Tác giả: Đức Triết
TT - Những con người từng đi qua cuộc chiến, từng đối mặt với sự sống - cái chết và từng đau đáu với một khát vọng: được sống để được cống hiến. Những tưởng rằng không gì có thể thay đổi được khát vọng ấy, nhưng...
Sau buổi tổng duyệt ngày 12-6 và buổi biểu diễn tối 14-6, vở kịch Tai biến (tác giả: Xuân Đức, đạo diễn: NSƯT Anh Tú) tiếp tục được công diễn vào 20g ngày 15-6 tại rạp Hồng Hà, Hà Nội. Vở có sự tham gia của các nghệ sĩ Đoàn kịch I Nhà hát Kịch VN: NSND Lan Hương, Vĩnh Xương, Quỳnh Hoa, Việt Thắng, Hồng Quang, Lưu Hoàng, Ánh Hồng, Thúy Phương, Minh Tùng...
Đêm tổng duyệt vở kịch Tai biến của Nhà hát Kịch VN, rạp Hồng Hà (Hà Nội) chật ních. Khán giả dõi theo từng số phận nhân vật với nhiều cung bậc cảm xúc đan xen: đau đớn, xót xa, oán giận, cảm thương... Không tái hiện câu chuyện Hoàng Đạo (nghệ sĩ Vĩnh Xương), Trần Tiến (nghệ sĩ Việt Thắng) và Vũ Lân (nghệ sĩ Hồng Quang) chung một chiến hào thời chiến tranh, nhưng qua sự gặp gỡ của những người bạn ai cũng hiểu họ từng là "ba chàng ngự lâm pháo thủ" đêm ngày sát cánh, ngùn ngụt khát vọng: ngày chiến thắng được trở về để dựng xây đất nước. Khát vọng ấy đã thành hiện thực khi cả ba bước ra từ chiến tranh vẹn nguyên cả thể xác lẫn tâm hồn, được Nhà nước cử đi du học. Nhưng trở về, "ba chàng ngự lâm pháo thủ" ấy rẽ ba lối: Hoàng Đạo làm tổng giám đốc một công ty nhà nước, Trần Tiến làm thiếu tướng công an và Vũ Lân làm thứ trưởng. Dẫu vậy, vì lợi ích danh vọng tiền tài họ vẫn chụm lại... Sân khấu chuyển động theo tâm lý nhân vật. Những mạch máu trong huyết quản con người lần đầu tiên được tái hiện trực diện: sắc đỏ - sắc đen, khoảng sáng - khoảng tối lột tả mặt trái - phải, tính cách xấu - tốt của từng nhân vật. Hoàng Đạo cấu kết với Vũ Lân để có được dự án đất đai lớn. Anh ta ép buộc người dân phải nhận mức tiền đền bù thấp. Trần Tiến nhìn ra sự việc, tâm tình với hai bạn: "Cả ba chúng ta hãy sống xứng đáng với những năm tháng trước đây. Tôi không muốn một lúc nào đó chúng ta phải đối mặt với nhau". Nhưng "một cây làm chẳng nên non", Trần Tiến bị hai người bạn gạt sang một bên, thậm chí đem những thâm tình đồng đội năm xưa để dụ dỗ, lôi kéo khiến ông dù là người trực tiếp phụ trách chuyên án điều tra vụ việc đã nới tay, không kiên quyết giải quyết triệt để. Ông đã từng ngăn cản con trai (phóng viên một tờ báo) đừng viết bài phóng sự điều tra vì nghĩ rằng đến một lúc nào đó, những phẩm chất tốt đẹp năm xưa của anh bộ đội Cụ Hồ lại thắp sáng tâm hồn hai người bạn, giúp họ trở về với con đường