Tiểu thuyết - Nguyễn Văn Thọ
xuanduc.vn : Hóa ra không phải Quyên xuất giá " một đi không trở lại". Quyên chỉ bị mất visa nên có chút trắc trở. Nay thì cô ấy đã trở lại. Mong mọi người đón nhận.
Chương 10
Sắp tới Noel năm ấy tiệm Pizza của Kumar đột ngột đóng cửa. Nguyên nhân bởi chủ tiệm, lão Toni đã uống rượu khuya, tận say rồi lại đi tắm, không may bị phải gió, hình như đứt mạch máu não. Lão đột tử, vợ lão, bà Riona không thể điều hành tiệm, đã sang phắt tiệm cho một người Thổ chuyên bán món bánh Doenerkebap(10). Doenerkebap là loại bánh mỳ truyền thống của người Thổ, giữa kẹp thịt cừu nướng, có mùi vị đặc biệt thơm bởi hương liệu gia tẩm thịt cừu chế biến rất cầu kì, đầy bí quyết.
Kumar không thể đứng bán bánh tại cửa hàng, vì công việc ấy chẳng dễ dàng gì khi người bán loại bánh này phải biết xử dụng con dao dài gần một mét, lia ngiêng, cắt chéo như múa trên cây thịt đứng, cho những lát thịt đã chín mỏng tang rơi lả tả xuống khay khi xóc thịt cứ quay tròn, tiếp tục cho dàn lửa đốt rộm chín phần thịt còn hồng vừa lộ ra sau nhát cắt. Động tác của kẻ đứng bán nhanh thoăn thoắt, quá quen với từng thao tác, bởi vì họ, những người Thổ đã bao đời bán loại bánh rất riêng, độc nhất vô nhị trên thế giới.
Cửa hàng cũng chẳng cần người chạy xe đưa bánh đêm. Doenerkebap tuy có kẹp nhiều cải bắp sống ròn tươi, giầu vitamin, nhưng thịt cừu nướng vốn lắm đạm và béo, gây khó tiêu, nếu ai đó chén vào lại không hoạt động, nằm dài, nghển cổ trên xa-lon mà dòm tivi. Người ta, những người Đức ăn uống rất kiêng cữ, tính toán chi li, mấy ai đêm khuya ăn thứ bánh có kẹp hơn lạng thịt khó tiêu, có thể gây đầy bụng hay béo phì.
Chính vì thế tay chủ tiệm mới người Thổ không cần tới Kumar nữa.
Kumar báo tin ấy cho Quyên ngay vào ngày anh bị sa thải. Nhưng anh không có biểu hiện buồn bã gì, khi đáp lại câu hỏi của Quyên trong bữa ăn tối, quanh sự việc thất nghiệp. Dường như ở anh, quá trình sống ở Đức đã dậy cho anh hiểu, phải biết sống, sẵn sàng chấp nhận sự bấp bênh của thị trường lao động mà anh chỉ là công dân hạng ba(11). Nhất là việc đưa bánh hay nặn bột, hoặc đứng bán hàng trong các quán ăn nhanh, đều lại là loại lao động đơn giản, rất dễ thay thế, thì sự mất việc phải chấp nhận như một lẽ thường tình. Có lần, một Angerstelerin(12) của Sở lao động thành phố chẳng đã nói với anh rằng, ở Đức với hơn 5 triệu người thất nghiệp thì người lao động nào đã trên 35 tuổi đều được coi là già. Năm nay Kumar đã hơn ba tư tuổi. "Anh sắp già rồi. Ốm tha già thải" Kumar vẫn có thể nói đùa như vậy với Quyên trong bữa ăn tối ấy dù là sau đó anh vẫn xắn tay áo lên, co bắp tay lại, cho Thanh Vân nghịch sờ vào con chuột nổi cuộn, rắn cưng.
Nhưng Quyên biết, người lao động ở xứ này đều coi thất nghiệp là một tai họa. Không có việc làm, có nghĩa là không có tiền. Bởi vì số tiền trợ cấp thất nghiệp của những lao động đơn giản chỉ nhằm đủ sống, dư dật dăm đồng một tháng thì chả đáng là bao. Khi thất nghiệp, người ta chẳng có một cơ hội nào để dư tiền để đi du lịch và các nhu cầu giải trí cũng sẽ hoàn toàn bị hạn chế. Sống không đi đâu đó, không vui chơi giải trí, quẩn quanh với một thời gian biểu đều tăm tắp, từng ngày lặp lại như khuôn đúc, tức là cuộc sống vô cùng nhàm chán, buồn tẻ. Và, đối với những người ưa hoạt động, còn sung mãn như Kumar, hẳn đó là "sự ăn không, ngồi rồi", và chính sự nhàn nhã ấy khác gì sự tra tấn âm thầm từng ngày mà Kumar cảm thấy. Hơn nữa, hàng tháng Kumar còn phải gửi tiền về cho mẹ. Anh sẽ tìm đâu ra khoản chi ấy khi việc chi dùng cho Thanh Vân, nếu chỉ dựa vào trợ cấp của xã hội, Quyên cũng phải hết sức dè sẻn.
"Đã tới lúc mình cũng phải tìm một việc nào đó mà làm thôi, dù có phải làm chui, làm lủi hay công việc chả ra sao ở cái xứ hiếm hoi việc làm chính thức này" - Quyên nghĩ ngay điều ấy sau khi biết tin Kumar thất nghiệp. Con người ta phải hiểu tình thế, phải biết thân, biết phận và không được lạm dụng, nương tựa thái quá, kể cả đối với bè bạn và người tốt bụng như Kumar, dù cho là anh luôn yêu thương Thanh Vân và cũng luôn luôn không muốn cô vất vả.
Tháng Noel, Quyên xin được một chân phụ giúp bán bánh tại tiệm bà Muzac. Công việc hơn ba giờ đồng hồ mang về cho cô hai mươi Euro mỗi ngày. Số tiền không đáng là bao nhưng com cóp lại, dần từng ngày cũng là tấm, là món làm Quyên thật vui. Tháng đầu có tiền, cô mua một đôi tất dài cho Thanh Vân, mua cho Kumar một đôi quần lót và một chiếc áo sơ mi trắng, một chiếc khăn Ả Rập. Chiếc khăn vải hình ca rô đen trắng tương phản rất to, làm từ sợi vải bông gai mềm mại, quấn cổ những ngày gió tuyết rất ấm ngực. "Nom anh giống những chiến binh của ông Araphat" Quyên cười nói khi quàng chiếc khăn lên vai Kumar.
Nhưng công việc của Quyên cũng không kéo dài quá mùa xuân năm sau.
Gần nửa năm tiếp đó, cả hai người lại không có việc làm. Dù yêu nhau tới mấy, Quyên tự cảm thấy cuộc sống hàng ngày cứ lặp đi lặp lại vô cùng tẻ nhạt. Quyên hay đẩy con đi chơi cho khuây khỏa, để tới khi cả thành phố rộng như thế mà nơi nào cũng trở nên quá quen thuộc, đi lại nhẵn chân trên từng ngõ ngách...
Kumar dường như thấu hiểu hết mọi suy nghĩ của Quyên. Anh thường lựa lời an ủi cô những ngày cô buồn. Anh nói rằng, rồi cả hai sẽ có việc làm. Phải kiên nhẫn. Anh còn bảo như một hiền triết, rằng người ta chẳng bao giờ buồn mãi, và cô quạnh mãi. Có hôm còn ví von một câu mà Quyên không ngờ, y như một người Việt già từng trải và am hiểu: qua cơn bĩ cực tới ngày thai lai. Có nhưng ngày mưa lê thê hay tuyết tràn ngập, Kumar ngồi bên Quyên suốt để lắng nghe hết sức kiên nhẫn, cho cô kể về quê hương, nỗi nhớ tràn ngập trong cô về thành phố, con đường, cơn mưa và ngôi nhà. Có nghĩa là, bất cứ điều gì ở cô trăn trở, lo âu hay phiền muộn, đều có thể nói cho anh. Khi ấy, Kumar ngồi bên Quyên, nắm chặt lấy bàn tay cô trong lòng đôi bàn tay ấm áp mà lòng tay lại vàng, chẳng đen kịt như nước da của anh.
Thời gian cứ trôi đi như thế, trong một nhịp sống có nhiều khi tĩnh lặng, trên một căn hộ không rộng quá, làm cho Quyên có điều kiện quan sat, suy nghĩ, thaajmchis so sánh để nhận rõ Kumar ngày càng sâu sắc hơn. Cô chẳng còn ở cái tuổi để mà yêu hờn, yêu dỗi nữa. Cô không phải là típ phụ nữ, chỉ cần một người đàn ông với một tình yêu dành trọn cho mình. Cô đã quá đau khổ, đã nếm trải, lại là típ người đàn bà mà ở họ, sự đòi hỏi ở người đàn ông yêu họ phức hợp, giầu có hơn. Quyên ý thức được điều đó, cô cần một tình yêu bản năng mãnh liệt và tình yêu đó, trong nó còn phải chứa đựng cả sự cảm thông, chia sẻ và mạnh mẽ, vững vàng của người cô yêu. Tất cả những điều ấy, là cần thiết, bởi vì những điều trải qua ở dĩ vãng đã dạy cô rằng, tình yêu là một thực thể sống, không thể bất biến, nó có thể chết và sống như một sinh linh. Một người đàn ông chỉ yêu bản năng thì dù mãnh liệt tới mấy, đâu có thể gìn giữ nó, nuôi nấng cho nó ngày càng trở thành sự gắn kết sâu sắc, khó thể chia lìa, nếu như thiếu đi sự tha thứ, chia sẻ và thông cảm một cách sâu sắc giữa hai tâm hồn. Mà tâm hồn cô không hề đơn giản, dĩ vãng của cô vốn phức tạp và, cô tự biết, dầu đẹp nhưng cô chẳng hề hoàn thiện cũng như sắc đẹp vón chẳng thể không phai tàn với thời gian.
Những suy cảm ấy cứ xoáy cuộn, chất chứa trong cô. Cô nhận ra, Kumar là người đàn ông có đầy đủ phẩm chất mà cô đòi hỏi, mong chờ.
Suy nghĩ như vậy, Quyên cảm thấy yêu sống hơn, cảm giác buồn chán không phải là mất đi, mà cô đã được người bạn, người cô yêu - Kumar, cầm tay dắt đi, bên nhau vượt qua nó.
Tất nhiên Kumar cũng chịu khó lân la khắp nơi xin việc. Thành phố hơn mười ngàn kẻ thất nghiệp và anh chỉ là con số lẻ đứng xếp hàng tận phía dưới.
Thời gian vùn vụt trôi. Rồi Kumar cũng xin được việc, cũng chỉ được ba tháng trong một xưởng chế biến thịt nguội. Hàng ngày, anh xẻ vài tấn thịt lợn và bò các loại. Anh xay chúng nhỏ ra tùy theo việc chế tác các món ăn nguội cho xưởng. Công việc không tới nỗi nào và đang quen dần thì lại mất việc. Giá cả leo thang từng tuần, đồng bạc mất giá sau khi đổi tiền từ đồng D.mark sang Euro, và nạn thất nghiệp vẫn ở con số năm triệu người làm việc tiêu thụ thịt cũng chững lại. Người ta, những người đàn bà đi chợ búa, cơm nước đắn đo hơn, trước khi cầm một miếng xúc xích hay dăm bông đóng gói bỏ vào làn.
Sau khi thôi việc ở xưởng chế biến thịt nguội một tuần, thật may khi Kumar đọc báo, tìm ngay được chân phụ bếp trong một tiệm ăn của người Trung Hoa.
Công việc phụ bếp đơn giản nhưng thực tồi tệ. Anh phải tới quán rõ sớm phụ giúp chuẩn bị dụng cụ xoong chảo và rời quán sau cùng khi làm sạch tất cả dụng cụ, bát đĩa cho ngày bán hàng hôm sau. Những bữa vào ngày nghỉ, buổi tối thực khách đông nườm nượp. Hơn mười bốn tiếng lao động một ngày. Mãi về sau này, mỗi khi đi qua một bất cứ quán Tầu nào, anh không khỏi rùng mình. Anh lập tức nhớ lại cả quá trình lao động trong quán Tầu, từ cái biển hiệu màu đỏ chói lọi, thếp vàng kia. Sự nhớ từa tựa như khi người ta chợt nhìn thấy máu mà hồi tưởng tới chiến cuộc.
