Tác giả: Lê Kiên Thành
Tôi vẫn đối diện với những lời đồn về cha mình trên dưới 50 năm nay. Nhưng tôi tự hào về ông vô cùng vì tôi hiểu rằng, một người đàn ông có thể diễn kịch với cuộc đời nhưng chân dung họ hiện lên trong mắt con cái là chân thực nhất.
Cha tôi không phải là người toàn bích nhưng trong thời bình, nhiều người cấp tiến, những người mà sau này người ta được đánh giá là có tư duy bài bản về kinh tế thị trường tương đối sớm vẫn gọi những ý tưởng của cha tôi là: Ý tưởng từ cái đầu 200 ngọn nến. Tôi tin rằng, những câu chuyện như thế này, nhiều người chưa nghe, chưa biết nhưng những người trong cuộc thì họ vẫn còn sống, và tôichắc chắn rằng họ sẽ thầm nghĩ trong đầu: Đúng, nhữngchuyện về anh Ba như vậy là có. Vâng, tôi chỉ cần như vậy.
Có lần, cha tôi cử một cán bộ ngoại giao sang Mỹ tìm hiểu để sau đó bàn chuyện bình thường hóa quan hệ, người đó đi thấy ngợp quá nhưng về lại sợ anh Ba cho là ăn phải bả tư bản nên chỉ kể toàn chuyện xấu. Cha tôi nghe xong, cười bảo: Mỹ nó xấu thế mình quan hệ làm gì...?. Sau đó, ông ta đành phải nói những gì mắt thấy tai nghe.
Đi thăm một địa phương tương đối năng động lúc đó, tại Hợp tác xã chăn nuôi, nhìn thấy hàng chục người ngồi thái rau nuôi mấy con lợn còi, cha tôi nói với người đứng đầu: Cậu hiểu thế nào là làm ăn lớn? Làm ăn lớn là mỗi người nông dân có thể nuôi hàng ngàn con gà, hàng trăm con lợn chứ không phải tập trung nhiều người để làm.... Nhưng Trung Ương chỉ đạo khác... - ông ta thành thật.
Cha tôi nói: Tỉnh cậu có điều kiện để làm mô hình đổi mới, cậu lại có tư duy kinh tế sáng tạo sao cậu cứ chần chừ. Mỗi nơi một đặc thù. Các địa phương phải chủ động rồi báo cái, đôi khi từ mô hình này tốt mà làm điểm cho cả nước. Trung ương chỉ đạo thay được các địa phương từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn thì cần gì các cậu nữa....
Một lần, về Hải Phòng, đến thăm một hợp tác xã làm hàng xuất khẩu, cha tôi hỏi một cô công nhân: Cháu có biết đồng đô-la là gì không?. Cô ta lắc đầu. Cha tôi đã nói với Chủ tịch Hải Phòng lúc đó: Người làm xuất khẩu mà không biết đồng đô-la là gì thì họ sẽ không có động lực.... Đó là giai đoạn ta đương đầu với Mỹ quyết liệt nhất.
Người ta vẫn nói rằng, vì cha tôi mà quan hệ Việt Nam và Trung Quốc xấu đi. Thế nhưng, có lẽ họ không biết, năm 1961, tại Đại hội 81 các Đảng Cộng sản tổ chức tại Mátxcơva, Khrushchev đưa ra những ý kiến phê bình gay gắt Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại cuộc họp đó, duy nhất Đảng Lao động Việt Nam mà cha tôi là trưởng đoàn, đứng lên phản đối. Sau đó, đại diện Đảng Cộng sản Pháp có đến gặp cha tôi và nói: Các đồng chí Việt Nam chỉ biết có quyền lợi dân tộc mà xao nhãng tinh thần quốc tế vô sản. Cha tôi trả lời: Tinh thần quốc tế vô sản lớn nhất bây giờ là chống Mỹ, các đồng chí hãy để chúng tôi làm việc đó...