chính nghĩa. Mong là thế, còn sự thật thì khác... Vở kịch đẩy đến tận cùng sự phát triển mâu thuẫn nội tại. Khi lợi ích vẫn được đảm bảo, Vũ Lân vẫn là bạn của Hoàng Đạo. Nhưng khi chiếc ghế thứ trưởng bị lung lay thì anh ta sẵn sàng chấp nhận phương án của "kẻ quyền lực giấu mặt"... Ở vở kịch này, các nhân vật không có sự "quay đầu lại" mà chỉ được bước tiếp. Ngay cả người cầm cán cân công lý cũng phải tự dằn vặt mình, và không bước qua nổi một cơn tai biến... Có thể thấy căn bệnh tai biến (một dạng bệnh của con người thời hiện đại) giữa đời thực nay được sân khấu kịch nói chuyển hóa, phản ánh như một cơn trọng bệnh: tai biến... khát vọng sống đẹp, tai biến... phẩm chất đạo đức của một lớp người trong xã hội - đáng sợ hơn khi "bệnh nhân" là những người thuộc thế hệ từng "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Tai biến liên tục tung ra nút thắt nhưng không quá nặng nề khi đạo diễn Anh Tú tiếp tục sử dụng tiếng cười giễu cợt len lỏi vào tình huống kịch. Tuy nhiên, có một tình huống hơi gợn: Mẫn (nghệ sĩ Quỳnh Hoa) - con gái của Sang, một đồng đội được coi là "anh cả tốt" của ba người bạn - đã trở thành đồng cô sau khi bị tay chân của Vũ Lân bắt cóc, thả bè trôi sông rồi được cứu sống. Mẫn biết nhìn thấu quá khứ, nhìn thấu cuộc đời của con người. Đạo diễn đã mượn yếu tố tâm linh này để hỗ trợ việc bóc trần sự thật. Xem ra đây vẫn là cách giải quyết tình huống kịch trong thế... bí. Xem vở Tai biến, khán giả lại ngẫm về vở Đường đua trong bóng tối mà Đoàn kịch nói Công an nhân dân dựng cuối năm 2012. Cả hai vở có những nét tương đồng khi dám "tấn công" vào những vấn đề gai góc của cuộc sống, đụng chạm đến những chức danh, địa vị lớn trong xã hội. Cởi bỏ sự e dè dẫn đến rời xa thế sự trong nhiều năm qua để mạnh dạn khai phá, cập nhật nhiều mảng đề tài lớn có lẽ cũng là một chọn lựa để sân khấu kịch trở lại với một thời nóng hơi thở thời cuộc, không xa rời khán giả.
ĐỨC TRIẾT
Đăng ngày 15/06/2013
TT - Những con người từng đi qua cuộc chiến, từng đối mặt với sự sống - cái chết và từng đau đáu với một khát vọng: được sống để được cống hiến. Những tưởng rằng không gì có thể thay đổi được khát vọng ấy, nhưng...
Sau buổi tổng duyệt ngày 12-6 và buổi biểu diễn tối 14-6, vở kịch Tai biến (tác giả: Xuân Đức, đạo diễn: NSƯT Anh Tú) tiếp tục được công diễn vào 20g ngày 15-6 tại rạp Hồng Hà, Hà Nội. Vở có sự tham gia của các nghệ sĩ Đoàn kịch I Nhà hát Kịch VN: NSND Lan Hương, Vĩnh Xương, Quỳnh Hoa, Việt Thắng, Hồng Quang, Lưu Hoàng, Ánh Hồng, Thúy Phương, Minh Tùng...