Kumar có lần kể với Quyên rằng, không thể tưởng tượng được khi đứng trước đống bát đĩa và dao, thìa, dĩa cao như núi, mà bất kì người phụ việc phải nhanh thoăn thoát cho kịp cái dây chuyền từ khâu chuẩn bị và nấu nướng tới việc bưng bê rồi dọn bàn cho khách. Anh kể, rửa thìa dĩa khó sạch, khi mỡ và thức ăn thừa luôn nhằng nhằng bám chặt các khe kẽ đồ ăn, cho dù nước phít có đậm đặc chất tẩy rửa làm bỏng tuột cả da tay. Sau này, anh nói, động tác phải thành thục tới mức, chỉ cần đưa tay nhấc thìa hay dĩa lên khỏi mặt chậu rửa, nó đã phải sạch, hết cáu bẩn và thức ăn dính vào, rồi phóng nó như ném phi tiêu một cách chính xác vào chậu đựng cho ráo nước. Động tác như làm xiếc! Cái thìa, dao, dĩa chỉ cần tuốt một nhát bằng khăn mềm, rồi lập tức vừa tuột khỏi khăn đã vút đi, ném chính xác không sai một li, từng loại rơi trúng vào các ô đựng riêng biệt. Có như thế mới kịp cho cả một quán đông tới hàng vài trăm người mà thực khách lại rất khó tính, không thể chấp nhận một vệt vân tay trên một cái thìa, con dao ăn hay một cái li uống trong văn vắt.
Anh trở về nhà lúc nửa đêm khi thân thể đã rã rời. Quyên cũng nhận ra, bàn tay anh vì vầy quá nhiều trong nước rửa nên từng mảnh da tróc ra. Cô mua cho anh những lọ kem dưỡng da hảo hạng nhất mà vẫn không chặn được sự hủy hoại của nước phít đậm đặc. Nhưng cũng chính thời gian phụ bếp tại đây, Kumar lóe lên ý nghĩ, tại sao anh không thể làm một ông chủ nhỏ, mở một quán ăn nhanh trong thành phố thoát khỏi tâm thế người làm thuê bấp bênh.
Sớm hôm sau, trong bữa sáng Kumar nói ý nghĩ ấy của mình cho Quyên nghe. Mắt Quyên sáng bừng lên khi nghe tỏ câu chuyện. Nhưng lấy đâu ra số tiền khoảng ba chục ngàn Euro mà mở quán bây giờ? Hóa ra, mọi ý nghĩ tốt đẹp, đầy hy vọng, vẫn phải dựa trên nền tảng: phải có tiền. Thế mà tổng cộng toàn bộ tiền của họ cũng chỉ vẻn vẹn chưa đầy chục ngàn Euro. Tưng nấy tiền có được, mở quán, đó chỉ là một ước mơ.
- Chúng ta phải tiết kiệm để có tiền mở quán.- Kumar dập tay xuống bàn nói với Quyên tối hôm ấy.
Thời gian vẫn như con thoi, hết xuân tới hè và sang thu. Thấm thoát mùa đông lại về. Những đợt tuyết, băng chẳng mong đợi từ biển Bắc tràn vào lục địa, làm đất đai khô đi, cứng đanh và mọi vật cứ teo tóp, hanh hao dần, rồi chính thức mùa đông lại về, phủ lên toàn thành phố một mầu trắng xóa.
Thanh Vân cũng đã lớn. Để có thời gian rảnh rỗi mà kiếm bất cứ việc gì làm thêm, Quyên cùng Kumar gửi nó tới nhà trẻ. Cứ ba giờ chiều, không Quyên thì Kumar tới đón Thanh Vân. Phải như vậy Quyên xót xa lắm, nhưng Kumar lại hoàn toàn khẳng định rằng, trẻ con nếu sống ở nhà trẻ người mẹ hoàn toàn yên tâm và đứa trẻ sẽ được dạy dỗ một cách cẩn thận hơn. Hơn nữa, Kumar nói, phải cho nó tới nhà trẻ, ở đó nó được học tiếng Đức cơ bản một cách cẩn thận và nhanh chóng nhất. Quyên cũng không an tâm mấy dù được Kumar trấn an, phân tích như vậy. Cô thường tới rất sớm có đủ thời gian để ngắm nhìn con Thanh Vân của cô sống như thế nào. Chỉ qua hai tuần quan sat con, Quyên mới hoàn toàn an tâm và công nhận quyết định của họ là đúng. Thanh Vân chơi với trẻ Đức. Quyên nhận ra, nhà trẻ với con cô, có thứ không khí mà tại bất kì gia đình người Việt nào cũng chẳng thể mang lại được, dù cho là cô yêu thương trẻ tới mấy, khi chỉ toàn người lớn, con cô chẳng thể chơi theo kiểu riêng theo thế giới của con trẻ. "Việc chăm lo thật là tuyệt hảo. Hai cô giáo chăm sóc có bẩy đứa bé. Họ dạy cho nó nói đúng ngữ điệu tiếng Đức. Và quan trọng nhất là họ dạy cho con cô lòng tự tin khi chơi, khi ăn và cả khi vệ sinh bằng phương pháp sư phạm đầy tin yêu và bài bản" Cô nói với Kumar như vậy.
Kumar không thể đứng bán bánh tại cửa hàng, vì công việc ấy chẳng dễ dàng gì khi người bán loại bánh này phải biết xử dụng con dao dài gần một mét, lia ngiêng, cắt chéo như múa trên cây thịt đứng, cho những lát thịt đã chín mỏng tang rơi lả tả xuống khay khi xóc thịt cứ quay tròn, tiếp tục cho dàn lửa đốt rộm chín phần thịt còn hồng vừa lộ ra sau nhát cắt. Động tác của kẻ đứng bán nhanh thoăn thoắt, quá quen với từng thao tác, bởi vì họ, những người Thổ đã bao đời bán loại bánh rất riêng, độc nhất vô nhị trên thế giới.
Cửa hàng cũng chẳng cần người chạy xe đưa bánh đêm. Doenerkebap tuy có kẹp nhiều cải bắp sống ròn tươi, giầu vitamin, nhưng thịt cừu nướng vốn lắm đạm và béo, gây khó tiêu, nếu ai đó chén vào lại không hoạt động, nằm dài, nghển cổ trên xa-lon mà dòm tivi. Người ta, những người Đức ăn uống rất kiêng cữ, tính toán chi li, mấy ai đêm khuya ăn thứ bánh có kẹp hơn lạng thịt khó tiêu, có thể gây đầy bụng hay béo phì.
Chính vì thế tay chủ tiệm mới người Thổ không cần tới Kumar nữa.
Kumar báo tin ấy cho Quyên ngay vào ngày anh bị sa thải. Nhưng anh không có biểu hiện buồn bã gì, khi đáp lại câu hỏi của Quyên trong bữa ăn tối, quanh sự việc thất nghiệp. Dường như ở anh, quá trình sống ở Đức đã dậy cho anh hiểu, phải biết sống, sẵn sàng chấp nhận sự bấp bênh của thị trường lao động mà anh chỉ là công dân hạng ba(11). Nhất là việc đưa bánh hay nặn bột, hoặc đứng bán hàng trong các quán ăn nhanh, đều lại là loại lao động đơn giản, rất dễ thay thế, thì sự mất việc phải chấp nhận như một lẽ thường tình. Có lần, một Angerstelerin(12) của Sở lao động thành phố chẳng đã nói với anh rằng, ở Đức với hơn 5 triệu người thất nghiệp thì người lao động nào đã trên 35 tuổi đều được coi là già. Năm nay Kumar đã hơn ba tư tuổi. "Anh sắp già rồi. Ốm tha già thải" Kumar vẫn có thể nói đùa như vậy với Quyên trong bữa ăn tối ấy dù là sau đó anh vẫn xắn tay áo lên, co bắp tay lại, cho Thanh Vân nghịch sờ vào con chuột nổi cuộn, rắn cưng.
Nhưng Quyên biết, người lao động ở xứ này đều coi thất nghiệp là một tai họa. Không có việc làm, có nghĩa là không có tiền. Bởi vì số tiền trợ cấp thất nghiệp của những lao động đơn giản chỉ nhằm đủ sống, dư dật dăm đồng một tháng thì chả đáng là bao. Khi thất nghiệp, người ta chẳng có một cơ hội nào để dư tiền để đi du lịch và các nhu cầu giải trí cũng sẽ hoàn toàn bị hạn chế. Sống không đi đâu đó, không vui chơi giải trí, quẩn quanh với một thời gian biểu đều tăm tắp, từng ngày lặp lại như khuôn đúc, tức là cuộc sống vô cùng nhàm chán, buồn tẻ. Và, đối với những người ưa hoạt động, còn sung mãn như Kumar, hẳn đó là "sự ăn không, ngồi rồi", và chính sự nhàn nhã ấy khác gì sự tra tấn âm thầm từng ngày mà Kumar cảm thấy. Hơn nữa, hàng tháng Kumar còn phải gửi tiền về cho mẹ. Anh sẽ tìm đâu ra khoản chi ấy khi việc chi dùng cho Thanh Vân, nếu chỉ dựa vào trợ cấp của xã hội, Quyên cũng phải hết sức dè sẻn.
"Đã tới lúc mình cũng phải tìm một việc nào đó mà làm thôi, dù có phải làm chui, làm lủi hay công việc chả ra sao ở cái xứ hiếm hoi việc làm chính thức này" - Quyên nghĩ ngay điều ấy sau khi biết tin Kumar thất nghiệp. Con người ta phải hiểu tình thế, phải biết thân, biết phận và không được lạm dụng, nương tựa thái quá, kể cả đối với bè bạn và người tốt bụng như Kumar, dù cho là anh luôn yêu thương Thanh Vân và cũng luôn luôn không muốn cô vất vả.
Tháng Noel, Quyên xin được một chân phụ giúp bán bánh tại tiệm bà Muzac. Công việc hơn ba giờ đồng hồ mang về cho cô hai mươi Euro mỗi ngày. Số tiền không đáng là bao nhưng com cóp lại, dần từng ngày cũng là tấm, là món làm Quyên thật vui. Tháng đầu có tiền, cô mua một đôi tất dài cho Thanh Vân, mua cho Kumar một đôi quần lót và một chiếc áo sơ mi trắng, một chiếc khăn Ả Rập. Chiếc khăn vải hình ca rô đen trắng tương phản rất to, làm từ sợi vải bông gai mềm mại, quấn cổ những ngày gió tuyết rất ấm ngực. "Nom anh giống những chiến binh của ông Araphat" Quyên cười nói khi quàng chiếc khăn lên vai Kumar.
Nhưng công việc của Quyên cũng không kéo dài quá mùa xuân năm sau.
Gần nửa năm tiếp đó, cả hai người lại không có việc làm. Dù yêu nhau tới mấy, Quyên tự cảm thấy cuộc sống hàng ngày cứ lặp đi lặp lại vô cùng tẻ nhạt. Quyên hay đẩy con đi chơi cho khuây khỏa, để tới khi cả thành phố rộng như thế mà nơi nào cũng trở nên quá quen thuộc, đi lại nhẵn chân trên từng ngõ ngách...
Kumar dường như thấu hiểu hết mọi suy nghĩ của Quyên. Anh thường lựa lời an ủi cô những ngày cô buồn. Anh nói rằng, rồi cả hai sẽ có việc làm. Phải kiên nhẫn. Anh còn bảo như một hiền triết, rằng người ta chẳng bao giờ buồn mãi, và cô quạnh mãi. Có hôm còn ví von một câu mà Quyên không ngờ, y như một người Việt già từng trải và am hiểu: qua cơn bĩ cực tới ngày thai lai. Có nhưng ngày mưa lê thê hay tuyết tràn ngập, Kumar ngồi bên Quyên suốt để lắng nghe hết sức kiên nhẫn, cho cô kể về quê hương, nỗi nhớ tràn ngập trong cô về thành phố, con đường, cơn mưa và ngôi nhà. Có nghĩa là, bất cứ điều gì ở cô trăn trở, lo âu hay phiền muộn, đều có thể nói cho anh. Khi ấy, Kumar ngồi bên Quyên, nắm chặt lấy bàn tay cô trong lòng đôi bàn tay ấm áp mà lòng tay lại vàng, chẳng đen kịt như nước da của anh.
