Tác giả: Phạm Văn Phúc
Đây là tác phẩm sân khấu được thực hiện theo sự chỉ đạo và đặt hàng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chủ đề tư tưởng muốn nói bất kỳ ai, dù là cán bộ cao cấp của Đảng, của nhà nước, hay người dân thường, bất luận trong trường hợp nào đều phải sống thượng tôn pháp luật. Đừng cậy quyền, ỷ thế làm những việc phi pháp, khuất tất gây đau khổ oan khiên cho đồng chí mình, cho dân lành vô tội, như cha con ông Mai Liêm, Mai Thức cán bộ cấp cao của tỉnh, vì tay đã nhúng chàm bảo kê và đồng phạm với bọn buôn ma túy xuyên quốc gia, rồi lại lập mưu hại người định đưa mình ra trước pháp luật.
Vở diễn cũng nhiệt liệt ngợi ca thế hệ trẻ như Đạt, Mây, Trang và cả Mai Tường con ông phó chủ tịch thường trực tỉnh, làm điều ác- dám đương đầu, kiên quyết đấu trang với cái phi pháp để mang lại sự bình yên cho xã hội. Vở diễn cũng phê phán nghiêm khắc một bộ phận cán bộ, Đảng viên buông lơi chí khí chiến đấu theo tinh thần cộng sản. Đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang có công nâng cao kịch bản, đem lại sự hợp lý hài hòa cho tác phẩm. Anh bổ sung nhiều cảnh làm cho kịch hấp dẫn hơn. Như cảnh mở đầu bằng bọn tiêu cực đâm xe cho Hoàng Dũng chết để bịt đầu mối. Đạo diễn dựng cảnh mưa gió sấm chớp bên cánh rừng trong đêm xe tải đâm chết Hoàng Dũng, gây cho vở kịch căng thẳng, hấp dẫn ngay từ màn đầu. NSND Doãn Hoàng Giang cũng xử lý các lớp đóng kịch của cảnh trước thường đột ngột, mang một ý nghĩa mở ra lớp kịch sau một cách hài hòa.
Phải nói các nghệ sĩ nhà hát Kịch Việt Nam đã phát huy lối diễn tâm lý, tạo cho vở diễn có sức lôi cuốn khán giả. NS Lưu Hoàng vai Đạt, diễn được cái chí khí của tuổi trẻ, khí phách cương trực của người đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Vì muốn biết sự thật, và dám đương đầu với những mờ ám, khám phá ra tội ác và nỗi oan khiên của bậc cha chú. NS Trịnh Nhật diễn đạt một Thùy Trang kỹ sư trẻ muốn cống hiến sức mình. NS Việt Thắng đã từng diễn xuất sắc vai lý trưởng trong “Hồn Trương Ba da hàng thịt” nay lại vào vai chính diện Trần Vỹ bị oan sai. NS Phú Đôn vai ông Bính cán bộ trung ương về hưu. Các anh thể hiện được sự sâu sắc nội tâm những cán bộ một thời né tránh đấu tranh, thủ tiêu tinh thần chiến đấu. Nhưng rồi lại lấy lại được tinh thần của người Đảng viên: “đã đến lúc tôi không im lặng nữa. Tôi chấp nhận chiến đấu mất còn với cái ác”. NS Xuân Bắc vai Tốn, anh diễn theo cách phóng khoáng, chân thật, khắc họa được một đại gia, từng là cai ngục của chế độ cũ. Nay đổi đời thành một con người vừa cũ, vừa mới. NS Quốc Khánh vai Mai Liêm, có thể nói đây là một trong những vai diễn xuất sắc của anh. NS Hồng Quang vai Mai Thức, anh diễn đạt một phó chủ tịch tỉnh đầy quyền uy. Anh khắc họa nhân vật bằng một giọng cười xoa dịu, hách dịch mua chuộc. Trong con người ấy toát lên đầy ám muội.
Nhìn chung “Những chấn động còn lại” là vở kịch đáng xem. Tuy nhiên vẫn có nhiều điểm cần góp ý như cảnh kết của vở như bỏ lửng và chưa xứng tầm với vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Về mặt diễn xuất, hầu hết kịch của ta diễn xuất theo phương pháp thể nghiệm, phương pháp diễn biến tâm lý. Vì vậy nó chậm rãi, thủng thẳng, làm cho vở diễn chùng xuống, kéo dài ra, nhiều đoạn không cần thiết. Thời đại ngày nay đã khác xa, vì vậy diễn xuất cũng cần thay đổi để kịp với thời đại.
Phạm Văn Phúc Nguồn: Báo Phụ nữ Thủ đô.
Dư âm sau “Những chấn động còn lại” ( Báo Phụ nữ Thủ đô)
PNTĐ-Đã lâu lắm rồi nhà hát Kịch Việt Nam mới có vở diễn hoành tráng, hay, kịch tính, hấp dẫn từ đầu chí cuối về chống tiêu cực như vở: “Những chấn động còn lại” của nhà văn Xuân Đức.
