Tác giả: Đõ Minh Tuấn
Đỗ Minh Tuấn
Tình cờ đọc được vài chương Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh thấy ông có nhắc tên tôi trong danh sách những người "đánh" ông, mà theo logic ngầm định trong sâu thẳm tư duy và lối nghĩ của ông thì "đánh" ông tức là đánh vào cái mới, đánh vào "phe" đổi mới (!).
Nhằm góp phần làm sáng tỏ cái lối nghĩ lố bịch này, tôi gửi bài viết về ông Nguyễn Đăng Mạnh có tiêu đề "Phía sau "ngôi đền" lý luận cách tân" đã đăng trên báo Văn nghệ năm 1995 và in lại trong tập tiểu luận "Ngày văn học lên ngôi" NXB Văn học xuất bản năm 1996 đề nghị Tòa soạn đăng lại để làm vật chứng giúp cho độc giả hiểu khái niệm "đánh" của ông Nguyễn Đăng Mạnh, theo đó hễ ai bàn về học thuật của ông một cách sòng phẳng mà không ca tụng một chiều thì nghĩa là người đó đã "đánh" ông.
Đỗ Minh Tuấn
Tình cờ đọc được vài chương Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh thấy ông có nhắc tên tôi trong danh sách những người "đánh" ông, mà theo logic ngầm định trong sâu thẳm tư duy và lối nghĩ của ông thì "đánh" ông tức là đánh vào cái mới, đánh vào "phe" đổi mới (!).
Nhằm góp phần làm sáng tỏ cái lối nghĩ lố bịch này, tôi gửi bài viết về ông Nguyễn Đăng Mạnh có tiêu đề "Phía sau "ngôi đền" lý luận cách tân" đã đăng trên báo Văn nghệ năm 1995 và in lại trong tập tiểu luận "Ngày văn học lên ngôi" NXB Văn học xuất bản năm 1996 đề nghị Tòa soạn đăng lại để làm vật chứng giúp cho độc giả hiểu khái niệm "đánh" của ông Nguyễn Đăng Mạnh, theo đó hễ ai bàn về học thuật của ông một cách sòng phẳng mà không ca tụng một chiều thì nghĩa là người đó đã "đánh" ông.
Báo Văn nghệ số 33 năm 1995 có đăng bài viết dài của nhà thơ Trần Mạnh Hảo phê bình cuốn Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn của GS Nguyễn Đăng Mạnh. Mặc dù trong thái độ và trong lập luận bài viết này còn có những điểm bất cập, nhưng bản thân sự xuất hiện những bài viết phê bình công trình khoa học của những giáo sư có tên tuổi như Nguyễn Đăng Mạnh là dấu hiệu của sinh hoạt học thuật sôi nổi và dân chủ. Trong học thuật không có khu vườn cấm. Từ trước tới nay hầu như giáo sư chỉ phê bình người khác, không mấy khi được người khác phê bình. nay có bài phê bình in cạnh bài khằng định của Chu Văn Sơn, thiết nghĩ là việc bình thường, lành mạnh. Nếu bài viết có gì chưa thoả đáng thì trao đổi lại, mặc dù, trước đây có nhiều người bị giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh phê bình đã không được quyền hoặc không có cơ hội nói lại. Bài viết này, có mục đích cố gắng làm rõ thêm một số điểm trong công trình của giáo sư mà các bài viết của Chu Văn Sơn và Trần Mạnh Hảo đã chỉ ra nhưng chưa thật đầy đủ và chưa hoàn toàn thuyết phục.
Sang thế kỷ XX, cùng với sự khủng hoảng của quyết định luận và sự bừng ngộ ý thức về chủ thể, phương pháp phê bình xã hội học mà mục đích là tìm kiếm cái tương đương xã hội học trong tác phẩm văn học đã ngày càng trở nên lỗi thời trên phạm vi thế giới, nhường chỗ cho sự nở rộ của các phương pháp phê bình mới trở về với văn bản, hướng tới thăm dò chiều sâu tác phẩm, định danh thi pháp, khẳng định sự độc lập của cái Tôi sáng tạo trước cái Tôi xã hội và không tiếc lời giễu cợt tư duy nhân quả của các nhà phê bình tiếp cận văn học từ góc độ lịch sử xã hội.