Thời gian cứ trôi đi như thế, trong một nhịp sống có nhiều khi tĩnh lặng, trên một căn hộ không rộng quá, làm cho Quyên có điều kiện quan sat, suy nghĩ, thaajmchis so sánh để nhận rõ Kumar ngày càng sâu sắc hơn. Cô chẳng còn ở cái tuổi để mà yêu hờn, yêu dỗi nữa. Cô không phải là típ phụ nữ, chỉ cần một người đàn ông với một tình yêu dành trọn cho mình. Cô đã quá đau khổ, đã nếm trải, lại là típ người đàn bà mà ở họ, sự đòi hỏi ở người đàn ông yêu họ phức hợp, giầu có hơn. Quyên ý thức được điều đó, cô cần một tình yêu bản năng mãnh liệt và tình yêu đó, trong nó còn phải chứa đựng cả sự cảm thông, chia sẻ và mạnh mẽ, vững vàng của người cô yêu. Tất cả những điều ấy, là cần thiết, bởi vì những điều trải qua ở dĩ vãng đã dạy cô rằng, tình yêu là một thực thể sống, không thể bất biến, nó có thể chết và sống như một sinh linh. Một người đàn ông chỉ yêu bản năng thì dù mãnh liệt tới mấy, đâu có thể gìn giữ nó, nuôi nấng cho nó ngày càng trở thành sự gắn kết sâu sắc, khó thể chia lìa, nếu như thiếu đi sự tha thứ, chia sẻ và thông cảm một cách sâu sắc giữa hai tâm hồn. Mà tâm hồn cô không hề đơn giản, dĩ vãng của cô vốn phức tạp và, cô tự biết, dầu đẹp nhưng cô chẳng hề hoàn thiện cũng như sắc đẹp vón chẳng thể không phai tàn với thời gian.
Những suy cảm ấy cứ xoáy cuộn, chất chứa trong cô. Cô nhận ra, Kumar là người đàn ông có đầy đủ phẩm chất mà cô đòi hỏi, mong chờ.
Suy nghĩ như vậy, Quyên cảm thấy yêu sống hơn, cảm giác buồn chán không phải là mất đi, mà cô đã được người bạn, người cô yêu - Kumar, cầm tay dắt đi, bên nhau vượt qua nó.
Tất nhiên Kumar cũng chịu khó lân la khắp nơi xin việc. Thành phố hơn mười ngàn kẻ thất nghiệp và anh chỉ là con số lẻ đứng xếp hàng tận phía dưới.
Thời gian vùn vụt trôi. Rồi Kumar cũng xin được việc, cũng chỉ được ba tháng trong một xưởng chế biến thịt nguội. Hàng ngày, anh xẻ vài tấn thịt lợn và bò các loại. Anh xay chúng nhỏ ra tùy theo việc chế tác các món ăn nguội cho xưởng. Công việc không tới nỗi nào và đang quen dần thì lại mất việc. Giá cả leo thang từng tuần, đồng bạc mất giá sau khi đổi tiền từ đồng D.mark sang Euro, và nạn thất nghiệp vẫn ở con số năm triệu người làm việc tiêu thụ thịt cũng chững lại. Người ta, những người đàn bà đi chợ búa, cơm nước đắn đo hơn, trước khi cầm một miếng xúc xích hay dăm bông đóng gói bỏ vào làn.
Sau khi thôi việc ở xưởng chế biến thịt nguội một tuần, thật may khi Kumar đọc báo, tìm ngay được chân phụ bếp trong một tiệm ăn của người Trung Hoa.
Công việc phụ bếp đơn giản nhưng thực tồi tệ. Anh phải tới quán rõ sớm phụ giúp chuẩn bị dụng cụ xoong chảo và rời quán sau cùng khi làm sạch tất cả dụng cụ, bát đĩa cho ngày bán hàng hôm sau. Những bữa vào ngày nghỉ, buổi tối thực khách đông nườm nượp. Hơn mười bốn tiếng lao động một ngày. Mãi về sau này, mỗi khi đi qua một bất cứ quán Tầu nào, anh không khỏi rùng mình. Anh lập tức nhớ lại cả quá trình lao động trong quán Tầu, từ cái biển hiệu màu đỏ chói lọi, thếp vàng kia. Sự nhớ từa tựa như khi người ta chợt nhìn thấy máu mà hồi tưởng tới chiến cuộc.
Kumar có lần kể với Quyên rằng, không thể tưởng tượng được khi đứng trước đống bát đĩa và dao, thìa, dĩa cao như núi, mà bất kì người phụ việc phải nhanh thoăn thoát cho kịp cái dây chuyền từ khâu chuẩn bị và nấu nướng tới việc bưng bê rồi dọn bàn cho khách. Anh kể, rửa thìa dĩa khó sạch, khi mỡ và thức ăn thừa luôn nhằng nhằng bám chặt các khe kẽ đồ ăn, cho dù nước phít có đậm đặc chất tẩy rửa làm bỏng tuột cả da tay. Sau này, anh nói, động tác phải thành thục tới mức, chỉ cần đưa tay nhấc thìa hay dĩa lên khỏi mặt chậu rửa, nó đã phải sạch, hết cáu bẩn và thức ăn dính vào, rồi phóng nó như ném phi tiêu một cách chính xác vào chậu đựng cho ráo nước. Động tác như làm xiếc! Cái thìa, dao, dĩa chỉ cần tuốt một nhát bằng khăn mềm, rồi lập tức vừa tuột khỏi khăn đã vút đi, ném chính xác không sai một li, từng loại rơi trúng vào các ô đựng riêng biệt. Có như thế mới kịp cho cả một quán đông tới hàng vài trăm người mà thực khách lại rất khó tính, không thể chấp nhận một vệt vân tay trên một cái thìa, con dao ăn hay một cái li uống trong văn vắt.
Anh trở về nhà lúc nửa đêm khi thân thể đã rã rời. Quyên cũng nhận ra, bàn tay anh vì vầy quá nhiều trong nước rửa nên từng mảnh da tróc ra. Cô mua cho anh những lọ kem dưỡng da hảo hạng nhất mà vẫn không chặn được sự hủy hoại của nước phít đậm đặc. Nhưng cũng chính thời gian phụ bếp tại đây, Kumar lóe lên ý nghĩ, tại sao anh không thể làm một ông chủ nhỏ, mở một quán ăn nhanh trong thành phố thoát khỏi tâm thế người làm thuê bấp bênh.
Sớm hôm sau, trong bữa sáng Kumar nói ý nghĩ ấy của mình cho Quyên nghe. Mắt Quyên sáng bừng lên khi nghe tỏ câu chuyện. Nhưng lấy đâu ra số tiền khoảng ba chục ngàn Euro mà mở quán bây giờ? Hóa ra, mọi ý nghĩ tốt đẹp, đầy hy vọng, vẫn phải dựa trên nền tảng: phải có tiền. Thế mà tổng cộng toàn bộ tiền của họ cũng chỉ vẻn vẹn chưa đầy chục ngàn Euro. Tưng nấy tiền có được, mở quán, đó chỉ là một ước mơ.
- Chúng ta phải tiết kiệm để có tiền mở quán.- Kumar dập tay xuống bàn nói với Quyên tối hôm ấy.
Thời gian vẫn như con thoi, hết xuân tới hè và sang thu. Thấm thoát mùa đông lại về. Những đợt tuyết, băng chẳng mong đợi từ biển Bắc tràn vào lục địa, làm đất đai khô đi, cứng đanh và mọi vật cứ teo tóp, hanh hao dần, rồi chính thức mùa đông lại về, phủ lên toàn thành phố một mầu trắng xóa.
Thanh Vân cũng đã lớn. Để có thời gian rảnh rỗi mà kiếm bất cứ việc gì làm thêm, Quyên cùng Kumar gửi nó tới nhà trẻ. Cứ ba giờ chiều, không Quyên thì Kumar tới đón Thanh Vân. Phải như vậy Quyên xót xa lắm, nhưng Kumar lại hoàn toàn khẳng định rằng, trẻ con nếu sống ở nhà trẻ người mẹ hoàn toàn yên tâm và đứa trẻ sẽ được dạy dỗ một cách cẩn thận hơn. Hơn nữa, Kumar nói, phải cho nó tới nhà trẻ, ở đó nó được học tiếng Đức cơ bản một cách cẩn thận và nhanh chóng nhất. Quyên cũng không an tâm mấy dù được Kumar trấn an, phân tích như vậy. Cô thường tới rất sớm có đủ thời gian để ngắm nhìn con Thanh Vân của cô sống như thế nào. Chỉ qua hai tuần quan sat con, Quyên mới hoàn toàn an tâm và công nhận quyết định của họ là đúng. Thanh Vân chơi với trẻ Đức. Quyên nhận ra, nhà trẻ với con cô, có thứ không khí mà tại bất kì gia đình người Việt nào cũng chẳng thể mang lại được, dù cho là cô yêu thương trẻ tới mấy, khi chỉ toàn người lớn, con cô chẳng thể chơi theo kiểu riêng theo thế giới của con trẻ. "Việc chăm lo thật là tuyệt hảo. Hai cô giáo chăm sóc có bẩy đứa bé. Họ dạy cho nó nói đúng ngữ điệu tiếng Đức. Và quan trọng nhất là họ dạy cho con cô lòng tự tin khi chơi, khi ăn và cả khi vệ sinh bằng phương pháp sư phạm đầy tin yêu và bài bản" Cô nói với Kumar như vậy.
Nhờ việc Thanh Vân đi trẻ, Kumar và Quyên có nhiều thời gian rỗi. Họ bắt đầu như đôi ong cần cù, thu ra hà vén, vừa chăm sóc Thanh Vân vừa nhặt từng đồng bạc kiếm được trong các vụ thu hoạch sản vật nông nghiệp, như thu măng tây, hái dâu và hái táo... ở các huyện quanh thành phố. Hết mùa thu hoạch họ lại chịu khó đọc báo, nhận vệ sinh hành lang hay lau dọn, giặt rũ cho những người Đức, những người già tàng tật cần trợ giúp trong vài buổi, để có thể nhận vài chục tới trăm Eure bỏ dần vào tài khoản tiết kiệm .
Trước Noel dăm hôm Quyên thấy bồn chồn lạ. Cô có cảm giác ai đó đang nhắc tới mình. Tối thứ bẩy, Quyên đón Thanh Vân về nhà rồi đi chợ mua đồ ăn thức uống cho hai ngày nghỉ. Cô dặn Kumar ở nhà đặt cơm điện và giặt đống quần áo cả tuần nay ngồn ngộn đầy hai thùng.
Kumar vừa nấu xong cơm thì có tiếng chuông gọi cửa. Anh cứ đinh ninh Quyên đi mua thức ăn cho hai ngày nghỉ đã về, nên cũng chẳng nhắc phôn hỏi ai gọi chuông, cứ bấm nút cho cửa bật ra. Dăm phút sau, Kumar thật ngỡ ngàng, bàng hoàng khi nhận ra Phi đứng trước cửa nhà vừa mở.
Phi, đúng là Phi chứ không ai khác. "Có lẽ anh ta đã mãn hạn tù" - Kumar thoáng nghĩ.
Cửa bật mở. Nhìn thấy người đón mình không phải là Quyên, Phi lúng túng giây lát.
Suốt ba tuần qua vừa ra khỏi tù gã đã đi khắp nơi tìm Quyên. Những người ở trại có mách rằng, Quyên đang ở đâu đó trong thành phố này với gã Sri Lanka nào đấy, anh cũng chẳng tin. Gã dò hỏi khắp các tiệm bánh, quần nát cả thành phố tìm mẹ con Quyên. Cuối cùng, thật vô tình, một người đưa báo có mách rằng, ở phố Anne Frank có một gia đình, người chồng da đen còn người vợ và đứa con là người Châu Á. Gã thuê taxi chạy thẳng tới đây.
Trước Noel dăm hôm Quyên thấy bồn chồn lạ. Cô có cảm giác ai đó đang nhắc tới mình. Tối thứ bẩy, Quyên đón Thanh Vân về nhà rồi đi chợ mua đồ ăn thức uống cho hai ngày nghỉ. Cô dặn Kumar ở nhà đặt cơm điện và giặt đống quần áo cả tuần nay ngồn ngộn đầy hai thùng.
Kumar vừa nấu xong cơm thì có tiếng chuông gọi cửa. Anh cứ đinh ninh Quyên đi mua thức ăn cho hai ngày nghỉ đã về, nên cũng chẳng nhắc phôn hỏi ai gọi chuông, cứ bấm nút cho cửa bật ra. Dăm phút sau, Kumar thật ngỡ ngàng, bàng hoàng khi nhận ra Phi đứng trước cửa nhà vừa mở.
