Tác giả: Vũ Hạnh
Vừa qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo Quốc tế về chủ đề Những khía cạnh chọn lọc trong lịch sử và nhận thức phong trào kháng chiến ở miền Nam Việt Nam 1954 - 1975 do Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Tổ chức Rosa Luxembourg (Cộng hòa Liên bang Đức) và trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức. Vanvn.net xin trân trọng giới thiệu bài tham luận của nhà văn Vũ Hạnh phát biểu tại hội thảo này.
Khi ra khỏi cuộc chiến ta mới có thể nhìn lại để thấy cuộc chiến tương đối rõ hơn, cả về chiều rộng, chiều sâu cùng với chiều cao. Nhất là khi cuộc chiến ấy kéo dài qua ba thập niên của một dân tộc nhỏ, yếu chịu sự thống trị, đàn áp dã man gần một trăm năm lại phải đương đầu với hai kẻ thù vào loại sừng sỏ, mạnh hơn kể cả trăm lần - là thực dân Pháp - và cả ngàn lần - là đế quốc Mỹ.
Hầu như vẫn còn những người tách biệt hẳn hai cuộc chiến - chống Pháp - chống Mỹ - và không thấy rằng sau khi dân tộc Việt Nam vùng lên, từ cuộc cách mạng tháng Tám - vào năm 1945 - để giành lấy nền độc lập từ tay bọn phát xít Nhật vừa cướp được quyền thống trị của thực dân Pháp thì sự việc Pháp quay lại tìm cách tái chiếm trong một cuộc chiến kéo dài 9 năm, là một hành động nằm trong ý đồ của Mỹ với sự tài trợ, hậu thuẫn của đế quốc này. Trong Bí mật Lầu Năm Góc, cuộc chiến kéo dài 9 năm dẫn đến hội nghị Genève, tạm thời chia đôi đất nước trong vòng 2 năm, kể từ 1954 - được gọi là cuộc chiến tranh Pháp Mỹ (2) xâm lược Việt Nam. Và khi kẻ được trợ giúp vũ khí, bạc tiền - là Pháp - đã chịu thất bại thì bị chủ nợ là Mỹ hất cẳng để chiếm đoạt lấy miền Nam Việt Nam với cái tham vọng chiếm luôn toàn cõi Việt Nam. Và tham vọng ấy là động lực chính của cuộc xâm lược - gọi là toàn Mỹ (3) - kéo dài suốt 21 năm, kết thúc vào ngày 30-4-1975. Trong một luận án của một sinh viên Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam, có viết: "Ngày nay, khi nhắc đến chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, mọi người đều cho rằng đó là một cuộc chiến tranh đã để lại "vết cắt sâu trên lương tâm nhân loại". Cuộc chiến tranh đó được xem như một cuộc chiến tranh dã man nhất, phi nhân nhất, tàn bạo nhất trong thế kỷ 20" (4).
hận định trên đây không phải xuất phát từ một cảm nghĩ chủ quan nhưng là tổng kết có tính khách quan của đa số người viết sử trên thế giới này: "Với một đất nước chỉ có diện tích bằng 3 lầng bang Massachusetts của Mỹ, Hoa Kỳ đã dùng trên 15 triệu tấn bom đạn các loại rải xuống Việt Nam, gấp hơn 4 lần số bom đạn sử dụng trên các chiến trường trong thế chiến thứ II, và tương đương với 600 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Hiroshima. Theo ước tính, có khoảng 20% số bom đạn, chất nổ mà Mỹ thả xuống hoặc gài lại đến nay vẫn chưa nổ. Những bãi mìn cài đặt trong chiến tranh hiện vẫn còn. Những quả bom, mìn chưa nổ này có thể phát nổ bất cứ lúc nào chỉ vì một lát cày của người nông dân hoặc vài bước chân của các em nhỏ hiếu kỳ. Theo các nguồn ước tính khác, cho đến hôm nay, vẫn còn từ 20 triệu đến 35 triệu hố bom ở Việt Nam. Những hố bom chứa đầy nước trong mùa mưa là mầm mống gây bệnh sốt rét ở các vùng quê"(5).
Với một khối lượng súng đạn như thế, quân đội Hoa Kỳ đã tàn sát trên 3 triệu người Việt Nam, mà không hề bị lên án là đã diệt chủng. Bí mật Lầu Năm Góc, do một trí thức Hoa Kỳ trung thực, dũng cảm - là Daniel Ellsberg - đem công khai hóa từ năm 1972 đã nói rõ rằng tất cả luận điệu về chuyện miền Bắc Việt Nam xâm lược miền Nam, về cuộc nội chiến ở tại Việt Nam, và sự bảo vệ chính thể tự do ở Nam Việt Nam... đều là những chuyện dối trá, đặt bày để hòng che đậy dã tâm xâm lược của Mỹ, chứ chẳng có quốc gia nào ở miền Nam Việt Nam, do vậy không hề có nội chiến nào trên đất nước này ngoài một dân tộc đứng lên đánh đuổi ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập, và sự thống nhất của đất nước. Sau khi lưu vong sang Mỹ được khoảng 2 năm (1977) tướng Nguyễn Cao Kỳ - người từng giữ những vị trí chóp bu ở trong chế độ ngụy quyền - đã rất trung thực trả lời kênh 3 đài BBC như sau: "Đúng như Việt Cộng tuyên truyền, chúng tôi thực sự chỉ là bù nhìn, tay sai của Mỹ".
Ngay như chất độc da cam đã được Hoa Kỳ rải xuống miền Nam Việt Nam trong suốt 10 năm - gọi là chiến dịch Ranch Hand - cũng làm cho những người còn lương tri trên thế giới này phẫn nộ. Suốt thời gian khoảng 10 năm ấy, Mỹ đã rải khoảng 75 triệu lít quy ra là 91 triệu kg chất độc da cam, "kẻ sát thủ giấu mặt và tàn bạo nhất đối với quyền "được sống của con người"... Về mặt lý thuyết, chỉ cần một thìa cà phê dioxin có thể gây chết chóc cho một thành pố có 8 triệu dân. Không cần số lượng nhiều hơn, chỉ với 170kg là quá dư thừa để gây chết chóc cho cả nhân loại trên trái đất này... Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã bán một lượng 170kg dioxin để sử dụng trong cuộc chiến tranh hóa học ở miền Nam Việt Nam (6). Có lẽ con số tổng kết gần đây về những nạn nhân của chất độc này, ở tại Việt Nam, là 4 triệu 800 người với đủ quái thai, dị tật vẫn là quá ít so với thực tế, chưa kể nhiều vạn con người đã chết vì chất độc này, ở trong thời chiến, và những nạn nhân - hiện nay - sẽ còn tiếp tục di - lụy cho nhiều thế hệ kế tiếp. Cùng với con người, thiên nhiên cũng bị thương tổn nặng nề. "Hơn 2 triệu ha rừng nội địa và rừng ngập mặn bị chất độc hủy hoại khó được phục hồi hoặc chậm phục hồi, tính đa dạng sinh học bị suy giảm, một số động vật quý hiếm bị hủy diệt hoặc giảm sút... Hiện nay, gần 40 năm sau vẫn còn những vùng gọi là "vùng nóng" như ở sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát, dioxin còn ở mức cao gấp hàng trăm lần nồng độ cho phép..."(7). Trong một bài báo, bác sĩ Ngô Văn Quỹ viết: "Đây thực sự là một cuộc chiến tranh hóa học cực kỳ dã man tàn bạo, diễn ra trên một quy mô rộng lớn chưa từng thấy, trong một thời gian kéo dài chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại".
