Tác giả: Nguyễn Văn Thọ
Nhận tin qua điện thoại Xuân Đức ra Bắc Hà tôi khấp khởi mừng thầm. Ông bảo, qua điện thoại, như nói với người bạn đã thân: "Tìm chỗ nào ngồi cà-fê đâu đó cho hết sáng". Sướng quá. Biết ông qua vài đoạn văn thơ trên mạng. Nào đã một lần diện kiến ông, nay lại được đi đón, hầu chuyện một ông Trùm một khoảnh hôm nào, sao mà không vui. Xưa nay, bạn văn ngàn dặm đọc văn nhau là thường, nhưng việc gặp gờ trò chuyện phải ấy là hữu duyên. Chứ vô duyên thì dễ gì gặp nhau dầu là có khi chỉ dăm trăm tiền đò?
Hà Nội cứ mưa rỉ rả suốt, cái ngõ Kim Mã Thượng bì bũm nước ngập, không biết còn mưa không cho sớm mai tôi đón ông đúng hẹn, cho ông khỏi ướt loi nhoi khi ngồi xe máy.
Tối sẩm thì có điện thoại của Trần Đăng Khoa. "Này ông Xuân Đức ra đấy". Tớ biết rồi. Anh ấy bẩu tớ đi đón mà. "Thế hả? Ông chu đáo nhé!" Không phải nhắc. Đây biết. Trong máy tôi nghe tiếng chú Khoa quậy cười cũng khùng khục rào rào như nhiễu song.
Xuân Đức hẹn 5 h ra đón tầu. Ba giờ rưỡi tôi điện thoại, hỏi ông tới đâu rồi. Ông bảo cũng chẳng biết đâu nữa. "Tầu đang chạy. Sao mà dậy sớm thế?"- Ông hỏi. Tôi nghe rõ tiếng lục cục đều đều của bánh xe lửa vỗ vào ray đường sắt. "Em vẫn dậy từ ba giờ để viết và đọc, lệ quen từ thời bao cấp." "Hì hì..sớm vậy...." Xuân Đức cười rổn rảng. Tiếng anh bạn văn chưa tường mặt nghe xa thế mà gần thế!
Năm giờ kém Xuân Đức điện về, tớ đang tới gần Hà Nội. Tôi hỏi tới đâu. Mưa cứ lạch sạch trên cái áo mưa của tôi khi còn cách ga Hàng Cỏ mấy trăm mét. "Chẳng biết ở đâu nữa. Xung quanh tối đen như mực." Một tẹo, có ai nói lao xao, rồi lại tiếng Xuân Đứcbảo: Giáp Bát hay sao ấy.
Năm rưỡi, tôi đứng ở cửa Hàng cỏ. Khi nãy có tay xe ôm bảo, có giỏi thì xuống Văn Điển mà đón khách. Tầu đang ở đó.
Thôi chết cha tôi rồi. Đường từ đây xuống đấy ngắn, chỉ dăm sáu cây, nhưng ngập lút nhiều đoạn. Sao bây giờ? Lại điện thoại: "Không phải Giáp Bát Thọ ơi. Thường Tín Thọ ạ. Mà nó cứ ì ra ở đây..."
Tôi giật mình. Tầu lửa Việt Nam đứng tại đó tới bao giờ và, lão già này có biết đường mà tìm cái gì tống vào bụng không? "Chúng họ chẳng thông báo gì cả. Không biết bao giờ thì tầu chạy. Cậu chạy quanh chơi đâu đi, khi nào tớ về gần Hà Nội sẽ điện" Ối trời ôi, kiểu này thì chả biết khi môlão ấy về đây mà chờ ngoài ga. Tôi chạy về Chợ Giời ăn tạm bát bún, thế là dự kiến đưa Xuân Đức đi ăn bánh cuốn rối thanh Trì không có nữa. Tôi nhớ và điện cho một người bạn cũng mến mộ anh Xuân Đức thời cô còn là phóng viên mới ra trường.
Mãi tới ba tiếng sau Xuân Đức mới gọi cho tôi nói là anh đã đi ô tô tăng bo về Hà Nội. Số là chờ anh lâu quá, tôi lại nhận lời giúp bạn tôi đi khuân một cái máy khỉ gió Microwele nặng trĩu với thân đàn bà con gái. Tôi vừa chjay trong mưa vừa nói anh Đức ơi tạt vào quán nào café chờ em nhé.