Công trình Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh ra đời trong bối cảnh công tác nghiên cứu phê bình văn học của Việt Nam đang hướng tới các phương pháp phê bình mới với những khái niệm mới như hệ thống hình tượng và ngôn ngữ ám ảnh, cấu trúc ngôn từ, liên văn bản, chồng văn bản, môtip nhân vật v. v... Vốn là một nhà nghiên cứu lịch sử văn học sắc sảo, táo bạo, nhạy cảm với cái mới, Nguyễn Đăng Mạnh đã sớm cảm nhận được cái bất cập của phương pháp phê bình xã hội học và đau đáu muốn thoát khỏi cách nhìn nhận thô sơ đối với các tác phẩm và tác giả văn học, hướng tới việc tìm kiếm những kiến giải theo tinh thần biện chứng, tôn trọng tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu. Sự ám ảnh bởi tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu là một sản phẩm tâm lý do lịch sử để lại. Vốn là một học giả nhạy cảm Nguyễn Đăng Mạnh bị ám ảnh nặng nề hơn nhiều học giả khác nên ông đã có những kiến giải cực đoan và lầm lẫn về phương pháp luận : ông đã năm, sáu lần định nghĩa "phương pháp luận là lý thuyết về đối tượng nghiên cứu". Xét trên logích khoa học thì đây là một sự nhầm lẫn cơ bản. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp tiếp cận đối tượng chứ không phải là lý thuyết về bản thân đối tượng. Sao lại có thể lầm lẫn phương pháp luận nghiên cứu văn học với chính lý luận văn học được? Có lẽ, ở đây không nên hiểu là sự ấu trĩ của một giáo sư đại học cỡ Nguyễn Đăng Mạnh, mà nên hiểu đây chỉ là một cách nói cực đoan, một sự khái quát liều nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải quan tâm tới tính đặc thù của một đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương. Sự ám ảnh sâu sắc và dai dẳng về những nguy cơ tiếp cận đối tượng một cách giản đơn, thô bạo là biểu hiện sự tổn thương do một quá khứ xã hội học thấm sâu trong tâm thức, chi phối chính tư duy học thuật của nhà khoa học ngay cả khi xã hội đã ý thức sâu sắc về thế giới riêng của sáng tác văn học nghệ thuật.
Với khát vọng đổi mới công tác cảm thụ, phê bình và nghiên cứu văn học, Nguyễn Đăng Mạnh cố gắng tìm kiếm một phương pháp khả dĩ tiếp cận được thế giới nghệ thuật đích thực của nhà văn. Ông đã trình bày một hệ thống mà ông cho là của riêng ông, nhưng thực ra ở đấy ông đã vô tình kết hợp các cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa thực chứng và phân tâm học, tạo thành ba mũi giáp công để săn bắt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn trong đó phương pháp phân tâm học theo kiểu Charles Mauron đóng vai trò xung kích để tìm hệ thống "hình tượng ám ảnh", còn các phương pháp duy vật lịch sử và thực chứng đóng vai trò hỗ trợ, kiểm tra để thông qua các yếu tố lịch sử xã hội và tiểu sử các nhà văn xác nhận lại những gì mà phương pháp xếp chồng văn bản đã phát hiện ra. Mặc dù, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh và những người hâm mộ ông đã nhiều lần khẳng định hệ thống này là của riêng ông, được rút ra từ kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân giáo sư, nhưng thực chất hệ thống mà Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra lại là sự lai ghép giữa Charles Mauron, Lucien Goldman và Gustave Lanson. Charles Mauron (1899 - ¬1966) là người chủ trương phương pháp xếp chồng văn bản để khám phá những ám ảnh trong vô thức nhà văn. Ông đã đưa ra khái niệm hình tượng ám ảnh trong công trình Từ ẩn dụ ám ảnh tới huyền thoại cá nhân. Dẫn luận vào phân tâm học (Paris, 1963). Lucien Goldmann (1913 - 1970) kết hợp các phương pháp Mác - xít, lịch