Kể cho hết những đau khổ, thiệt thòi, những tổn thất và di lụy của cuộc chiến có lẽ nhiều ngàn trang giấy vẫn chưa là đủ. Ngoài những chiến sĩ hy sinh trên các chiến trường, còn biết bao người gởi xác trên dãy Trường Sơn hay là vùi thây ở dưới đáy biển, bao người bị giết trong các ngục tù, trong sự bố ráp, trong những mưu sát thầm kín, và biết bao nhiêu thường dân phải chịu khủng bố, sát hại bi thảm chừng nào... Trước những chịu đựng qua bao khốn khổ, hy sinh lớn lao như thế, có người nghĩ rằng chúng ta đã trả cái giá quá đắt cho nền độc lập và sự thống nhất của quê hương này. Nhưng rõ ràng là dân tộc chúng ta không thể tìm được giá nào rẻ hơn, một khi bè lũ đế quốc đã có quyết tâm muốn bắt chúng ta quỳ gối đầu hàng. Gần một thế kỷ bị bọn thực dân thống trị, bao nhiêu phong trào yêu nước với bao nhiêu cuộc đấu tranh đã bị đàn áp, vùi dập, bao nhiêu con người yêu nước đã phải hy sinh, hoặc dưới máy chém, hoặc trong ngục tù, nhưng không thể làm giảm bớt sức mạnh của ách nô lệ đè lên đầu, cổ dân tộc, thế muốn được cái giá rẻ phải chăng là cứ mãi làm nô lệ? Cả dân tộc này không có con đường nào khác dẫn đến chiến thắng vinh quang, ngoài đường cứu nước của người lãnh tụ vĩ đại, là Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm Những bí mật về chiến tranh Việt Nam, Daniel Ellsberg đã ghi lại những câu nói của Tổng thống Mỹ, bấy giờ là Nixon, trao đổi với người cố vấn là Kissinger. Khi được biết quân đội Mỹ sẽ kết hợp việc ném bom tọa độ và phong tỏa, Nixon phát biểu: "Phong tỏa ném bom tọa độ sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu khiến bọn Bắc Việt phải quỳ gối... Tôi muốn nơi đó phải bị đánh bom nát vụn... Chúng ta hãy đội bom lên lũ khốn kiếp ấy khắp mọi nơi... Bây giờ, mẹ kiếp bọn Annamit, chúng ta sẽ nghiền nát chúng..."(8).
Nhưng dân tộc này không bị nghiền nát, cũng không quỳ gối đầu hàng và đã chiến thắng.
Sự chiến thắng ấy tất nhiên do nhiều yếu tố tạo thành. Ngoài một truyền thống ngoan cường qua mấy ngàn năm liên tục đối kháng với những kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam còn có một lãnh tụ vĩ đại, Người đã tìm được con đường cứu nước thích hợp trong một hoàn cảnh mà cuộc tranh đấu cho sự tự do, độc lập của một dân tộc không còn bó hẹp ở trong khuôn khổ quốc gia, và sự tập hợp lực lượng đòi hỏi có sự gắn kết, động viên từ lý tưởng sống thật sự cao cả. Với lòng yêu nước nhiệt thành cùng một trí lực thông minh tuyệt vời cộng với ý chí sắt thép, Người đã có sự uyên bác toàn diện qua những năm dài trải nghiệm xuyên suốt bốn biển, năm châu, và đã xây dựng lực lượng, tranh thủ thời cơ, vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn của đất nước. Người là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã cùng với tổ chức Đảng do Người gây dựng, chuyển hóa tiềm năng dân tộc thành một sức mạnh phi thường. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hoa Kỳ - Gớt Hơn - đã nói về Người như sau: "...Đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thế giới vào lúc lịch sử loài người đang ở bước ngoặt có tính chất cách mạng nhất. Đồng chí là một nhà kiến trúc và tạo hình làm nên quá trình cách mạng thế giới. Người am hiểu một cách vô cùng sáng suốt phương hướng và mục tiêu của quá trình đó. Người biết rõ động lực và sức mạnh của nó. Bao trùm lên tất cả, đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ Mác-xít - Lê-nin-nít của giai cấp công nhân. Cả loài người sẽ đời đời trân trọng giữ gìn những cống hiến của Người vào kho tàng tư tưởng chủ nghĩa Mác". Và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Xu Đăng phát biểu: "...Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam anh em đã trở thành trung tâm chú ý của toàn thể loài người tiến bộ, của tất cả các lực lượng dân chủ và hòa bình yêu chuộng tự do, và đã trở thành tấm gương kiệt xuất của chủ nghĩa anh hùng trong lịch sử của chúng ta hiện nay". Khi được tin Người vĩnh viễn đi xa, Quyền Chủ tịch Đại hội Dân tộc Nam Phi là O.R.Tam Bô khẳng định: "... Ngay từ lúc còn sống, đồng chí Hồ Chí Minh đã trở thành một thiên thần thoại và một nguồn cổ vũ đối với hàng triệu người bị áp bức trên toàn thế giới. Trọn đời mình, đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ nổi bật ở hàng đầu trong phong trào công nhân quốc tế". Tổng Thư ký Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế - J.Noóc-Man đã ca ngợi Người: "...Thân thế của Người, chói sáng tinh thần nhân đạo cao cả, đã đem lại cho thế giới lòng tôn kính vô biên đối với Người, ngay cả trong hàng ngũ kẻ thù. Dù là một chiến sĩ hoạt động bí mật hay một vị Quốc trưởng, tất cả cuộc ời của Người là một tấm gương kỳ diệu đối với loài người tiến bộ và suốt nửa thế kỷ vừa qua Người là hiện thân của cuộc đấu tranh không ngừng của nước Việt Nam để giành độc lập và tự do". Có lẽ phải là một quyển sách dày mới ghi được hết những lời ca ngợi và tôn vinh Người - gần như ở khắp mọi quốc gia trên thế giới này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ chiến thắng lớn lao của dân tộc mình, ngoài nội lực của dân tộc, còn nhờ ở sự hỗ trợ của các đất nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, nhờ sự chung sức, góp phần của các lực lượng tiến bộ cùng với nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình, trong đó có phần đóng góp tích cực của nhân dân Hoa Kỳ. Người xác định mối quan hệ, kể như máu thịt, giữa các đất nước trong phe xã hội chủ nghĩa qua câu: "Không có cách mạng Tháng Mười thì không có cách mạng Tháng Tám, không có nước Trung Hoa giải phóng thì không có nước Việt Nam độc lập, cho nên hai vai ta nặng gánh ân tình...". Người luôn biết ơn các nước anh em cũng như người dân những nước đã ủng hộ dân tộc Việt trong cuộc chiến đấu trường kỳ, song chính các nước anh em và nhiều dân tộc bị áp bức khác trên thế giới vẫn bày tỏ sự biết ơn đối với Việt Nam. Sau khi chúng ta đánh bại bọn xâm lược Pháp ở Điện Biên Phủ, vào năm 1954, chủ nghĩa thực dân kiểu cũ kể như cáo chung và nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ La tinh dần dần đã thoát khỏi vòng nô lệ từ các tay trùm đế quốc. Với đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chúng ta góp phần cải thiện thực trạng của nhiều nước nhỏ, yếu khác ở trong thế giới thứ ba. Tổng thống nước Cộng hòa thống nhất Tandania là Giuliút K.Niêrêrê - nhận xét: "...Nhân dân Việt Nam đã hy sinh vì đất nước, thà chết để giành lại được tự do, độc lập. Chúng tôi thuộc thế giới thứ ba, chúng tôi phải cử đại biểu sang cảm ơn Việt Nam, vì nếu Mỹ thắng ở Việt Nam thì tình hình châu Phi bây giờ khác rồi. Chúng tôi cảm ơn Việt Nam... Trong toàn bộ lịch sử, không có một tấm gương nào như vậy về tinh thần dũng cảm và dẻo dai của một dân tộc đã tồn tại sau cuộc ném bom kéo dài của một siêu cường quốc mà vẫn chiến thắng cuộc chiến tranh. Nếu ở châu Phi, chúng tôi chỉ làm một phần trăm những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm thì tất cả châu Phi sẽ được tự do". Cũng như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pêru xác định: "...Tấm gương của Việt Nam đã đi sâu vào trái tim của tất cả những người có lương tri trên thế giới. Toàn thế giới phải biết ơn Việt Nam, thắng lợi của Việt Nam là thắng lợi vĩ đại nhất mà các dân tộc đấu tranh cho độc lập và tự do đã giành được trong suốt thế kỷ này. Không có lời lẽ nào có thể diễn tả hết ý nghĩa chiến thắng của nhân dân Việt Nam...".