Rất nhiều câu chuyện như vậy về cha tôi không nhiều người biết. Những người biết họ từng biết tính cha tôi, rằng không cần lắm việc người ta phải ghi công trạng của mình hoặc hiểu mình, miễn là chúng tôi, những người con của ông đã tin, yêu và tự hào về ông...
Tôi cầm lại cuốn sổ nhật ký màu xanh đen của ông lúc sinh thời. Có trang chỉ là những ký hiệu, những chữ không đủ nghĩa, những câu ngắn gọn, khó hiểu, những tên người được viết tắt... Nhưng với tôi, đó là những con chữ biết nói. Và tôinhư được truyền ngọn lửa ý chí quyết tâm mãnh liệt vìnhững mục đích cao cả của cha...
Có một nhà báo từng hỏi tôi: Anh có đau khổ khi nghenhững lời đồn ác ý về cha mình, khi có những người đã không hiểu đúng về Tổng Bí thư Lê Duẩn như những gì ông có và đáng được hiểu đúng?.
Khi nghe những câu đại loại như vậy, tôi thấy nhớ và thương cha rất nhiều. Và cũng biết rằng, mình đã hiểu ông nhiều hơn những gì ông nghĩ là tôi có thể chia sẻ. Cha tôi không bao giờ thấy buồn vì ai đó không hiểu, hoặc không hiểu đúng suy nghĩ và hành động của mình. Ông chỉ tâm niệm một điều: Nhữnggì mình đã cho là đúng thì phải quyết tâm làm bằng được, dù có khó khăn đến đâu....
Bản lĩnh sống đó của cha tôi được thể hiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ nhất ở quyết tâm thống nhất đất nước và giữ vững độc lập dân tộc. Hạnh phúc hay đau khổ của ông đều nằm ở đó. Những mối quan tâm và những quan hệ riêng, chung của ông cũng đều vì mục tiêu cao cả này.
Năm 1965 trong cuộc họp với ba lãnh đạo Liên Xô lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Brêgiơnep, Chủ tịch Xô Viết tối cao Podgonưi, Thủ tướng Koxưgin về tình hình cuộc chiếnđối với Mỹ của Việt Nam, Podgonưi đã phản đối gay gắt việc Việt Nam tiến hành chiến tranh vũ trang để thống nhất đất nước vì Mỹ rất mạnh, Việt Nam không thể thắng Mỹ...
Cha tôi kể rằng, lúc đó ông đã nổi nóng: Nhất định chúng tôiphải đánh Mỹ và thắng Mỹ. Nếy các đồng chí ủng hộ, có thể chúng tôi chỉ chết có một triệu người. Nếu các đồng chí không ủng hộ, chúng tôi có thể hi sinh nhiều người hơn nữa. Nhưng chúng tôi phải thực thiện được mục tiêu cuối cùng là thống nhất đất nước.
Quyết tâm đó của ông bắt nguồn từ việc am hiểu tình hình thực tế chiến trường miền Nam và việc nắm bắt ý nguyện cháy bỏng, khát khao của đồng bào miền Nam lúc đó, rằng không thể thống nhất đất nước thông qua giải pháp hòa bình bởi Mỹ và chính quyền miền Nam không hề có ý định thực hiện hiệp định Genève.
Quyết tâm đó đã nung nấu từ khi cha tôi chia tay con tàu chở mẹ mang thai tôi ra miền Bắc để quay trở lại chiến trường miền Nam với lời nhắn gửi: ông chúc sức khỏe mọi người và nói anh Sáu Thọ (Lê Đức Thọ): cho tôi gửi lời chúc sức khỏe đến Bác Hồ và các anh ở ngoài đó, có thể 20 năm sau mới gặp nhau....
Năm 1957, sau khi được Bác Hồ gọi ra Hà Nội, cha tôi là người được Bác Hồ và Bộ Chính trị giao cho việc chỉ đạo soạn thảo Nghị quyết 15. Tháng 1/1959, Nghị quyết 15, ngọn lửa giữa cánh đồng khô, khí thế của cách mạng miền Nam lúc đó, ra đời. Đó là sự đồng thuận của toàn Đảng, toàn dân về cách mạng miền Nam, là chỉ giành thắng lợi cuối cùng, thống nhất đất nước thông qua con đường đấu tranh vũ trang.