sử, xã hội học và cấu trúc để khám phá tác phẩm văn học như một đối tượng thẩm mỹ có cội nguồn xã hội. Còn Gustave Lanson (1857 - 1934) chủ trương phải tập hợp những tư liệu hiển nhiên (thư mục, các nguồn tài liệu khác liên quan đến tác giả, tác phẩm như các bản thảo, các thư từ, nhật ký v. v...) để giúp phát hiện lôgíc sáng tạo của nhà văn. Sau này, khi phương pháp đó bị phản ứng và giễu cợt vì những méo mó, cực đoan và cứng nhắc trong thực tế thì chính G.Lanson lại đưa ra quan niệm đề cao vai trò của trực giác để xâm nhập vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Như vậy, là các yếu tố của phương pháp (và cả "phi phương pháp" theo kiểu trực giác nữa!) trong hệ thống mà giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra đều đã có địa chỉ rõ ràng trong lịch sử, tuy rằng khi được tổ chức lại theo một cơ cấu chính phụ các yếu tố đó không còn giữ được chiều sâu triết học vốn có. Tất nhiên, không ai phủ nhận sự kế thừa và tái tạo các thành quả tư duy của tiền nhân, nhà khoa học có quyền sử dụng lại các khái niệm đã có, đưa vào nó một hệ thống mới, thổi vào nó một linh hồn mới. Nhưng giá mà tác giả Nguyễn Đăng Mạnh quan tâm nghiêm túc tới lịch sử vấn đề, trình bày một cách sòng phẳng nguồn gốc khái niệm, toạ độ vấn đề thay vì chỉ nói một câu chung chung, mập mờ rằng "Dựa theo kinh nghiệm của bản thân và nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học khác thấy có quy luật..." (tr.23) thì sẽ tránh được sự hiểm lầm hoặc những ý kiến hồ nghi như của Trần Mạnh Hảo : "Nó là phát minh của tác giả hay chỉ là sự sao chép trong sách vở, là những chính kiến của người khác được tác giả phát triển và chứng minh?" (Văn nghệ số 33, trang 4).
Khi đưa ra khái niệm "Tư tưởng nghệ thuật" làm khái niệm then chốt cho hệ thống của mình, Nguyễn Đăng Mạnh thừa nhận đó là khái niệm của Bielinxki và cho rằng Bielinxki đề cao khái niệm này. Thực ra, Bielinxki cho rằng xem văn học nghệ thuật là hoạt động tư tưởng là không thích hợp. Bielinxki viết tiếp: "Vì thế cách nói "trong tác phẩm này có tư tưởng, còn trong tác phẩm kia không có tư tưởng" là không hoàn toàn chính xác và xác định. Thay cho cách nói đó nên nói "Đâu là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm này?" hay "trong tác phẩm này có cảm hứng chủ đạo, còn tác phẩm kia thì không". Nói như thế sẽ xác định hơn và chính xác hơn nhiều, bởi vì nhiều người vẫn nhận lầm là tư tưởng văn học bất cứ cái gì có thể là tư tưởng ở khắp nơi, ngoại trừ tác phẩm là nơi mà người ta tưởng là nhìn thấy nó và nơi mà trên thực tế tư tưởng chỉ là cái thói giáo huấn dài dòng". Cũng trong bài báo trên, ở một đoạn khác, Bielinxki nói rõ rằng không nên nói say mê mãnh liệt khi bàn về quá trình sáng tạo văn học vì trong cuộc sống con người còn có những say mê tối tăm, đê tiện như say mê gái, say mê tiền, say mê quyền lực. Ông đề nghị nên dùng khái niệm "cảm hứng chủ đạo" để chỉ cái say mê trong sáng tác văn học là thứ say mê hướng tới những giá trị tinh thần cao đẹp. Do không hiểu đúng quan niệm tế nhị này của Bielinxki nên giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã tỏ ra khá lúng túng trong việc cố gắng thu xếp tư tưởng và cảm xúc vào một "cơ thể chung" là khái niệm tư tưởng nghệ thuật. Trần Mạnh Hảo trong bài viết in trên Văn nghệ số 33 ¬1995 có thể chưa quan tâm tới nỗ lực trình bày khái niệm "tư tưởng nghệ thuật" của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, nhưng không phải là không có cơ sở khi chỉ ra sự thiếu nhất quán về quan niệm