giật mạnh tay cố thoát khỏi bộ hàm sắc khoẻ của con chó đang giận dữ. Nhưng con Côi đã kịp hoàn hồn, nó trở mình, quay lại táp mạnh vào cái đùi của tên trộm. “Ôi chao ôi!  Đau quá!” tên trộm la lên. Chiếc xe máy bỗng loạng choạng, mất đà, loằng ngoằng rồi chui tọt vào bụi duối ở bên đường. Hai tên trộm lóng ngóng định tìm cách tẩu thoát. Nhưng bị hai con chó án ngữ ngay giữa đường. Chúng lúng túng. Vừa lúc con Côi nhào tới, thì một thằng đã cho tay vào túi, lấy ra một gói nhỏ - gồm bột ớt và vôi - ném thẳng vào mặt con vật. Con Côi bị gói bột làm cho tối tăm mặt mũi. Nó lăn nhào trên nền đường, gào la thảm thiết. Còi thấy vậy cũng đành chùn bước, không dám tấn công nữa.
Hai tên trộm định lên xe vù đi, nhưng đã quá muộn, những người đàn ông lực lưỡng nhất xóm, với gậy gộc trong tay, kịp đến tiếp sức cho hai con chó, bắt chúng lại. Dưới ánh đèn pin, người trong xóm chợt nhận ra đó là gã răng chuột mắt ti hí.
-A thì ra là người quen! Mời anh lên đồn Công an để giải quyết!

***

Lập được chiến công vang dội, nhưng cái giá mà con Côi phải trả là bị mù cả hai mắt. Dì liên phải bế nó về, cưu mang thuốc men cho nó suốt cả tuần. Nhưng mắt nó cứ sưng húp, không tài nào hé được. Những kẻ ác mồm ác miệng thì xì xồ:
-Ôi dào! Chó con thiếu gì mà ôm cam con chó mù cho khổ, chỉ cần vài củ riềng, cút rượu. Thế là xong!
Nhưng dì và hai đứa vẫn nhất quyết chăm sóc Côi cho đến khi nó lìa bỏ cõi đời thì thôi.
Con Côi đã bị mù, nó đi lại được là nhờ vào định hướng bằng tai và trí nhớ. Những lúc đi đâu xa, nó phải hoàn toàn dựa vào con Còi dẫn đường. Còi đi trước, Côi cẩn thận lắng nghe từng bước chân của nó, rồi dò dẩm đường bước theo. Tuy vậy nhiều lúc nó vẫn bị sa xuống hố ngã lăn quay, lấm bê bết. Những lúc như thế, con Còi đứng lại chờ, ứ ứ lên vài tiếng, để cho nó định hướng mà bò lên. Xót thương cho hoàn cảnh chú chó tội nghiệp, dì Liên lại càng cưng chiều nó hơn bao giờ hết.
Dường như nó cũng hiểu được nỗi lòng của bà chủ, nên khi dì Liên tra thuốc nhỏ mắt cho nó. Côi ngoan ngoãn nằm yên. May thay, bài thuốc đã có hiệu lực,  một mắt nó dần dần sáng lên chút ít. Bây giờ nó đã thấy mọi vật hiện ra mờ mờ. Nhưng điều nó hiểu thêm nhiều nhất là con người. Năm trong ổ rạ, nó tự hỏi: “Cuộc sống sao mà lắm rắc rối thế ? Có những người với tấm lòng nhân hậu bao la. Nhưng cũng không ít kẻ quá tiểu nhân hèn hạ, để dạt được mục đích, họ đã không từ bỏ bất kỳ thủ đoạn bỉ ổi nào để chà đạp, cướp đi hạnh phúc của người khác!”
Mệt mỏi với nhưng suy tư rối rắm, nó chúi xuống, duỗi thẳng chân ngủ ngon lành.
Dì Liên nhẹ nhàng đến bên, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó như đang nựng nịu ru giấc nồng cho một đứa con cưng.
                                                                 Vĩnh Hoà ngày 28-9-2010


 Đăng ngày 30/09/2010
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: táy máy - 01/10/2010

Hữu Đạt đã tiến bộ nhiều! Chúc mừng! Tuy nhiên, theo kẻ thiển cận này thì truyện hơi dài, quá nhiều tình tiết làm người đọc cảm thấy được ăn quá no, quá nhiều món. Nên chăng chỉ cần kết thúc ở đoạn BỐP chết, Gia đình dì Liên từ chối lời đề nghị được hóa kiếp cho BỐP, cẩn thận choàng cho nó tấm vải đỏ rồi đem chôn ở góc vườn...(ví dụ thế) thì sẽ hay hơn. Ranh giới người -chó, chó-người ...để cho người đọc tự suy ngẫm.
Vài lời chân thành,cũng có thể sai. Foot in mouth Thông cảm hí!