Phóng vù vù trổ tài tay lái lụa những thời còn son rồi, gặp được cô bạn kia tôi thỏa thuận hoãn việc đi khuân cái máy chết tiệt mà đí đón Xuân Đức. bạn tôi đồng ý ngay, ai chứ chhus ấy anh cứ đi đi, em đi một mình cũng được. Tạm biệt "gái" Tôi vòng lên địa chỉ mà Xuân Đức đang ngồi.
Thực ra trước đó sau khi hẹn với anh Đức hoãn cho nửa tiếng tôi áy nasdyq úa lại diện cho anh tới bốn năm lần phôn mà không thấy anh bốc máy. Bụng thầm nghì, cái lão già này lại dồi rồi. Tuổi già thằng nào cũng dề dồi như con trẻ.
Đường phố Hà Nội khi ấy sùi sụt khi mưa lúc tạnh, chợt hừng nắng lên một tẹo ròi lại ướt sũng. Tôi dựng xe vào bên kia và ngó vào quán café ấy. Quán vắng, góc trong cùng có cái máy tính và ai đó gầy gây đang ngồi đăm đăm vào màn hình. Khong có một người đàn ông trạc tuổi Đức cả. Tôi đinh ninh chính người kia là anh và nhẹ nhàng bước vào đến gần anh cất lời: Anh là Xuân Đức?
Người ta quay lại tôi bàn tay rời con chuột. Thọ đấy hả? Mình Xuân Đức đây...
Chúng tôi ngồi sang bàn bên. Từ 5h tới giờ loăng quăng trong mưa tôi gọi một li café nâu nóng. Chúng tôi hàn huyên cấp tốc như năm nào hai người lính gặp nhau trong rừng. Thói tôi vưỡn thế. Tôi tin rằng sự chân thành cởi mở của mình cảm hóa được quỷ và thần, nên hỏi thẳng anh những thông tin cần thiết mà bấy nay qua điện thoại qua Email chưa tiện nói.
Xuân Đức không tỏ ra ngjac nhiên gì. Hình như trong ông cái chất người lính kia chưa nhạt, dầu là tôi đà biết qua bè bạn, qua vài bài viết xuôi ngược của cánh anh em nhà văn Nguyễn Quang Lập. Trong hơn tiếng ngồi bên li cafe giữa Hà Nội lại trùng trùng mưa, cuộc đời Xuân Đức hiện ra từ sự cắt dán cho tôi cảm nhận mình đã chọn không nhầm thêm Một người bạn văn chương vong niên ở cuộc sống lắm buồn hôm nay.
Thực ra, dầu xã hội muôn sắc, vạn biến hôm nay trong cõi văn chương, Văn vẫn là người, khi qua cái lõi cốt mà kẻ tinh đời từng trải nhìn ra khi xem xét một cách hệ thống hành trang văn chương của ai đó. Qua Thơ và văn Xuân Đức trước khi gặp anh, tôi cũng tưởng tượng ra một tay tổ cũng lắm gian nan thăng trầm qua văn xuôi, một con người dung dị không uốn éo cầu kì qua những bài thơ lục bát đằm thắm chất dân dã tự sự. Rõ ràng trước tôi ông, cái bản ngã hiện ra mồn một không phải che dấu thêm bớt diễn kịch làm chi. Xuân Đức thú nhận cả cái vui nồi buồn, cách kết giao và cả những thói "Ném dép nói tục" khi bực quá trong vai trò đạo diễn sân khấu.
Tôi nghe ông, hỏi ông và nói vắn tắt về tôi như một sự bảo đảm bằng trái tim của mình để muốn ông tin rằng, trên đời này, giữa trập trùng rừng rú vẫn còn có những khỏanh rừng, để chúng ta mắc võng mà ngắm lên trong vắt thiên thanh, dầu là Bắc kì hay Trung Kì, dù là Đồng bằng sông Cửu Long hay Tây Bắc và Cô Tư đồng Tháp. Chúng tôi nói và khoe những bè bạn tin cậy của nhau mà đôi khi những người bạn ấy chẳng mấy lần được bên nhau trà rượu, chúng tôi nói về chú Khoa Quậy và những lời hứa của chú ta với cả hai, về Hà Nội đang chập chùng gió nước...
