Tác giả: Thúy Hiền
Trong một thời gian ngắn, sân khấu phía Bắc nổi lên những vở diễn mới tập trung khai thác đề tài chống tiêu cực, tham nhũng. Sân khấu đang xuất hiện những hình tượng con người mới, thực hơn, đời hơn, nhiều chiều hơn…
Rõ ràng sự thay đổi đã xoá đi quan niệm lâu nay của những người làm nghệ thuật khi dựng vở thường né tránh những đề tài “gai góc” như chống tiêu cực để tìm hệ số “an toàn” ngay từ khâu duyệt vở…
Vở diễn Những chấn động còn lại
Phải ghi nhận ngay từ phía Cục Nghệ thuật biểu diễn khi phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấu VN phát động đặt hàng tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Số tiền trả cho một kịch bản ở mức cao nhất cho tác giả là 140 triệu đồng. Đợt đặt hàng đầu tiên tác giả được mời đích danh: nhà văn Xuân Đức, nhà văn Hà Đình Cẩn, tác giả chèo Trần Đình Ngôn và tác giả Chu Thơm.
Đây là những cây bút có kinh nghiệm, đã từng có nhiều kịch bản sân khấu dàn dựng thành công trong những năm qua. Chính từ khởi xướng này mà các đơn vị sân khấu đã mạnh dạn hơn khi xây dựng các tác phẩm về đề tài nóng, thời sự, thậm chí rất nhạy cảm. Điều này đã tạo cho sân khấu một sinh khí mới. Nhà văn Hà Đình Cẩn chia sẻ: “Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay rất hay và cũng rất khó viết bởi nếu không tác phẩm sẽ mang tính tuyên truyền, khô khan. Muốn tác phẩm đạt hiệu quả, tác giả phải có cái nhìn mới mẻ, đúng đắn về những vấn đề cốt lõi trong công tác xây dựng Đảng, làm sao để Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng tha thiết của toàn Đảng, toàn dân. Và chính điều này đã giúp chúng tôi thoát khỏi tư duy lâu nay là tự gọt giũa, tự kiểm duyệt xem mình viết có “đụng chạm” tới ai hay không để kịch bản có thể đầu xuôi, đuôi lọt…”.
Có thể nói các tác giả và cả chính các nhà hát đã tự vượt qua một “thử thách lớn” với mình khi tìm đến với đề tài chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, xây dựng Đảng nói riêng. Đó là lý do 1 năm qua, sân khấu đã có những tác phẩm được dàn dựng từ những “đơn đặt hàng” theo đề tài này. Nhà hát Chèo Hà Nội có Cánh chim trắng trong đêm của tác giả Nguyễn Đăng Chương, Nhà hát Chèo VN có Bão táp ở đầm sen của tác giả Trần Đình Ngôn, Lưu Bình trả nghĩa của tác giả Chu Văn Thức, Nhà hát Kịch VN có Tai biến, và Những chấn động còn lại của nhà văn Xuân Đức, Nhà hát Tuổi Trẻ có kịch Biến dạng…
Đơn cử như vở mới nhất của Nhà hát Kịch VN đó là Những chấn động còn lại vừa ra mắt đã mạnh dạn nhìn thẳng vào chuyện đấu đá mang tính “chính trị”, những người từng là bạn bè chiến hữu, cùng sinh tử trong thời chiến nhưng lại đối mặt với nhau trong thời bình. Câu chuyện bắt nguồn từ một vụ án buôn lậu xuyên quốc gia trong đó tên trùm bị tử hình nhưng kẻ bảo kê, đồng phạm – con trai một vị quan chức cao cấp vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Sau 20 năm tội ác tưởng chừng chìm lắng nhưng thực ra vẫn để lại những dư chấn hệ luỵ đến tận sau này, để rồi những lớp con cháu trưởng thành đã không chấp nhận sự im lặng nhằm che đậy tội lỗi. Trong một thời gian ngắn nhưng kịch Lâu đài cát của tác giả Nguyễn Đăng Chương đã được nhiều đơn vị sân khấu ở các thể loại kịch nói, cải lương, chèo dựng. Dẫu ở loại hình nào thì khán giả cũng rất nồng nhiệt đón nhận bởi lẽ kịch bản đã khai thác một vấn đề nhức nhối về tham nhũng, về sự bao che tội lỗi trong đời sống xã hội và ngay trong từng gia đình.
Những chiếc mặt nạ mang giá trị đạo đức ảo, chứa đựng bên trong toàn những điều xấu xa, tội lỗi đã tồn tại trong một gia đình “tam tứ đại đồng đường”, cha là quan triều đình, bản thân là một trí thức, lão thành cách mạng, con trai lớn là tổng cục trưởng, con trai út là tổng giám đốc một công ty… đã bị lật tẩy. Ẩn chứa từ câu chuyện dân gian nhưng vở Lưu Bình trả nghĩa của Nhà hát Chèo VN đã mạnh dạn đặt ra những vấn đề rất nóng, thời sự mà ngày hôm nay xã hội VN đang phải đối diện.
