Tác giả: Nguyễn Hòa và Lê Anh Hoài
Xuanduc.vn : Mấy hôm nay trên các trang Web bạn bè xuất hiện một cuộc 'đấu khẩu' khá nóng. Một bên là nhà báo kiêm nhà lí luận văn học Nguyễn Hòa- một bên cũng là một nhà báo, kiêm nhà văn, nhà nghệ thuật nữa : Lê Anh Hoài. Mặc dầu chỉ mới là loạt bài đầu tiên nhưng vì nó đã đụng vào một vấn đề hiện đang khá nóng trong sinh hoạt văn học hiện nay. Tôi gộp cả 2 bài lên một trang để bạn đọc dễ theo giõi và tùy quan điểm riêng từng người mà có sự phán xét khác nhau.
Nguyễn Hòa
Thơ: Sáng tạo mới và những "múa may" màu mè
Sáng tạo mới luôn gắn liền với nhận thức mới. Nói cách khác, một sản phẩm do con người làm ra chỉ được coi là mới khi ra đời như là kết quả của nhận thức mới, đáp ứng trực tiếp, cụ thể các yêu cầu bức thiết của cuộc sống.
Mà muốn có nhận thức mới thì không có cách nào khác, con người dấn thân vào thực tiễn, phải học, phải đọc, phải suy nghĩ, phải tự tạo lập khả năng nhận diện một cách bản chất về những biến động của lịch sử, của thế giới tinh thần xã hội - con người; đắm mình vào đó mà tìm ra những xác tín tư tưởng - thẩm mỹ, để rồi, như diễn đạt của Nguyễn Huy Thiệp thì, "thoát thành bướm và hoa".
Những "mảnh vụn tư tưởng" hiển nhiên không có khả năng đưa tới những giá trị tư tưởng - thẩm mỹ lớn, càng không thể đẩy tới sự ra đời của tác phẩm lớn. Những triết lý nông cạn rút ra từ các cảm nhận hời hợt càng không đưa lại điều gì. Cái tôi của nhà thơ dù ghê gớm đến mức nào thì anh ta cũng không phải là "người từ trên trời rơi xuống", anh ta không bao giờ có thể đứng ra ngoài các quan hệ đồng loại, nếu không muốn nói các quan hệ đó còn chi phối, góp phần quyết định cái tôi của bản thân anh ta. Bởi cái tôi chỉ là cái tôi khi đặt trong các quan hệ với đồng loại, với người khác.
Giống như trường hợp câu thơ "Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa" của một nhà thơ nổi tiếng. Đây là một câu thơ hay, rất đắc địa trong cấu tứ toàn vẹn của bài thơ Tản mạn thời tôi sống, nhưng khi nhà thơ tách riêng câu thơ ấy ra, sử dụng làm đề từ cho blog cá nhân thì tôi thấy đó là câu thơ... dở. "Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa" thì có gì độc đáo, nên thơ, hay câu này còn ẩn chứa các triết lý, thông điệp tinh thần sâu xa đến mức chỉ tác giả mới nhận biết được?
Sau gần một thế kỷ, các chuyển dịch xã hội - con người đã làm thay đổi vô số quan niệm văn hóa - nghệ thuật vốn thịnh trị một thời. Và theo sự vận động của thời gian, các chuyển dịch ấy ngày càng diễn ra nhanh chóng, dễ gây ngỡ ngàng nếu đánh giá bằng các tiêu chí thế hệ. Như những chàng trai cô gái thời nay không còn hồi hộp chờ tới ngày hội làng, mà họ tạo ra ngày hội cho mình ở vũ trường, ở những chuyến picnic, offline hay... đi "phượt".
Trong khi đó, sự hồn nhiên nghề nghiệp và cả thói háo danh nữa, đã làm cho không ít người làm thơ vẫn bảo lưu trong tâm tưởng cái ý nghĩa ngỡ là bất di bất dịch của danh hiệu nhà thơ. Để một số người tài năng còn hạn chế nhưng thích làm thơ cũng ngộ nhận, rồi ứng xử với cộng đồng theo phong cách của... nhà thơ lớn. Họ không muốn biết (hay không biết?) người của công chúng bây giờ là hoa hậu, là ca sĩ đắt "sô", là người mẫu, là minh tinh màn bạc...