Chuyện trò chừng hai tiếng, tôi nháy máy thông tin cho nhà báo X và chồng chị. Mưa vẫn rơi. Sớm nay nắng vàng ươm mới nhóe lên một tí mà giờ lại mưa. Mưa thế, liệu X còn muốn, còn ham hố gặp chú Đức, cái "chú nhà văn già nhà Đạo diễn hay ném dép và thuộc Quảng trị như long bàn tay, làm mê lòng cô với biết bao câu chuyện của chiến cuộc đẫm máu mà thế hệ cô chưa từng biết..." năm nào cô mới đi làm báo tới phỏng vấn không? Đầu máy bên kia có tiếng reo lên mừng rỡ. Tôi bảo đem theo cả cái mũ xe máy cho Xuân Đức khi chợt nhớ ra ông Đức vừa từ xe hỏa bước xuống chỉ có cái cặp tòng teng, mũ nón gì đâu.
Tôi gọi một ấm trà. Uống chưa được hết nước một thì vợ chồng nhà báo X đã đèo nhau tới áo mưa bùng nhùng đỗ chiếc xe máy cà tàng trước tiệm café.
Thế là diễn ra cuộc hội ngộ hơn tám năm xa cách. Ban đầu ông Đức không nhớ ra cái tên của X. Làm sao mà nhớ ra nhỉ, khi cái đời làm văn của ông có tới hàng trăm cuộc phỏng vấn, lại khi ông tham chính làm ông trùm một xứ, đạo diễn sân khấu dựng bao nhiêu vở to nhỏ ẵm những giải của quốc gia. Tôi cũng chẳng trách gì ông khi ông lắc mãi cái đầu mà không tìm thấy khuôn mặt X trong hàng bao nhiêu tá các gái xinh đẹp đã tới nhiễu nhương ông. Thế mà bây giờ ông đã cười tươi thế khi vợ chồng x vừa vào quán chưa kịp chào ông. Ông nhớ ra rồi, cô X ngày nào xinh trẻ thế giờ đây đà trở thành nhà báo có thương hiệu và đã có một con.
Hóa ra không chỉ tôi quen ông. Nếu như Xuân Đức tồi, có lẽ bạn tôi, cô X không dẫn chồng tới gặp lại nhà văn chỉ có một lần phỏng vấn, lại ở xa nhau nửa chiều đất nước với lớp bụi phủ che hơn tám năm. Chà chà, gặp nhau chẳng dám tay bắt mặt mừng mà xem ra cái anh ánh đáy mắt đã cất lên câu hát tự hôm xưa. Cái tình con người ấy kì lạ thế. Có người gặp suốt ngày nói tên không nhớ. Có nhớ cũng chỉ muốn quên. Còn cái cô X này đây phận con phận cháu, Hà Nội hôm nay đội mưa tới gặp dầu chỉ chút thời giờ, hẳn ông Đức đã để lại cho cô điều gì quý giá mà thời gian chẳng thể bào nhòa.
Tôi chợt thấy nửa vui nửa buồn mà ghen với ông. Rõ là chúng tôi không muốn làm thân với cái chức Trùm mà ông có ngày nào. Thậm chí còn thấy sàn sạn, nếu mà không tỉnh táo, khi đọc bài viết của em ông Lập trong đoạn cuối, viết kểXuân Đức giả chắc trơn lông mượt da vì đã được làm quan. Hê hê, Cô x nhìn ông, chú vẫn xương xương như ngày nào. Ừ! Những bài thơ của ông vẫn máu thịt như hôm nào và tiểu thuyết gần đây nhất của ông xuýt ẵm giải Đông Dương, viết về một dòng sông đau thương hẳn minh chứng là trong Xuân Đức vẫn còn cả một thời của đạn bom, của những tháng năm dám hy sinh cả tuổi xanh cho một con sông. Người như thế, cái dáng phong sương vẫn năm tháng còn đây, ai lại thay đổi, khi dưới con mắt tôi và chắc nhiều người nữa cái chức vụ ấy cũng có ghê gớm gì mà bán cái vàng đi. Chắc anh bạn trẻ Nguyễn Quang Vinh chỉ đùa chơi ông anh tí thôi, toàn bài đầy cái ân tình của Vinh là sin sít những ân tình thời xa xăm giữa ba kẻ nọ, ai nỡ nỏ quên?