Ông Nguyễn Thế Vinh, Giám đốc Nhà hát Kịch VN cho biết: “Lâu nay, Nhà hát đã rất tâm đắc khi dựng những kịch bản khai thác những đề tài hiện đại, đặc biệt là những vấn đề nóng chống tiêu cực trong xã hội. Bên cạnh giá trị giải trí thì mảng đề tài này có giá trị định hướng tư tưởng đối với người xem, nó phù hợp với định hướng nghệ thuật của nhà hát. Bản thân tác giả cũng như người dựng, diễn đều phải thực sự có nghề mới có thể dàn dựng những tác phẩm đề tài này có chất lượng và có sức thuyết phục. Chúng tôi rất mừng khi gần đây Bộ VHTTDL đã đặt hàng từng nhà hát để dựng các kịch bản về đề tài chống tiêu cực, xây dựng Đảng. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có những hình thức hỗ trợ để quảng bá tác phẩm đến với công chúng rộng rãi. Hiện nay, vở Tai biến là một trong những vở chống tiêu cực lợi ích nhóm đã diễn được 100 suất trong 2 năm và giờ vẫn tiếp tục diễn. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của vở kịch về đề tài này. Trong tháng 3, Bộ VHTTDL sẽ hỗ trợ 2 đêm diễn Những chấn động còn lại phục vụ CLB hưu trí và công chúng tại Nhà hát Lớn Hà Nội”.
Trong một thời gian ngắn, sân khấu phía Bắc nổi lên những vở diễn mới tập trung khai thác đề tài chống tiêu cực, tham nhũng. Sân khấu đang xuất hiện những hình tượng con người mới, thực hơn, đời hơn, nhiều chiều hơn…
Rõ ràng sự thay đổi đã xoá đi quan niệm lâu nay của những người làm nghệ thuật khi dựng vở thường né tránh những đề tài “gai góc” như chống tiêu cực để tìm hệ số “an toàn” ngay từ khâu duyệt vở…
Vở diễn Những chấn động còn lại
Phải ghi nhận ngay từ phía Cục Nghệ thuật biểu diễn khi phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấu VN phát động đặt hàng tác phẩm nghệ thuật hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Số tiền trả cho một kịch bản ở mức cao nhất cho tác giả là 140 triệu đồng. Đợt đặt hàng đầu tiên tác giả được mời đích danh: nhà văn Xuân Đức, nhà văn Hà Đình Cẩn, tác giả chèo Trần Đình Ngôn và tác giả Chu Thơm.
Đây là những cây bút có kinh nghiệm, đã từng có nhiều kịch bản sân khấu dàn dựng thành công trong những năm qua. Chính từ khởi xướng này mà các đơn vị sân khấu đã mạnh dạn hơn khi xây dựng các tác phẩm về đề tài nóng, thời sự, thậm chí rất nhạy cảm. Điều này đã tạo cho sân khấu một sinh khí mới. Nhà văn Hà Đình Cẩn chia sẻ: “Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay rất hay và cũng rất khó viết bởi nếu không tác phẩm sẽ mang tính tuyên truyền, khô khan. Muốn tác phẩm đạt hiệu quả, tác giả phải có cái nhìn mới mẻ, đúng đắn về những vấn đề cốt lõi trong công tác xây dựng Đảng, làm sao để Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng tha thiết của toàn Đảng, toàn dân. Và chính điều này đã giúp chúng tôi thoát khỏi tư duy lâu nay là tự gọt giũa, tự kiểm duyệt xem mình viết có “đụng chạm” tới ai hay không để kịch bản có thể đầu xuôi, đuôi lọt…”.