Phi, đúng là Phi chứ không ai khác. "Có lẽ anh ta đã mãn hạn tù" - Kumar thoáng nghĩ.
Cửa bật mở. Nhìn thấy người đón mình không phải là Quyên, Phi lúng túng giây lát.
Suốt ba tuần qua vừa ra khỏi tù gã đã đi khắp nơi tìm Quyên. Những người ở trại có mách rằng, Quyên đang ở đâu đó trong thành phố này với gã Sri Lanka nào đấy, anh cũng chẳng tin. Gã dò hỏi khắp các tiệm bánh, quần nát cả thành phố tìm mẹ con Quyên. Cuối cùng, thật vô tình, một người đưa báo có mách rằng, ở phố Anne Frank có một gia đình, người chồng da đen còn người vợ và đứa con là người Châu Á. Gã thuê taxi chạy thẳng tới đây.
* * *
- Anh đã trải qua gần sáu trăm ngày trong tù. Một người đã ở tù, ít nhiều hiểu ra thời gian sống bên ngoài tự do quý hiếm như thế nào. Anh đi mãi tìm em hai tháng nay, vì anh rất yêu em, muốn mấy em làm vợ. Em hãy tin anh- Đôi mắt của Phi đầy xúc động nhìn thẳng vào mắt Quyên, khi họ ngồi đối diện bên nhau- Không ngày nào trong tù là anh không nghĩ tới em, trong mơ cũng thấy em. Đi dạo trong sân tù cũng thấy em. Anh ra tù. Việc đầu tiên anh nghĩ tới là anh đi tìm em. Anh bây giờ hoàn toàn tự do và đầy đủ điều kiện để bảo đảm một gia đình sống. Cả em và con không phải lo lắng gì cả. - Phi định nói gì đó nữa, bỗng nhiên im bặt. Đôi mắt gã tha thiết đăm đắm nhìn Quyên như cầu khẩn, van lơn. "Quyên, anh yêu em!" Gã thốt lên.
Quyên không đủ sức nghe lời gã. Rõ ràng trước mắt cô là Phi. Tai cô nghe rõ từng lời của anh ta. Những lời nói của Phi, cô tin rằng nó không giả dối. Nó là tiếng kêu não nuột, chân thành và thẳng đuột cất lên từ đáy lòng của con người đau khổ. Cô nhìn ra ban công.
Tiếng Thanh Vân gọi "pa pa" từ phòng bên vọng sang. Cô biết, Kumar đang chơi với Thanh Vân. Chính Kumar đã gọi điện cho cô về. Cũng chính anh, đã chủ động để cô và Phi nói chuyện riêng. Chắc nhìn vẻ mặt căng thẳng của Phi khi anh ta ngồi chờ cô, hình như Kumar đã đoán được vì sao anh ta tới đây. Cô tưởng tượng thấy Kumar đang chống hai tay xuống đất, bò lổm ngổm làm ngựa cho Thanh Vân cưỡi. Tiếng bé Vân khanh khách cười và tiếng Kumar giả làm ngựa hí văng lên.
Cô tin ở lời Phi nói. Hai năm trong tù, giờ nom Phi có vẻ già dặn đi nhiều. Đôi mắt anh mệt mỏi, đuôi mắt đầy những nếp nhăn. Cô thoáng nhớ lại cảnh cái đêm ấy tại quán của Phi và rùng mình. Cô không yêu Phi, không một lần yêu anh. Không yêu nhau thì không thể là vợ chồng, dù mỗi khi nghĩ tới anh và hiện tại cô vẫn thấy thương Phi vô cùng. Cũng là cảnh xa quê cả, lại chung một đêm như thế, một đêm mà dầu có chết cô cũng không bao giờ quên đi. Thực ra hậu quả của việc Phi mang án, cũng bởi từ lòng yêu cô của anh. Sự hy sinh tới dũng cảm không ngờ để Phi trỗi dậy giải thoát cho cô đêm ấy, kể cả việc ban đầu anh tự nhận lỗi tất cả và không khai ra cô, tránh cho cô phiền lụy. Cuộc đời oái oăm thế, cô yêu người chồng cũ, thì chồng không thể che chở, khoan dung cho cô. Cô không yêu Phi mà anh ta chung tình tới thế. Nhưng giờ đây, cô đã có Kumar với bé Thanh Vân, khi Kumar đã hoàn toàn choán chặt trong trái tim cô, điều ấy rõ như ban ngày ấy làm Quyên lúng túng. Sự lúng túng không phải là băn khoăn chọn lựa giữa Kumar và Phi, mà chỉ là việc trả lời Phi sao bây giờ cho anh khỏi tổn thương mà vẫn không lừa dối anh?
- Anh Phi này. Tới giờ ăn rồi. Em dọn cơm và anh cùng ăn với gia đình em nhé.
- Gia đình nào? Phi dướn lên.
- Thì anh thấy đấy. Kumar là chồng em!- Cô nói dối và tự thấy nóng mặt. Quyên cúi mặt xuống.
- Kumar đã là chồng em? Không, tôi không thể tin. Ngày xưa cô sợ anh ta lắm cơ mà. Cô đã từng kể...
Quyên xua tay. Cô nhìn sang phòng bên: "Chuyện dài lắm. Ngày xưa khác anh ạ. Kumar là ân nhân mãi mãi của em và Thanh Vân. Xin anh hiểu cho." Quyên ngập ngừng một lát rồi nhìn thẳng vào Phi nói: "Anh Phi, em biết là anh yêu em thật lòng. Nhưng như anh biết đấy, câu chuyện của chúng ta đã để cho em một vết thương khá lớn. Đôi khi nghĩ lại em vẫn chưa hết bàng hoàng. Người ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông. Nữa là, hiện nay em đã có anh Kumar. Bây giờ dù thế nào ba người chúng em không thể chia tách được, xin anh hãy hiểu cho!"
Phi ngồi như câm lặng tới dăm phút rồi gã đứng dậy. Đôi mắt gã khi ấy buồn thật buồn. "Thế vậy rõ cả rồi! Tôi thật là bất hạnh" Gã xô ghế đứng dậy, nhìn quanh nhà một lượt rồi đăm đăm nhìn Quyên. Có lẽ phải tới dăm bẩy phút sau, Phi mới cất lên lời. Quả thật, trong lòng gã khi ấy thật đau đớn. Có lẽ trên đời không còn từ nào có thể diễn tả hết nỗi đau của một kẻ như Phi trong giờ phút ấy. Gã nói:
- Tôi thật không ngờ. Tôi chẳng thể nói thế nào cho em hiểu lòng tôi bây giờ. Thôi, tôi cầu cho em hạnh phúc mãi mãi.
Phi đứng dậy, chầm chậm đi ra khỏi nhà. Quyên cũng đứng dậy: "Anh Phi, anh không ở lại xơi với mẹ con em một bữa cơm?" Nói vậy nhưng trong lòng Quyên khi đó thật sự không muốn giữ Phi lại. Quyên bước theo gã, tiễn chân Phi ra tận cửa dưới tầng một.
Bữa cơm tối ấy diễn ra như thường nhật nhưng dường như Quyên và Kumar đều không muốn nhắc tới Phi, dù rằng với Quyên, lòng dạ cô vẫn ngổn ngang vô cùng. Sự việc Phi vừa xuất hiện đã gây cho Quyên bao suy nghĩ. Rõ ràng, cô chưa khi nào yêu Phi, nhưng thời gian cô ở với anh ta, chẳng đã có biết bao vui buồn, bao ân tình mà Phi đã dành cho mẹ con cô. Con người ta, mấy ai có thể thờ ơ, lạnh lẽo, vô cảm để không nhớ tới một con người như anh ta. Bây giờ mới ra tù, anh ấy sẽ sống ra sao? Anh ấy yêu mình, lại thất vọng vì sự khước từ của mình? Ở chốn tha hương này, anh ta sẽ bấu víu vào đâu? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra tương tự như vậy thì làm sao Quyên có thể yên lòng?
Họ ăn cơm xong, bật tivi xem chưa hết một bộ phim hài cười tới vỡ ruột thì Quyên nói rằng, cô mệt, muốn đi nằm.
Quyên vào giường không sao ngủ được. Hình ảnh của Phi cứ lởn vởn trong cô. Con người như Quyên làm sao có thể thờ ơ với được nỗi đau của người khác, lại là Phi người đã chở che cho mẹ con cô một thời gian dài. Anh ta thật đau khổ. Không biết bây giờ anh ấy sẽ sống ra sao. Mình không yêu anh ấy, không thể gá tạm mà thương hại nhau được. Rõ cả rồi, nhưng lòng cô vẫn áy náy không yên khi cứ nhắm mắt lại thì đôi mắt đầy đau khổ của Phi khi chia tay cứ hiện lên.
Nửa tiếng sau, Kumar vào phòng nằm bên cô.
- Em vẫn chưa ngủ. Em mệt hả?
- Không. Ừ,vâng, em hơi mệt.
- Em mệt vì đang suy nghĩ gì phải không?
- Vâng. Em nghĩ về anh Phi.
Họ im lặng dăm phút. Kumar xoay người lại về Quyên. Anh choàng lấy ôm lấy cô.
- Anh Kumar này. Anh Phi sẽ sống ra sao. Anh ấy vừa ra tù. Một người vừa ra tù, không họ hàng, không bạn thân, không vợ con. Anh ấy hoàn toàn cô độc. Người như anh ấy, khi đã mất tất cả, liệu sẽ sống ra sao? Ở nước Đức này, người có án thực khó mà có một cơ hội để có công ăn việc làm tử tế đâu. Anh ta đang cần chúng ta, như ngày nào em cần ai đó giúp đỡ. Ngày mai chúng ta tới thăm Phi anh ạ.
Kumar ôm chặt hơn Quyên vào lòng. Anh hiểu hơn ai hết con người Quyên. Quyên yêu anh, cô không vô ơn và đây thương xót cho Phi, dù rằng anh dự đoán và tự tin bởi tình yêu của Quyên chỉ dành cho anh.
- Ừ, ngày mai chúng ta sẽ tới thăm Phi.
Quyên không đủ sức nghe lời gã. Rõ ràng trước mắt cô là Phi. Tai cô nghe rõ từng lời của anh ta. Những lời nói của Phi, cô tin rằng nó không giả dối. Nó là tiếng kêu não nuột, chân thành và thẳng đuột cất lên từ đáy lòng của con người đau khổ. Cô nhìn ra ban công.
Tiếng Thanh Vân gọi "pa pa" từ phòng bên vọng sang. Cô biết, Kumar đang chơi với Thanh Vân. Chính Kumar đã gọi điện cho cô về. Cũng chính anh, đã chủ động để cô và Phi nói chuyện riêng. Chắc nhìn vẻ mặt căng thẳng của Phi khi anh ta ngồi chờ cô, hình như Kumar đã đoán được vì sao anh ta tới đây. Cô tưởng tượng thấy Kumar đang chống hai tay xuống đất, bò lổm ngổm làm ngựa cho Thanh Vân cưỡi. Tiếng bé Vân khanh khách cười và tiếng Kumar giả làm ngựa hí văng lên.
Cô tin ở lời Phi nói. Hai năm trong tù, giờ nom Phi có vẻ già dặn đi nhiều. Đôi mắt anh mệt mỏi, đuôi mắt đầy những nếp nhăn. Cô thoáng nhớ lại cảnh cái đêm ấy tại quán của Phi và rùng mình. Cô không yêu Phi, không một lần yêu anh. Không yêu nhau thì không thể là vợ chồng, dù mỗi khi nghĩ tới anh và hiện tại cô vẫn thấy thương Phi vô cùng. Cũng là cảnh xa quê cả, lại chung một đêm như thế, một đêm mà dầu có chết cô cũng không bao giờ quên đi. Thực ra hậu quả của việc Phi mang án, cũng bởi từ lòng yêu cô của anh. Sự hy sinh tới dũng cảm không ngờ để Phi trỗi dậy giải thoát cho cô đêm ấy, kể cả việc ban đầu anh tự nhận lỗi tất cả và không khai ra cô, tránh cho cô phiền lụy. Cuộc đời oái oăm thế, cô yêu người chồng cũ, thì chồng không thể che chở, khoan dung cho cô. Cô không yêu Phi mà anh ta chung tình tới thế. Nhưng giờ đây, cô đã có Kumar với bé Thanh Vân, khi Kumar đã hoàn toàn choán chặt trong trái tim cô, điều ấy rõ như ban ngày ấy làm Quyên lúng túng. Sự lúng túng không phải là băn khoăn chọn lựa giữa Kumar và Phi, mà chỉ là việc trả lời Phi sao bây giờ cho anh khỏi tổn thương mà vẫn không lừa dối anh?