Trùm vội cái áo mưa lên người rồi bắt ông chui vào, Honda đỏ nhoét của tôi, vặn ga cho con ngựa già ấy lao ra đường Hà Nội vẫn thòm thõm nước và nước, chui vào cơn mưa vẫn trắng, bốn chúng tôi tới Ngõ Huế nơi có quán Chim Sáo với nhiều món ăn dân quê nổi tiếng. Trưa nay X và tôi muốn thết ông cơm một bữa nhà quê Bắc Bộ để tỏ cái tình của những đứa em như đón ông anh về nhà chứ chả khách khứa gì. Vòng qua hai ba phố, Xuân Đức tùm hụp trong cái áo mưa hôi sì của tôi chắc ngộp thở lắm. Tôi dặn ông cố áp sát, che cái thân già thế mà cái đít ông vẫn nhoét mưa hắt ngược vào. Thôi bác gái Đức ơi, giá mà bác trai bác gặp em xông xênh lúc nước Đức còn dễ đào vàng, em gọi cái taxi cho bác trai khỏi ướt chút mông. Vả lại Hà Nội mênh mông nước, phố xá chìm tủm thành nơi thả vó cất bè, gọi taxi liên phố khó như tìm chim, và cũng có thể còn rơi bũm vào cái hố nào đó mất mạng như chơi. Xin bác gái xá cho em cái tội con con này.
Bỏ dép ra nhé, bước lên sàn gỗ một ngôi nhà ống cổ xưa, ngồi bệt bên cái bàn trẻ nhỏ và gọi rượu.
Xuân Đức thơ văn kịch cọt đầy mình chắc xưa cũng chẳng ngại đong đưa, lại gặp đứa em giang hồ và vợ chồng cô X chắc hôm nay sẽ bị tôi dần cho tận say. Không phải. Người như ông hơn sau chục xuân đời rồi nên thật thà bảo tớ chỉ cụng chén một li thôi.
Tôi sống ở Châu Âu khá lâu,nên chẳng ép. Ai nỡ ép một người không uống được vì lí do sức khỏe, chứ khóe mắt bộ dạng thế kia, sao có thể giữ kẽ với các em. Nhưng anh Đức vẫn uống một li. Cái anh táo mèo sao ngọt lạ? Nước nâu nâu như mầu men chum vại cứ ngập ngừng ở môi anh chồng của X. Hóa ra quán này có chế thêm tí vị mật ong. Hai cái thứ hương lộn sòng vào nhau, lại trời mưa lành lạnh, tôi cứ uống tràn cung mây cho ấm bên Xuân Đức dù anh chỉ nhầm nhấp đưa vui. Chuyện thơ văn, chuyện đời sống, chuyện báo chí và những tháng lưu đầy kiếm sống chan lẫn vào câu chuyện chiến tranh của hai người đã lớp lang đầu sáu không biết cô x và anh chồng kì sư đầu 7 kia có suy nghĩ gì không? Chắc họ không suy nghì gì, chỉ có những nụ cười thân thiện dù là với X đây là gặp lại còn tôi và chồng X thì đúng là lần đầu mà sao câu chuyện cứ ran ran.
Xuân Đức nói rất nghiêm túc, thực ra tớ mạnh và chủ yếu ở mảng sân khấu. Ơ hay, lại có một khía cạnh nữa trồi ra. Một người viết trước tôi cả chục năm, hàng loạt thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết nổi tiếng mà cô x đây ít đọc văn học Việt Nam còn lưu tâm mà khiêm tốn nhận với tôi thế ư. Tôi nhìn anh. Buồn trông ra ngoài trời vẫn mưa để lụt. Hội nhà văn của ta cả ngàn người . Có những người giờ không viết nữa. Đã một thời họ tung hoành và giờ im lặng hay đang tìm tòi? Những cuốn sach chỉ đọc được vài trang lại nằm trên giá cho phủ bụi và những Cacvisit in đầy các nhà với những tuyên bố coi trời là vung có lẽ sẽ ngượng ngùng với sự tự nhìn nhận khiên tốn giữa Hà Nội hôm nay của một Xuân tên Đức ngồi kia giữa chập chùng mưa trắng đang phủ trên mái nhà hình ống này.