Kết quả này đã thể hiện một phần bản lĩnh của cha tôi, đặc biệt trong ứng xử ngoại giao mà quan trọng nhất là với hai người bạn lớn của nước ta lúc đó là Liên Xô và Trung Quốc. Khi đã vượt qua sự khó khăn ban đầu bằng tinh thần độc lập tự do tự chủ và thái độ cương quyết, về sau, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ toàn diện và mạnh mẽ của hai nước.
...Năm 1972 là một năm đầy thử thách với tiến trình thống nhất đất nước của Việt Nam. Trong cuốn nhật ký của cha tôicó ghi lại vài dòng nhưng đủ để tôi nhớ và hình dung lạinhững gì diễn ra trong năm đó liên quan đến câu chuyện mà cha tôi kể lại. Ở đó, bản lĩnh người lãnh đạo tối cao của đất nước đã thể hiện bản lĩnh của một dân tộc... Và đủ để tôicảm nhận sực khắc khoải, đau đớn về những gì trải qua trong cái năm đầy cam go, thử thách ấy và quyết tâm dữ dội của ông về hai chữ độc lập, tự do của dân tộc.
Trước khi Nixon có cuộc đàm đạo với lãnh đạo Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sang Việt Nam, gặp chatôi ở Gia Lâm, Thủ tướng Chu Ân Lai nói với cha tôi ý là Trung Quốc và Nixon sẽ có cuộc bàn thảo về vấn đề Việt Nam.
Cha tôi kể rằng lúc đó ông đã lập tức nổi nóng: Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai có thể quyết định được vận mệnh dân tộc này thay chúng tôi. Nếu Mỹ muốn bàn về Việt Nam thì sang Việt Nam mà bàn với chúng tôi, tại sao lại bàn với các đồng chí và tại Trung Quốc? Đồng chí có biết, năm 1954, khi cảm nhận được rằng, Việt Nam đã bị ép ký hiệp định Genève, tôi đã khóc ròng trên đường từ miền Bắc quay trở lại miền Nam vì biết rõ rằng, rồi đây máu của đồng bào tôi sẽ đổ hàng chục năm trời? Và sau đó thì các đồng chí đã thấy đó, sau hai năm theo như thỏa thuận là hòa bình sẽ được lập lại, máu của đồng bào tôi đã đổ cho tới bây giờ....
Cha tôi kể rằng, trước sự nổi nóng của ông, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tỏ thái độ xin lỗi.
Sau khi gặp Nixon, Thủ tướng Chu Ân Lai có sang Việt Nam thông báo tình hình rồi sẽ thế này, thế khác. Sau khi nghe xong, cha tôi nói: Tôi chỉ biết trước một điều là sau khi Nixon gặp các đồng chí, Mỹ sẽ đánh chúng tôi gấp 10 lần....
Dự đoán đó đã đúng. Sau đó, Mỹ đã rải bom khắp các thành phố lớn và làng mạc miền Bắc...
Cha tôi đã không ngăn được điều này nhưng ông đã thể hiện bản lĩnh và ý chí của cả dân tộc lúc đó và tâm nguyện lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do.
Và khát vọng đó đã trở thành hiện thực vào ngày 30/4/1975.
Tôi rất tự hào về ông. Tổng Bí thư Lê Duẩn, người có vị trí quan trọng trong thế kỷ XX, thế kỷ nhiều đau thương và anh hùng của dân tộc Việt Nam, người đã thể hiện được bản lĩnh và khát vọng độc lập tự do của một dân tộc nhỏ bé mà kiên cường, bất khuất.