của giáo sư. Thực tế là giáo sư đã tỏ ra thiếu nhất quán giữa "lập thuyết" và phân tích. Khi "lập thuyết" thì nói thực chất văn học là hoạt động tư tưởng, khi phân tích thì lại phân tích các loại tình cảm. Khi phân tích cụ thể thì tinh tế, mới mẻ, nhưng khi khái quát thành tư tưởng nghệ thuật của từng tác giả thì lại rơi vào lãnh địa cũ mòn của phê bình xã hội học, phát hiện ra những tư tưởng và cảm xúc nặng tính xã hội, ít tính thi pháp, thậm chí có lúc chẳng có dấu hiệu nào của thi pháp riêng, "cái tạng" riêng. Giáo sư chỉ ra "Xuân Diệu là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ và của một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết; còn Nguyễn Tuân thể hiện tinh thần dân tộc bằng sự khẳng định đầy tài hoa những giá trị văn hoá của dân tộc và thái độ ngông nghênh bất đắc chí, đối lập với xã hội" (tr.37). "Tư tưởng nghệ thuật cơ bản của Vũ Trọng Phụng gồm hai thành tố kết hợp với nhau theo một quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn : tư tưởng bi quan định mệnh chủ nghĩa và tâm trạng phẫn uất mãnh liệt đối với xã hội" (tr.26). Thực chất vấn đề là, tuy giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có khát vọng muốn vượt khỏi lối phê bình xã hội học dung tục để hướng tới thi pháp học, hướng tới các phương pháp phê bình mới, nhưng sự tổ chức một hệ thống thao tác để săn tìm tính đơn nhất của tác phẩm, với các biện pháp tiếp cận đầy tính quyết định luận và nặng tính xã hội học như hệ thống mà giáo sư đưa ra rốt cục đã đưa cuộc thăm dò đầy nhiệt hứng của ông tới những kết luận nằm trong hệ tư duy của phê bình cũ. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh tỏ ra biến hoá tài ba như Tề Thiên Đại Thánh, nhưng nhà lý luận Nguyễn Đăng Mạnh lại bỏ quên một ngọn cờ xã hội học phía sau "ngôi đền" lý luận cách tân! Rõ ràng là giáo sư đã có ý thức ném đi những phương pháp cũ, nhưng những phương pháp quen thuộc đó giống như cái Bumêrăng - một thứ vũ khí của người xưa - ném đi rồi nó vòng trở lại, nên giáo sư đã buộc lòng sử dụng lại nó như một định mệnh khắc nghiệt, trớ trêu!
Mặc dù tác giả là nhà nghiên cứu lịch sử văn học, nhưng công trình "Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn" có những chỗ thiếu khách quan và thiếu toàn diện trong việc miêu tả diện mạo thời kỳ văn học hay chân dung tác giả. Khi nói về những cây bút tiêu biểu của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tác giả chỉ nhắc đến Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Xuân Quỳnh mà không nhắc đến Phạm Tiến Duật là một hiện tượng tiêu biểu không thể phủ nhận được. Khi bàn về Nguyễn Tuân, tác giả không phân tích các sáng tác của ông giai đoạn sau cách mạng như là những chuyển biến về tư tưởng nghệ thuật, mặc dù khi "lập thuyết" ông diành cả chương III để bàn về "sự vận động, biến đổi, phát triển của tư tưởng nghệ thuật và quá trình sáng tác của nhà văn". Vậy là, chính ông lại không sử dụng chìa khoá mà ông đưa ra cho mọi người sử dụng! Và, mặc dù Nguyễn Tuân là nhà văn mà tác giả có nghiên cứu chuyên sâu như một chuyên gia, tác giả cũng mới tập trung phát hiện những khía cạnh xã hội học của các tác phẩm thời kỳ đầu, chưa thực sự bước vào ngôi nhà văn chương của nhà văn này để chỉ ra thi pháp của ông. Trong khi dồn nhiều ưu ái cho Nguyễn Tuân thì tác giả lại tỏ ra hơi lộ liễu khi vẽ chân dung Nguyễn Đình Thi bằng những nét biếm hoạ. Trong tư cách nhà khoa học và nghiên cứu lịch sử cần có sáng kiến và thiên kiến cá nhân, nhưng không chấp nhận thành kiến cá nhân.