  Gửi bởi: Đất vĨnh - 03/10/2010

Xin ghi nhận , rút kN làn sau.Cảm ơn nhà táy máy nhiều Nhan tiên cũng xin thông báo một tin vui. Đại vui!!!!!
Cuối cùng thì đứa con đầu lòng của mình "Trăng trên đảo lửa"cũng đã chào đời. Thế mà hồi giờ, mình tưởng nó bị chết yểu chổ nào rồi chứ. Báo để các bạn cùng vui. Ai muốn đọc xin điện về đt 09150775779. Mình sẽ tặng 01 quyển. Số sách mình lấy về không nhiều. (Chỉ lấy 100 quyển- bằng số tiền nhuận bút NXBtrả.) để tặng bạn bè thui ,ai muốn nhanh chân (à quên, nhanh tay bấm điện thoại) kẻo hết.  he he Những người ở Hà Nội, TPHCM và các thành phố lớn có thể tìm mua ở các cửa hàng sách. - vì sách do nhà xuất bản phát hành mà.  He he kính chào.

  Gửi bởi: Lê Hoài Nam - 04/10/2010

Đọc CCTN của HĐ mình cảm thấy con người tội nghiệp hơn loài chó rất nhiều ,để rồi lòng cứ băn khoăn tự hỏi -vì sao...?
Là đồng hương cùng xã với HĐ,mình rất muốn được đọc Trăng trên đảo lửa của bạn . Tiêc là mình đang ở rất xa ,không hay Đạt có thể cho TTĐL lên mạng được không nhỉ ./                                                         Chào và chúc ban thành công hơn nữa!

  Gửi bởi: Đất Vĩnh - 04/10/2010

Bạn Hoài Nam thương mến! chả hay giờ này bạn đang ở dâu?
Yêu cấu Đăng "Trăng trên Đảo lửa" Lên mạng hiện giờ thì chưa đáp ứng được. Nhưng nếu cần mình gửi tặng bạn một quyển.  kẻo bạn đợi lâu. Mai mốt mình sẽ chuyễn nguyên bản cho nhà Văn Xuấn Đức - để bác ấy đọc qua cái đã. Có thể vào khoảng tháng 4-5- 2010 mới có thể đăng lên mạng được thân chào.

  Gửi bởi: Lê Hoài Nam - 05/10/2010

Cảm ơn tấm thịnh tình của HĐ! Nhưng mình không giám quá làm phiền đến bạn, vì mình đang định cư mãi tận đất Bạch Nga.Thôi đành chờ vậy. Trông lúc chờ đợi ,rất mong được đọc nhiều tác phẩm và bài viết của đồng hương !
                   Chúc HĐ đạt nhiều hơn nữa !

  Gửi bởi: Đât Vĩnh - 07/10/2010

Rất cảm kích trước tình cảm của bạn Hoài Nam, dù là đang ở chân trời xa lắc  mà vẫn hướng về quê hương. Càng cảm động hơn khi bạn tìm đến với trang văn nghệ của bác Xuân Đức và đã chịu khó đọc những câu truyện còn quá vụng về của kẻ mọn. Chân thành cảm ơn bạn nhiều , xin gửi lời chúc các bạn lưu học sinh, những người đang sống, làm việc tại xứ bạch dương, hưởng một mùa đông tuyệt diệu.
  Gửi bởi: Trần Hữu Đạt - 13/10/2010