Lê Kiên Thành
Theo Tạp chí Văn Hiến Việt Nam. Tên bài do Tuần Việt Nam đặt
Tôi vẫn đối diện với những lời đồn về cha mình trên dưới 50 năm nay. Nhưng tôi tự hào về ông vô cùng vì tôi hiểu rằng, một người đàn ông có thể diễn kịch với cuộc đời nhưng chân dung họ hiện lên trong mắt con cái là chân thực nhất.
Cha tôi không phải là người toàn bích nhưng trong thời bình, nhiều người cấp tiến, những người mà sau này người ta được đánh giá là có tư duy bài bản về kinh tế thị trường tương đối sớm vẫn gọi những ý tưởng của cha tôi là: Ý tưởng từ cái đầu 200 ngọn nến. Tôi tin rằng, những câu chuyện như thế này, nhiều người chưa nghe, chưa biết nhưng những người trong cuộc thì họ vẫn còn sống, và tôichắc chắn rằng họ sẽ thầm nghĩ trong đầu: Đúng, nhữngchuyện về anh Ba như vậy là có. Vâng, tôi chỉ cần như vậy.
Có lần, cha tôi cử một cán bộ ngoại giao sang Mỹ tìm hiểu để sau đó bàn chuyện bình thường hóa quan hệ, người đó đi thấy ngợp quá nhưng về lại sợ anh Ba cho là ăn phải bả tư bản nên chỉ kể toàn chuyện xấu. Cha tôi nghe xong, cười bảo: Mỹ nó xấu thế mình quan hệ làm gì...?. Sau đó, ông ta đành phải nói những gì mắt thấy tai nghe.
Đi thăm một địa phương tương đối năng động lúc đó, tại Hợp tác xã chăn nuôi, nhìn thấy hàng chục người ngồi thái rau nuôi mấy con lợn còi, cha tôi nói với người đứng đầu: Cậu hiểu thế nào là làm ăn lớn? Làm ăn lớn là mỗi người nông dân có thể nuôi hàng ngàn con gà, hàng trăm con lợn chứ không phải tập trung nhiều người để làm.... Nhưng Trung Ương chỉ đạo khác... - ông ta thành thật.
Cha tôi nói: Tỉnh cậu có điều kiện để làm mô hình đổi mới, cậu lại có tư duy kinh tế sáng tạo sao cậu cứ chần chừ. Mỗi nơi một đặc thù. Các địa phương phải chủ động rồi báo cái, đôi khi từ mô hình này tốt mà làm điểm cho cả nước. Trung ương chỉ đạo thay được các địa phương từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn thì cần gì các cậu nữa....
Một lần, về Hải Phòng, đến thăm một hợp tác xã làm hàng xuất khẩu, cha tôi hỏi một cô công nhân: Cháu có biết đồng đô-la là gì không?. Cô ta lắc đầu. Cha tôi đã nói với Chủ tịch Hải Phòng lúc đó: Người làm xuất khẩu mà không biết đồng đô-la là gì thì họ sẽ không có động lực.... Đó là giai đoạn ta đương đầu với Mỹ quyết liệt nhất.
Người ta vẫn nói rằng, vì cha tôi mà quan hệ Việt Nam và Trung Quốc xấu đi. Thế nhưng, có lẽ họ không biết, năm 1961, tại Đại hội 81 các Đảng Cộng sản tổ chức tại Mátxcơva, Khrushchev đưa ra những ý kiến phê bình gay gắt Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại cuộc họp đó, duy nhất Đảng Lao động Việt Nam mà cha tôi là trưởng đoàn, đứng lên phản đối. Sau đó, đại diện Đảng Cộng sản Pháp có đến gặp cha tôi và nói: Các đồng chí Việt Nam chỉ biết có quyền lợi dân tộc mà xao nhãng tinh thần quốc tế vô sản. Cha tôi trả lời: Tinh thần quốc tế vô sản lớn nhất bây giờ là chống Mỹ, các đồng chí hãy để chúng tôi làm việc đó...