- Anh Phi này. Tới giờ ăn rồi. Em dọn cơm và anh cùng ăn với gia đình em nhé.
- Gia đình nào? Phi dướn lên.
- Thì anh thấy đấy. Kumar là chồng em!- Cô nói dối và tự thấy nóng mặt. Quyên cúi mặt xuống.
- Kumar đã là chồng em? Không, tôi không thể tin. Ngày xưa cô sợ anh ta lắm cơ mà. Cô đã từng kể...
Quyên xua tay. Cô nhìn sang phòng bên: "Chuyện dài lắm. Ngày xưa khác anh ạ. Kumar là ân nhân mãi mãi của em và Thanh Vân. Xin anh hiểu cho." Quyên ngập ngừng một lát rồi nhìn thẳng vào Phi nói: "Anh Phi, em biết là anh yêu em thật lòng. Nhưng như anh biết đấy, câu chuyện của chúng ta đã để cho em một vết thương khá lớn. Đôi khi nghĩ lại em vẫn chưa hết bàng hoàng. Người ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông. Nữa là, hiện nay em đã có anh Kumar. Bây giờ dù thế nào ba người chúng em không thể chia tách được, xin anh hãy hiểu cho!"
Phi ngồi như câm lặng tới dăm phút rồi gã đứng dậy. Đôi mắt gã khi ấy buồn thật buồn. "Thế vậy rõ cả rồi! Tôi thật là bất hạnh" Gã xô ghế đứng dậy, nhìn quanh nhà một lượt rồi đăm đăm nhìn Quyên. Có lẽ phải tới dăm bẩy phút sau, Phi mới cất lên lời. Quả thật, trong lòng gã khi ấy thật đau đớn. Có lẽ trên đời không còn từ nào có thể diễn tả hết nỗi đau của một kẻ như Phi trong giờ phút ấy. Gã nói:
- Tôi thật không ngờ. Tôi chẳng thể nói thế nào cho em hiểu lòng tôi bây giờ. Thôi, tôi cầu cho em hạnh phúc mãi mãi.
Phi đứng dậy, chầm chậm đi ra khỏi nhà. Quyên cũng đứng dậy: "Anh Phi, anh không ở lại xơi với mẹ con em một bữa cơm?" Nói vậy nhưng trong lòng Quyên khi đó thật sự không muốn giữ Phi lại. Quyên bước theo gã, tiễn chân Phi ra tận cửa dưới tầng một.
Bữa cơm tối ấy diễn ra như thường nhật nhưng dường như Quyên và Kumar đều không muốn nhắc tới Phi, dù rằng với Quyên, lòng dạ cô vẫn ngổn ngang vô cùng. Sự việc Phi vừa xuất hiện đã gây cho Quyên bao suy nghĩ. Rõ ràng, cô chưa khi nào yêu Phi, nhưng thời gian cô ở với anh ta, chẳng đã có biết bao vui buồn, bao ân tình mà Phi đã dành cho mẹ con cô. Con người ta, mấy ai có thể thờ ơ, lạnh lẽo, vô cảm để không nhớ tới một con người như anh ta. Bây giờ mới ra tù, anh ấy sẽ sống ra sao? Anh ấy yêu mình, lại thất vọng vì sự khước từ của mình? Ở chốn tha hương này, anh ta sẽ bấu víu vào đâu? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra tương tự như vậy thì làm sao Quyên có thể yên lòng?
Họ ăn cơm xong, bật tivi xem chưa hết một bộ phim hài cười tới vỡ ruột thì Quyên nói rằng, cô mệt, muốn đi nằm.
Quyên vào giường không sao ngủ được. Hình ảnh của Phi cứ lởn vởn trong cô. Con người như Quyên làm sao có thể thờ ơ với được nỗi đau của người khác, lại là Phi người đã chở che cho mẹ con cô một thời gian dài. Anh ta thật đau khổ. Không biết bây giờ anh ấy sẽ sống ra sao. Mình không yêu anh ấy, không thể gá tạm mà thương hại nhau được. Rõ cả rồi, nhưng lòng cô vẫn áy náy không yên khi cứ nhắm mắt lại thì đôi mắt đầy đau khổ của Phi khi chia tay cứ hiện lên.
Nửa tiếng sau, Kumar vào phòng nằm bên cô.
- Em vẫn chưa ngủ. Em mệt hả?
- Không. Ừ,vâng, em hơi mệt.
- Em mệt vì đang suy nghĩ gì phải không?
- Vâng. Em nghĩ về anh Phi.
Họ im lặng dăm phút. Kumar xoay người lại về Quyên. Anh choàng lấy ôm lấy cô.
- Anh Kumar này. Anh Phi sẽ sống ra sao. Anh ấy vừa ra tù. Một người vừa ra tù, không họ hàng, không bạn thân, không vợ con. Anh ấy hoàn toàn cô độc. Người như anh ấy, khi đã mất tất cả, liệu sẽ sống ra sao? Ở nước Đức này, người có án thực khó mà có một cơ hội để có công ăn việc làm tử tế đâu. Anh ta đang cần chúng ta, như ngày nào em cần ai đó giúp đỡ. Ngày mai chúng ta tới thăm Phi anh ạ.
Kumar ôm chặt hơn Quyên vào lòng. Anh hiểu hơn ai hết con người Quyên. Quyên yêu anh, cô không vô ơn và đây thương xót cho Phi, dù rằng anh dự đoán và tự tin bởi tình yêu của Quyên chỉ dành cho anh.
- Ừ, ngày mai chúng ta sẽ tới thăm Phi.
* * *
Cũng không khó lắm để tìm ra địa chỉ của Phi. Một kẻ vừa ra tù trong cái cộng đồng nhỏ xíu bằng bàn tay nhưng lại lắm kẻ ngồi lê mách lẻo.
Kumar bấm chuông. Cửa tự động rè rè mở. Phi ở tầng năm. Căn hộ có ban công vừa nhìn ra cánh đồng và con sông, lại có thể nhìn thẳng xuống cửa cầu thang căn nhà.
Phi thật bất ngờ khi Quyên và Kumar cùng cả Thanh Vân tới thăm gã. Gã xăng xái chạy đi pha nước. Lấy gói chíp và hộp đựng những viên kẹo socola hiệu Mecxi ròn tan cho Thanh Vân.
Câu chuyện ban đầu ấp úng tẻ nhạt. Họ nói với nhau về thời tiết tuần qua, về việc Thanh Vân đi nhà trẻ, về nạn thất nghiệp. Quyên chỉ yên lặng. Cô yên lặng quan sát gian phòng khách. Hình như tất cả vật dụng đều mua mới. Cô không biết, cửa hàng cũ sau khi Phi đi tù thì ai quản lí, nhưng cô không dám hỏi Phi điều ấy.
Để phá tan sự buồn tẻ của cuộc gặp gỡ, Kumar rụt rè hỏi, sao Phi lại ở khuất nẻo thế này. Theo anh, những người Việt xưa nay vốn hay quần tụ.
Phi dướn mắt nhìn Kumar. Gã hiểu câu hỏi của anh chàng da đen. Gã không trả lời ngay mà vào tủ bếp lôi ra chai rượu Goldweien ra đặt kịch trên bàn. Phi rót ra ba cốc lớn. Gã nhìn Quyên vẫn đăm đắm và lịch sự nâng li nói rất sến, y như diễn viên phim: "Xin mừng sắc đẹp và hạnh phúc của em!"
Cả ba người nhâm nhi rượu mà chẳng ai muốn nói gì trước. Uống tới hai cốc, khuôn mặt Phi ửng lên rồi tái đi.
Gã phá tan cái trầm lắng của buổi gặp gỡ và nói một hơi không nghỉ:
- Tại sao tôi chọn khu nhà tận cuối thành phố này đặc dân Đức xung quanh ư? Tôi chẳng dấu gì Kumar và Quyên cả. Bây giờ tôi đã là một người giầu có. Một kẻ có tiền như tôi hôm nay, so với người Đức chẳng bõ bèn gì, nhưng với cộng đồng Việt thì tôi hẳn là miếng mồi cho bất cứ kẻ thảo khấu nào đều nhòm ngó, thòm thèm.
Những người Việt khác, họ không như tôi, họ quần tụ như một nhóm, giống một thôn, một "cái làng" nho nhỏ của người Việt đã hình thành trên bao nhiêu nơi ở cái nước Đức này. Không! Tôi chọn cách của tôi. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ mình. Hai năm ở trong tù , ngẫm nghì lại nhiều điều xảy ra ở nới đây, tôi quyết định sống theo cách của riêng tôi. Những người Việt, trước nạn cướp phách từ những năm 90 tới 98, hay co cụm vào sống trong cùng một khu chung cư. Nhưng sự co cụm ấy hoàn toàn không có nghĩa là để tạo nên một sức mạnh tự vệ mà chỉ tạo nên tâm lí đỡ sợ hãi, hay giảm đi tâm lí sợ hãi, lo sợ bị hại thôi, chứ họ, khi co cụm như vậy, hoàn toàn không có ý thức tạo nên một sức mạnh từ sự tổ chức và kỉ luật, để khi ở chung với nhau, trở thành một quần thể mạnh, như một đơn vị phòng vệ tinh nhuệ đâu. Anh cứ để ý mà xem, những người Tầu lại khác. Họ quần tụ vì kinh doanh và buôn bán. Trong mối quan hệ làm ăn ấy đều có những điều mà chúng ta chẳng hiểu nổi, tạo nên một quần thể đoàn kết, bao bọc và thống nhất hơn chúng ta. Người Việt mình - gã quay sang nói với Quyên - dầu có ở chung vài chục gia đình với nhau thì vẫn mạnh ai nấy sống. Chẳng ai nghe ai cả. Sống ở trại tị nạn Kumar chắc biết rõ điều đó. Người Việt ở mọi nơi, không đoàn kết, manh mún và chia rẽ. Quyên mà sống lâu trong trại thì khắc rõ, nhiều nhóm dăm ba người hình thành, dăm ba người đồng hương co cụm lại thì rất dễ, nhưng trở thành một trại thống nhất, có một sự đoàn kết tương trợ thì hoàn toàn không có. Nói chi tới người Việt toàn thành phố, toàn nước Đức, toàn Châu Âu, trong thân phận kẻ tị nạn, hay rộng hơn là trong thân phận li quê không phân biệt.
Khác với chúng ta, bọn Thổ, bọn Tầu và cả bọn Hàn hay Nhật đều mạnh hơn tụi ta về vấn đề này. Ở tù hai năm, tôi đã nhận ra điều ấy khi được mục kích việc chăm sóc đồng bào, thăm hỏi đồng hương của họ trong tù. Kumar cứ xem đi, ở Đức này mỗi tỉnh có một Hội người Việt. Thậm chí một tỉnh như thành phố của bọn ta ở vài nơi, có tới vài Hội người Việt. Nhưng toàn nước Đức, hơn hai chục năm nay, không thể nào tập hợp được một Hội người Việt Nam Cộng hòa liên bang Đức, đại diện cho toàn dân đầu đen Việt Nam. Tôi ở chung với người Đức như thế này. Cửa sổ nào cũng có một cảnh sát canh chừng cho nhà tôi. Đó là các bà già Đức luôn túc trực bên cửa sổ bỏ rèm quan sát đường phố. Họ là những thanh tra cảnh sát hình sự tốt nhất không phải trả tiền. Kumar đứng ở cửa cầu thang, ngó nghiêng sớm nay như vậy là lọt vào tầm ngắm của họ rồi."
Ồ, hóa ra hoàn cảnh của Phi hoàn toàn thay đổi. Kumar và Quyên hết sức ngạc nhiên khi Phi nói với họ rằng, anh chẳng còn là một kẻ nghèo đói.
Thì ra Phi chẳng khó khăn gì về vật chất. Gã ra tù, nhờ luật sư can thiệp đã được nhận lại toàn bộ bất động sản và tiền trong các tài khoản của Thị. Gã điềm nhiên nói, thật ra số tiền ấy chẳng phải của tôi. Nhưng đương nhiên tôi vẫn là chồng của Thị. Tôi có quyền nhận nó sẽ xử dụng nó theo sự suy tính của tôi.