Công trình của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có những trang phê bình tinh tế và bay bổng, đưa ta đến trạng thái giao hoà với tác phẩm một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, nhiều trang lý luận lại đầy rẫy những mệnh lệnh kẻ cả :"cần thấy", "cần phải", "cần tránh", "cần cảm thụ", "cần nhắc lại" v. v... làm ta khó gần. Tuy nhiên, tôi không tán thành ý kiến của Trần Mạnh Hảo tỏ ý hoài nghi về chất lượng đào tạo của nhà trường do không tin vào khả năng sư phạm của giáo sư. Đành rằng chất lượng học thuật và định hướng tư tưởng trong sách giáo khoa đang là vấn đề thời sự của ngành giáo dục, song qui toàn bộ chất lượng đào tạo về vai trò của thầy và của sánh giáo khoa để rồi bi quan, ngờ vực là vô hình chung đã đánh giá thấp bản lĩnh trí tuệ của các thế hệ trẻ và làm ảnh hưởng tới quan hệ thành trò rất thiêng liêng. Đọc những bài viết của Chu Văn Sơn viết về thầy mình, ta có thể thấy rõ tầm vóc trí tuệ của các nhà nghiên cứu trẻ do giáo sư đào tạo. Họ không giấu được những gì chưa thoả mãn với công trình của thầy mình, nhưng vẫn cố tìm cách khẳng định cho được giá trị học thuật trong công trình đó, khẳng định một cách sắc sảo, chân tình và không phải là không có những điểm thuyết phục. Đó chính là cái văn hoá, cái bản lĩnh, của những người trẻ tuổi không bao giờ vô ơn bội bạc với tiền nhân, chà đạp lên những gì đã từng là đẹp đẽ và thiêng liêng trong quá khứ. Điều đó cho phép chúng ta tin vào tương lai học thuật, nơi các thế hệ trẻ đi tiếp hoàn chỉnh những gì mà do hạn chế lịch sử các thế hệ cha anh chưa làm được hôm nay.
Đỗ Minh Tuấn
Sang thế kỷ XX, cùng với sự khủng hoảng của quyết định luận và sự bừng ngộ ý thức về chủ thể, phương pháp phê bình xã hội học mà mục đích là tìm kiếm cái tương đương xã hội học trong tác phẩm văn học đã ngày càng trở nên lỗi thời trên phạm vi thế giới, nhường chỗ cho sự nở rộ của các phương pháp phê bình mới trở về với văn bản, hướng tới thăm dò chiều sâu tác phẩm, định danh thi pháp, khẳng định sự độc lập của cái Tôi sáng tạo trước cái Tôi xã hội và không tiếc lời giễu cợt tư duy nhân quả của các nhà phê bình tiếp cận văn học từ góc độ lịch sử xã hội.
Công trình Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh ra đời trong bối cảnh công tác nghiên cứu phê bình văn học của Việt Nam đang hướng tới các phương pháp phê bình mới với những khái niệm mới như hệ thống hình tượng và ngôn ngữ ám ảnh, cấu trúc ngôn từ, liên văn bản, chồng văn bản, môtip nhân vật v. v... Vốn là một nhà nghiên cứu lịch sử văn học sắc sảo, táo bạo, nhạy cảm với cái mới, Nguyễn Đăng Mạnh đã sớm cảm nhận được cái bất cập của phương pháp phê bình xã hội học và đau đáu muốn thoát khỏi cách nhìn nhận thô sơ đối với các tác phẩm và tác giả văn học, hướng tới việc tìm kiếm những kiến giải theo tinh thần biện chứng, tôn trọng tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu. Sự ám ảnh bởi tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu là một sản phẩm tâm lý do lịch sử để lại. Vốn là một học giả nhạy cảm Nguyễn Đăng Mạnh bị ám ảnh nặng nề hơn nhiều học giả khác nên ông đã có những kiến giải cực đoan và lầm lẫn về phương pháp luận : ông đã năm, sáu lần định nghĩa "phương pháp luận là lý thuyết về đối tượng nghiên cứu". Xét trên logích khoa học thì đây là một sự nhầm lẫn cơ bản. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp tiếp cận đối tượng chứ không phải là lý thuyết về bản thân đối tượng. Sao lại có thể lầm lẫn phương pháp luận nghiên cứu văn học với chính lý luận văn học được? Có lẽ, ở đây không nên hiểu là sự ấu trĩ của một giáo sư đại học cỡ Nguyễn Đăng Mạnh, mà nên hiểu đây chỉ là một cách nói cực đoan, một sự khái quát liều nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải quan tâm tới tính đặc thù của một đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương. Sự ám ảnh sâu sắc và dai dẳng về những nguy cơ tiếp cận đối tượng một cách giản đơn, thô bạo là biểu hiện sự tổn thương do một quá khứ xã hội học thấm sâu trong tâm thức, chi phối chính tư duy học thuật của nhà khoa học ngay cả khi xã hội đã ý thức sâu sắc về thế giới riêng của sáng tác văn học nghệ thuật.
