Tôi
đã “theo” Cao Hạnh từ khi anh còn là trưởng phòng thông tin- văn hoá
huyện Bến Hải- Bình -Trị- Thiên. Và có lẽ mê anh nhất là anh truyện ngắn “Hổ thành tinh”. Câu chuyện khơi dậy niềm tự hào của nhân dân Vĩnh Thuỷ một thời xa xưa. Cốt
truyện tôi đã được nghe bố, mẹ tôi kể đi, kể lại hàng trăm lần trong
giấc nồng hay bên bếp lửa bập bùng của mùa đông. Thế mà khi đọc vẫn thấy
hấp dẫn,mới lạ vô cùng.
Rất ngạc nhiên khi một nhà biên kịch, nhà đạo diễn sân khấu, nhà văn lại… làm thơ, mà thơ hay thì càng lạ chứ .
Trong cuộc sống thường ngày anh là người rất bình dị. đến nỗi người ta nhầm tưởng anh là một… nông dân.
Khi
đang ở Huyện Vĩnh linh anh có chiếc xe đạp thật “tuyệt vời” chỉ thiếu
mỗi cái chuông . Những người cách xa hàng cây số cũng phải nhường đường
cho” xe anh băng băng qua suối đèo, đồi nương…”
Nhà tôi cách nhà anh chừng 5 km mỗi lần có việc gì là anh em lại đạp xe về với nhau như anh em ruột vậy.
Khi bước vô nhà anh thở phàohể hả:
-Ề hề hề… tao tưởng là các bộ phận của chiếc xe nó rớt hết trên đường rồi chứ, may mà còn mò về được đây, không biết có lên tới nhà không đây- Rồi anh cười - hề hề… cho đọi nuớc chè đứng đũa cái đã hề hề…
Thế
mà chiếc xe không chịu rớt như anh tưởng , nó vẫn cùng anh đi công tác
ngang dọc hết Vĩnh linh cho tới Gio Linh ,Bến quan, Vĩnh Ô, Vĩnh Thái…
Rồi cùng anh vào tận Đông Hà đến với tạp chí Cửa Việt.
Tôi nhớ trước đây anh có một số bài thơ, truyện ngắn, bút ký và kịch đã xuất bản. Tôi đã không bỏ lỡ một tác phẩm nào của anh cả . Cũng là muốn xem gan ruột, cách nhìn của người bạn già mình trước bối cảnh, cuộc sống luôn xao động như thế nào.
Nhưng
anh vẫn như xưa, vẫn trầm tĩnh nhìn cuộc sống một cách lạc quan, yêu
đời, đưa ra một lối thoát thật hoàn hảo cho các nhân vật.
Khi đài truyền hình đọc giơíi thiệu bài thơ “Nhớ chị” của anh thì bao nhiêu người dân đôi bờ Bến Hải phải rơi nước mắt.
Nhà Thơ, nhà Báo, nhà Giáo nhân dân:Xuân Phùng đã rưng rưng nước mắt khi đọc những dòng thơ đó.
Nay thấy xuất hiện những bài thơ của anh thì quá sướng đọc một lèo hết luôn.
Vẫn tính cách xưa :
Tôi là ai?
mỗi lần tự vấn
nỗi dày vò xoáy riết tâm tư
Tôi là ai?
một nửa thực, nửa hư
Cứ dính nhau như hình với bóng
Anh
vẫn tự dày vò mình với những trăn trở của lương tâm, vẫn co mình lại mà
nhìn cuộc sống bằng cặp mắt nhân ái. Từ những vấn đề đời thường rất
giản dị mà anh đã đưa ra một triết lý vô cùng sâu sắc, đầy ý nghĩa
Thế đấy trong “…nỗi dày vò, xoáy riết tâm tư” của cuộc đời thì đôi khi mình không thể hiểu nỗi mình “là ai ?” nên làm sao nữa?
Nhưng
anh vẫn là chính mình ,vẫn tự khẳng định mình anh là nhà văn, nhà thơ,
nhà đạo diễn của những người dân lao động chất phác, hiền hoà:
“một kiếp toe tua, một đời gấm lụa
Nửa cằm nhẵn nhụi, nửa cằm râu ria”
…
”Nuôi giữa đời thường con gà,con vịt
Nuôi trong đất một giấc mơ buồn
Lang thang bốn phương râu tóc bạc xác
Còn hai hốc mắt để khóc cho đời
Cái mồm sếu sáo để nói, để cười
Để chiêu cạn chén, cho hồn lên ngôi
chất
văn, chất thơ của anh quá đậm phong cách của dân Quảng Trị nói chung và
Vĩnh Thuỷ nói riêng,mới nghe có vẻ ề à nhưng rất chân thật qua đỗi .