Nhìn ánh mặt ngạc nhiên của Kumar và Quyên, gã xua tay: "Tôi không ăn tàn phá hại. Một kẻ như tôi, chịu đựng biết bao nhục nhã, tôi có quyền được sống cho ra trò, dù chỉ dăm năm nữa, nhưng tôi cũng biết sợ." Gã chỉ cho Quyên và Kumar cái bàn thờ ở giữa nhà và nói hết sức cẩn trọng: "Bà ấy thực chẳng ra gì với tôi. Nhưng bà ấy đã mất rồi. Dầu sao tôi cũng đã có tội, dù là tội không cố sát. Tôi đã mời thầy chùa về đây lập bàn thờ cho bà ấy. Làm lễ giải oan cho bà ấy. Khổ, tôi vẫn rất sợ người đàn bà ấy cả khi sống và khi chết." Gã cúi đầu xuống. Điệu bộ ủ rũ: "Tháng đầu tiên tôi vẫn để ảnh bà ta trên ban thờ. Nhưng mỗi tối nằm xuống mà tôi vẫn cảm thấy như mình nhìn rõ tấm ảnh. Tôi đã hạ xuống nhưng thực là bát hương lớn kia là của tôi thờ bà ấy" Phi nói thật, gã nhắc tới Thị mà bàn tay cầm cốc rượu vẫn run run.
Trong con mắt Quyên khi đó, con người Phi thật đa dạng. Anh tỏ ra từng trải, khá hơn nhiều so với Phi ngày xưa ở quán ăn, khi đã trải qua hai năm trong tù. Nom rắn rỏi và phong trần, tính toán để tự vệ thật khôn ngoan, nhưng dường như với vợ cũ, anh vẫn không thoát khỏi sự kiềm tỏa, nỗi sợ sệt ám ảnh cả quá khứ lẫn nhận thức về tâm linh hiện tại.
- Anh cứ kể tiếp đi? Quyên tò mò nói.
- Tôi đã gửi về nhà cho mẹ của Thị một số tiền lớn đủ để mẹ cô ấy mua một ngôi nhà đàng hoàng ở thị xã. Sắp tới tôi sẽ mua một cửa hàng ăn ở đây. Sống ở đây đã thật buồn chán lắm, mà ăn không ngồi rồi thì buồn chán gấp bội. Số tiền còn lại tôi giúp đỡ những người đói khổ có lẽ đấy là cách tốt nhất để tự tôi cứu rỗi. Bố tôi vừa viết thư sang bảo rằng: "Của mình ăn no, của người ăn đẹt." Của lả, tiền bạc không phải của mình làm ra, chắc chắn chẳng lâu bền mà tai họa. Sống trong tù hai năm, nghe bao nhiêu kẻ tội phạm kể về họ, tôi nhận ra, người ta mắc vào tội lỗi đều do lòng tham khôn cùng của họ.
Câu chuyện lại diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn khác. Kumar và Quyên đều lo lắng cho Phi mà tới thăm gã, nhưng gã lại hỏi han và lo lắng cho hoàn cảnh thất nghiệp của hai người. Gã gợi ý, tại sao Kumar và Quyên không dựng một cửa hàng Imbis ở góc phố X, nơi chưa có một người Việt Nam nào mở quán mì sào.
- Quyên đừng không lo về chuyện tiền bạc. Tôi có thể cho hai người mượn ngay năm mươi ngàn Euro.- Phi nói bình thản khi quyên bảo, vợ chồng cô không đào đâu ra số tiền lớn như vậy để mở quán.
Kumar và Quyên nhìn nhau. Sự thể thật bất ngờ. Cả hai đều không nghĩ rằng Phi có thể rộng rãi tới vậy.
Ngay cả tối hôm đó và tận mấy ngày sau, chuyện Phi tỏ ý việc cho họ vay tiền vẫn là một đề tài buộc cả hai phải cân nhắc và suy nghĩ.
Chủ nhật sau, Phi lại tới họ. Gã lái chiếc BMV giống y hệt như năm nào Y lái chở Thị đi kiểm tra quán. Gã tỏ ra thật tâm, không hề vụ lợi, hay mua chuộc gì Quyên, khi trình bầy với Kumar rằng, đó cũng là cách làm phúc để chuộc lại bao lỗi lầm của gã.
Tối Chủ Nhật, Kumar và Quyên bàn với nhau một lần nữa, cuối cùng họ vẫn quyết định không vay số tiền ấy của Phi.
Kumar bảo: "Chúng ta không thể dám chắc việc kinh doanh ra sao, nếu như thất bại thì việc hoàn trả tiền nợ quá lớn, năm mươi ngàn Euro của Phi, sẽ không bao giờ thực hiện được." Đó là lí do duy nhất để họ khéo léo từ chối ý kiến đầy thiện chí của Phi vào thứ ba tuần sau.
Nhìn sắc thái bên ngoài và cách ứng xử, trò chuyện của Phi ở cái buổi Quyên và Kumar gặp gã, ai cũng có thể hoàn toàn tin rằng, Phi đang có cuộc sống bình thường. Quyên cũng nghĩ như thế và cô cũng có cảm giác an lòng sau buổi tới thăm Phi.
Nhưng thật bất ngờ, khi trong đêm, sau cuộc gặp mặt của ba người hai ba tuần gì đó, Kumar nhận được cú điện của đồn cảnh sát địa phương gọi đến. Quyên và Kumar tất tưởi tới đồn. Hóa ra, những người Đức hay ngồi sau bức rèm trong cửa sổ đã phát hiện, nhiều đêm rồi có một gã Châu Á hay "Rình mò bên ngôi nhà của một cặp vợ chồng Phi Á". Cảnh sát theo dõi phát hiện ra gã chính là người vừa mãn hạn tù có tiền án trở về. Quyên hoàn toàn sững sờ khi trông thấy bộ mặt thiểu não, đôi mắt vô hồn của Phi khi anh bị một cảnh sát dẫn ra trước mặt cô và Kumar. Phi thực sự biến thành một kẻ khác. Nom anh ta rõ thảm hại. Khuy áo sơ mi cuối cùng đứt tung. Cái áo khoác nhầu và sộc sệch. Mái tóc vẫn chải sóng sánh, phun keo, giờ đây rối tung, mất hết nếp chải, như gã vừa đi mưa về hay vừa uống quá say ở tiệm rượu bước ra. Phi đã trải qua điều gì mà mất hết cả sức lực thế kia? - Quyên thoáng tự hỏi.
- Ông bà có quen biết người này?Dường như có ai đó bắt nhịp để Quyên và Kumar cùng trả lời: "Vâng!" "Có việc gì xảy ra vậy thưa ông cảnh sát?" Quyên quay mặt sang hỏi viên sĩ quan trực ban.Phi không nói một lời nào. Gã bỗng thấy đau đớn vô cùng khi sự sợ hãi vô cớ đã biến mất ở giây phút đầu tiên chợt trông thấy Quyên xuất hiện. Cái trạng thái nửa u mê, nửa tỉnh táo của con người nào đó trong gã từ đâu đã đẩy gã từng đêm ra đi lúc nửa đêm đến rình mò dưới nhà của Kumar và Quyên. Gã cũng không tự trả lời rành rọt các câu hỏi của cảnh sát Đức. Làm sao có thể hiểu được những kẻ tị nạn mà văn hóa và phong tục khác hẳn người Đức?! Những điều Phi có kể với họ nếu có mạch lạc đi nữa, cũng không thể cắt nghĩa từ đâu mà gã Châu Á này cứ tin là chiếc ảnh của người đàn bà xấu xí kia có một sức mạnh ghê gớm để có thể làm gã hoảng loạn tới như vậy! Không, gã không có một âm mưu nào hắc ám. Cảnh sát đã thẩm vấn, vặn vẹo tra hỏi gã vài tiếng, gã chỉ một mực khai rằng, gã thân gia đình Quyên, yêu đứa bé con tên Thanh Vân, nhưng không muốn làm phiền họ, nên chỉ tới đó để chờ cơ hội đứa trẻ ra ban công hay trên cửa sổ mà nhìn nó tí thôi. Có vậy! Cảnh sát thì không tin điều đó rồi. Người ta đặt ra nhiều tình huống để lí giải sự có mặt của gã dưới ngôi nhà ấy, nhưng nếu đúng là gã thân với gia đình này và không có hiềm khích gì với họ, thì có thể xét về trạng thái tâm thần của gã có vấn đề và lập tức, sau dự đoán ấy, họ cần phải gọi điện cho Quyên để xác nhận xem mối quan hệ của gã với gia đình Quyên thế nào. Chuyện chỉ có như vậy, bởi vì không thể giam giữ quá lâu một người chưa có hành vi chuẩn bị tội phạm, ngoài cái lí do nghi ngờ gã đứng quá lâu và lặp lại tại một địa điểm cố định, song chưa gây ra bất cứ điều gì phiền toái tối ai. "Ông ta có vẻ mệt và cậy nhờ ông bà tới bảo lãnh"Viên cảnh sát nhờ Quyên dẫn Phi ra ô tô và giữ Kumar ở lại vài phút.
- Chúng tôi mong ông bà giúp đỡ anh ta. Dù không tìm thấy một tấc vũ khí nào trong người và đầy đủ giấy tờ, chúng tôi buộc phải giữ anh ta vài giờ để xem xét, nhằm bảo đảm an toàn trong khu vực chúng tôi quản lí. Là người quen thân của anh ấy, xin ông hãy đưa ông ta đi bệnh viện để bác sĩ xem xét trạng thái sức khỏe. Tôi nghĩ có vấn đề nào đó chăng?
Rõ ràng là Phi có vấn đề. Hai giờ đêm, Kumar và Quyên mới thấy Phi thoát ra khỏi trạng thái đờ đẫn, trở lại vẻ bình thường như hôm nào mới gặp lại. Trong yên tĩnh, tiếng Phi rành rọt chậm chạp đều đều kể về những gì đã xảy ra cho Quyên và Kumar nghe.Thì ra, đêm nào Phi cũng rơi vào trạng thái mê mê, tỉnh tỉnh, khi bất chợt nhìn thấy ánh mắt của Thị cứ nhìn gã "xoay xoáy từ trên ban thờ". "Tôi đã hạ ngay cái ảnh ấy sau một tuần. Nhưng khỏ quá, đêm nào dù không còn để ảnh ấy nữa, tôi vẫn thấy đôi mắt của bà ta. Mà đôi mắt ấy muôn trạng lắm. Đôi khi nó rất tha thiết và đâu đớn như hồi tụi tôi còn hạnh phúc bên nhau ở Việt Nam." - Phi vò mãi mái đầu đã rối tung lại rối thêm và đập lòng tay xuống bàn - "Có lúc lại nhìn rõ trong bóng tối, mắt bà ta cứ long lên, y như khi bà ta tức giận. Tôi sợ nhất khi bà ấy nhìn tôi rồi trợn ngược, hệt như đôi mắt tôi đã nhìn thấy sau lúc bà ta tự lao vào, cắm ngập trong lưỡi dao tôi cầm trên tay đêm ấy! Trời ơi. Sao bà ấy ghê gớm quá. Sống cũng hành hạ tôi mà tới khi chết vẫn trở về hành hạ tra tấn tôi như vậy!" Gã ôm đầu và thốt lên. "Tôi bỏ chạy khỏi nhà mỗi khi sự thể lặp lại từng đêm. Lao ra đường phố. Một bận lang thang thế nào lại dẫn tới nhà em. Tự nhiên, khi đứng ở gốc cây nhìn lên căn hộ, tôi cứ thấy rõ ràng mọi hình ảnh của em và Kumar cùng Thanh Vân chơi đùa, hoạt động, đi lại trong phòng và tôi bỗng tan đi cơn sợ hãi. Từ đó, mỗi khi bà ấy xuất hiện. Tôi đến đây cho tới khi bình tâm lại. Đến em, trở về ngủ được."Kumar và cả Quyên lắng nghe Phi kể. Câu chuyện thật hoang đường nhưng rõ ràng mọi cảm xúc của Phi khi thuật lại sự việc, trong sự việc là có thật. Làm sao gã có thể dối trá khi đôi mắt kia cứ nhìn thẳng vào cô mà nói. Trong lòng của Quyên khi đó trào dâng lòng thương xót Phi ghê gớm. Sao người ta lại có thể khổ sở như thế. Tự nhiên cô nắm lấy tay Phi. "Thôi khuya lắm rồi. Anh đừng về nhà nữa. Đêm nay anh ngủ ở dây." Kumar cũng nói y như Quyên. Họ mau chóng trải tấm ga xanh lên đi-văng phòng khách và lấy cho gã tấm chăn mỏng. May quá, có những ngày trước đây Quyên đau đầu và mất ngủ, cô nhớ, vẫn còn lại vài viên thuốc an thần hoạt dưỡng não mẹ cô gửi sang vẫn còn trong ngăn kéo thuốc. Cô bưng một li nước nóng cho Phi và lấy thuốc cho gã uống.