Với khát vọng đổi mới công tác cảm thụ, phê bình và nghiên cứu văn học, Nguyễn Đăng Mạnh cố gắng tìm kiếm một phương pháp khả dĩ tiếp cận được thế giới nghệ thuật đích thực của nhà văn. Ông đã trình bày một hệ thống mà ông cho là của riêng ông, nhưng thực ra ở đấy ông đã vô tình kết hợp các cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa thực chứng và phân tâm học, tạo thành ba mũi giáp công để săn bắt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn trong đó phương pháp phân tâm học theo kiểu Charles Mauron đóng vai trò xung kích để tìm hệ thống "hình tượng ám ảnh", còn các phương pháp duy vật lịch sử và thực chứng đóng vai trò hỗ trợ, kiểm tra để thông qua các yếu tố lịch sử xã hội và tiểu sử các nhà văn xác nhận lại những gì mà phương pháp xếp chồng văn bản đã phát hiện ra. Mặc dù, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh và những người hâm mộ ông đã nhiều lần khẳng định hệ thống này là của riêng ông, được rút ra từ kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân giáo sư, nhưng thực chất hệ thống mà Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra lại là sự lai ghép giữa Charles Mauron, Lucien Goldman và Gustave Lanson. Charles Mauron (1899 - ¬1966) là người chủ trương phương pháp xếp chồng văn bản để khám phá những ám ảnh trong vô thức nhà văn. Ông đã đưa ra khái niệm hình tượng ám ảnh trong công trình Từ ẩn dụ ám ảnh tới huyền thoại cá nhân. Dẫn luận vào phân tâm học (Paris, 1963). Lucien Goldmann (1913 - 1970) kết hợp các phương pháp Mác - xít, lịch sử, xã hội học và cấu trúc để khám phá tác phẩm văn học như một đối tượng thẩm mỹ có cội nguồn xã hội. Còn Gustave Lanson (1857 - 1934) chủ trương phải tập hợp những tư liệu hiển nhiên (thư mục, các nguồn tài liệu khác liên quan đến tác giả, tác phẩm như các bản thảo, các thư từ, nhật ký v. v...) để giúp phát hiện lôgíc sáng tạo của nhà văn. Sau này, khi phương pháp đó bị phản ứng và giễu cợt vì những méo mó, cực đoan và cứng nhắc trong thực tế thì chính G.Lanson lại đưa ra quan niệm đề cao vai trò của trực giác để xâm nhập vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Như vậy, là các yếu tố của phương pháp (và cả "phi phương pháp" theo kiểu trực giác nữa!) trong hệ thống mà giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra đều đã có địa chỉ rõ ràng trong lịch sử, tuy rằng khi được tổ chức lại theo một cơ cấu chính phụ các yếu tố đó không còn giữ được chiều sâu triết học vốn có. Tất nhiên, không ai phủ nhận sự kế thừa và tái tạo các thành quả tư duy của tiền nhân, nhà khoa học có quyền sử dụng lại các khái niệm đã có, đưa vào nó một hệ thống mới, thổi vào nó một linh hồn mới. Nhưng giá mà tác giả Nguyễn Đăng Mạnh quan tâm nghiêm túc tới lịch sử vấn đề, trình bày một cách sòng phẳng nguồn gốc khái niệm, toạ độ vấn đề thay vì chỉ nói một câu chung chung, mập mờ rằng "Dựa theo kinh nghiệm của bản thân và nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học khác thấy có quy luật..." (tr.23) thì sẽ tránh được sự hiểm lầm hoặc những ý kiến hồ nghi như của Trần Mạnh Hảo : "Nó là phát minh của tác giả hay chỉ là sự sao chép trong sách vở, là những chính kiến của người khác được tác giả phát triển và chứng minh?" (Văn nghệ số 33, trang 4).