Một sự thật đã, đang và sẽ còn hiện diện trong đời sống của chúng ta là khi con người phải sống trong sự vây bủa của các phương tiện nghe - nhìn thì họ có quá nhiều "món ăn" để thưởng thức; và rồi, sự lên ngôi của nền công nghiệp giải trí đã nhanh chóng đẩy vị thế của nhà thơ xuống hàng thứ yếu. Tình huống ấy đặt những người làm thơ muốn nổi danh phải đứng trước hai lựa chọn: hoặc là gia nhập làng giải trí, hoặc là phải thay đổi để kéo công chúng lại với thơ...
Với các nhà thơ đã và đang thay đổi, đã và đang vật lộn cách tân nhằm kéo công chúng về với thơ, từ góc nhìn của tôi, đây là một câu chuyện dài, trong đó có cả những bi hài kịch mà người trong cuộc chưa hẳn lúc nào cũng tỉnh táo nhận ra. Tôi sẽ bàn thêm về điều này ở những phần sau, riêng về trình diễn thơ, xin dẫn lại điều đã viết trong bài 2007 và cuộc "bể dâu" của một năm văn học: dường như nhiều người vẫn chưa lưu tâm làm thế nào để có thơ hay mà chỉ loay hoay tìm cách đem thơ đến với công chúng. Giống như người làm ra sản phẩm chưa cần biết chất lượng ra sao đã vội nghĩ đến việc làm thế nào để bán được thật nhiều. Trong bối cảnh ấy, trình diễn thơ đang như là một thứ mode.
Nhớ năm trước, thấy có nhà thơ nằm nhoài trên ghế hay cạo đầu trọc lốc rồi mượn pantomin để "diễn thơ", tôi chưa hết buồn cười. Đến năm nay, nhìn mấy nhà thơ lăn lộn quay cuồng, đầu tóc rũ rượi, áo xống hớ hênh, mặt mũi ngơ ngác... vừa "hét thơ" vừa "gào thơ" thì tôi kinh ngạc. Trân trọng cố gắng của các nhà thơ, song tôi vẫn muốn hỏi nếu "xem - nghe" xong rồi, lúc ra về người ta chỉ còn nhớ tiếng bước chân huỳnh huỵch, tiếng lốc cốc gõ lên sàn gỗ, tiếng "la thơ" thất thanh, mớ tua rua xanh đỏ, mấy chiếc mặt nạ rơi xuống và cái áo rộng cổ... và không nhớ đó là bài thơ gì, bài thơ ấy hay ra sao, thì nàng Thơ liệu có tự hào?
Khi điều quan trọng nhất là bài thơ khó có thể đọng lại như nốt "chủ âm" của một màn trình diễn thì thiết nghĩ rút cuộc, màn trình diễn chỉ còn là một phái sinh của sân khấu chứ đâu có thuộc về thơ. Còn nếu xét từ lịch sử sân khấu thì trình diễn như vậy đâu có gì lạ. Vào lúc thơ phải vay mượn hình thức thể hiện của một loại hình nghệ thuật khác để tìm cách đến với công chúng, liệu có nên coi đó là sáng tạo mới mẻ?
Đầu tháng 6/2008, tôi được mục kích tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn tham gia dự án nghệ thuật trình diễn có tên là Nghệ sĩ với đường phố: cuộc đối thoại bất tận... Đem nghệ thuật ra đường, nhà văn mặc bộ quần áo bảo hộ lao động đứng trên vỉa hè phố Lê Văn Lương, biến mình thành... cột điện. Trên cái "cột điện" ấy, bạn bè của anh bôi sơn xanh đỏ lem luốc, dán lên mấy mẩu giấy ghi "khoan cắt bê tông", "rơi giấy tờ", thậm chí người ta "tè" cả vào cột điện.
Tôi không biết anh nghĩ gì khi đứng phơi mặt triển lãm bên đường, tôi cũng không biết anh nghĩ gì khi mấy cô gái vừa nhìn anh vừa khúc khích cười, còn nhiều người qua đường trố mắt như nhìn ai đó lạc ra từ cái nơi vốn không dành cho người có thần kinh bình thường? Còn tôi thì nghĩ, là nhà văn hãy viết văn cho hay, xông ra đứng đường thì còn gì văn chương nữa, chỉ còn là một trò lố lăng trong con mắt người đời. Thật là tội nghiệp cho một kiểu học mót không đến độ.