Nhưng anh đã làm được việc anh muốn:
một nữa tôi bay ở chân trời
Một nữa tôi neo vào trong cát bụi
Con người của Cao Hạnh quá hiền so với thời đại, đã gần sáu mươi rồi vẫn còn ngơ ngác trước sự đời và đơn giản chỉ là:
Hai nửa cuộc đời nhập lại
để thành trong tôi một kiếp con người
Kiếp người của anh chỉ giản dị là người con đất Vĩnh không tham vọng cao sang, nhà
cao cửa rộng , lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui của mình, sẵn
sàng chia sẽ nỗi buồn cùng bè bạn, tất cả, không phân biệt cao sang thấp
hèn…
Cũng có khi anh vẫn mơ màng như đí trên mây, trên gió nhớ về ai một bóng hồng nào đó
Vẽ non nghe tiếng sương bay
Cánh chim hồng nhạn trong mây mơ màng
Vẽ em một đoá hoa hồng
Gửi vào ở chốn hư không cho đời
Bây giờ tôi vẽ chính tôi
Rượu say, lạc bút
thôi rồi
mặt ai ?...
“Thôi rồi mặt ai” ?... thì
chỉ có Cao Hạnh mới nói như vậy và chỉ anh biết là anh đang nghĩ về ai
mà thôi. Cũng có thể “cánh chim hồng nhạn” là người đang đêm ngày cùng
anh chia sẽ vui buồn trên mạng, hoặc đâu đó hiện hữu trong cuộc sống
chăng? Hay là đơn giản là mơ ước của nhà văn, nhà thơ… già mà thôi
Văn,
thơ Cao Hạnh có đặc điểm chung là anh thường dùng những động, tính từ
rất nhẹ nhàng và tương đối mới lạ như “bạc xác””toe tua” “lồng lộng” “sếu sáo”… nhưng có vẻ rất sáng tạo và linh hoạt.
Nếu ta để ý kỹ rằng khởi
nghiệp của anh là nhà biên kịch , đạo diễn sân khấu thì lại rất dễ
hiểu. Vì anh viết hoặc làm gì cũng cho chính người dân Quảng Trị trước
cái đã.(vì anh là người con của Quảng Trị mà) Những động-tính từ đó
thường là “hạ màn” hay kéo lên một “hoạt cảnh” mới, một bi kịch hay nụ
cuời sắp diễn ra…
Trong một câu chuyện, thơ của Cao Hạnh luôn luôn hiện lên một hoặc ba bức tranh mà thôi. Những bức tranh anh “vẽ” rất gần gủi với những người dân quê. Chính lẽ đó mà tôi và những người dân quê rất yêu quý thơ anh như con người mộc mạc chân thành của anh vậy
Riêng
bài thơ “Cuộc đời phiêu du” của anh thì tôi thấy là một bài thơ 8 chữ
hoàn chỉnh. Không rõ vì sao tác giả lại để ở thể 4 chữ ? Nhưng tóm lại
đó là 2 bài thơ chứ không phải một bài thơ chẳng hạn như ta có thể viết
lại như sau:
Cuộc đời thi nhân phiêu du một kiếp
Nuôi giữa đời thường con gà,con vịt
Nuôi trong đất một giấc mơ buồn
Lang thang bốn phương râu tóc bạc xác
Còn hai hốc mắt để khóc cho đời
Cái mồm sếu sáo để nói, để cười
Để chiêu cạn chén, cho hồn lên ngôi
Mai về với đất thắp lên tiếng buồn
Theo mạch nguồn ta xin làm giọt nước(Câu này xin đảo vế cho đúng trắc -bằng)
Để lại câu thơ ai đó nhặt lên?
Và có thể đọc:
“ Cuộc đời thi nhân phiêu du một kiếp
Để lại câu thơ ai đó nhặt lên..”
vẫn hay! vẫn tròn vần rõ nghĩa
Có lẽ những tính nghệ thuật độc đáo đó của văn, thơ Cao Hạnh là chổ ấy, nên rất nhiều người mê anh.
Thôi không có gì hơn chúc anh năm mới mạnh khoẻ viết nhiều thơ, truyện ngắn hay. Có một điều mà anh cần nhớ là:
Hãy lên mạng kẻo ai buồn, ai nhớ
Hãy lên mạng kẻo ai đợi, ai chờ.
Chờ anh thôi, đâu chờ người thành phố
Mong một ngày anh về lại cố hương
Qua Hiền Lương rẽ phải hướng Vĩnh hoà
( Bạn cũ, quê hương đang chờ, đang đợi)