Đêm tổng duyệt vở kịch Tai biến của Nhà hát Kịch VN, rạp Hồng Hà (Hà Nội) chật ních. Khán giả dõi theo từng số phận nhân vật với nhiều cung bậc cảm xúc đan xen: đau đớn, xót xa, oán giận, cảm thương... Không tái hiện câu chuyện Hoàng Đạo (nghệ sĩ Vĩnh Xương), Trần Tiến (nghệ sĩ Việt Thắng) và Vũ Lân (nghệ sĩ Hồng Quang) chung một chiến hào thời chiến tranh, nhưng qua sự gặp gỡ của những người bạn ai cũng hiểu họ từng là "ba chàng ngự lâm pháo thủ" đêm ngày sát cánh, ngùn ngụt khát vọng: ngày chiến thắng được trở về để dựng xây đất nước. Khát vọng ấy đã thành hiện thực khi cả ba bước ra từ chiến tranh vẹn nguyên cả thể xác lẫn tâm hồn, được Nhà nước cử đi du học. Nhưng trở về, "ba chàng ngự lâm pháo thủ" ấy rẽ ba lối: Hoàng Đạo làm tổng giám đốc một công ty nhà nước, Trần Tiến làm thiếu tướng công an và Vũ Lân làm thứ trưởng. Dẫu vậy, vì lợi ích danh vọng tiền tài họ vẫn chụm lại... Sân khấu chuyển động theo tâm lý nhân vật. Những mạch máu trong huyết quản con người lần đầu tiên được tái hiện trực diện: sắc đỏ - sắc đen, khoảng sáng - khoảng tối lột tả mặt trái - phải, tính cách xấu - tốt của từng nhân vật. Hoàng Đạo cấu kết với Vũ Lân để có được dự án đất đai lớn. Anh ta ép buộc người dân phải nhận mức tiền đền bù thấp. Trần Tiến nhìn ra sự việc, tâm tình với hai bạn: "Cả ba chúng ta hãy sống xứng đáng với những năm tháng trước đây. Tôi không muốn một lúc nào đó chúng ta phải đối mặt với nhau". Nhưng "một cây làm chẳng nên non", Trần Tiến bị hai người bạn gạt sang một bên, thậm chí đem những thâm tình đồng đội năm xưa để dụ dỗ, lôi kéo khiến ông dù là người trực tiếp phụ trách chuyên án điều tra vụ việc đã nới tay, không kiên quyết giải quyết triệt để. Ông đã từng ngăn cản con trai (phóng viên một tờ báo) đừng viết bài phóng sự điều tra vì nghĩ rằng đến một lúc nào đó, những phẩm chất tốt đẹp năm xưa của anh bộ đội Cụ Hồ lại thắp sáng tâm hồn hai người bạn, giúp họ trở về với con đường chính nghĩa. Mong là thế, còn sự thật thì khác... Vở kịch đẩy đến tận cùng sự phát triển mâu thuẫn nội tại. Khi lợi ích vẫn được đảm bảo, Vũ Lân vẫn là bạn của Hoàng Đạo. Nhưng khi chiếc ghế thứ trưởng bị lung lay thì anh ta sẵn sàng chấp nhận phương án của "kẻ quyền lực giấu mặt"... Ở vở kịch này, các nhân vật không có sự "quay đầu lại" mà chỉ được bước tiếp. Ngay cả người cầm cán cân công lý cũng phải tự dằn vặt mình, và không bước qua nổi một cơn tai biến... Có thể thấy căn bệnh tai biến (một dạng bệnh của con người thời hiện đại) giữa đời thực nay được sân khấu kịch nói chuyển hóa, phản ánh như một cơn trọng bệnh: tai biến... khát vọng sống đẹp, tai biến... phẩm chất đạo đức của một lớp người trong xã hội - đáng sợ hơn khi "bệnh nhân" là những người thuộc thế hệ từng "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Tai biến liên tục tung ra nút thắt nhưng không quá nặng nề khi đạo diễn Anh Tú tiếp tục sử dụng tiếng cười giễu cợt len lỏi vào tình huống kịch. Tuy nhiên, có một tình huống hơi gợn: Mẫn (nghệ sĩ Quỳnh Hoa) - con gái của Sang, một đồng đội được coi là "anh cả tốt" của ba người bạn - đã trở thành đồng cô sau khi bị tay chân của Vũ Lân bắt cóc, thả bè trôi sông rồi được cứu sống. Mẫn biết nhìn thấu quá khứ, nhìn thấu cuộc đời của con người. Đạo diễn đã mượn yếu tố tâm linh này để hỗ trợ việc bóc trần sự thật. Xem ra đây vẫn là cách giải quyết tình huống kịch trong thế... bí. Xem vở Tai biến, khán giả lại ngẫm về vở Đường đua trong bóng tối mà Đoàn kịch nói Công an nhân dân dựng cuối năm 2012. Cả hai vở có những nét tương đồng khi dám "tấn công" vào những vấn đề gai góc của cuộc sống, đụng chạm đến những chức danh, địa vị lớn trong xã hội. Cởi bỏ sự e dè dẫn đến rời xa thế sự trong nhiều năm qua để mạnh dạn khai phá, cập nhật nhiều mảng đề tài lớn có lẽ cũng là một chọn lựa để sân khấu kịch trở lại với một thời nóng hơi thở thời cuộc, không xa rời khán giả.
ĐỨC TRIẾT
Đăng ngày 15/06/2013