Trong cuộc hội nhập văn hóa được coi là xu thế của thời đại, sự phóng chiếu của một số hoạt động nghệ thuật có nguồn gốc từ phương Tây đang đẩy tới sự đồng hóa các nhu cầu và thị hiếu trên phạm vi toàn cầu. Nhưng văn hóa, trước hết là sự khác nhau và chính sự khác nhau ấy là tiêu chí cơ bản đầu tiên xác định một cá nhân thuộc về cộng đồng dân tộc nào, một sản phẩm nghệ thuật mang dấu ấn của cộng đồng tinh thần nào.
Không phải bất cứ cái gì "tây" làm thì "ta" cũng phải làm theo. Sự khác nhau về văn hóa thường đẩy tới tình huống có các "gu" thẩm mỹ được định vị khác nhau. Nắm bắt được đặc trưng quan trọng ấy, người ta sẽ tỉnh táo hơn trước khi thực hiện một hành vi nhân danh nghệ thuật
Lê Anh Hoài
TÔI THẤT VỌNG VỀ TƯ CÁCH MỘT NGƯỜI CẦM BÚT
(Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Hòa)
Tôi đọc bài "Thơ: Sáng tạo mới và những "múa may" màu mè" được đưa lên trang báo điện tử của báo Công an nhân dân (4h:35, ngày 03/08/2008)
http://www.cand.com.vn/vi-VN/vanhoa/2008/8/96609.cand
bài này được trang phongdiep.net link lại
Đọc bài báo, tôi rất bất bình và thất vọng về tư cách của một người cầm bút, ở đây là tác giả bài báo nói trên, ông Nguyễn Hòa. Để nêu rõ quan điểm của mình, trong việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân, với tư cách một người tự trọng và nghiêm cẩn, tôi quyết định viết bức thư ngỏ này gửi ông Nguyễn Hòa. Tôi cũng mong muốn công luận tỏ tường và hy vọng Ban biên tập báo CAND - nơi đăng tải bài này lưu tâm.
Toàn bộ bài báo có nội dung công kích một số hoạt động nghệ thuật đương đại như trình diễn thơ, nghệ thuật công cộng... Quan niệm về nghệ thuật đương đại là vấn đề ngỏ, đã có nhiều ý kiến, và ý kiến kiểu như của ông Nguyễn Hòa là bình thường. Điều không bình thường trong bài báo trên là những câu chữ thóa mạ, làm nhục các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật đương đại trong thời gian qua, trong đó đặc biệt là cá nhân tôi.
Sau đây là đoạn đáng chú ý có nội dung xâm hại đến cá nhân tôi, với tư cách là nhà văn và cao hơn, với tư cách một công dân sống tại một quốc gia đang hướng tới xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh và nhân văn.
"Đầu tháng 6/2008, tôi (Nguyễn Hòa) được mục kích tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn tham gia dự án nghệ thuật trình diễn có tên là Nghệ sĩ với đường phố: cuộc đối thoại bất tận... Đem nghệ thuật ra đường, nhà văn mặc bộ quần áo bảo hộ lao động đứng trên vỉa hè phố Lê Văn Lương, biến mình thành... cột điện. Trên cái "cột điện" ấy, bạn bè của anh bôi sơn xanh đỏ lem luốc, dán lên mấy mẩu giấy ghi "khoan cắt bê tông", "rơi giấy tờ", thậm chí người ta "tè" cả vào cột điện.
Tôi không biết anh nghĩ gì khi đứng phơi mặt triển lãm bên đường, tôi cũng không biết anh nghĩ gì khi mấy cô gái vừa nhìn anh vừa khúc khích cười, còn nhiều người qua đường trố mắt như nhìn ai đó lạc ra từ cái nơi vốn không dành cho người có thần kinh bình thường? Còn tôi thì nghĩ, là nhà văn hãy viết văn cho hay, xông ra đứng đường thì còn gì văn chương nữa, chỉ còn là một trò lố lăng trong con mắt người đời. Thật là tội nghiệp cho một kiểu học mót không đến độ."Đoạn văn trên không nêu đích danh tôi. Nhưng trong tháng 6/2008 tôi đã tham gia dự án nghệ thuật công cộng "Ra đường" do nghệ sĩ thị giác Ngô Lực tổ chức với tác phẩm "Tôi là cột điện". Đã có nhiều bài báo viết về tác phẩm này cũng như các tác phẩm có mặt trong dự án. Trước đây và trước tôi chưa có ai trình diễn tác phẩm có hình thức tương tự. Bởi vậy, khi Nguyễn Hòa viết như trên, rất nhiều người biết ngay là nói đến tôi. Do đó, tôi buộc lòng phải khẳng định: ông Nguyễn Hòa cố tình công kích tôi.