Chúng ta đã không chỉ vì quyền lợi của dân tộc mình mà phải trải chịu trăm cay, nghìn đắng, đổ máu phơi xương trên các trận tuyến suốt mấy mươi năm mà còn phục vụ quyền sống và sự vươn lên cho cả loài người. Mỹ đã mượn cuộc xâm lược Việt Nam đổ phô bày cho thế giới thấy rõ tất cả những gì thuộc về bản chất của một đế quốc thực dân kiểu mới. Nhưng với bao nhiêu vũ khí tối tân và cái dã tâm muốn nghiền nát dân tộc này - ít nhất cũng là đưa nó trở về thời kỳ đồ đá - Mỹ vẫn không thể chiến thắng được một cuộc chiến có tính toàn dân, toàn diện của một đối thủ mà những em bé cũng tham gia vào đội quân cứu quốc, các người phụ nữ là những đội quân tóc dài, từ các dân tộc ít người ở các vùng cao đến những lớp dân trong các phố thị thảy đều đoàn kết một lòng, vì đã thấu hiểu từ trong máu thịt "Không gì quý hơn độc lập, tự do". Thậm chí một người nông dân già yếu, nghèo nàn, sống trong vùng địch kiểm soát, khi nghe Mỹ ồ ạt đem quân qua xâm lược Việt Nam đã ra sau vườn chặt đám gai nhọn cột thành bó lớn rồi dán vào đó miếng giấy ghi thật đậm nét mấy chữ "chống ma quỷ" và đem treo ở trước nhà. Những ai qua lại, thoạt mới nhìn thấy có vẻ ngơ ngác, nhưng rồi chợt hiểu. Với một dân tộc đã quen nói lái, thì "chống ma quỷ" thật sự là "chống Mỹ qua!". Ít nhất, con người già yếu bị kiềm tỏa ấy, vẫn có phương cách nói lên công khai được sự phẫn nộ ở nơi lòng mình.
Từ thời lập quốc đến nay, qua cuộc nội chiến và 2 trận đại chiến trên thế giới cùng bao nhiêu trận can thiệp từ cấp tiểu đoàn trở lên vào các quốc gia, Hoa Kỳ đối mặt 8 ngàn 500 trận lớn nhỏ, và chưa bao giờ biết đến thất bại, trừ ở Việt Nam. Cuộc rút quân của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam được tờ Nữu Ước Thời báo nhận xét: "Một cuộc rút quân về nước không kèn, không trống, không hoa, không có người ra đón, không có anh hùng, không có chiến thắng. Đó là cuộc rút quân nhục nhã nhất trong lịch sử nước Mỹ". Và cái hội chứng Việt Nam đã thành một thứ ám ảnh tệ hại với Mỹ suốt mấy thập niên sau khi chiến tranh chấm dứt, sẽ còn tồn tại lâu dài như một vết thương khó lành. Rõ ràng Mỹ đã vi phạm thô bạo tất cả những gì nước Mỹ thừa nhận, ký kết, từ bản Tuyên ngôn độc lập mà Mỹ long trọng tuyên bố: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Nhắc lại câu này, bác sĩ Allen Hassan sau khi kể lại sự kiện giết người hết sức dã man của quân đội Mỹ ở tại Việt Nam, sự kiện chất độc da cam rải suốt 10 năm trên đất nước này, đã viết: "Quyền được sống là quyền trước tiên. Quyền được sống bị tước đoạt một cách phi pháp thì nói đến hàng trăm, hàng ngàn quyền khác của con người là điều vô nghĩa, là đạo đức giả (9). Và Những Bí mật Lầu Năm Góc được một trí thức Hoa Kỳ lôi ra ánh sáng cũng vì ông ta thật sự bất bình trước sự tàn ác của một "cỗ máy nói dối". Sự kiện chỉ trong thời gian khoảng 8 năm (từ 1965 đến 1973) có khoảng 570.000 người Hoa Kỳ chống lệnh hoặc chạy trốn ra nước ngoài khi nhận được lệnh gọi vào quân đội, và cái con số 42.220 lính Mỹ đào ngũ khi làm nhiệm vụ ở chiến trường Việt Nam (10) - không phải là vì sợ chết - mà là phản ứng của lương tri con người trước một cuộc chiến mà họ thấy là "phi nghĩa và phi đạo đức". Chúng ta nhớ ơn những người như Morisson, một công dân Mỹ hoặc Jin Conrsin, một kỹ sư Nhật đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược này và bao nhiêu con người khác ở khắp thế giới đã phải chịu những thiệt thòi trong cuộc đấu tranh ủng hộ Việt Nam.
Mấy thập niên dài chiến đấu chúng ta đã buộc Hoa Kỳ sa lầy để cho những nước anh em có được thời gian và cả thời cơ phát triển vững mạnh. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với Nam Tư, Người được chào đón bằng 100 phát đại bác, như khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp - bấy giờ là Phó Thủ tướng - sang thăm một nước cộng hòa ở Trung Phi cũng được 100 phát đại bác đón chào. Sự kiện vượt qua nghi lễ bắn 21 phát đại bác chào mừng các vị nguyên thủ quốc gia chưa hề xảy ra trên thế giới này. Trong một bài viết đăng trên tờ báo Sao Mai, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Anh có câu: "... Chúng ta chào mừng nhân dân Việt Nam anh hùng. Toàn thế giới sẽ mãi mãi mang nợ nhân dân Việt Nam". Cũng như Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ý phát biểu: "....Toàn thế giới chịu ơn lớn đối với nhân dân Việt Nam. Các lực lượng tiến bộ và hòa bình khắp năm châu đều chịu ơn đó. Qua tấm gương và cuộc đấu tranh của các đồng chí, họ đã nhận được một bài học về nhân phẩm, về lòng dũng cảm, về sự thống nhất lý tưởng và sáng suốt về chính trị, đó là một đóng góp lớn lao vào việc đào tạo cả một thế hệ được vinh dự cao cả gọi là "Thế hệ Việt Nam"
Không chỉ các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa cùng với nhiều nước từng bị thực dân đế quốc thống trị, bóc lột mang ơn Việt Nam mà ngay cả đến những kẻ chư hầu của Mỹ, những kẻ hỗ trợ cuộc chiến bằng những phương cách gián tiếp như Nhật Bản hoặc là "dây máu ăn phần" như Hàn Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác cũng đã hưởng lợi tối đa từ cuộc chiến này. Chỉ cần nêu lên trường hợp Hàn Quốc, do chính một người Hàn Quốc sưu tầm, nghiên cứu trong một luận án thạc sĩ - cô Ku Su Jeong - với những chứng liệu cụ thể đủ để minh họa điều này. "...Năm 1959 là năm ký kết Hiệp định thuế quan giữa Hàn Quốc và Việt Nam Cộng hòa, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam chỉ đạt hơn 1.000 USD. Năm 1961 là 65.000 USD. Năm 1961 là 65.000 USD, chiếm 0,17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Nhưng đến năm 1965, năm đầu tiên Hàn Quốc gởi quân sang Việt Nam, xuất khẩu của Hàn Quốc đạt đến 14.782.000 USD, chiếm 8,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ ba của Hàn Quốc (sau Mỹ và Nhật Bản).
...Vào năm 1965, số lượng lao động và chuyên gia kỹ thuật Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam là chưa đến 100 người. Số lượng này tăng rất nhanh, đến 1966 đã có hơn 10.000 người. Nếu tính từ 1963 đến cuối tháng 6-1970, tổng số lao động Hàn Quốc tại Việt Nam đã lên đến 24.294 người (chưa kể quân nhân), chiếm 70% tổng số lao động Hàn Quốc tại nước ngoài (43.508 người, chưa kể số thuyền viên). Các khoản thu ngoài thương mại do xuất khẩu lao động (dịch vụ, xây dựng, cung cấp quân nhu, chuyển tiền của chuyên gia kỹ thuật, binh lính) chiếm 75% tổng thu nhập từ chiến tranh Việt Nam.
...Việc gởi quân Hàn Quốc sang miền Nam Việt Nam đã góp phần thu hút các nguồn viện trợ và các khoản cho vay từ nước ngoài gồm: viện trợ không hoàn lại - 300 triệu USD; khoản cho chính phủ vay - 200 triệu USD; khỏan cho tư nhân vay - 300 triệu USD. Đặc biệt, việc gởi quân Hàn Quốc sang Nam Việt Nam đã khẳng định quyết tâm của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh tại Hàn Quốc cho nên nó đã góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước tư bản phương Tây. Chỉ trong vòng hai năm 1968 - 1969, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc đã đạt đến con số 1.400.008.000 USD, bằng 58% tổng số vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn từ 1959 - 1970 là 2.500.004.000 USD. Rõ ràng, việc gởi quân vào Nam Việt Nam đã tạo điều kiện cho Hàn Quốc tìm được thêm những nguồn tài chính quan trọng và đáng kể, góp phần cho việc tiến hành thành công kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất và thứ hai.