Nửa tiếng sau căn nhà yên ắng như chẳng có chuyện gì xảy ra. Khi đó Kumar mới rón rén từ phòng ngủ bước ra. Phi ngủ rồi! Trong đêm tối, dưới ánh sáng lờ mờ của đen ngủ, hình như Phi hơi mỉm cười, mắt nhắm và rò ràng nghe rõ tiếng Phi thở nhẹ.
Quyên lại không ngủ. Cô thao thức tới hơn giờ nữa. Trời ơi, Phi tới đây trong trạng thái ấy, lại điều khiển chiếc xe mà với tốc độ 50 cây số giờ thì việc gì sẽ xảy ra, nếu anh ta đâm vào một vật nào đó chuyển động trên đường. Trong đầu cô, hiện lên hình ảnh hôm nào trong cô nghĩ về tai nạn của Dũng. Chiếc xe lộn nhào và chiếc cáng đẫm máu.
Có thực có một thế giới tâm linh không? Nếu có thì người ta sống ác mà chết đi làm ma cũng ác thế ư? Hay là con người ta, khi giết người, vô tình hay hữu ý, mỗi nước có thể có những luật lệ khác nhau để tòa án xử phạt, nhưng dù luật lệ có xử mức độ ra sao thì không có tòa án nào bằng tòa án của lương tâm! Có phải chăng chínhh điều đó dẫn Phi tới hoang tưởng như vậy? Lương tâm mỗi người ở đâu? Có phải chăng nó là một quá trình nhận thức trong một xã hội nhất định để ý thức rằng, có tội hay không có tội và, độ lớn của tội ác ra sao để sự tự suy nghĩ mà phán xét chính mình? Vậy Phi có tội không? Phi có tội thì cô có tội trong cái chết của Thị không? Dù sao chăng nữa, cô cũng liên quan Phi và phải có trách nhiệm với anh. Quyên quay sang Kumar: "Này anh đã ngủ chưa? Mai ta đưa Phi đi khám bệnh anh nhé!"...
Gió ngoài trời vẫn thổi. Những đám lá khô ơi là khô tùy theo độ lớn, nặng nhẹ quần tụ với nhau bên các vật vản trên đường phố. Có tiếng lách cánh nổ hay nứt của vỏ cây. Có lẽ sang xuân, những vết nứt sinh ra bởi mùa đông khắc nghiệt ấy là nơi dễ nhất để các mắt cây nhú lên thành những chồi xanh.
Ngay sớm sau đêm đó Quyên thuyết phục Phi để Kumar đưa ngay Phi tới khám bệnh và bác sĩ lập tức quyết định cho anh ta nhập viện. Người ta cũng chẳng khó khăn lắm khi phát hiện ra những vấn đề tổn thương khá lớn trong tâm hồn con người tóc đen nhỏ thó này. Bác sĩ trưởng Khoa tâm thần của bệnh viện hứa rằng, nếu gia đình kết hợp, chỉ tháng sau anh chàng này sẽ ra viện, làm Quyên thấy nhẹ cả lòng.
Vì thế, sểnh ra là Quyên giục Kumar ghé thăm Phi cho anh bớt cô quạnh. Chủ Nhật là bé Thanh Vân lại cùng cả nhà tới thăm Phi. Nó hát và múa, nhẩy lên cổ chú Phi mà đong đưa. Sức mạnh của thôi miên cũng thực là kì diệu khi kết hợp với những liệu pháp khác của y học tiên tiến giúp Phi thoát khỏi trạng thái trầm cảm, hoang tưởng. Anh ra viện nhanh hơn dự kiến ban đầu.
Buổi trưa ngày đón Phi về, họ tới một nhà hàng ven hồ Thuesse vui vẻ tới tận chiều. Bất ngờ quá, Phi Ngẫn lại đưa ra tờ giấy đọc tới dăm bài bài gọi là thơ. Ừ nghe cũng vần vần. Quyên khen gã có tâm hồn thi sĩ. Ai có ngờ rằng lời khen ấy làm Phi trở thành nhà thơ mới ghê chứ. Cuối năm đó, trong cuộc sinh hoạt Cộng đồng tít tận Havover, Phi dõng dạc đọc ba bài thơ lục bát của gã. Gã còn tuyên bố, những bài thơ ấy gã làm trong bệnh viện, giữa cơn mê như lên đồng và bảo, tớ sè in một tập thơ Lục bát lên đồng. Quả thật nửa năm sau, gã bỏ tiền in một tập thơ giấy trắng tinh úp bì dầy cứng. Chết cha, cái việc nhỏ ấy mà kết quả bất ngờ, vì sau khi tập thơ được tung ra trong cộng đồng quanh vùng, hỗn danh Phi Ngẫn bây giờ được cả vùng quên đi và, từ đấy họ trao cho gã một hồn danh mới ăm áp vinh dự: Phi Thi Sĩ.
Việc này Kumar không bàn ra tán vào. Anh biết gì về thơ Việt Nam mà bàn. Quyên thì bảo, để cho anh ấy làm thơ. Người ta nhiều bức xúc, suy nghĩ quá, thì cứ để người ta xả. Mà lục bát thì cả nước Việt ai chẳng thấm nhuyễn để viết ngay cửa miệng được dăm câu, nữa là con người giầu tình cảm như Phi.
Kumar bấm chuông. Cửa tự động rè rè mở. Phi ở tầng năm. Căn hộ có ban công vừa nhìn ra cánh đồng và con sông, lại có thể nhìn thẳng xuống cửa cầu thang căn nhà.
Phi thật bất ngờ khi Quyên và Kumar cùng cả Thanh Vân tới thăm gã. Gã xăng xái chạy đi pha nước. Lấy gói chíp và hộp đựng những viên kẹo socola hiệu Mecxi ròn tan cho Thanh Vân.
Câu chuyện ban đầu ấp úng tẻ nhạt. Họ nói với nhau về thời tiết tuần qua, về việc Thanh Vân đi nhà trẻ, về nạn thất nghiệp. Quyên chỉ yên lặng. Cô yên lặng quan sát gian phòng khách. Hình như tất cả vật dụng đều mua mới. Cô không biết, cửa hàng cũ sau khi Phi đi tù thì ai quản lí, nhưng cô không dám hỏi Phi điều ấy.
Để phá tan sự buồn tẻ của cuộc gặp gỡ, Kumar rụt rè hỏi, sao Phi lại ở khuất nẻo thế này. Theo anh, những người Việt xưa nay vốn hay quần tụ.
Phi dướn mắt nhìn Kumar. Gã hiểu câu hỏi của anh chàng da đen. Gã không trả lời ngay mà vào tủ bếp lôi ra chai rượu Goldweien ra đặt kịch trên bàn. Phi rót ra ba cốc lớn. Gã nhìn Quyên vẫn đăm đắm và lịch sự nâng li nói rất sến, y như diễn viên phim: "Xin mừng sắc đẹp và hạnh phúc của em!"
Cả ba người nhâm nhi rượu mà chẳng ai muốn nói gì trước. Uống tới hai cốc, khuôn mặt Phi ửng lên rồi tái đi.
Gã phá tan cái trầm lắng của buổi gặp gỡ và nói một hơi không nghỉ:
- Tại sao tôi chọn khu nhà tận cuối thành phố này đặc dân Đức xung quanh ư? Tôi chẳng dấu gì Kumar và Quyên cả. Bây giờ tôi đã là một người giầu có. Một kẻ có tiền như tôi hôm nay, so với người Đức chẳng bõ bèn gì, nhưng với cộng đồng Việt thì tôi hẳn là miếng mồi cho bất cứ kẻ thảo khấu nào đều nhòm ngó, thòm thèm.
Những người Việt khác, họ không như tôi, họ quần tụ như một nhóm, giống một thôn, một "cái làng" nho nhỏ của người Việt đã hình thành trên bao nhiêu nơi ở cái nước Đức này. Không! Tôi chọn cách của tôi. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ mình. Hai năm ở trong tù , ngẫm nghì lại nhiều điều xảy ra ở nới đây, tôi quyết định sống theo cách của riêng tôi. Những người Việt, trước nạn cướp phách từ những năm 90 tới 98, hay co cụm vào sống trong cùng một khu chung cư. Nhưng sự co cụm ấy hoàn toàn không có nghĩa là để tạo nên một sức mạnh tự vệ mà chỉ tạo nên tâm lí đỡ sợ hãi, hay giảm đi tâm lí sợ hãi, lo sợ bị hại thôi, chứ họ, khi co cụm như vậy, hoàn toàn không có ý thức tạo nên một sức mạnh từ sự tổ chức và kỉ luật, để khi ở chung với nhau, trở thành một quần thể mạnh, như một đơn vị phòng vệ tinh nhuệ đâu. Anh cứ để ý mà xem, những người Tầu lại khác. Họ quần tụ vì kinh doanh và buôn bán. Trong mối quan hệ làm ăn ấy đều có những điều mà chúng ta chẳng hiểu nổi, tạo nên một quần thể đoàn kết, bao bọc và thống nhất hơn chúng ta. Người Việt mình - gã quay sang nói với Quyên - dầu có ở chung vài chục gia đình với nhau thì vẫn mạnh ai nấy sống. Chẳng ai nghe ai cả. Sống ở trại tị nạn Kumar chắc biết rõ điều đó. Người Việt ở mọi nơi, không đoàn kết, manh mún và chia rẽ. Quyên mà sống lâu trong trại thì khắc rõ, nhiều nhóm dăm ba người hình thành, dăm ba người đồng hương co cụm lại thì rất dễ, nhưng trở thành một trại thống nhất, có một sự đoàn kết tương trợ thì hoàn toàn không có. Nói chi tới người Việt toàn thành phố, toàn nước Đức, toàn Châu Âu, trong thân phận kẻ tị nạn, hay rộng hơn là trong thân phận li quê không phân biệt.
Khác với chúng ta, bọn Thổ, bọn Tầu và cả bọn Hàn hay Nhật đều mạnh hơn tụi ta về vấn đề này. Ở tù hai năm, tôi đã nhận ra điều ấy khi được mục kích việc chăm sóc đồng bào, thăm hỏi đồng hương của họ trong tù. Kumar cứ xem đi, ở Đức này mỗi tỉnh có một Hội người Việt. Thậm chí một tỉnh như thành phố của bọn ta ở vài nơi, có tới vài Hội người Việt. Nhưng toàn nước Đức, hơn hai chục năm nay, không thể nào tập hợp được một Hội người Việt Nam Cộng hòa liên bang Đức, đại diện cho toàn dân đầu đen Việt Nam. Tôi ở chung với người Đức như thế này. Cửa sổ nào cũng có một cảnh sát canh chừng cho nhà tôi. Đó là các bà già Đức luôn túc trực bên cửa sổ bỏ rèm quan sát đường phố. Họ là những thanh tra cảnh sát hình sự tốt nhất không phải trả tiền. Kumar đứng ở cửa cầu thang, ngó nghiêng sớm nay như vậy là lọt vào tầm ngắm của họ rồi."
Ồ, hóa ra hoàn cảnh của Phi hoàn toàn thay đổi. Kumar và Quyên hết sức ngạc nhiên khi Phi nói với họ rằng, anh chẳng còn là một kẻ nghèo đói.
Thì ra Phi chẳng khó khăn gì về vật chất. Gã ra tù, nhờ luật sư can thiệp đã được nhận lại toàn bộ bất động sản và tiền trong các tài khoản của Thị. Gã điềm nhiên nói, thật ra số tiền ấy chẳng phải của tôi. Nhưng đương nhiên tôi vẫn là chồng của Thị. Tôi có quyền nhận nó sẽ xử dụng nó theo sự suy tính của tôi.