Khẳng định rõ ràng như thế, tôi muốn vạch trần thủ đoạn viết lách không đàng hoàng không chính trực của Nguyễn Hòa: Trong bài báo này ông ta toàn dùng cách nói phiếm chỉ để công kích các nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ. Có thể cách viết này sẽ khiến ông ta dùng những từ ngữ thóa mạ một cách dễ dàng hơn chăng? Thủ đoạn này được dân gian gọi là "chửi đổng", nó thường khiến những người bị thóa mạ không muốn "dây vào" với kẻ thiếu tư cách, và bỏ qua sự xúc phạm. Nhưng tôi quyết định không hành xử như thế. Tôi nghĩ cần tuyên chiến với một người viết báo thiếu lương tâm như ông Nguyễn Hòa.
Tôi sẽ không làm mất thời gian của mọi người và của chính mình nên sẽ không tranh luận về nghệ thuật đương đại với ông Nguyễn Hòa. Việc này là không cần thiết trong khuôn khổ bài này, đồng thời tôi cho rằng, thật khó có thể có cuộc tranh luận đúng nghĩa với một người thiếu hiểu biết về nghệ thuật đương đại nhưng lại luôn tỏ thái độ rất kỳ thị nó.
Sau đây là một số điều tôi muốn đưa ra công luận.
Toàn bộ bài báo có nội dung công kích một số hoạt động nghệ thuật đương đại như trình diễn thơ, nghệ thuật công cộng... Quan niệm về nghệ thuật đương đại là vấn đề ngỏ, đã có nhiều ý kiến, và ý kiến kiểu như của ông Nguyễn Hòa là bình thường. Điều không bình thường trong bài báo trên là những câu chữ thóa mạ, làm nhục các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật đương đại trong thời gian qua, trong đó đặc biệt là cá nhân tôi.
Sau đây là đoạn đáng chú ý có nội dung xâm hại đến cá nhân tôi, với tư cách là nhà văn và cao hơn, với tư cách một công dân sống tại một quốc gia đang hướng tới xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh và nhân văn.
"Đầu tháng 6/2008, tôi (Nguyễn Hòa) được mục kích tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn tham gia dự án nghệ thuật trình diễn có tên là Nghệ sĩ với đường phố: cuộc đối thoại bất tận... Đem nghệ thuật ra đường, nhà văn mặc bộ quần áo bảo hộ lao động đứng trên vỉa hè phố Lê Văn Lương, biến mình thành... cột điện. Trên cái "cột điện" ấy, bạn bè của anh bôi sơn xanh đỏ lem luốc, dán lên mấy mẩu giấy ghi "khoan cắt bê tông", "rơi giấy tờ", thậm chí người ta "tè" cả vào cột điện.
Tôi không biết anh nghĩ gì khi đứng phơi mặt triển lãm bên đường, tôi cũng không biết anh nghĩ gì khi mấy cô gái vừa nhìn anh vừa khúc khích cười, còn nhiều người qua đường trố mắt như nhìn ai đó lạc ra từ cái nơi vốn không dành cho người có thần kinh bình thường? Còn tôi thì nghĩ, là nhà văn hãy viết văn cho hay, xông ra đứng đường thì còn gì văn chương nữa, chỉ còn là một trò lố lăng trong con mắt người đời. Thật là tội nghiệp cho một kiểu học mót không đến độ."Đoạn văn trên không nêu đích danh tôi. Nhưng trong tháng 6/2008 tôi đã tham gia dự án nghệ thuật công cộng "Ra đường" do nghệ sĩ thị giác Ngô Lực tổ chức với tác phẩm "Tôi là cột điện". Đã có nhiều bài báo viết về tác phẩm này cũng như các tác phẩm có mặt trong dự án. Trước đây và trước tôi chưa có ai trình diễn tác phẩm có hình thức tương tự. Bởi vậy, khi Nguyễn Hòa viết như trên, rất nhiều người biết ngay là nói đến tôi. Do đó, tôi buộc lòng phải khẳng định: ông Nguyễn Hòa cố tình công kích tôi.