...Ngoài ra, tổng thu nhập ngoại tệ mà các doanh nghiệp Hàn Quốc thu được từ chiến tranh Việt Nam trong vòng 7 năm (từ 1966 - 1972) là 858 triệu USD, trong đó dịch vụ xây dựng và cung cấp hàng quân nhu cho quân đội là 372 triệu USD, tiền chuyển về Hàn Quốc của binh lính và chuyên gia kỹ thuật là 345 triệu USD, kinh phí chi viện cho quân đội Hàn Quốc tại Nam Việt Nam là 142 triệu USD. Như vậy, toàn bộ các khỏan thu ngoài thương mại từ chiến tranh Việt Nam trong thời gian 1966 - 1972 chiếm 22,8% tổng thu nhập ngoài thương mại của Hàn Quốc, thu nhập thương mại (xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ) từ chiến tranh Việt Nam chiếm bình quân 12,5% tổng thu nhập thương mại của nước này. Trong thu nhập ngoài thương mại của thời gian này, bình quân là 76,1% có được do những lợi nhuận đặc biệt từ chiến tranh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, mức sống của người dân Hàn Quốc vào năm 1971 tăng rất cao, đạt tới 344% so với năm 1966. Đặc biệt, trong thời gian Hàn Quốc gởi quân, viện trợ của Mỹ với Hàn Quốc cũng không bị giảm sút thay vì sẽ bị cắt giảm theo dự định. Thêm vào đó, Hàn Quốc lại được cơn quan Phát triển Quốc tế (AID) của Hoa Kỳ cho vay và thu hút được những nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác. Hơn nữa, trong thời gian này, Hàn Quốc cũng trực tiếp thu được hơn 850 triệu USD từ chiến tranh Việt Nam"...
Cuộc chiến kéo dài qua mấy thập niên với sự bộc lộ đầy đủ mặt tốt cùng với mặt xấu ở trong bản chất nhân loại không thể rút gọn trong vài trang giấy. Và kẻ thua trận, là Mỹ, cũng chưa bao giờ phải tốn khá nhiều giấy mực như thế để viết về cuộc chiến này, và đề tài này, với Mỹ, hẳn còn chờ nhiều tác phẩm chào đời. Bác sĩ Allen Hassan, người từng tham chiến ở Việt Nam, đã viết: "Có rất nhiều điều chúng ta có thể học hỏi từ người Việt Nam. Giữa một xã hội mà cái chết hầu như hiện diện ở khắp mọi nơi nhưng con người vẫn tiếp tục sống một cách sinh động, đầy tình người. Giữa một xã hội đầy rẫy bạo lực mà con người vẫn dũng cảm, hiên ngang, và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có được những gì mà người dân Việt Nam đã chiêm nghiệm từ cuộc sống thì hẳn chúng ta sẽ có lời giải đáp cho rất nhiều câu hỏi của chính mình"(11). Những lời nói khiêm tốn đó xuất phát từ lương tri một trí thức, và chỉ có người trí thức - đúng nghĩa với danh từ ấy - mới có can đảm nhìn nhận sự thực. Những lời nói đó, từ một cách nhìn của người bên ngoài - từng là đối thủ của dân tộc này - phần nào giúp ta nhìn nhận lại mình.
Thực ra, trải mấy ngàn năm chinh chiến, dân tộc Việt Nam cảm nhận sâu sắc về những thân phận con người qua các tai ương, thảm họa nên câu "Thương người như thể thương thân" từ một lời thơ đã thành tục ngữ dân gian. Có lẽ, trên thế giới này, không có một đất nước nào như ở Việt Nam, mà các địa danh, từ làng xã đến tỉnh thành, mang nhiều tên có chữ Hòa, chữ Bình, chữ An, chữ Hiệp... điều đó nói lên khát vọng hòa bình, an cư, sum họp sâu rộng chừng nào, và cùng với lòng yêu thương đó là yếu tố bản chất của dân tộc Việt. Để thể hiện những khát vọng như thế, dân tộc này phải chiến đấu chống lại mọi loài xâm lược, mọi lớp bạo tàn, nên có lẽ trên thế giới không có nơi nào như ở Việt Nam khi một em bé ở làng Phù Đổng mới lên 3 tuổi còn nằm trên nôi nghe bọn xâm lăng kéo đến đã đứng vùng lên chiến đấu đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, được tôn vinh là Thiên Vương - Phù Đổng Thiên Vương - là bậc thánh, Thánh Gióng. Nhưng ở đền thờ vị Thánh này tại Sóc Sơn còn lưu câu đối của một danh sĩ, với cái vế đối đầu tiên là lời trách móc Ba tuổi mới chịu đi đánh giặc. Theo ông, đó là tuổi quá trễ để chống ngoại xâm, bởi những người con của dân tộc này cần phải lao ra chiến trường cứu nước ngay từ khi mới mở mắt chào đời.
Ra khỏi chân núi, ở đây, ta vẫn chưa nhìn được hết chiều cao của núi, bởi lẽ đỉnh núi quá cao vượt khỏi tầm nhìn của những cặp mắt bình thường, đồng thời vẫn còn những áng mây mờ ố tình che phủ. Đó là mây mờ của sự dốt nát, của sự nghịch thù và kể cả sự phản bội. Nhưng dầu thiển cận đến mức độ nào vẫn không làm sao phủ nhận cuộc chiến ba mươi năm qua của dân tộc Việt là sự đối đầu giữa hai lực lượng cùng hai khát vọng.
Hai lực lượng ấy, một bên là một dân tộc nhỏ yếu, lạc hậu, bị bọn ngoại bang thống trị nạo vét tận cùng xương tủy gần 100 năm, một bên là hai cường quốc sừng sỏ gồm thực dân cũ và thực dân mới cấu kết trong một mưu đồ xâm lược.
Về hai khát vọng, một khát vọng vươn lên của những con người bị sự chà đạp muốn giành lại sự tự do, được lý tưởng sống cao cả tiếp lực, đó là bình đẳng, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau giữa những con người, và một bên là khát vọng chiếm đoạt của những thú tính muốn dùng quyền lực bản năng thống trị thế giới, dầu phải mua bằng bao nhiêu sinh mạng đồng loại.
Như thế, đánh giá cho được chiều sâu, chiều cao của cuộc chiến này phải đặt nó trong bối cảnh của toàn thế giới, và sự lượng định giá trị cuộc chiến đòi hỏi phải có chiều dài của một thước đo, gọi là lịch sử.
Riêng về Việt Nam, qua cuộc chiến này, dân tộc đã được độc lập, đất nước đã được thống nhất, từ nay tự mình toàn quyền quyết định vận mệnh của mình. Và để đánh giá về những nỗ lực đã qua, có thể trích dẫn câu nói sau đây của Hồ Chủ tịch: Với tất cả sự khiêm tốn, nhưng chúng ta cũng có thể tự hào Đảng ta là một Đảng anh hùng của một dân tộc anh hùng. Người đã dùng chữ "khiêm tốn", bởi vì Người không thể nói như chủ tịch Cu Ba - Fidel Castro - rằng Việt Nam là ngàn lần anh hùng.
----------------
(1) "Khi ta ra khỏi chân núi ta mới thấy được núi cao" (câu thơ của thi hào Tagore)
(2) (3) Theo cách gọi trong Bí mật Lầu Năm Góc).
(4) Cô Ku Su Jeong (Cụ Tú Trinh), với luận án thạc sĩ sử học, đề tài "Sự can thiệp của quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam" (TP. Hồ Chí Minh, năm 2000).
(5) Trích trong tác phẩm Không thể chuộc lỗi (Failure to atone) của một bác sĩ Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam - Allen Hassan (do Lê Đình Bi và Nguyễn Văn Phước dịch, nhà xuất bản Trẻ ấn hành).
(6) Bác sĩ Allen Hassan Không thể chuộc lỗi
(7) Trịnh Ngọc Thái: Nỗi đau vẫn còn đó
(8) Những bí mật về chiến tranh Việt Nam (Daniel Ellsberg, bản dịch của NXB Công an Nhân dân Hà Nội).
(9) Không thể chuộc lỗi (Sách đã dẫn).
(10) Luận án thạc sĩ của nữ sinh viên Hàn Quốc Ku Su Jeong.
(11) Không thể chuộc lỗi (Allen Hussan), NXB Trẻ ấn hành.