Khi đưa ra khái niệm "Tư tưởng nghệ thuật" làm khái niệm then chốt cho hệ thống của mình, Nguyễn Đăng Mạnh thừa nhận đó là khái niệm của Bielinxki và cho rằng Bielinxki đề cao khái niệm này. Thực ra, Bielinxki cho rằng xem văn học nghệ thuật là hoạt động tư tưởng là không thích hợp. Bielinxki viết tiếp: "Vì thế cách nói "trong tác phẩm này có tư tưởng, còn trong tác phẩm kia không có tư tưởng" là không hoàn toàn chính xác và xác định. Thay cho cách nói đó nên nói "Đâu là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm này?" hay "trong tác phẩm này có cảm hứng chủ đạo, còn tác phẩm kia thì không". Nói như thế sẽ xác định hơn và chính xác hơn nhiều, bởi vì nhiều người vẫn nhận lầm là tư tưởng văn học bất cứ cái gì có thể là tư tưởng ở khắp nơi, ngoại trừ tác phẩm là nơi mà người ta tưởng là nhìn thấy nó và nơi mà trên thực tế tư tưởng chỉ là cái thói giáo huấn dài dòng". Cũng trong bài báo trên, ở một đoạn khác, Bielinxki nói rõ rằng không nên nói say mê mãnh liệt khi bàn về quá trình sáng tạo văn học vì trong cuộc sống con người còn có những say mê tối tăm, đê tiện như say mê gái, say mê tiền, say mê quyền lực. Ông đề nghị nên dùng khái niệm "cảm hứng chủ đạo" để chỉ cái say mê trong sáng tác văn học là thứ say mê hướng tới những giá trị tinh thần cao đẹp. Do không hiểu đúng quan niệm tế nhị này của Bielinxki nên giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã tỏ ra khá lúng túng trong việc cố gắng thu xếp tư tưởng và cảm xúc vào một "cơ thể chung" là khái niệm tư tưởng nghệ thuật. Trần Mạnh Hảo trong bài viết in trên Văn nghệ số 33 ¬1995 có thể chưa quan tâm tới nỗ lực trình bày khái niệm "tư tưởng nghệ thuật" của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, nhưng không phải là không có cơ sở khi chỉ ra sự thiếu nhất quán về quan niệm của giáo sư. Thực tế là giáo sư đã tỏ ra thiếu nhất quán giữa "lập thuyết" và phân tích. Khi "lập thuyết" thì nói thực chất văn học là hoạt động tư tưởng, khi phân tích thì lại phân tích các loại tình cảm. Khi phân tích cụ thể thì tinh tế, mới mẻ, nhưng khi khái quát thành tư tưởng nghệ thuật của từng tác giả thì lại rơi vào lãnh địa cũ mòn của phê bình xã hội học, phát hiện ra những tư tưởng và cảm xúc nặng tính xã hội, ít tính thi pháp, thậm chí có lúc chẳng có dấu hiệu nào của thi pháp riêng, "cái tạng" riêng. Giáo sư chỉ ra "Xuân Diệu là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ và của một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết; còn Nguyễn Tuân thể hiện tinh thần dân tộc bằng sự khẳng định đầy tài hoa những giá trị văn hoá của dân tộc và thái độ ngông nghênh bất đắc chí, đối lập với xã hội" (tr.37). "Tư tưởng nghệ thuật cơ bản của Vũ Trọng Phụng gồm hai thành tố kết hợp với nhau theo một quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn : tư tưởng bi quan định mệnh chủ nghĩa và tâm trạng phẫn uất mãnh liệt đối với xã hội" (tr.26). Thực chất vấn đề là, tuy giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có khát vọng muốn vượt khỏi lối phê bình xã hội học dung tục để hướng tới thi pháp học, hướng tới các phương pháp phê bình mới, nhưng sự tổ chức một hệ thống thao tác để săn tìm tính đơn nhất của tác phẩm, với các biện pháp tiếp cận đầy tính quyết định luận và nặng tính xã hội học như hệ thống mà giáo sư đưa ra rốt cục đã đưa cuộc thăm dò đầy nhiệt hứng của ông tới những kết luận nằm trong hệ tư duy của phê bình cũ. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh tỏ ra biến hoá tài ba như Tề Thiên Đại Thánh, nhưng nhà lý luận Nguyễn Đăng Mạnh lại bỏ quên một ngọn cờ xã hội học phía sau "ngôi đền" lý luận cách tân! Rõ ràng là giáo sư đã có ý thức ném đi những phương pháp cũ, nhưng những phương pháp quen thuộc đó giống như cái Bumêrăng - một thứ vũ khí của người xưa - ném đi rồi nó vòng trở lại, nên giáo sư đã buộc lòng sử dụng lại nó như một định mệnh khắc nghiệt, trớ trêu!