Một cảnh trong vở diễn “Những chấn động còn lại”
Đây là tác phẩm sân khấu được thực hiện theo sự chỉ đạo và đặt hàng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chủ đề tư tưởng muốn nói bất kỳ ai, dù là cán bộ cao cấp của Đảng, của nhà nước, hay người dân thường, bất luận trong trường hợp nào đều phải sống thượng tôn pháp luật. Đừng cậy quyền, ỷ thế làm những việc phi pháp, khuất tất gây đau khổ oan khiên cho đồng chí mình, cho dân lành vô tội, như cha con ông Mai Liêm, Mai Thức cán bộ cấp cao của tỉnh, vì tay đã nhúng chàm bảo kê và đồng phạm với bọn buôn ma túy xuyên quốc gia, rồi lại lập mưu hại người định đưa mình ra trước pháp luật.
Vở diễn cũng nhiệt liệt ngợi ca thế hệ trẻ như Đạt, Mây, Trang và cả Mai Tường con ông phó chủ tịch thường trực tỉnh, làm điều ác- dám đương đầu, kiên quyết đấu trang với cái phi pháp để mang lại sự bình yên cho xã hội. Vở diễn cũng phê phán nghiêm khắc một bộ phận cán bộ, Đảng viên buông lơi chí khí chiến đấu theo tinh thần cộng sản. Đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang có công nâng cao kịch bản, đem lại sự hợp lý hài hòa cho tác phẩm. Anh bổ sung nhiều cảnh làm cho kịch hấp dẫn hơn. Như cảnh mở đầu bằng bọn tiêu cực đâm xe cho Hoàng Dũng chết để bịt đầu mối. Đạo diễn dựng cảnh mưa gió sấm chớp bên cánh rừng trong đêm xe tải đâm chết Hoàng Dũng, gây cho vở kịch căng thẳng, hấp dẫn ngay từ màn đầu. NSND Doãn Hoàng Giang cũng xử lý các lớp đóng kịch của cảnh trước thường đột ngột, mang một ý nghĩa mở ra lớp kịch sau một cách hài hòa.
Phải nói các nghệ sĩ nhà hát Kịch Việt Nam đã phát huy lối diễn tâm lý, tạo cho vở diễn có sức lôi cuốn khán giả. NS Lưu Hoàng vai Đạt, diễn được cái chí khí của tuổi trẻ, khí phách cương trực của người đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Vì muốn biết sự thật, và dám đương đầu với những mờ ám, khám phá ra tội ác và nỗi oan khiên của bậc cha chú. NS Trịnh Nhật diễn đạt một Thùy Trang kỹ sư trẻ muốn cống hiến sức mình. NS Việt Thắng đã từng diễn xuất sắc vai lý trưởng trong “Hồn Trương Ba da hàng thịt” nay lại vào vai chính diện Trần Vỹ bị oan sai. NS Phú Đôn vai ông Bính cán bộ trung ương về hưu. Các anh thể hiện được sự sâu sắc nội tâm những cán bộ một thời né tránh đấu tranh, thủ tiêu tinh thần chiến đấu. Nhưng rồi lại lấy lại được tinh thần của người Đảng viên: “đã đến lúc tôi không im lặng nữa. Tôi chấp nhận chiến đấu mất còn với cái ác”. NS Xuân Bắc vai Tốn, anh diễn theo cách phóng khoáng, chân thật, khắc họa được một đại gia, từng là cai ngục của chế độ cũ. Nay đổi đời thành một con người vừa cũ, vừa mới. NS Quốc Khánh vai Mai Liêm, có thể nói đây là một trong những vai diễn xuất sắc của anh. NS Hồng Quang vai Mai Thức, anh diễn đạt một phó chủ tịch tỉnh đầy quyền uy. Anh khắc họa nhân vật bằng một giọng cười xoa dịu, hách dịch mua chuộc. Trong con người ấy toát lên đầy ám muội.
Nhìn chung “Những chấn động còn lại” là vở kịch đáng xem. Tuy nhiên vẫn có nhiều điểm cần góp ý như cảnh kết của vở như bỏ lửng và chưa xứng tầm với vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Về mặt diễn xuất, hầu hết kịch của ta diễn xuất theo phương pháp thể nghiệm, phương pháp diễn biến tâm lý. Vì vậy nó chậm rãi, thủng thẳng, làm cho vở diễn chùng xuống, kéo dài ra, nhiều đoạn không cần thiết. Thời đại ngày nay đã khác xa, vì vậy diễn xuất cũng cần thay đổi để kịp với thời đại.
Phạm Văn Phúc Nguồn: Báo Phụ nữ Thủ đô.
Đăng ngày 10/03/2015