Nguồn : VNQĐ. in lại trên hoinhavanvietnam.vn
Vừa qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo Quốc tế về chủ đề Những khía cạnh chọn lọc trong lịch sử và nhận thức phong trào kháng chiến ở miền Nam Việt Nam 1954 - 1975 do Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Tổ chức Rosa Luxembourg (Cộng hòa Liên bang Đức) và trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức. Vanvn.net xin trân trọng giới thiệu bài tham luận của nhà văn Vũ Hạnh phát biểu tại hội thảo này.
Khi ra khỏi cuộc chiến ta mới có thể nhìn lại để thấy cuộc chiến tương đối rõ hơn, cả về chiều rộng, chiều sâu cùng với chiều cao. Nhất là khi cuộc chiến ấy kéo dài qua ba thập niên của một dân tộc nhỏ, yếu chịu sự thống trị, đàn áp dã man gần một trăm năm lại phải đương đầu với hai kẻ thù vào loại sừng sỏ, mạnh hơn kể cả trăm lần - là thực dân Pháp - và cả ngàn lần - là đế quốc Mỹ.
Hầu như vẫn còn những người tách biệt hẳn hai cuộc chiến - chống Pháp - chống Mỹ - và không thấy rằng sau khi dân tộc Việt Nam vùng lên, từ cuộc cách mạng tháng Tám - vào năm 1945 - để giành lấy nền độc lập từ tay bọn phát xít Nhật vừa cướp được quyền thống trị của thực dân Pháp thì sự việc Pháp quay lại tìm cách tái chiếm trong một cuộc chiến kéo dài 9 năm, là một hành động nằm trong ý đồ của Mỹ với sự tài trợ, hậu thuẫn của đế quốc này. Trong Bí mật Lầu Năm Góc, cuộc chiến kéo dài 9 năm dẫn đến hội nghị Genève, tạm thời chia đôi đất nước trong vòng 2 năm, kể từ 1954 - được gọi là cuộc chiến tranh Pháp Mỹ (2) xâm lược Việt Nam. Và khi kẻ được trợ giúp vũ khí, bạc tiền - là Pháp - đã chịu thất bại thì bị chủ nợ là Mỹ hất cẳng để chiếm đoạt lấy miền Nam Việt Nam với cái tham vọng chiếm luôn toàn cõi Việt Nam. Và tham vọng ấy là động lực chính của cuộc xâm lược - gọi là toàn Mỹ (3) - kéo dài suốt 21 năm, kết thúc vào ngày 30-4-1975. Trong một luận án của một sinh viên Hàn Quốc thực hiện tại Việt Nam, có viết: "Ngày nay, khi nhắc đến chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, mọi người đều cho rằng đó là một cuộc chiến tranh đã để lại "vết cắt sâu trên lương tâm nhân loại". Cuộc chiến tranh đó được xem như một cuộc chiến tranh dã man nhất, phi nhân nhất, tàn bạo nhất trong thế kỷ 20" (4).
hận định trên đây không phải xuất phát từ một cảm nghĩ chủ quan nhưng là tổng kết có tính khách quan của đa số người viết sử trên thế giới này: "Với một đất nước chỉ có diện tích bằng 3 lầng bang Massachusetts của Mỹ, Hoa Kỳ đã dùng trên 15 triệu tấn bom đạn các loại rải xuống Việt Nam, gấp hơn 4 lần số bom đạn sử dụng trên các chiến trường trong thế chiến thứ II, và tương đương với 600 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Hiroshima. Theo ước tính, có khoảng 20% số bom đạn, chất nổ mà Mỹ thả xuống hoặc gài lại đến nay vẫn chưa nổ. Những bãi mìn cài đặt trong chiến tranh hiện vẫn còn. Những quả bom, mìn chưa nổ này có thể phát nổ bất cứ lúc nào chỉ vì một lát cày của người nông dân hoặc vài bước chân của các em nhỏ hiếu kỳ. Theo các nguồn ước tính khác, cho đến hôm nay, vẫn còn từ 20 triệu đến 35 triệu hố bom ở Việt Nam. Những hố bom chứa đầy nước trong mùa mưa là mầm mống gây bệnh sốt rét ở các vùng quê"(5).
Với một khối lượng súng đạn như thế, quân đội Hoa Kỳ đã tàn sát trên 3 triệu người Việt Nam, mà không hề bị lên án là đã diệt chủng. Bí mật Lầu Năm Góc, do một trí thức Hoa Kỳ trung thực, dũng cảm - là Daniel Ellsberg - đem công khai hóa từ năm 1972 đã nói rõ rằng tất cả luận điệu về chuyện miền Bắc Việt Nam xâm lược miền Nam, về cuộc nội chiến ở tại Việt Nam, và sự bảo vệ chính thể tự do ở Nam Việt Nam... đều là những chuyện dối trá, đặt bày để hòng che đậy dã tâm xâm lược của Mỹ, chứ chẳng có quốc gia nào ở miền Nam Việt Nam, do vậy không hề có nội chiến nào trên đất nước này ngoài một dân tộc đứng lên đánh đuổi ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập, và sự thống nhất của đất nước. Sau khi lưu vong sang Mỹ được khoảng 2 năm (1977) tướng Nguyễn Cao Kỳ - người từng giữ những vị trí chóp bu ở trong chế độ ngụy quyền - đã rất trung thực trả lời kênh 3 đài BBC như sau: "Đúng như Việt Cộng tuyên truyền, chúng tôi thực sự chỉ là bù nhìn, tay sai của Mỹ".
Ngay như chất độc da cam đã được Hoa Kỳ rải xuống miền Nam Việt Nam trong suốt 10 năm - gọi là chiến dịch Ranch Hand - cũng làm cho những người còn lương tri trên thế giới này phẫn nộ. Suốt thời gian khoảng 10 năm ấy, Mỹ đã rải khoảng 75 triệu lít quy ra là 91 triệu kg chất độc da cam, "kẻ sát thủ giấu mặt và tàn bạo nhất đối với quyền "được sống của con người"... Về mặt lý thuyết, chỉ cần một thìa cà phê dioxin có thể gây chết chóc cho một thành pố có 8 triệu dân. Không cần số lượng nhiều hơn, chỉ với 170kg là quá dư thừa để gây chết chóc cho cả nhân loại trên trái đất này... Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã bán một lượng 170kg dioxin để sử dụng trong cuộc chiến tranh hóa học ở miền Nam Việt Nam (6). Có lẽ con số tổng kết gần đây về những nạn nhân của chất độc này, ở tại Việt Nam, là 4 triệu 800 người với đủ quái thai, dị tật vẫn là quá ít so với thực tế, chưa kể nhiều vạn con người đã chết vì chất độc này, ở trong thời chiến, và những nạn nhân - hiện nay - sẽ còn tiếp tục di - lụy cho nhiều thế hệ kế tiếp. Cùng với con người, thiên nhiên cũng bị thương tổn nặng nề. "Hơn 2 triệu ha rừng nội địa và rừng ngập mặn bị chất độc hủy hoại khó được phục hồi hoặc chậm phục hồi, tính đa dạng sinh học bị suy giảm, một số động vật quý hiếm bị hủy diệt hoặc giảm sút... Hiện nay, gần 40 năm sau vẫn còn những vùng gọi là "vùng nóng" như ở sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát, dioxin còn ở mức cao gấp hàng trăm lần nồng độ cho phép..."(7). Trong một bài báo, bác sĩ Ngô Văn Quỹ viết: "Đây thực sự là một cuộc chiến tranh hóa học cực kỳ dã man tàn bạo, diễn ra trên một quy mô rộng lớn chưa từng thấy, trong một thời gian kéo dài chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại".