Không ông anh đọc thơ đi. Không ép rượu thì tôi ép thơ anh.
Xuân Đức bình thản đọc dăm bài thơ của anh. Giọng anh không hay lắm. Nhưng thơ thì rõ là cái con người này chân thực dung dị chẳng cầu kì làm điệu bộ làm chi. Chúng tôi im lặng nghe thơ anh. Bài thơ cuối là bài tự sự trải hết sự từng qua, chiêm nghiệm cõi trần của một Con Người tên là Xuân Đức trên mặt đất với bè bạn của anh và, hôm nay lại với tôi và chồng cô x lần đầu gặp gỡ giữa đợt mưa dừ dằn của Hà Nội.
Cái đẹp là cái làm ta xúc động. Thơ xuân của Đức là cái mùa xuân ở cải hoa đồng gió, của vùng đất vốc lên còn nhôn nhổn mảnh đạn bom mà vẫn thấy từng giọt mồ hôi lấm chấm trên tay. Chẳng ai mang tiểu thuyết viết về con sông kia trên một bàn tiệc.
Nhưng ở đây xin hãy cùng tôi đêm về, sau bữa rượu gặp nhau chiều ấy, đọc lại đoạn văn này của anh:
Tôi gọi một ấm trà. Uống chưa được hết nước một thì vợ chồng nhà báo X đã đèo nhau tới áo mưa bùng nhùng đỗ chiếc xe máy cà tàng trước tiệm café.
Thế là diễn ra cuộc hội ngộ hơn tám năm xa cách. Ban đầu ông Đức không nhớ ra cái tên của X. Làm sao mà nhớ ra nhỉ, khi cái đời làm văn của ông có tới hàng trăm cuộc phỏng vấn, lại khi ông tham chính làm ông trùm một xứ, đạo diễn sân khấu dựng bao nhiêu vở to nhỏ ẵm những giải của quốc gia. Tôi cũng chẳng trách gì ông khi ông lắc mãi cái đầu mà không tìm thấy khuôn mặt X trong hàng bao nhiêu tá các gái xinh đẹp đã tới nhiễu nhương ông. Thế mà bây giờ ông đã cười tươi thế khi vợ chồng x vừa vào quán chưa kịp chào ông. Ông nhớ ra rồi, cô X ngày nào xinh trẻ thế giờ đây đà trở thành nhà báo có thương hiệu và đã có một con.
Hóa ra không chỉ tôi quen ông. Nếu như Xuân Đức tồi, có lẽ bạn tôi, cô X không dẫn chồng tới gặp lại nhà văn chỉ có một lần phỏng vấn, lại ở xa nhau nửa chiều đất nước với lớp bụi phủ che hơn tám năm. Chà chà, gặp nhau chẳng dám tay bắt mặt mừng mà xem ra cái anh ánh đáy mắt đã cất lên câu hát tự hôm xưa. Cái tình con người ấy kì lạ thế. Có người gặp suốt ngày nói tên không nhớ. Có nhớ cũng chỉ muốn quên. Còn cái cô X này đây phận con phận cháu, Hà Nội hôm nay đội mưa tới gặp dầu chỉ chút thời giờ, hẳn ông Đức đã để lại cho cô điều gì quý giá mà thời gian chẳng thể bào nhòa.