Rất nhiều câu chuyện như vậy về cha tôi không nhiều người biết. Những người biết họ từng biết tính cha tôi, rằng không cần lắm việc người ta phải ghi công trạng của mình hoặc hiểu mình, miễn là chúng tôi, những người con của ông đã tin, yêu và tự hào về ông...
Tôi cầm lại cuốn sổ nhật ký màu xanh đen của ông lúc sinh thời. Có trang chỉ là những ký hiệu, những chữ không đủ nghĩa, những câu ngắn gọn, khó hiểu, những tên người được viết tắt... Nhưng với tôi, đó là những con chữ biết nói. Và tôinhư được truyền ngọn lửa ý chí quyết tâm mãnh liệt vìnhững mục đích cao cả của cha...
Có một nhà báo từng hỏi tôi: Anh có đau khổ khi nghenhững lời đồn ác ý về cha mình, khi có những người đã không hiểu đúng về Tổng Bí thư Lê Duẩn như những gì ông có và đáng được hiểu đúng?.
Khi nghe những câu đại loại như vậy, tôi thấy nhớ và thương cha rất nhiều. Và cũng biết rằng, mình đã hiểu ông nhiều hơn những gì ông nghĩ là tôi có thể chia sẻ. Cha tôi không bao giờ thấy buồn vì ai đó không hiểu, hoặc không hiểu đúng suy nghĩ và hành động của mình. Ông chỉ tâm niệm một điều: Nhữnggì mình đã cho là đúng thì phải quyết tâm làm bằng được, dù có khó khăn đến đâu....
Bản lĩnh sống đó của cha tôi được thể hiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ nhất ở quyết tâm thống nhất đất nước và giữ vững độc lập dân tộc. Hạnh phúc hay đau khổ của ông đều nằm ở đó. Những mối quan tâm và những quan hệ riêng, chung của ông cũng đều vì mục tiêu cao cả này.
Năm 1965 trong cuộc họp với ba lãnh đạo Liên Xô lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Brêgiơnep, Chủ tịch Xô Viết tối cao Podgonưi, Thủ tướng Koxưgin về tình hình cuộc chiếnđối với Mỹ của Việt Nam, Podgonưi đã phản đối gay gắt việc Việt Nam tiến hành chiến tranh vũ trang để thống nhất đất nước vì Mỹ rất mạnh, Việt Nam không thể thắng Mỹ...
Cha tôi kể rằng, lúc đó ông đã nổi nóng: Nhất định chúng tôiphải đánh Mỹ và thắng Mỹ. Nếy các đồng chí ủng hộ, có thể chúng tôi chỉ chết có một triệu người. Nếu các đồng chí không ủng hộ, chúng tôi có thể hi sinh nhiều người hơn nữa. Nhưng chúng tôi phải thực thiện được mục tiêu cuối cùng là thống nhất đất nước.
Quyết tâm đó của ông bắt nguồn từ việc am hiểu tình hình thực tế chiến trường miền Nam và việc nắm bắt ý nguyện cháy bỏng, khát khao của đồng bào miền Nam lúc đó, rằng không thể thống nhất đất nước thông qua giải pháp hòa bình bởi Mỹ và chính quyền miền Nam không hề có ý định thực hiện hiệp định Genève.
Quyết tâm đó đã nung nấu từ khi cha tôi chia tay con tàu chở mẹ mang thai tôi ra miền Bắc để quay trở lại chiến trường miền Nam với lời nhắn gửi: ông chúc sức khỏe mọi người và nói anh Sáu Thọ (Lê Đức Thọ): cho tôi gửi lời chúc sức khỏe đến Bác Hồ và các anh ở ngoài đó, có thể 20 năm sau mới gặp nhau....
Năm 1957, sau khi được Bác Hồ gọi ra Hà Nội, cha tôi là người được Bác Hồ và Bộ Chính trị giao cho việc chỉ đạo soạn thảo Nghị quyết 15. Tháng 1/1959, Nghị quyết 15, ngọn lửa giữa cánh đồng khô, khí thế của cách mạng miền Nam lúc đó, ra đời. Đó là sự đồng thuận của toàn Đảng, toàn dân về cách mạng miền Nam, là chỉ giành thắng lợi cuối cùng, thống nhất đất nước thông qua con đường đấu tranh vũ trang.