Khẳng định rõ ràng như thế, tôi muốn vạch trần thủ đoạn viết lách không đàng hoàng không chính trực của Nguyễn Hòa: Trong bài báo này ông ta toàn dùng cách nói phiếm chỉ để công kích các nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ. Có thể cách viết này sẽ khiến ông ta dùng những từ ngữ thóa mạ một cách dễ dàng hơn chăng? Thủ đoạn này được dân gian gọi là "chửi đổng", nó thường khiến những người bị thóa mạ không muốn "dây vào" với kẻ thiếu tư cách, và bỏ qua sự xúc phạm. Nhưng tôi quyết định không hành xử như thế. Tôi nghĩ cần tuyên chiến với một người viết báo thiếu lương tâm như ông Nguyễn Hòa.
Tôi sẽ không làm mất thời gian của mọi người và của chính mình nên sẽ không tranh luận về nghệ thuật đương đại với ông Nguyễn Hòa. Việc này là không cần thiết trong khuôn khổ bài này, đồng thời tôi cho rằng, thật khó có thể có cuộc tranh luận đúng nghĩa với một người thiếu hiểu biết về nghệ thuật đương đại nhưng lại luôn tỏ thái độ rất kỳ thị nó.
Sau đây là một số điều tôi muốn đưa ra công luận.
1. Cách hành nghề thiếu trung thực của ông Nguyễn Hòa:Ông Hòa dùng từ "mục kích", điều này khiến bạn đọc hiểu ông ta đã đến xem tác phẩm trình diễn của tôi và quan sát toàn bộ diễn biến xung quanh nó. Nhưng thật ra, ông ta hoàn toàn không có mặt tại đó. Các nghệ sĩ và nhiều nhà báo có mặt hoàn toàn có thể xác nhận việc này!
Cách làm việc này đã dẫn đến kết quả tai hại cho ông Hòa: ông ta đã nêu sai cả tên của dự án nghệ thuật. Đúng ra, tên của dự án nghệ thuật cộng đồng này đơn giản là "Ra đường". Còn tên tác phẩm của tôi là "Tôi là cột điện". Bản diễn ngôn của tác phẩm ghi rõ và đã được phát cho tất cả những người đến xem. Nếu Nguyễn Hòa làm việc nghiêm túc hơn, ông ta có thể lên Google và tìm hiểu thì không đến nỗi sai ngớ ngẩn như thế.Với cách viết báo thiếu trung thực đó, liệu có thể tin được những mô tả của ông ta ?
2. Về việc dùng những từ ngữ xúc phạm tôi:Ông Hòa viết cụm từ: "lạc ra từ cái nơi vốn không dành cho người có thần kinh bình thường". Dù ông đưa đẩy, làm như đó là ý kiến của công chúng, nhưng ai cũng rõ nhận định của ông ta: Tôi (Lê Anh Hoài) điên (thần kinh bất bình thường/tâm thần)!Cách làm việc này đã dẫn đến kết quả tai hại cho ông Hòa: ông ta đã nêu sai cả tên của dự án nghệ thuật. Đúng ra, tên của dự án nghệ thuật cộng đồng này đơn giản là "Ra đường". Còn tên tác phẩm của tôi là "Tôi là cột điện". Bản diễn ngôn của tác phẩm ghi rõ và đã được phát cho tất cả những người đến xem. Nếu Nguyễn Hòa làm việc nghiêm túc hơn, ông ta có thể lên Google và tìm hiểu thì không đến nỗi sai ngớ ngẩn như thế.Với cách viết báo thiếu trung thực đó, liệu có thể tin được những mô tả của ông ta ?
Đây là một sự xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm của người khác. Đáng buồn hơn sự xúc phạm này lại nhân danh "phê bình nghệ thuật", núp bóng việc rao giảng, hướng dẫn công chúng về cái đẹp.
Ông Hòa có hiểu được điều này không, hay ông tự cho mình cái quyền phán quyết, tự cho mình cái quyền tự do xúc phạm người khác?