Tôi chợt thấy nửa vui nửa buồn mà ghen với ông. Rõ là chúng tôi không muốn làm thân với cái chức Trùm mà ông có ngày nào. Thậm chí còn thấy sàn sạn, nếu mà không tỉnh táo, khi đọc bài viết của em ông Lập trong đoạn cuối, viết kểXuân Đức giả chắc trơn lông mượt da vì đã được làm quan. Hê hê, Cô x nhìn ông, chú vẫn xương xương như ngày nào. Ừ! Những bài thơ của ông vẫn máu thịt như hôm nào và tiểu thuyết gần đây nhất của ông xuýt ẵm giải Đông Dương, viết về một dòng sông đau thương hẳn minh chứng là trong Xuân Đức vẫn còn cả một thời của đạn bom, của những tháng năm dám hy sinh cả tuổi xanh cho một con sông. Người như thế, cái dáng phong sương vẫn năm tháng còn đây, ai lại thay đổi, khi dưới con mắt tôi và chắc nhiều người nữa cái chức vụ ấy cũng có ghê gớm gì mà bán cái vàng đi. Chắc anh bạn trẻ Nguyễn Quang Vinh chỉ đùa chơi ông anh tí thôi, toàn bài đầy cái ân tình của Vinh là sin sít những ân tình thời xa xăm giữa ba kẻ nọ, ai nỡ nỏ quên?
Trùm vội cái áo mưa lên người rồi bắt ông chui vào, Honda đỏ nhoét của tôi, vặn ga cho con ngựa già ấy lao ra đường Hà Nội vẫn thòm thõm nước và nước, chui vào cơn mưa vẫn trắng, bốn chúng tôi tới Ngõ Huế nơi có quán Chim Sáo với nhiều món ăn dân quê nổi tiếng. Trưa nay X và tôi muốn thết ông cơm một bữa nhà quê Bắc Bộ để tỏ cái tình của những đứa em như đón ông anh về nhà chứ chả khách khứa gì. Vòng qua hai ba phố, Xuân Đức tùm hụp trong cái áo mưa hôi sì của tôi chắc ngộp thở lắm. Tôi dặn ông cố áp sát, che cái thân già thế mà cái đít ông vẫn nhoét mưa hắt ngược vào. Thôi bác gái Đức ơi, giá mà bác trai bác gặp em xông xênh lúc nước Đức còn dễ đào vàng, em gọi cái taxi cho bác trai khỏi ướt chút mông. Vả lại Hà Nội mênh mông nước, phố xá chìm tủm thành nơi thả vó cất bè, gọi taxi liên phố khó như tìm chim, và cũng có thể còn rơi bũm vào cái hố nào đó mất mạng như chơi. Xin bác gái xá cho em cái tội con con này.
Bỏ dép ra nhé, bước lên sàn gỗ một ngôi nhà ống cổ xưa, ngồi bệt bên cái bàn trẻ nhỏ và gọi rượu.
Xuân Đức thơ văn kịch cọt đầy mình chắc xưa cũng chẳng ngại đong đưa, lại gặp đứa em giang hồ và vợ chồng cô X chắc hôm nay sẽ bị tôi dần cho tận say. Không phải. Người như ông hơn sau chục xuân đời rồi nên thật thà bảo tớ chỉ cụng chén một li thôi.
Tôi sống ở Châu Âu khá lâu,nên chẳng ép. Ai nỡ ép một người không uống được vì lí do sức khỏe, chứ khóe mắt bộ dạng thế kia, sao có thể giữ kẽ với các em. Nhưng anh Đức vẫn uống một li. Cái anh táo mèo sao ngọt lạ? Nước nâu nâu như mầu men chum vại cứ ngập ngừng ở môi anh chồng của X. Hóa ra quán này có chế thêm tí vị mật ong. Hai cái thứ hương lộn sòng vào nhau, lại trời mưa lành lạnh, tôi cứ uống tràn cung mây cho ấm bên Xuân Đức dù anh chỉ nhầm nhấp đưa vui. Chuyện thơ văn, chuyện đời sống, chuyện báo chí và những tháng lưu đầy kiếm sống chan lẫn vào câu chuyện chiến tranh của hai người đã lớp lang đầu sáu không biết cô x và anh chồng kì sư đầu 7 kia có suy nghĩ gì không? Chắc họ không suy nghì gì, chỉ có những nụ cười thân thiện dù là với X đây là gặp lại còn tôi và chồng X thì đúng là lần đầu mà sao câu chuyện cứ ran ran.