Kết quả này đã thể hiện một phần bản lĩnh của cha tôi, đặc biệt trong ứng xử ngoại giao mà quan trọng nhất là với hai người bạn lớn của nước ta lúc đó là Liên Xô và Trung Quốc. Khi đã vượt qua sự khó khăn ban đầu bằng tinh thần độc lập tự do tự chủ và thái độ cương quyết, về sau, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ toàn diện và mạnh mẽ của hai nước.
...Năm 1972 là một năm đầy thử thách với tiến trình thống nhất đất nước của Việt Nam. Trong cuốn nhật ký của cha tôicó ghi lại vài dòng nhưng đủ để tôi nhớ và hình dung lạinhững gì diễn ra trong năm đó liên quan đến câu chuyện mà cha tôi kể lại. Ở đó, bản lĩnh người lãnh đạo tối cao của đất nước đã thể hiện bản lĩnh của một dân tộc... Và đủ để tôicảm nhận sực khắc khoải, đau đớn về những gì trải qua trong cái năm đầy cam go, thử thách ấy và quyết tâm dữ dội của ông về hai chữ độc lập, tự do của dân tộc.
Trước khi Nixon có cuộc đàm đạo với lãnh đạo Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sang Việt Nam, gặp chatôi ở Gia Lâm, Thủ tướng Chu Ân Lai nói với cha tôi ý là Trung Quốc và Nixon sẽ có cuộc bàn thảo về vấn đề Việt Nam.
Cha tôi kể rằng lúc đó ông đã lập tức nổi nóng: Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai có thể quyết định được vận mệnh dân tộc này thay chúng tôi. Nếu Mỹ muốn bàn về Việt Nam thì sang Việt Nam mà bàn với chúng tôi, tại sao lại bàn với các đồng chí và tại Trung Quốc? Đồng chí có biết, năm 1954, khi cảm nhận được rằng, Việt Nam đã bị ép ký hiệp định Genève, tôi đã khóc ròng trên đường từ miền Bắc quay trở lại miền Nam vì biết rõ rằng, rồi đây máu của đồng bào tôi sẽ đổ hàng chục năm trời? Và sau đó thì các đồng chí đã thấy đó, sau hai năm theo như thỏa thuận là hòa bình sẽ được lập lại, máu của đồng bào tôi đã đổ cho tới bây giờ....
Cha tôi kể rằng, trước sự nổi nóng của ông, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tỏ thái độ xin lỗi.
Sau khi gặp Nixon, Thủ tướng Chu Ân Lai có sang Việt Nam thông báo tình hình rồi sẽ thế này, thế khác. Sau khi nghe xong, cha tôi nói: Tôi chỉ biết trước một điều là sau khi Nixon gặp các đồng chí, Mỹ sẽ đánh chúng tôi gấp 10 lần....
Dự đoán đó đã đúng. Sau đó, Mỹ đã rải bom khắp các thành phố lớn và làng mạc miền Bắc...
Cha tôi đã không ngăn được điều này nhưng ông đã thể hiện bản lĩnh và ý chí của cả dân tộc lúc đó và tâm nguyện lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do.
Và khát vọng đó đã trở thành hiện thực vào ngày 30/4/1975.
Tôi rất tự hào về ông. Tổng Bí thư Lê Duẩn, người có vị trí quan trọng trong thế kỷ XX, thế kỷ nhiều đau thương và anh hùng của dân tộc Việt Nam, người đã thể hiện được bản lĩnh và khát vọng độc lập tự do của một dân tộc nhỏ bé mà kiên cường, bất khuất.
Lê Kiên Thành
Theo Tạp chí Văn Hiến Việt Nam. Tên bài do Tuần Việt Nam đặt
Đăng ngày 08/04/2012 |