Xin thưa với ông Hòa, và toàn thể những ai đọc bài này. Tôi không hề nhầm lẫn việc xúc phạm này với quyền nhận xét tác phẩm khi nó đã được công bố. Người thích sẽ khen, người không thích sẽ chê, ngoài ra có cả những người thờ ơ, không quan tâm, không khen không chê. Sự khen chê này có nhiều cấp độ, cũng là điều bình thường!
Nhưng dù kiểu nào thì văn hóa phê bình tối thiểu vẫn phải là: Chỉ quan tâm đến những gì thuộc phạm trù nghệ thuật và lấy tác phẩm làm trung tâm. Tuyệt đối không bình luận đến nhân thân của tác giả, càng không được xúc phạm tác giả. Ông Hòa đã không có được mảy may chút nào của cái văn hóa này. Ông nhận định về một lĩnh vực nghệ thuật mới bằng vài ý khơi khơi, để rồi hạ những câu thóa mạ một cách thiếu giáo dục.
Tôi muốn nhấn mạnh, kiểu viết báo này hoàn toàn không lương thiện vì đã mượn danh "phê bình nghệ thuật" để làm nhục người khác.
3. Quan niệm hẹp hòi của Nguyễn Hòa về hoạt động của nghệ sĩÔng Hòa làm ra vẻ không hiểu hoặc nhận thức của ông có vấn đề chăng, khi viết: "nhà văn hãy viết văn cho hay, xông ra đứng đường thì còn gì văn chương nữa..."?
Điều thứ nhất, xin thưa với ông, viết văn tôi vẫn viết, làm nghệ thuật tôi vẫn làm. Đây là hai việc khác nhau. Cớ sao ông lại cấm tôi làm nghệ thuật đương đại và bắt tôi chỉ viết văn? Có gì liên quan giữa việc "ra đường" và "văn chương" ở đây nhỉ?
Công chúng đã được biết đến rất nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Trên thế giới thì quá nhiều, không cần kể ra cho mất thời giờ, còn trong nước: Nhạc sĩ Văn Cao, Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang (diễn viên điện ảnh), nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn Đỗ Chu, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Nhà văn Nguyễn Khắc Phục, nhà văn Trần Nhương, nhà văn Đoàn Lê ... vẽ tranh và tổ chức triển lãm hẳn hoi; Họa sĩ Lê Thiết Cương và Nguyễn Thúy Hằng lại viết văn; Nghệ sĩ Đào Anh Khánh chơi nhạc, Thiếu tướng Hữu Ước viết văn, làm thơ, viết kịch, viết ca khúc, vẽ tranh...
Vậy thì sao hả ông Nguyễn Hòa? Ông có điều gì cần răn dạy các nhà văn, nghệ sĩ tôi kể ra trên đây không?Và về chính ông, sử dụng chính cái logic mà ông dùng, tôi có thể hỏi ông: Tại sao ông đang làm báo mà còn đi làm phê bình văn học? Làm phê bình văn học chưa đủ hay sao ông còn nhảy sang phê bình nghệ thuật? Nếu bắt ông phải "tập trung" làm cho hay, thì ông có khả năng chọn lĩnh vực nào hả ông Hòa?
Điều thứ hai, nếu muốn có ý kiến gì về tác phẩm văn chương của tôi, ông cứ viết bài đàng hoàng. Được như vậy có phải tôi kính trọng và cảm ơn ông bao nhiêu không? Sao ông lại phải làm cái trò nói cạnh nói khóe, nói xỏ nói xiên như vậy?
Gần đây, người ta thường nhắc đến Nguyễn Hòa với biệt danh "búa". Ông cũng có vẻ tâm đắc với biệt danh này. Thật ra, nó có vẻ nhái F.Nietzsche, nhưng tôi nghĩ "búa" cũng rất tốt, nếu nó được đặt vào tay người có lương tâm và hiểu biết. Với ông, tôi e rằng nó có tác dụng phá hoại một cách võ biền nhiều hơn.
Chúc ông viết được những bài phê bình nghiêm túc. Xin chào ông.
LAH
(Bài cóp từ trannhuong.com và phongdiep.net)
Đăng ngày 11/08/2008 |
Ý kiến về bài viết | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|