Xuân Đức nói rất nghiêm túc, thực ra tớ mạnh và chủ yếu ở mảng sân khấu. Ơ hay, lại có một khía cạnh nữa trồi ra. Một người viết trước tôi cả chục năm, hàng loạt thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết nổi tiếng mà cô x đây ít đọc văn học Việt Nam còn lưu tâm mà khiêm tốn nhận với tôi thế ư. Tôi nhìn anh. Buồn trông ra ngoài trời vẫn mưa để lụt. Hội nhà văn của ta cả ngàn người . Có những người giờ không viết nữa. Đã một thời họ tung hoành và giờ im lặng hay đang tìm tòi? Những cuốn sach chỉ đọc được vài trang lại nằm trên giá cho phủ bụi và những Cacvisit in đầy các nhà với những tuyên bố coi trời là vung có lẽ sẽ ngượng ngùng với sự tự nhìn nhận khiên tốn giữa Hà Nội hôm nay của một Xuân tên Đức ngồi kia giữa chập chùng mưa trắng đang phủ trên mái nhà hình ống này.
Không ông anh đọc thơ đi. Không ép rượu thì tôi ép thơ anh.
Xuân Đức bình thản đọc dăm bài thơ của anh. Giọng anh không hay lắm. Nhưng thơ thì rõ là cái con người này chân thực dung dị chẳng cầu kì làm điệu bộ làm chi. Chúng tôi im lặng nghe thơ anh. Bài thơ cuối là bài tự sự trải hết sự từng qua, chiêm nghiệm cõi trần của một Con Người tên là Xuân Đức trên mặt đất với bè bạn của anh và, hôm nay lại với tôi và chồng cô x lần đầu gặp gỡ giữa đợt mưa dừ dằn của Hà Nội.
Cái đẹp là cái làm ta xúc động. Thơ xuân của Đức là cái mùa xuân ở cải hoa đồng gió, của vùng đất vốc lên còn nhôn nhổn mảnh đạn bom mà vẫn thấy từng giọt mồ hôi lấm chấm trên tay. Chẳng ai mang tiểu thuyết viết về con sông kia trên một bàn tiệc.
Nhưng ở đây xin hãy cùng tôi đêm về, sau bữa rượu gặp nhau chiều ấy, đọc lại đoạn văn này của anh:
....Đọt quay về vội vã giống như lúc đến. Còn Lương thì bần thần và bồn chồn. Suốt cả đêm ấy, con người chị cứ như cô gái trước đêm tân hôn. Không hẳn quá sợ sệt, lo âu, cũng chẳng phải xúc động, khao khát, cho dù bây giờ tình thế đã có nhiều đổi khác, cho dù tình bạn của đôi chim câu ấy giờ này thật sự đã phôi phai. Đã quá nhiều năm họ cố tình coi như không có nhau trên cõi đời này và cũng không có nhau cả trong ký ức mỗi người, nhưng mà từ trong thẳm sâu tâm khảm, hòn than ấy vẫn cứ nồng nàn. Ngọt ngào, cay đắng, hờn giận, rồi căm ghét, ngần ấy thứ vẫn chẳng hề hoà quyện nhau, nó chỉ xô đẩy, chèn lấn và nhận chìm nhau như những mảnh kim, hòn cuội kéo nhau lặn hút xuống đáy sông, chỉ để lại trên bề mặt cuộc đời những váng bùn lạnh ngắt. Thế mà giờ đây, tình thế lại cố tình xô đẩy họ chạm mặt với nhau, như hai dòng đối lưu cuốn vào một điểm xoáy, sự thể rồi sẽ ra sao, có thành được một đoạn sông cuối cùng để trôi ra cửa biển hay lại kéo nhau cùng mất hút vĩnh viễn giữa dòng đời?
Tui xin dành quyền cảm thụ cho bạn đọc. Xong con người đa cảm trong tôi đêm ấy cứ nhay đi day lại đoạn văn này và âm thầm nhận thêm một góc Xuân Đức dưới đêm mưa Hà Nội hôm đó. Có thể sống nhạt nhẽo mà viết được không? Câu hỏi ở tôi bật ra và cũng trả lời ngay rằng không. Tôi xúc động.
