Tác giả: Minh Luận
Vừa qua, các Hội đồng cơ sở (lĩnh vực văn học nghệ thuật) đã tiến hành xét Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước. Những quy định xét Giải thưởng Nhà nước dường như là thỏa đáng. Nhưng những quy định đối với việc xét Giải thưởng Hồ Chí Minh trong Thông tư số 03/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quả là gây khó khăn cho các Hội đồng cơ sở trong khi xét duyệt.
Một vấn đề đặt ra là: nếu chiểu theo quy chế Giải thưởng Hồ Chí Minh (Giải thưởng cao nhất về Văn học nghệ thuật - ML) trong Thông tư nói trên thì rất nhiều tác phẩm được Giải thưởng Hồ Chí Minh sẽ có chất lượng kém hơn thậm chí kém hơn rất nhiều so với Giải thưởng Nhà nước. Vì sao lại có chuyện ngược đời này? Có phải là các Hội đồng cơ sở đã chọn lựa sai không? Không. Nguyên nhân này là từ Thông tư hướng dẫn của Bộ VHTT và DL.
Mục 3, Điều 5, Chương II của Thông tư viết: Tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước thì không được kết hợp với tác phẩm, công trình khác để đề nghị xét Giải thưởng Hồ Chí Minh. Chính điều này là nguyên nhân. Vì sao vậy? Tôi xin phân tích như sau:
Hầu hết hay có thể nói: tất cả những tác giả được xét Giải thưởng Nhà nước đều kê khai những tác phẩm hay nhất của mình để bảo đảm ở mức cao nhất khả năng được Giải thưởng Nhà nước. Vì không ai nghĩ rằng mình phải để dành những tác phẩm tốt nhất cho Giải thưởng Hồ Chí Minh sau đó. Hầu hết các tác giải khi được xét Giải thưởng Nhà nước đã ở tuổi trên 50 gần 60 hoặc cao hơn nữa. Nghĩa là họ đã mang những gì sáng tạo tốt nhất trong gần cả cuộc đời để tham dự xét giải. Và 5 năm sau khi được Giải thưởng Nhà nước, nếu họ đăng ký tham dự Giải thưởng Hồ Chí Minh (Giải thưởng Hồ Chí Minh 5 năm xét một lần - ML) thì họ mới nhận ra rằng: vốn liếng của họ còn lại quá ít.
Một thực tế cho thấy: quãng thời sung mãn và thăng hoa nhất cho sáng tạo của một nghệ sỹ là từ khi bắt đầu sáng tạo cho đến khi họ 50 hoặc 60 tuổi. Cũng có những nghệ sỹ sau 60 tuổi mới thăng hoa. Nhưng những trường hợp này vô cùng hạn hữu. Tôi xin ví dụ: một nghệ sỹ được trao Giải thưởng Nhà nước khi 60 hay 70 tuổi sẽ cực kỳ khó khăn để có được những tác phẩm sáng tác trong vòng 5 năm hoặc 10 năm sau đó mà xuất sắc hơn tất cả những tác phẩm nghệ sỹ đó sáng tác trong gần hết đời mình trước đó. Vì đương nhiên những tác phẩm đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh phải có chất lượng cao hơn những tác phẩm đoạt Giải thưởng Nhà nước. Chính vậy mà quy định về Giải thưởng Hồ Chí Minh trong Thông tư vô tình đã hạ thấp Giải thưởng Hồ Chí Minh khi so với Giải thưởng Nhà nước.
Sẽ vô cùng đúng đắn khi Giải thưởng Hồ Chí Minh là Giải thưởng trao cho cả sự nghiệp sáng tạo của người nghệ sỹ. Nhưng theo quy định của Bộ VHTT và DL thì Giải thưởng Hồ Chí Minh rõ ràng chỉ là Giải thưởng cho phân đoạn 2 của sự nghiệp sáng tạo của nghệ sỹ mà thôi. Mà cái phân đoạn 2 này gây khó cho tất cả các nghệ sỹ kể cả những nghệ sỹ vĩ đại. Bởi cái phân đoạn 2 của cuộc đời sáng tạp này, các nghệ sỹ chủ yếu viết nốt những gì cần phải viết hoặc bắt đầu tổng kết cuộc đời sáng tạo của họ. Chúng ta chưa hề thấy một nghệ sỹ nào nhận Giải thưởng Nhà nước ở tuổi 30 hay 40 cả. Nếu họ nhận Giải thưởng Nhà nước ở tuổi đó thì họ mới có cơ hội làm ra những tác phẩm hay hơn, vĩ đại hơn những tác phẩm họ đã sáng tạo trước đó.
Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể: đó là trường hợp nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ông đã được Giải thưởng Nhà nước với những tác phẩm xuất sắc như trường ca Mặt đường khát vọng, Đất ngoại ô. Nhưng phân đoạn 2 trong sự nghiệp sáng tạo của ông chỉ có một tập thơ Cõi lặng. Và cho dù đây là tập thơ được đánh giá khá cao thì cũng có những khó khăn cho Hội đồng xét duyệt và nếu ông được Giải thưởng Hồ Chí Minh mà theo quy định sẽ ghi đại khái: Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm với tập thơ Cõi Lặng...thì rất dễ gây tranh luận. Trong khi đó, chỉ Mặt đường khát vọng không thôi đã đủ cho ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề này không chỉ đối với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mà đối với rất nhiều các nghệ sỹ khác.
Sẽ rất nhiều và rất nhiều nghệ sỹ trong số những nghệ sỹ được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh tới đây với những tác phẩm chắc chắn "kém hơn" những tác phẩm của họ đoạt Giải thưởng Nhà nước. Và nếu dư luận có phản ứng thì là lẽ đương nhiên, hợp lý và thật dễ hiểu cho dù sự nghiệp sáng tạo của những tác giả đó hoàn toàn xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý. Chính vì thế mà một số nghệ sỹ nói đùa rằng: nếu ai muốn được Giải thưởng Hồ Chí Minh thì phải để dành những tác phẩm tốt nhất của đời mình cho Giải thưởng Hồ Chí Minh chứ đừng dại dột kê khai hết cho Giải thưởng Nhà nước.
Sẽ có không ít bạn đọc đặt câu hỏi sau khi đọc mấy lời trên của tôi: Tại sao lại có những quy định bất cập như thế?
Nguồn Viêtnamnet
Vừa qua, các Hội đồng cơ sở (lĩnh vực văn học nghệ thuật) đã tiến hành xét Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước. Những quy định xét Giải thưởng Nhà nước dường như là thỏa đáng. Nhưng những quy định đối với việc xét Giải thưởng Hồ Chí Minh trong Thông tư số 03/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quả là gây khó khăn cho các Hội đồng cơ sở trong khi xét duyệt.
Một vấn đề đặt ra là: nếu chiểu theo quy chế Giải thưởng Hồ Chí Minh (Giải thưởng cao nhất về Văn học nghệ thuật - ML) trong Thông tư nói trên thì rất nhiều tác phẩm được Giải thưởng Hồ Chí Minh sẽ có chất lượng kém hơn thậm chí kém hơn rất nhiều so với Giải thưởng Nhà nước. Vì sao lại có chuyện ngược đời này? Có phải là các Hội đồng cơ sở đã chọn lựa sai không? Không. Nguyên nhân này là từ Thông tư hướng dẫn của Bộ VHTT và DL.
Mục 3, Điều 5, Chương II của Thông tư viết: Tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước thì không được kết hợp với tác phẩm, công trình khác để đề nghị xét Giải thưởng Hồ Chí Minh. Chính điều này là nguyên nhân. Vì sao vậy? Tôi xin phân tích như sau:
Hầu hết hay có thể nói: tất cả những tác giả được xét Giải thưởng Nhà nước đều kê khai những tác phẩm hay nhất của mình để bảo đảm ở mức cao nhất khả năng được Giải thưởng Nhà nước. Vì không ai nghĩ rằng mình phải để dành những tác phẩm tốt nhất cho Giải thưởng Hồ Chí Minh sau đó. Hầu hết các tác giải khi được xét Giải thưởng Nhà nước đã ở tuổi trên 50 gần 60 hoặc cao hơn nữa. Nghĩa là họ đã mang những gì sáng tạo tốt nhất trong gần cả cuộc đời để tham dự xét giải. Và 5 năm sau khi được Giải thưởng Nhà nước, nếu họ đăng ký tham dự Giải thưởng Hồ Chí Minh (Giải thưởng Hồ Chí Minh 5 năm xét một lần - ML) thì họ mới nhận ra rằng: vốn liếng của họ còn lại quá ít.