Kể cho hết những đau khổ, thiệt thòi, những tổn thất và di lụy của cuộc chiến có lẽ nhiều ngàn trang giấy vẫn chưa là đủ. Ngoài những chiến sĩ hy sinh trên các chiến trường, còn biết bao người gởi xác trên dãy Trường Sơn hay là vùi thây ở dưới đáy biển, bao người bị giết trong các ngục tù, trong sự bố ráp, trong những mưu sát thầm kín, và biết bao nhiêu thường dân phải chịu khủng bố, sát hại bi thảm chừng nào... Trước những chịu đựng qua bao khốn khổ, hy sinh lớn lao như thế, có người nghĩ rằng chúng ta đã trả cái giá quá đắt cho nền độc lập và sự thống nhất của quê hương này. Nhưng rõ ràng là dân tộc chúng ta không thể tìm được giá nào rẻ hơn, một khi bè lũ đế quốc đã có quyết tâm muốn bắt chúng ta quỳ gối đầu hàng. Gần một thế kỷ bị bọn thực dân thống trị, bao nhiêu phong trào yêu nước với bao nhiêu cuộc đấu tranh đã bị đàn áp, vùi dập, bao nhiêu con người yêu nước đã phải hy sinh, hoặc dưới máy chém, hoặc trong ngục tù, nhưng không thể làm giảm bớt sức mạnh của ách nô lệ đè lên đầu, cổ dân tộc, thế muốn được cái giá rẻ phải chăng là cứ mãi làm nô lệ? Cả dân tộc này không có con đường nào khác dẫn đến chiến thắng vinh quang, ngoài đường cứu nước của người lãnh tụ vĩ đại, là Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm Những bí mật về chiến tranh Việt Nam, Daniel Ellsberg đã ghi lại những câu nói của Tổng thống Mỹ, bấy giờ là Nixon, trao đổi với người cố vấn là Kissinger. Khi được biết quân đội Mỹ sẽ kết hợp việc ném bom tọa độ và phong tỏa, Nixon phát biểu: "Phong tỏa ném bom tọa độ sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu khiến bọn Bắc Việt phải quỳ gối... Tôi muốn nơi đó phải bị đánh bom nát vụn... Chúng ta hãy đội bom lên lũ khốn kiếp ấy khắp mọi nơi... Bây giờ, mẹ kiếp bọn Annamit, chúng ta sẽ nghiền nát chúng..."(8).
Nhưng dân tộc này không bị nghiền nát, cũng không quỳ gối đầu hàng và đã chiến thắng.
Sự chiến thắng ấy tất nhiên do nhiều yếu tố tạo thành. Ngoài một truyền thống ngoan cường qua mấy ngàn năm liên tục đối kháng với những kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam còn có một lãnh tụ vĩ đại, Người đã tìm được con đường cứu nước thích hợp trong một hoàn cảnh mà cuộc tranh đấu cho sự tự do, độc lập của một dân tộc không còn bó hẹp ở trong khuôn khổ quốc gia, và sự tập hợp lực lượng đòi hỏi có sự gắn kết, động viên từ lý tưởng sống thật sự cao cả. Với lòng yêu nước nhiệt thành cùng một trí lực thông minh tuyệt vời cộng với ý chí sắt thép, Người đã có sự uyên bác toàn diện qua những năm dài trải nghiệm xuyên suốt bốn biển, năm châu, và đã xây dựng lực lượng, tranh thủ thời cơ, vận dụng sáng tạo quan điểm chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn của đất nước. Người là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã cùng với tổ chức Đảng do Người gây dựng, chuyển hóa tiềm năng dân tộc thành một sức mạnh phi thường. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hoa Kỳ - Gớt Hơn - đã nói về Người như sau: "...Đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thế giới vào lúc lịch sử loài người đang ở bước ngoặt có tính chất cách mạng nhất. Đồng chí là một nhà kiến trúc và tạo hình làm nên quá trình cách mạng thế giới. Người am hiểu một cách vô cùng sáng suốt phương hướng và mục tiêu của quá trình đó. Người biết rõ động lực và sức mạnh của nó. Bao trùm lên tất cả, đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ Mác-xít - Lê-nin-nít của giai cấp công nhân. Cả loài người sẽ đời đời trân trọng giữ gìn những cống hiến của Người vào kho tàng tư tưởng chủ nghĩa Mác". Và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Xu Đăng phát biểu: "...Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam anh em đã trở thành trung tâm chú ý của toàn thể loài người tiến bộ, của tất cả các lực lượng dân chủ và hòa bình yêu chuộng tự do, và đã trở thành tấm gương kiệt xuất của chủ nghĩa anh hùng trong lịch sử của chúng ta hiện nay". Khi được tin Người vĩnh viễn đi xa, Quyền Chủ tịch Đại hội Dân tộc Nam Phi là O.R.Tam Bô khẳng định: "... Ngay từ lúc còn sống, đồng chí Hồ Chí Minh đã trở thành một thiên thần thoại và một nguồn cổ vũ đối với hàng triệu người bị áp bức trên toàn thế giới. Trọn đời mình, đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ nổi bật ở hàng đầu trong phong trào công nhân quốc tế". Tổng Thư ký Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế - J.Noóc-Man đã ca ngợi Người: "...Thân thế của Người, chói sáng tinh thần nhân đạo cao cả, đã đem lại cho thế giới lòng tôn kính vô biên đối với Người, ngay cả trong hàng ngũ kẻ thù. Dù là một chiến sĩ hoạt động bí mật hay một vị Quốc trưởng, tất cả cuộc ời của Người là một tấm gương kỳ diệu đối với loài người tiến bộ và suốt nửa thế kỷ vừa qua Người là hiện thân của cuộc đấu tranh không ngừng của nước Việt Nam để giành độc lập và tự do". Có lẽ phải là một quyển sách dày mới ghi được hết những lời ca ngợi và tôn vinh Người - gần như ở khắp mọi quốc gia trên thế giới này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ chiến thắng lớn lao của dân tộc mình, ngoài nội lực của dân tộc, còn nhờ ở sự hỗ trợ của các đất nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, nhờ sự chung sức, góp phần của các lực lượng tiến bộ cùng với nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình, trong đó có phần đóng góp tích cực của nhân dân Hoa Kỳ. Người xác định mối quan hệ, kể như máu thịt, giữa các đất nước trong phe xã hội chủ nghĩa qua câu: "Không có cách mạng Tháng Mười thì không có cách mạng Tháng Tám, không có nước Trung Hoa giải phóng thì không có nước Việt Nam độc lập, cho nên hai vai ta nặng gánh ân tình...". Người luôn biết ơn các nước anh em cũng như người dân những nước đã ủng hộ dân tộc Việt trong cuộc chiến đấu trường kỳ, song chính các nước anh em và nhiều dân tộc bị áp bức khác trên thế giới vẫn bày tỏ sự biết ơn đối với Việt Nam. Sau khi chúng ta đánh bại bọn xâm lược Pháp ở Điện Biên Phủ, vào năm 1954, chủ nghĩa thực dân kiểu cũ kể như cáo chung và nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ La tinh dần dần đã thoát khỏi vòng nô lệ từ các tay trùm đế quốc. Với đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân kiểu mới, chúng ta góp phần cải thiện thực trạng của nhiều nước nhỏ, yếu khác ở trong thế giới thứ ba. Tổng thống nước Cộng hòa thống nhất Tandania là Giuliút K.Niêrêrê - nhận xét: "...Nhân dân Việt Nam đã hy sinh vì đất nước, thà chết để giành lại được tự do, độc lập. Chúng tôi thuộc thế giới thứ ba, chúng tôi phải cử đại biểu sang cảm ơn Việt Nam, vì nếu Mỹ thắng ở Việt Nam thì tình hình châu Phi bây giờ khác rồi. Chúng tôi cảm ơn Việt Nam... Trong toàn bộ lịch sử, không có một tấm gương nào như vậy về tinh thần dũng cảm và dẻo dai của một dân tộc đã tồn tại sau cuộc ném bom kéo dài của một siêu cường quốc mà vẫn chiến thắng cuộc chiến tranh. Nếu ở châu Phi, chúng tôi chỉ làm một phần trăm những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm thì tất cả châu Phi sẽ được tự do". Cũng như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pêru xác định: "...Tấm gương của Việt Nam đã đi sâu vào trái tim của tất cả những người có lương tri trên thế giới. Toàn thế giới phải biết ơn Việt Nam, thắng lợi của Việt Nam là thắng lợi vĩ đại nhất mà các dân tộc đấu tranh cho độc lập và tự do đã giành được trong suốt thế kỷ này. Không có lời lẽ nào có thể diễn tả hết ý nghĩa chiến thắng của nhân dân Việt Nam...".