Tất nhiên dù bỏ thơ đã tám năm không in nữa nhưng tôi cũng đáp lại đàn anh và đọc ba bài thơ cho anh nghe. Tất nhiên chúng tôi đà uống hết cả phần Xuân Đức và chén nhẵn những gì trên bàn vì biết bao nhiêu nơi còn thiếu ăn và Hà Nội mưa, rau muống những mưòi lăm hai chục ngàn một bó. Cũng tất nhiên dầu mưa Hà Nội còn sàn sạt bay tôi vẫn muốn đi nữa với Xuân Đức cho hết cả ngày dù biết anh nóng lòng về Văn Phòng Hội mà gặp Ban tổ chức Hội nghị.
Nhưng đã tới giờ chia tay.
Tôi ra ga mua hộ vé cho ba ngày nữa anh trở về.
Ở, người thật lạ. Vừa gặp đấy thôi đã phải tất tưởi lo bữa về. Giá như Trúc Sơn Trang như cái khăn mùi xoa thì tôi sè bay vèo ngay vào mà bện ra đây cho Xuân Đức vui với bè bạn, chia sẻ Mưa Hà Nội cho cạn thêm dăm tuần rượu thậm say. Thôi phải chia tay. Anh còn công việc, bao bè bạn thân với anh và chú Khoa Quậy từ nhà quê vừa lên đang đợi. Đi nhé.
Tôi bấm máy gọi Khoa:
-Gặp Xuân Đức rồi. Nói chuyện rồi. Ăn cơm rồi. Lão ấy đang lên Tây Hồ đấy.
Thế là từ nay lão ta là bạn chung nhé!
Tôi nghe tiếng Khoa cười ùng ục. Hình như có tiếng mưa. Ở đâu cũng mưa.
Câu nói cuối cùng trong cú phôn với Khoa sau khi chia tay Xuân Đức là tôi phịa đấy. Chỉ câu cuối thôi. Có ai nhận ra không? Nhưng viết phịa là tôi chẳng nói với Khoa câu ấy nhưng thật ra trong lòng tôi muốn và đinh ninh như vậy.
Tất nhiên dù bỏ thơ đã tám năm không in nữa nhưng tôi cũng đáp lại đàn anh và đọc ba bài thơ cho anh nghe. Tất nhiên chúng tôi đà uống hết cả phần Xuân Đức và chén nhẵn những gì trên bàn vì biết bao nhiêu nơi còn thiếu ăn và Hà Nội mưa, rau muống những mưòi lăm hai chục ngàn một bó. Cũng tất nhiên dầu mưa Hà Nội còn sàn sạt bay tôi vẫn muốn đi nữa với Xuân Đức cho hết cả ngày dù biết anh nóng lòng về Văn Phòng Hội mà gặp Ban tổ chức Hội nghị.
Nhưng đã tới giờ chia tay.
Tôi ra ga mua hộ vé cho ba ngày nữa anh trở về.
Ở, người thật lạ. Vừa gặp đấy thôi đã phải tất tưởi lo bữa về. Giá như Trúc Sơn Trang như cái khăn mùi xoa thì tôi sè bay vèo ngay vào mà bện ra đây cho Xuân Đức vui với bè bạn, chia sẻ Mưa Hà Nội cho cạn thêm dăm tuần rượu thậm say. Thôi phải chia tay. Anh còn công việc, bao bè bạn thân với anh và chú Khoa Quậy từ nhà quê vừa lên đang đợi. Đi nhé.
Tôi bấm máy gọi Khoa:
-Gặp Xuân Đức rồi. Nói chuyện rồi. Ăn cơm rồi. Lão ấy đang lên Tây Hồ đấy.
Thế là từ nay lão ta là bạn chung nhé!
Tôi nghe tiếng Khoa cười ùng ục. Hình như có tiếng mưa. Ở đâu cũng mưa.
Câu nói cuối cùng trong cú phôn với Khoa sau khi chia tay Xuân Đức là tôi phịa đấy. Chỉ câu cuối thôi. Có ai nhận ra không? Nhưng viết phịa là tôi chẳng nói với Khoa câu ấy nhưng thật ra trong lòng tôi muốn và đinh ninh như vậy.
Hà Nội những ngày tràn ngập công việc
Viết bài này tặng Xuân Đức và Mưa Hà Nội tháng 11.08
Đăng ngày 12/11/2008
| ||||||||||||||||||||||||||||
|
|