Có thể nói các tác giả và cả chính các nhà hát đã tự vượt qua một “thử thách lớn” với mình khi tìm đến với đề tài chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, xây dựng Đảng nói riêng. Đó là lý do 1 năm qua, sân khấu đã có những tác phẩm được dàn dựng từ những “đơn đặt hàng” theo đề tài này. Nhà hát Chèo Hà Nội có Cánh chim trắng trong đêm của tác giả Nguyễn Đăng Chương, Nhà hát Chèo VN có Bão táp ở đầm sen của tác giả Trần Đình Ngôn, Lưu Bình trả nghĩa của tác giả Chu Văn Thức, Nhà hát Kịch VN có Tai biến, và Những chấn động còn lại của nhà văn Xuân Đức, Nhà hát Tuổi Trẻ có kịch Biến dạng…
Đơn cử như vở mới nhất của Nhà hát Kịch VN đó là Những chấn động còn lại vừa ra mắt đã mạnh dạn nhìn thẳng vào chuyện đấu đá mang tính “chính trị”, những người từng là bạn bè chiến hữu, cùng sinh tử trong thời chiến nhưng lại đối mặt với nhau trong thời bình. Câu chuyện bắt nguồn từ một vụ án buôn lậu xuyên quốc gia trong đó tên trùm bị tử hình nhưng kẻ bảo kê, đồng phạm – con trai một vị quan chức cao cấp vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Sau 20 năm tội ác tưởng chừng chìm lắng nhưng thực ra vẫn để lại những dư chấn hệ luỵ đến tận sau này, để rồi những lớp con cháu trưởng thành đã không chấp nhận sự im lặng nhằm che đậy tội lỗi. Trong một thời gian ngắn nhưng kịch Lâu đài cát của tác giả Nguyễn Đăng Chương đã được nhiều đơn vị sân khấu ở các thể loại kịch nói, cải lương, chèo dựng. Dẫu ở loại hình nào thì khán giả cũng rất nồng nhiệt đón nhận bởi lẽ kịch bản đã khai thác một vấn đề nhức nhối về tham nhũng, về sự bao che tội lỗi trong đời sống xã hội và ngay trong từng gia đình.
Những chiếc mặt nạ mang giá trị đạo đức ảo, chứa đựng bên trong toàn những điều xấu xa, tội lỗi đã tồn tại trong một gia đình “tam tứ đại đồng đường”, cha là quan triều đình, bản thân là một trí thức, lão thành cách mạng, con trai lớn là tổng cục trưởng, con trai út là tổng giám đốc một công ty… đã bị lật tẩy. Ẩn chứa từ câu chuyện dân gian nhưng vở Lưu Bình trả nghĩa của Nhà hát Chèo VN đã mạnh dạn đặt ra những vấn đề rất nóng, thời sự mà ngày hôm nay xã hội VN đang phải đối diện.
Ông Nguyễn Thế Vinh, Giám đốc Nhà hát Kịch VN cho biết: “Lâu nay, Nhà hát đã rất tâm đắc khi dựng những kịch bản khai thác những đề tài hiện đại, đặc biệt là những vấn đề nóng chống tiêu cực trong xã hội. Bên cạnh giá trị giải trí thì mảng đề tài này có giá trị định hướng tư tưởng đối với người xem, nó phù hợp với định hướng nghệ thuật của nhà hát. Bản thân tác giả cũng như người dựng, diễn đều phải thực sự có nghề mới có thể dàn dựng những tác phẩm đề tài này có chất lượng và có sức thuyết phục. Chúng tôi rất mừng khi gần đây Bộ VHTTDL đã đặt hàng từng nhà hát để dựng các kịch bản về đề tài chống tiêu cực, xây dựng Đảng. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có những hình thức hỗ trợ để quảng bá tác phẩm đến với công chúng rộng rãi. Hiện nay, vở Tai biến là một trong những vở chống tiêu cực lợi ích nhóm đã diễn được 100 suất trong 2 năm và giờ vẫn tiếp tục diễn. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của vở kịch về đề tài này. Trong tháng 3, Bộ VHTTDL sẽ hỗ trợ 2 đêm diễn Những chấn động còn lại phục vụ CLB hưu trí và công chúng tại Nhà hát Lớn Hà Nội”.
Mừng vì sân khấu không còn né tránh vấn đề thời sựSự thành công của một số tác phẩm sân khấu khi mạnh dạn đi vào khai thác đề tài chống tham nhũng, xây dựng Đảng đã giúp cho diện mạo của sân khấu có phần thay đổi, cập nhật hơn với đời sống. Nhiều vở diễn còn được đánh giá cao và được trao giải tại các cuộc thi, liên hoan như Đường đua trong bóng tối, Lâu đài cát, Những chấn động còn lại, Bão táp đầm sen,Những mặt người thấp thoáng… Điều này đã chứng tỏ sự thay đổi rất lớn trong nhận thức sáng tác của tác giả sân khấu hiện nay. Họ đã vượt qua khỏi tư tưởng né tránh vo tròn thường thấy mà đi vào những vấn đề nóng bỏng của từng địa phương, ngành nghề như chống tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, lấy đất cát của dân… đã khiến khán giả bị thu hút và bỏ tiền ra mua vé đến nhà hát. Sân khấu đang dần lấy lại vai trò của tính dự báo và đấu tranh của mình, đây là điều mà khiến chúng tôi những người làm nghệ thuật rất đỗi vui mừng. (NSND LÊ TIẾN THỌ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN) |
Thúy Hiền / baovanhoa.vn
Đăng ngày 14/02/2015 |