Chúng ta đã không chỉ vì quyền lợi của dân tộc mình mà phải trải chịu trăm cay, nghìn đắng, đổ máu phơi xương trên các trận tuyến suốt mấy mươi năm mà còn phục vụ quyền sống và sự vươn lên cho cả loài người. Mỹ đã mượn cuộc xâm lược Việt Nam đổ phô bày cho thế giới thấy rõ tất cả những gì thuộc về bản chất của một đế quốc thực dân kiểu mới. Nhưng với bao nhiêu vũ khí tối tân và cái dã tâm muốn nghiền nát dân tộc này - ít nhất cũng là đưa nó trở về thời kỳ đồ đá - Mỹ vẫn không thể chiến thắng được một cuộc chiến có tính toàn dân, toàn diện của một đối thủ mà những em bé cũng tham gia vào đội quân cứu quốc, các người phụ nữ là những đội quân tóc dài, từ các dân tộc ít người ở các vùng cao đến những lớp dân trong các phố thị thảy đều đoàn kết một lòng, vì đã thấu hiểu từ trong máu thịt "Không gì quý hơn độc lập, tự do". Thậm chí một người nông dân già yếu, nghèo nàn, sống trong vùng địch kiểm soát, khi nghe Mỹ ồ ạt đem quân qua xâm lược Việt Nam đã ra sau vườn chặt đám gai nhọn cột thành bó lớn rồi dán vào đó miếng giấy ghi thật đậm nét mấy chữ "chống ma quỷ" và đem treo ở trước nhà. Những ai qua lại, thoạt mới nhìn thấy có vẻ ngơ ngác, nhưng rồi chợt hiểu. Với một dân tộc đã quen nói lái, thì "chống ma quỷ" thật sự là "chống Mỹ qua!". Ít nhất, con người già yếu bị kiềm tỏa ấy, vẫn có phương cách nói lên công khai được sự phẫn nộ ở nơi lòng mình.
Từ thời lập quốc đến nay, qua cuộc nội chiến và 2 trận đại chiến trên thế giới cùng bao nhiêu trận can thiệp từ cấp tiểu đoàn trở lên vào các quốc gia, Hoa Kỳ đối mặt 8 ngàn 500 trận lớn nhỏ, và chưa bao giờ biết đến thất bại, trừ ở Việt Nam. Cuộc rút quân của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam được tờ Nữu Ước Thời báo nhận xét: "Một cuộc rút quân về nước không kèn, không trống, không hoa, không có người ra đón, không có anh hùng, không có chiến thắng. Đó là cuộc rút quân nhục nhã nhất trong lịch sử nước Mỹ". Và cái hội chứng Việt Nam đã thành một thứ ám ảnh tệ hại với Mỹ suốt mấy thập niên sau khi chiến tranh chấm dứt, sẽ còn tồn tại lâu dài như một vết thương khó lành. Rõ ràng Mỹ đã vi phạm thô bạo tất cả những gì nước Mỹ thừa nhận, ký kết, từ bản Tuyên ngôn độc lập mà Mỹ long trọng tuyên bố: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Nhắc lại câu này, bác sĩ Allen Hassan sau khi kể lại sự kiện giết người hết sức dã man của quân đội Mỹ ở tại Việt Nam, sự kiện chất độc da cam rải suốt 10 năm trên đất nước này, đã viết: "Quyền được sống là quyền trước tiên. Quyền được sống bị tước đoạt một cách phi pháp thì nói đến hàng trăm, hàng ngàn quyền khác của con người là điều vô nghĩa, là đạo đức giả (9). Và Những Bí mật Lầu Năm Góc được một trí thức Hoa Kỳ lôi ra ánh sáng cũng vì ông ta thật sự bất bình trước sự tàn ác của một "cỗ máy nói dối". Sự kiện chỉ trong thời gian khoảng 8 năm (từ 1965 đến 1973) có khoảng 570.000 người Hoa Kỳ chống lệnh hoặc chạy trốn ra nước ngoài khi nhận được lệnh gọi vào quân đội, và cái con số 42.220 lính Mỹ đào ngũ khi làm nhiệm vụ ở chiến trường Việt Nam (10) - không phải là vì sợ chết - mà là phản ứng của lương tri con người trước một cuộc chiến mà họ thấy là "phi nghĩa và phi đạo đức". Chúng ta nhớ ơn những người như Morisson, một công dân Mỹ hoặc Jin Conrsin, một kỹ sư Nhật đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược này và bao nhiêu con người khác ở khắp thế giới đã phải chịu những thiệt thòi trong cuộc đấu tranh ủng hộ Việt Nam.
Mấy thập niên dài chiến đấu chúng ta đã buộc Hoa Kỳ sa lầy để cho những nước anh em có được thời gian và cả thời cơ phát triển vững mạnh. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với Nam Tư, Người được chào đón bằng 100 phát đại bác, như khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp - bấy giờ là Phó Thủ tướng - sang thăm một nước cộng hòa ở Trung Phi cũng được 100 phát đại bác đón chào. Sự kiện vượt qua nghi lễ bắn 21 phát đại bác chào mừng các vị nguyên thủ quốc gia chưa hề xảy ra trên thế giới này. Trong một bài viết đăng trên tờ báo Sao Mai, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Anh có câu: "... Chúng ta chào mừng nhân dân Việt Nam anh hùng. Toàn thế giới sẽ mãi mãi mang nợ nhân dân Việt Nam". Cũng như Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ý phát biểu: "....Toàn thế giới chịu ơn lớn đối với nhân dân Việt Nam. Các lực lượng tiến bộ và hòa bình khắp năm châu đều chịu ơn đó. Qua tấm gương và cuộc đấu tranh của các đồng chí, họ đã nhận được một bài học về nhân phẩm, về lòng dũng cảm, về sự thống nhất lý tưởng và sáng suốt về chính trị, đó là một đóng góp lớn lao vào việc đào tạo cả một thế hệ được vinh dự cao cả gọi là "Thế hệ Việt Nam"
Không chỉ các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa cùng với nhiều nước từng bị thực dân đế quốc thống trị, bóc lột mang ơn Việt Nam mà ngay cả đến những kẻ chư hầu của Mỹ, những kẻ hỗ trợ cuộc chiến bằng những phương cách gián tiếp như Nhật Bản hoặc là "dây máu ăn phần" như Hàn Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác cũng đã hưởng lợi tối đa từ cuộc chiến này. Chỉ cần nêu lên trường hợp Hàn Quốc, do chính một người Hàn Quốc sưu tầm, nghiên cứu trong một luận án thạc sĩ - cô Ku Su Jeong - với những chứng liệu cụ thể đủ để minh họa điều này. "...Năm 1959 là năm ký kết Hiệp định thuế quan giữa Hàn Quốc và Việt Nam Cộng hòa, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam chỉ đạt hơn 1.000 USD. Năm 1961 là 65.000 USD. Năm 1961 là 65.000 USD, chiếm 0,17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Nhưng đến năm 1965, năm đầu tiên Hàn Quốc gởi quân sang Việt Nam, xuất khẩu của Hàn Quốc đạt đến 14.782.000 USD, chiếm 8,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ ba của Hàn Quốc (sau Mỹ và Nhật Bản).
...Vào năm 1965, số lượng lao động và chuyên gia kỹ thuật Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam là chưa đến 100 người. Số lượng này tăng rất nhanh, đến 1966 đã có hơn 10.000 người. Nếu tính từ 1963 đến cuối tháng 6-1970, tổng số lao động Hàn Quốc tại Việt Nam đã lên đến 24.294 người (chưa kể quân nhân), chiếm 70% tổng số lao động Hàn Quốc tại nước ngoài (43.508 người, chưa kể số thuyền viên). Các khoản thu ngoài thương mại do xuất khẩu lao động (dịch vụ, xây dựng, cung cấp quân nhu, chuyển tiền của chuyên gia kỹ thuật, binh lính) chiếm 75% tổng thu nhập từ chiến tranh Việt Nam.
...Việc gởi quân Hàn Quốc sang miền Nam Việt Nam đã góp phần thu hút các nguồn viện trợ và các khoản cho vay từ nước ngoài gồm: viện trợ không hoàn lại - 300 triệu USD; khoản cho chính phủ vay - 200 triệu USD; khỏan cho tư nhân vay - 300 triệu USD. Đặc biệt, việc gởi quân Hàn Quốc sang Nam Việt Nam đã khẳng định quyết tâm của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh tại Hàn Quốc cho nên nó đã góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước tư bản phương Tây. Chỉ trong vòng hai năm 1968 - 1969, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc đã đạt đến con số 1.400.008.000 USD, bằng 58% tổng số vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn từ 1959 - 1970 là 2.500.004.000 USD. Rõ ràng, việc gởi quân vào Nam Việt Nam đã tạo điều kiện cho Hàn Quốc tìm được thêm những nguồn tài chính quan trọng và đáng kể, góp phần cho việc tiến hành thành công kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất và thứ hai.