Cộng hoà xã Hội chủ nghĩa Việt Nam
Đôc lập - tự do - hạnh phúc

Thông báo

Kính  gửi:  Sở Văn hoá - thông tin - du lịch tỉnh Quảng Trị.
Kính gửi Phòng văn hoá - Thông tin huyện Vĩnh Linh.
Kính gửi: Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Quảng Trị
 Kính gửi: Đài thanh huyện Vĩnh Linh
Kính gửi tất cả đọc giả yêu quý
Tôi tên là: Trần Hữu Đạt
Là tác giả của truyện dài “Trăng trên đảo lửa” do nhà xuất bản Dân Trí xuất bản theo quyết định 324-2010/CXB/64-17/DT cấp ngày 13 /7/ 2010. Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Phan Hách
In và nội lưu chiểu ngày 30-7-2010
Nay tôi trân trọng thông báo đến các ban nghành chức năng, quý bạn đọc vấn đề sau:
Vừa rồi tác phẩm “Trăng trên đảo lửa” đã đến tay người đọc cả nước, riêng tỉnh Quảng Trị thì chỉ có 100 tác phẩm và chỉ làm quà tặng mà thôi. Số sách trên tôi chưa bán cho bất cứ quyển nào, cho ai cả. Và càng chưa chuyển nhượng bản quyền cho ai cả.
Hiện tại ở ở Hà Nội đã bán hết không còn quyển nào.
Giả sử ai đó có tác phẩm “Trăng trên đảo lửa” mua được ở vị trí nào (trong cả nước) thì đó là điều vinh hạnh cho tác giả.
Nhưng vừa rồi có xuất hiện một số hiện tượng photocopy tác phẩm “Trăng trên đảo lửa” để chuyền tay nhau, hoặc bán tự do.
Do đó với tư cách là tác giả tôi xin thông báo:
- Không ai được quyền photo-copy, đăng tải tác phẩm “Trăng trên đảo lửa.” lên mạng cá nhân, hay mạng tập thể.
- Không ai được in, sao, dịch... và mọi hình thức tương tự khác mà chưa được sự đồng ý của tác giả, nhà xuất bản và cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép
 -Tất cả những hành vi trên đêu vi phạm bản quyền và vi phạm luật pháp. Sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Nếu ai đó có lòng hâm mộ chiếu cố tới tác giả thì xin liên hệ theo địa chỉ sau để được nhận sách :
Ở Hồ Xá
1) Phạm thị Diệu Thuý
UBMTTQ - Huyện Vĩnh Linh.
2) Đinh Ngọc Du
 Đường Trần Phú - thị trấn – Vĩnh Linh- Quảng Trị
3) Trần Hữu Đạt .
Vĩnh Hoà –Vĩnh Linh - Quảng Trị ; ĐT: 0915075779
Giá bìa 39000/quyển
Nếu các bạn ở Đông Hà và nơi khác, nếu cần số lượng sách lớn thì liên hệ vào địa chỉ: Nhà văn Xuân Đức, Nhà văn Cao Hạnh, hội VHNT tỉnh Quảng Trị, để biết rõ thủ tục hợp đồng mua và phát hành sách.
Ở Hà Nội: Nhà XB Dân Trí – ĐT: 0435149839 gặp chị Hương, Chị Ánh.
Rất mong sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các cơ quan chức năng và quý vị đọc giả yêu mến.




                      Vĩnh Linh ngày 13 tháng 10 năm 2010


                                   Tác giả Trần Hữu Đạt


  Gửi bởi: Lê Hoài Nam - 17/10/2010

Hữu Đạt mến !
Cảm ơn những lời chúc của bạn và xin được gửi đến bạn những lời chúc tốt đẹp nhất !
Mình là học trò cũ và có nhiều kĩ niệm với thầy giáo Đinh Ngọc Du .... Nếu có thể ,Đạt chuyển hộ mình lời thăm hỏi ,lời chúc sức khỏe đến thầy cũng như gia đình của thầy !
Nếu không phiền, Đạt cho mình xin hộp thư điện tử của thầy Đạt nhé !
                                Cảm ơn Đạt nhiều!

  Gửi bởi: HĐat - 23/10/2010

Thầy ĐND có máy vi tính như hiên giò chưa biết thầy đã có Hộp thư chưa. Để mình hỏi lại và nhăn cho. Thân chào! Chúc bạn hưởng một mùa đông Nga  vui vẻ hoành tráng
  Gửi bởi: Xuân Đức - 23/10/2010

Gửi Đạt !
Mình muốn gặp Đạt trao đổi vài công việc. Đạt nhắn số điện thoại lên đây nhé!
Xuân Đức

  Gửi bởi: Datvinh - 26/10/2010

Số  của cháu là 0915075779. hì bác đoc kỹ thì so Đt cháu có trêb trabg oat bác rồi mà

Nhận xét

Chia sẻ cho bạn bè

Bài viết liên quan