Tác giả: Chiêu Minh
Thethaovanhoa.vn) - Vở diễn của Nhà hát kịch Việt Nam (ra mắt vào tối 14-15/6) không căng thẳng, lên gân khi nói tới sự tha hóa của những người trí thức. Ngược lại, sự tự nhiên, nhẹ nhàng và rất đời thường của câu chuyện mới là điều khiến khán giả... lạnh người khi cái kết được đẩy tới cao trào.
1.Tai biến là chuyện của ba người bạn Vũ Lân, Trần Tiến, Hoàng Đạo. Họ cùng đi bộ đội, cùng du học Liên Xô, cùng thành đạt và trở thành thứ trưởng, giám đốc doanh nghiệp, thiếu tướng công an. Sự gắn bó khăng khít giữa ba người càng bền chặt hơn, khi họ cùng đứng ra cưu mang Mẫn, cô con gái của một người đồng đội đã mất.
Thế nhưng, cùng với sự phát triển của một dự án kinh doanh, tình bạn cao quý ấy dần được bóc tách, phơi bày trước người xem những góc tối kinh hoàng...
Kịch bản của tác giả Xuân Đức có đầy đủ chất liệu thời sự của những gì mà dư luận nhắc tới hằng ngày. Có tham nhũng, bảo kê từ "ghế lớn"; có cướp đất bằng "dự án ma"; có lừa lọc, tranh chấp phe nhóm, hay thanh toán nhau bằng những thủ đoạn... không ai ngờ. Vậy nhưng, với cách dàn dựng của Nhà hát kịch Việt Nam, Tai biến không có nhiều tính chất của một vụ án kinh tế - hình sự. Thậm chí, với cách hiểu thông thường, ít nhiều khán giả hẳn sẽ hơi hụt hẫng: cao trào xuất hiện vào thời điểm vở diễn... sắp chấm dứt, để rồi phần giải quyết nốt câu chuyện lại được "tua"đi rất nhanh chỉ bằng một lớp diễn có tính biểu trưng.
"Nhiều vở diễn bây giờ rơi vào cảnh "truyền hình hóa", nghĩa là quá sa đà vào chi tiết, giao đãi kể lể. Còn tôi chỉ có đúng 120 phút cho vở diễn của mình" - đạo diễn NSƯT Anh Tú nói. Sự lựa chọn của anh khá rõ ràng: không phải là chi tiết cụ thể, mà chính diễn biến tâm lý, cũng như sự tự vấn, dày vò của ba nhân vật chính mới là điều để người xem bị cuốn theo Tai biến.
2. Mẫn bị chính những người cưu mang mình đẩy xuống sông. Hoàng Đạo chết vì cơn tai biến được dàn dựng. Trần Tiến chết vì tai biến "xịn", khi biết sự thật về hai bạn mình. Vũ Lân sống mà như chết, vật vã đếm từng phút chờ "quả báo"... Những nhân vật của Tai biến xuất hiện trên sân khấu một cách rất thực tế, rất đời thường. Tâm trạng họ đầy mâu thuẫn phức tạp, luôn đau đớn thoát khỏi cái kết cục cay đắng đang chờ mình phía trước mà không thể bước lui.
Không sa vào chuyện xét đoán phải - trái - đúng - sai mà chỉ đưa thông điệp nhắc nhở mọi người cố sống tốt vì "mọi cái đều có thể xảy ra". Tai biến khiến người xem lạnh người vì cái ác và xa hơn, để lại sự tự vấn về khả năng đứng vững trước những cám dỗ mà ai cũng có thể bắt gặp trong đời...
Chiêu Minh
Theo: Thể thao& Văn hóa
Thethaovanhoa.vn) - Vở diễn của Nhà hát kịch Việt Nam (ra mắt vào tối 14-15/6) không căng thẳng, lên gân khi nói tới sự tha hóa của những người trí thức. Ngược lại, sự tự nhiên, nhẹ nhàng và rất đời thường của câu chuyện mới là điều khiến khán giả... lạnh người khi cái kết được đẩy tới cao trào.
1.Tai biến là chuyện của ba người bạn Vũ Lân, Trần Tiến, Hoàng Đạo. Họ cùng đi bộ đội, cùng du học Liên Xô, cùng thành đạt và trở thành thứ trưởng, giám đốc doanh nghiệp, thiếu tướng công an. Sự gắn bó khăng khít giữa ba người càng bền chặt hơn, khi họ cùng đứng ra cưu mang Mẫn, cô con gái của một người đồng đội đã mất.
Thế nhưng, cùng với sự phát triển của một dự án kinh doanh, tình bạn cao quý ấy dần được bóc tách, phơi bày trước người xem những góc tối kinh hoàng...
Một cảnh trong vở Tai biến
Kịch bản của tác giả Xuân Đức có đầy đủ chất liệu thời sự của những gì mà dư luận nhắc tới hằng ngày. Có tham nhũng, bảo kê từ "ghế lớn"; có cướp đất bằng "dự án ma"; có lừa lọc, tranh chấp phe nhóm, hay thanh toán nhau bằng những thủ đoạn... không ai ngờ. Vậy nhưng, với cách dàn dựng của Nhà hát kịch Việt Nam, Tai biến không có nhiều tính chất của một vụ án kinh tế - hình sự. Thậm chí, với cách hiểu thông thường, ít nhiều khán giả hẳn sẽ hơi hụt hẫng: cao trào xuất hiện vào thời điểm vở diễn... sắp chấm dứt, để rồi phần giải quyết nốt câu chuyện lại được "tua"đi rất nhanh chỉ bằng một lớp diễn có tính biểu trưng.
"Nhiều vở diễn bây giờ rơi vào cảnh "truyền hình hóa", nghĩa là quá sa đà vào chi tiết, giao đãi kể lể. Còn tôi chỉ có đúng 120 phút cho vở diễn của mình" - đạo diễn NSƯT Anh Tú nói. Sự lựa chọn của anh khá rõ ràng: không phải là chi tiết cụ thể, mà chính diễn biến tâm lý, cũng như sự tự vấn, dày vò của ba nhân vật chính mới là điều để người xem bị cuốn theo Tai biến.
2. Mẫn bị chính những người cưu mang mình đẩy xuống sông. Hoàng Đạo chết vì cơn tai biến được dàn dựng. Trần Tiến chết vì tai biến "xịn", khi biết sự thật về hai bạn mình. Vũ Lân sống mà như chết, vật vã đếm từng phút chờ "quả báo"... Những nhân vật của Tai biến xuất hiện trên sân khấu một cách rất thực tế, rất đời thường. Tâm trạng họ đầy mâu thuẫn phức tạp, luôn đau đớn thoát khỏi cái kết cục cay đắng đang chờ mình phía trước mà không thể bước lui.
Không sa vào chuyện xét đoán phải - trái - đúng - sai mà chỉ đưa thông điệp nhắc nhở mọi người cố sống tốt vì "mọi cái đều có thể xảy ra". Tai biến khiến người xem lạnh người vì cái ác và xa hơn, để lại sự tự vấn về khả năng đứng vững trước những cám dỗ mà ai cũng có thể bắt gặp trong đời...
Chiêu Minh
Theo: Thể thao& Văn hóa
Đăng ngày 17/06/2013