Mặc dù tác giả là nhà nghiên cứu lịch sử văn học, nhưng công trình "Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn" có những chỗ thiếu khách quan và thiếu toàn diện trong việc miêu tả diện mạo thời kỳ văn học hay chân dung tác giả. Khi nói về những cây bút tiêu biểu của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tác giả chỉ nhắc đến Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Xuân Quỳnh mà không nhắc đến Phạm Tiến Duật là một hiện tượng tiêu biểu không thể phủ nhận được. Khi bàn về Nguyễn Tuân, tác giả không phân tích các sáng tác của ông giai đoạn sau cách mạng như là những chuyển biến về tư tưởng nghệ thuật, mặc dù khi "lập thuyết" ông diành cả chương III để bàn về "sự vận động, biến đổi, phát triển của tư tưởng nghệ thuật và quá trình sáng tác của nhà văn". Vậy là, chính ông lại không sử dụng chìa khoá mà ông đưa ra cho mọi người sử dụng! Và, mặc dù Nguyễn Tuân là nhà văn mà tác giả có nghiên cứu chuyên sâu như một chuyên gia, tác giả cũng mới tập trung phát hiện những khía cạnh xã hội học của các tác phẩm thời kỳ đầu, chưa thực sự bước vào ngôi nhà văn chương của nhà văn này để chỉ ra thi pháp của ông. Trong khi dồn nhiều ưu ái cho Nguyễn Tuân thì tác giả lại tỏ ra hơi lộ liễu khi vẽ chân dung Nguyễn Đình Thi bằng những nét biếm hoạ. Trong tư cách nhà khoa học và nghiên cứu lịch sử cần có sáng kiến và thiên kiến cá nhân, nhưng không chấp nhận thành kiến cá nhân.
Công trình của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có những trang phê bình tinh tế và bay bổng, đưa ta đến trạng thái giao hoà với tác phẩm một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, nhiều trang lý luận lại đầy rẫy những mệnh lệnh kẻ cả :"cần thấy", "cần phải", "cần tránh", "cần cảm thụ", "cần nhắc lại" v. v... làm ta khó gần. Tuy nhiên, tôi không tán thành ý kiến của Trần Mạnh Hảo tỏ ý hoài nghi về chất lượng đào tạo của nhà trường do không tin vào khả năng sư phạm của giáo sư. Đành rằng chất lượng học thuật và định hướng tư tưởng trong sách giáo khoa đang là vấn đề thời sự của ngành giáo dục, song qui toàn bộ chất lượng đào tạo về vai trò của thầy và của sánh giáo khoa để rồi bi quan, ngờ vực là vô hình chung đã đánh giá thấp bản lĩnh trí tuệ của các thế hệ trẻ và làm ảnh hưởng tới quan hệ thành trò rất thiêng liêng. Đọc những bài viết của Chu Văn Sơn viết về thầy mình, ta có thể thấy rõ tầm vóc trí tuệ của các nhà nghiên cứu trẻ do giáo sư đào tạo. Họ không giấu được những gì chưa thoả mãn với công trình của thầy mình, nhưng vẫn cố tìm cách khẳng định cho được giá trị học thuật trong công trình đó, khẳng định một cách sắc sảo, chân tình và không phải là không có những điểm thuyết phục. Đó chính là cái văn hoá, cái bản lĩnh, của những người trẻ tuổi không bao giờ vô ơn bội bạc với tiền nhân, chà đạp lên những gì đã từng là đẹp đẽ và thiêng liêng trong quá khứ. Điều đó cho phép chúng ta tin vào tương lai học thuật, nơi các thế hệ trẻ đi tiếp hoàn chỉnh những gì mà do hạn chế lịch sử các thế hệ cha anh chưa làm được hôm nay.
Đỗ Minh Tuấn
nguồn : van.vn
Đăng ngày 30/10/2008
|