...Ngoài ra, tổng thu nhập ngoại tệ mà các doanh nghiệp Hàn Quốc thu được từ chiến tranh Việt Nam trong vòng 7 năm (từ 1966 - 1972) là 858 triệu USD, trong đó dịch vụ xây dựng và cung cấp hàng quân nhu cho quân đội là 372 triệu USD, tiền chuyển về Hàn Quốc của binh lính và chuyên gia kỹ thuật là 345 triệu USD, kinh phí chi viện cho quân đội Hàn Quốc tại Nam Việt Nam là 142 triệu USD. Như vậy, toàn bộ các khỏan thu ngoài thương mại từ chiến tranh Việt Nam trong thời gian 1966 - 1972 chiếm 22,8% tổng thu nhập ngoài thương mại của Hàn Quốc, thu nhập thương mại (xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ) từ chiến tranh Việt Nam chiếm bình quân 12,5% tổng thu nhập thương mại của nước này. Trong thu nhập ngoài thương mại của thời gian này, bình quân là 76,1% có được do những lợi nhuận đặc biệt từ chiến tranh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, mức sống của người dân Hàn Quốc vào năm 1971 tăng rất cao, đạt tới 344% so với năm 1966. Đặc biệt, trong thời gian Hàn Quốc gởi quân, viện trợ của Mỹ với Hàn Quốc cũng không bị giảm sút thay vì sẽ bị cắt giảm theo dự định. Thêm vào đó, Hàn Quốc lại được cơn quan Phát triển Quốc tế (AID) của Hoa Kỳ cho vay và thu hút được những nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác. Hơn nữa, trong thời gian này, Hàn Quốc cũng trực tiếp thu được hơn 850 triệu USD từ chiến tranh Việt Nam"...
Cuộc chiến kéo dài qua mấy thập niên với sự bộc lộ đầy đủ mặt tốt cùng với mặt xấu ở trong bản chất nhân loại không thể rút gọn trong vài trang giấy. Và kẻ thua trận, là Mỹ, cũng chưa bao giờ phải tốn khá nhiều giấy mực như thế để viết về cuộc chiến này, và đề tài này, với Mỹ, hẳn còn chờ nhiều tác phẩm chào đời. Bác sĩ Allen Hassan, người từng tham chiến ở Việt Nam, đã viết: "Có rất nhiều điều chúng ta có thể học hỏi từ người Việt Nam. Giữa một xã hội mà cái chết hầu như hiện diện ở khắp mọi nơi nhưng con người vẫn tiếp tục sống một cách sinh động, đầy tình người. Giữa một xã hội đầy rẫy bạo lực mà con người vẫn dũng cảm, hiên ngang, và tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có được những gì mà người dân Việt Nam đã chiêm nghiệm từ cuộc sống thì hẳn chúng ta sẽ có lời giải đáp cho rất nhiều câu hỏi của chính mình"(11). Những lời nói khiêm tốn đó xuất phát từ lương tri một trí thức, và chỉ có người trí thức - đúng nghĩa với danh từ ấy - mới có can đảm nhìn nhận sự thực. Những lời nói đó, từ một cách nhìn của người bên ngoài - từng là đối thủ của dân tộc này - phần nào giúp ta nhìn nhận lại mình.
Thực ra, trải mấy ngàn năm chinh chiến, dân tộc Việt Nam cảm nhận sâu sắc về những thân phận con người qua các tai ương, thảm họa nên câu "Thương người như thể thương thân" từ một lời thơ đã thành tục ngữ dân gian. Có lẽ, trên thế giới này, không có một đất nước nào như ở Việt Nam, mà các địa danh, từ làng xã đến tỉnh thành, mang nhiều tên có chữ Hòa, chữ Bình, chữ An, chữ Hiệp... điều đó nói lên khát vọng hòa bình, an cư, sum họp sâu rộng chừng nào, và cùng với lòng yêu thương đó là yếu tố bản chất của dân tộc Việt. Để thể hiện những khát vọng như thế, dân tộc này phải chiến đấu chống lại mọi loài xâm lược, mọi lớp bạo tàn, nên có lẽ trên thế giới không có nơi nào như ở Việt Nam khi một em bé ở làng Phù Đổng mới lên 3 tuổi còn nằm trên nôi nghe bọn xâm lăng kéo đến đã đứng vùng lên chiến đấu đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, được tôn vinh là Thiên Vương - Phù Đổng Thiên Vương - là bậc thánh, Thánh Gióng. Nhưng ở đền thờ vị Thánh này tại Sóc Sơn còn lưu câu đối của một danh sĩ, với cái vế đối đầu tiên là lời trách móc Ba tuổi mới chịu đi đánh giặc. Theo ông, đó là tuổi quá trễ để chống ngoại xâm, bởi những người con của dân tộc này cần phải lao ra chiến trường cứu nước ngay từ khi mới mở mắt chào đời.
Ra khỏi chân núi, ở đây, ta vẫn chưa nhìn được hết chiều cao của núi, bởi lẽ đỉnh núi quá cao vượt khỏi tầm nhìn của những cặp mắt bình thường, đồng thời vẫn còn những áng mây mờ ố tình che phủ. Đó là mây mờ của sự dốt nát, của sự nghịch thù và kể cả sự phản bội. Nhưng dầu thiển cận đến mức độ nào vẫn không làm sao phủ nhận cuộc chiến ba mươi năm qua của dân tộc Việt là sự đối đầu giữa hai lực lượng cùng hai khát vọng.
Hai lực lượng ấy, một bên là một dân tộc nhỏ yếu, lạc hậu, bị bọn ngoại bang thống trị nạo vét tận cùng xương tủy gần 100 năm, một bên là hai cường quốc sừng sỏ gồm thực dân cũ và thực dân mới cấu kết trong một mưu đồ xâm lược.
Về hai khát vọng, một khát vọng vươn lên của những con người bị sự chà đạp muốn giành lại sự tự do, được lý tưởng sống cao cả tiếp lực, đó là bình đẳng, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau giữa những con người, và một bên là khát vọng chiếm đoạt của những thú tính muốn dùng quyền lực bản năng thống trị thế giới, dầu phải mua bằng bao nhiêu sinh mạng đồng loại.
Như thế, đánh giá cho được chiều sâu, chiều cao của cuộc chiến này phải đặt nó trong bối cảnh của toàn thế giới, và sự lượng định giá trị cuộc chiến đòi hỏi phải có chiều dài của một thước đo, gọi là lịch sử.
Riêng về Việt Nam, qua cuộc chiến này, dân tộc đã được độc lập, đất nước đã được thống nhất, từ nay tự mình toàn quyền quyết định vận mệnh của mình. Và để đánh giá về những nỗ lực đã qua, có thể trích dẫn câu nói sau đây của Hồ Chủ tịch: Với tất cả sự khiêm tốn, nhưng chúng ta cũng có thể tự hào Đảng ta là một Đảng anh hùng của một dân tộc anh hùng. Người đã dùng chữ "khiêm tốn", bởi vì Người không thể nói như chủ tịch Cu Ba - Fidel Castro - rằng Việt Nam là ngàn lần anh hùng.
----------------
(1) "Khi ta ra khỏi chân núi ta mới thấy được núi cao" (câu thơ của thi hào Tagore)
(2) (3) Theo cách gọi trong Bí mật Lầu Năm Góc).
(4) Cô Ku Su Jeong (Cụ Tú Trinh), với luận án thạc sĩ sử học, đề tài "Sự can thiệp của quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam" (TP. Hồ Chí Minh, năm 2000).
(5) Trích trong tác phẩm Không thể chuộc lỗi (Failure to atone) của một bác sĩ Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam - Allen Hassan (do Lê Đình Bi và Nguyễn Văn Phước dịch, nhà xuất bản Trẻ ấn hành).
(6) Bác sĩ Allen Hassan Không thể chuộc lỗi
(7) Trịnh Ngọc Thái: Nỗi đau vẫn còn đó
(8) Những bí mật về chiến tranh Việt Nam (Daniel Ellsberg, bản dịch của NXB Công an Nhân dân Hà Nội).
(9) Không thể chuộc lỗi (Sách đã dẫn).
(10) Luận án thạc sĩ của nữ sinh viên Hàn Quốc Ku Su Jeong.
(11) Không thể chuộc lỗi (Allen Hussan), NXB Trẻ ấn hành.
Nguồn : VNQĐ. in lại trên hoinhavanvietnam.vn
Đăng ngày 18/11/2008
|