Một thực tế cho thấy: quãng thời sung mãn và thăng hoa nhất cho sáng tạo của một nghệ sỹ là từ khi bắt đầu sáng tạo cho đến khi họ 50 hoặc 60 tuổi. Cũng có những nghệ sỹ sau 60 tuổi mới thăng hoa. Nhưng những trường hợp này vô cùng hạn hữu. Tôi xin ví dụ: một nghệ sỹ được trao Giải thưởng Nhà nước khi 60 hay 70 tuổi sẽ cực kỳ khó khăn để có được những tác phẩm sáng tác trong vòng 5 năm hoặc 10 năm sau đó mà xuất sắc hơn tất cả những tác phẩm nghệ sỹ đó sáng tác trong gần hết đời mình trước đó. Vì đương nhiên những tác phẩm đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh phải có chất lượng cao hơn những tác phẩm đoạt Giải thưởng Nhà nước. Chính vậy mà quy định về Giải thưởng Hồ Chí Minh trong Thông tư vô tình đã hạ thấp Giải thưởng Hồ Chí Minh khi so với Giải thưởng Nhà nước.
Sẽ vô cùng đúng đắn khi Giải thưởng Hồ Chí Minh là Giải thưởng trao cho cả sự nghiệp sáng tạo của người nghệ sỹ. Nhưng theo quy định của Bộ VHTT và DL thì Giải thưởng Hồ Chí Minh rõ ràng chỉ là Giải thưởng cho phân đoạn 2 của sự nghiệp sáng tạo của nghệ sỹ mà thôi. Mà cái phân đoạn 2 này gây khó cho tất cả các nghệ sỹ kể cả những nghệ sỹ vĩ đại. Bởi cái phân đoạn 2 của cuộc đời sáng tạp này, các nghệ sỹ chủ yếu viết nốt những gì cần phải viết hoặc bắt đầu tổng kết cuộc đời sáng tạo của họ. Chúng ta chưa hề thấy một nghệ sỹ nào nhận Giải thưởng Nhà nước ở tuổi 30 hay 40 cả. Nếu họ nhận Giải thưởng Nhà nước ở tuổi đó thì họ mới có cơ hội làm ra những tác phẩm hay hơn, vĩ đại hơn những tác phẩm họ đã sáng tạo trước đó.
Tượng các nhà văn đoạt giải Hồ Chí Minh được trưng bày trong Ngày thơ Việt Nam 2011.
Ảnh: baodautu
Tôi xin lấy một ví dụ cụ thể: đó là trường hợp nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ông đã được Giải thưởng Nhà nước với những tác phẩm xuất sắc như trường ca Mặt đường khát vọng, Đất ngoại ô. Nhưng phân đoạn 2 trong sự nghiệp sáng tạo của ông chỉ có một tập thơ Cõi lặng. Và cho dù đây là tập thơ được đánh giá khá cao thì cũng có những khó khăn cho Hội đồng xét duyệt và nếu ông được Giải thưởng Hồ Chí Minh mà theo quy định sẽ ghi đại khái: Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm với tập thơ Cõi Lặng...thì rất dễ gây tranh luận. Trong khi đó, chỉ Mặt đường khát vọng không thôi đã đủ cho ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề này không chỉ đối với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mà đối với rất nhiều các nghệ sỹ khác.
Sẽ rất nhiều và rất nhiều nghệ sỹ trong số những nghệ sỹ được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh tới đây với những tác phẩm chắc chắn "kém hơn" những tác phẩm của họ đoạt Giải thưởng Nhà nước. Và nếu dư luận có phản ứng thì là lẽ đương nhiên, hợp lý và thật dễ hiểu cho dù sự nghiệp sáng tạo của những tác giả đó hoàn toàn xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý. Chính vì thế mà một số nghệ sỹ nói đùa rằng: nếu ai muốn được Giải thưởng Hồ Chí Minh thì phải để dành những tác phẩm tốt nhất của đời mình cho Giải thưởng Hồ Chí Minh chứ đừng dại dột kê khai hết cho Giải thưởng Nhà nước.
Sẽ có không ít bạn đọc đặt câu hỏi sau khi đọc mấy lời trên của tôi: Tại sao lại có những quy định bất cập như thế?
Nguồn Viêtnamnet
Đăng ngày 08/04/2011 |