Nhìn ánh mặt ngạc nhiên của Kumar và Quyên, gã xua tay: "Tôi không ăn tàn phá hại. Một kẻ như tôi, chịu đựng biết bao nhục nhã, tôi có quyền được sống cho ra trò, dù chỉ dăm năm nữa, nhưng tôi cũng biết sợ." Gã chỉ cho Quyên và Kumar cái bàn thờ ở giữa nhà và nói hết sức cẩn trọng: "Bà ấy thực chẳng ra gì với tôi. Nhưng bà ấy đã mất rồi. Dầu sao tôi cũng đã có tội, dù là tội không cố sát. Tôi đã mời thầy chùa về đây lập bàn thờ cho bà ấy. Làm lễ giải oan cho bà ấy. Khổ, tôi vẫn rất sợ người đàn bà ấy cả khi sống và khi chết." Gã cúi đầu xuống. Điệu bộ ủ rũ: "Tháng đầu tiên tôi vẫn để ảnh bà ta trên ban thờ. Nhưng mỗi tối nằm xuống mà tôi vẫn cảm thấy như mình nhìn rõ tấm ảnh. Tôi đã hạ xuống nhưng thực là bát hương lớn kia là của tôi thờ bà ấy" Phi nói thật, gã nhắc tới Thị mà bàn tay cầm cốc rượu vẫn run run.
Trong con mắt Quyên khi đó, con người Phi thật đa dạng. Anh tỏ ra từng trải, khá hơn nhiều so với Phi ngày xưa ở quán ăn, khi đã trải qua hai năm trong tù. Nom rắn rỏi và phong trần, tính toán để tự vệ thật khôn ngoan, nhưng dường như với vợ cũ, anh vẫn không thoát khỏi sự kiềm tỏa, nỗi sợ sệt ám ảnh cả quá khứ lẫn nhận thức về tâm linh hiện tại.
- Anh cứ kể tiếp đi? Quyên tò mò nói.
- Tôi đã gửi về nhà cho mẹ của Thị một số tiền lớn đủ để mẹ cô ấy mua một ngôi nhà đàng hoàng ở thị xã. Sắp tới tôi sẽ mua một cửa hàng ăn ở đây. Sống ở đây đã thật buồn chán lắm, mà ăn không ngồi rồi thì buồn chán gấp bội. Số tiền còn lại tôi giúp đỡ những người đói khổ có lẽ đấy là cách tốt nhất để tự tôi cứu rỗi. Bố tôi vừa viết thư sang bảo rằng: "Của mình ăn no, của người ăn đẹt." Của lả, tiền bạc không phải của mình làm ra, chắc chắn chẳng lâu bền mà tai họa. Sống trong tù hai năm, nghe bao nhiêu kẻ tội phạm kể về họ, tôi nhận ra, người ta mắc vào tội lỗi đều do lòng tham khôn cùng của họ.
Câu chuyện lại diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn khác. Kumar và Quyên đều lo lắng cho Phi mà tới thăm gã, nhưng gã lại hỏi han và lo lắng cho hoàn cảnh thất nghiệp của hai người. Gã gợi ý, tại sao Kumar và Quyên không dựng một cửa hàng Imbis ở góc phố X, nơi chưa có một người Việt Nam nào mở quán mì sào.
- Quyên đừng không lo về chuyện tiền bạc. Tôi có thể cho hai người mượn ngay năm mươi ngàn Euro.- Phi nói bình thản khi quyên bảo, vợ chồng cô không đào đâu ra số tiền lớn như vậy để mở quán.
Kumar và Quyên nhìn nhau. Sự thể thật bất ngờ. Cả hai đều không nghĩ rằng Phi có thể rộng rãi tới vậy.
Ngay cả tối hôm đó và tận mấy ngày sau, chuyện Phi tỏ ý việc cho họ vay tiền vẫn là một đề tài buộc cả hai phải cân nhắc và suy nghĩ.
Chủ nhật sau, Phi lại tới họ. Gã lái chiếc BMV giống y hệt như năm nào Y lái chở Thị đi kiểm tra quán. Gã tỏ ra thật tâm, không hề vụ lợi, hay mua chuộc gì Quyên, khi trình bầy với Kumar rằng, đó cũng là cách làm phúc để chuộc lại bao lỗi lầm của gã.
Tối Chủ Nhật, Kumar và Quyên bàn với nhau một lần nữa, cuối cùng họ vẫn quyết định không vay số tiền ấy của Phi.
Kumar bảo: "Chúng ta không thể dám chắc việc kinh doanh ra sao, nếu như thất bại thì việc hoàn trả tiền nợ quá lớn, năm mươi ngàn Euro của Phi, sẽ không bao giờ thực hiện được." Đó là lí do duy nhất để họ khéo léo từ chối ý kiến đầy thiện chí của Phi vào thứ ba tuần sau.
Nhìn sắc thái bên ngoài và cách ứng xử, trò chuyện của Phi ở cái buổi Quyên và Kumar gặp gã, ai cũng có thể hoàn toàn tin rằng, Phi đang có cuộc sống bình thường. Quyên cũng nghĩ như thế và cô cũng có cảm giác an lòng sau buổi tới thăm Phi.
Nhưng thật bất ngờ, khi trong đêm, sau cuộc gặp mặt của ba người hai ba tuần gì đó, Kumar nhận được cú điện của đồn cảnh sát địa phương gọi đến. Quyên và Kumar tất tưởi tới đồn. Hóa ra, những người Đức hay ngồi sau bức rèm trong cửa sổ đã phát hiện, nhiều đêm rồi có một gã Châu Á hay "Rình mò bên ngôi nhà của một cặp vợ chồng Phi Á". Cảnh sát theo dõi phát hiện ra gã chính là người vừa mãn hạn tù có tiền án trở về. Quyên hoàn toàn sững sờ khi trông thấy bộ mặt thiểu não, đôi mắt vô hồn của Phi khi anh bị một cảnh sát dẫn ra trước mặt cô và Kumar. Phi thực sự biến thành một kẻ khác. Nom anh ta rõ thảm hại. Khuy áo sơ mi cuối cùng đứt tung. Cái áo khoác nhầu và sộc sệch. Mái tóc vẫn chải sóng sánh, phun keo, giờ đây rối tung, mất hết nếp chải, như gã vừa đi mưa về hay vừa uống quá say ở tiệm rượu bước ra. Phi đã trải qua điều gì mà mất hết cả sức lực thế kia? - Quyên thoáng tự hỏi.
- Ông bà có quen biết người này?Dường như có ai đó bắt nhịp để Quyên và Kumar cùng trả lời: "Vâng!" "Có việc gì xảy ra vậy thưa ông cảnh sát?" Quyên quay mặt sang hỏi viên sĩ quan trực ban.Phi không nói một lời nào. Gã bỗng thấy đau đớn vô cùng khi sự sợ hãi vô cớ đã biến mất ở giây phút đầu tiên chợt trông thấy Quyên xuất hiện. Cái trạng thái nửa u mê, nửa tỉnh táo của con người nào đó trong gã từ đâu đã đẩy gã từng đêm ra đi lúc nửa đêm đến rình mò dưới nhà của Kumar và Quyên. Gã cũng không tự trả lời rành rọt các câu hỏi của cảnh sát Đức. Làm sao có thể hiểu được những kẻ tị nạn mà văn hóa và phong tục khác hẳn người Đức?! Những điều Phi có kể với họ nếu có mạch lạc đi nữa, cũng không thể cắt nghĩa từ đâu mà gã Châu Á này cứ tin là chiếc ảnh của người đàn bà xấu xí kia có một sức mạnh ghê gớm để có thể làm gã hoảng loạn tới như vậy! Không, gã không có một âm mưu nào hắc ám. Cảnh sát đã thẩm vấn, vặn vẹo tra hỏi gã vài tiếng, gã chỉ một mực khai rằng, gã thân gia đình Quyên, yêu đứa bé con tên Thanh Vân, nhưng không muốn làm phiền họ, nên chỉ tới đó để chờ cơ hội đứa trẻ ra ban công hay trên cửa sổ mà nhìn nó tí thôi. Có vậy! Cảnh sát thì không tin điều đó rồi. Người ta đặt ra nhiều tình huống để lí giải sự có mặt của gã dưới ngôi nhà ấy, nhưng nếu đúng là gã thân với gia đình này và không có hiềm khích gì với họ, thì có thể xét về trạng thái tâm thần của gã có vấn đề và lập tức, sau dự đoán ấy, họ cần phải gọi điện cho Quyên để xác nhận xem mối quan hệ của gã với gia đình Quyên thế nào. Chuyện chỉ có như vậy, bởi vì không thể giam giữ quá lâu một người chưa có hành vi chuẩn bị tội phạm, ngoài cái lí do nghi ngờ gã đứng quá lâu và lặp lại tại một địa điểm cố định, song chưa gây ra bất cứ điều gì phiền toái tối ai. "Ông ta có vẻ mệt và cậy nhờ ông bà tới bảo lãnh"Viên cảnh sát nhờ Quyên dẫn Phi ra ô tô và giữ Kumar ở lại vài phút.
- Chúng tôi mong ông bà giúp đỡ anh ta. Dù không tìm thấy một tấc vũ khí nào trong người và đầy đủ giấy tờ, chúng tôi buộc phải giữ anh ta vài giờ để xem xét, nhằm bảo đảm an toàn trong khu vực chúng tôi quản lí. Là người quen thân của anh ấy, xin ông hãy đưa ông ta đi bệnh viện để bác sĩ xem xét trạng thái sức khỏe. Tôi nghĩ có vấn đề nào đó chăng?
Rõ ràng là Phi có vấn đề. Hai giờ đêm, Kumar và Quyên mới thấy Phi thoát ra khỏi trạng thái đờ đẫn, trở lại vẻ bình thường như hôm nào mới gặp lại. Trong yên tĩnh, tiếng Phi rành rọt chậm chạp đều đều kể về những gì đã xảy ra cho Quyên và Kumar nghe.Thì ra, đêm nào Phi cũng rơi vào trạng thái mê mê, tỉnh tỉnh, khi bất chợt nhìn thấy ánh mắt của Thị cứ nhìn gã "xoay xoáy từ trên ban thờ". "Tôi đã hạ ngay cái ảnh ấy sau một tuần. Nhưng khỏ quá, đêm nào dù không còn để ảnh ấy nữa, tôi vẫn thấy đôi mắt của bà ta. Mà đôi mắt ấy muôn trạng lắm. Đôi khi nó rất tha thiết và đâu đớn như hồi tụi tôi còn hạnh phúc bên nhau ở Việt Nam." - Phi vò mãi mái đầu đã rối tung lại rối thêm và đập lòng tay xuống bàn - "Có lúc lại nhìn rõ trong bóng tối, mắt bà ta cứ long lên, y như khi bà ta tức giận. Tôi sợ nhất khi bà ấy nhìn tôi rồi trợn ngược, hệt như đôi mắt tôi đã nhìn thấy sau lúc bà ta tự lao vào, cắm ngập trong lưỡi dao tôi cầm trên tay đêm ấy! Trời ơi. Sao bà ấy ghê gớm quá. Sống cũng hành hạ tôi mà tới khi chết vẫn trở về hành hạ tra tấn tôi như vậy!" Gã ôm đầu và thốt lên. "Tôi bỏ chạy khỏi nhà mỗi khi sự thể lặp lại từng đêm. Lao ra đường phố. Một bận lang thang thế nào lại dẫn tới nhà em. Tự nhiên, khi đứng ở gốc cây nhìn lên căn hộ, tôi cứ thấy rõ ràng mọi hình ảnh của em và Kumar cùng Thanh Vân chơi đùa, hoạt động, đi lại trong phòng và tôi bỗng tan đi cơn sợ hãi. Từ đó, mỗi khi bà ấy xuất hiện. Tôi đến đây cho tới khi bình tâm lại. Đến em, trở về ngủ được."Kumar và cả Quyên lắng nghe Phi kể. Câu chuyện thật hoang đường nhưng rõ ràng mọi cảm xúc của Phi khi thuật lại sự việc, trong sự việc là có thật. Làm sao gã có thể dối trá khi đôi mắt kia cứ nhìn thẳng vào cô mà nói. Trong lòng của Quyên khi đó trào dâng lòng thương xót Phi ghê gớm. Sao người ta lại có thể khổ sở như thế. Tự nhiên cô nắm lấy tay Phi. "Thôi khuya lắm rồi. Anh đừng về nhà nữa. Đêm nay anh ngủ ở dây." Kumar cũng nói y như Quyên. Họ mau chóng trải tấm ga xanh lên đi-văng phòng khách và lấy cho gã tấm chăn mỏng. May quá, có những ngày trước đây Quyên đau đầu và mất ngủ, cô nhớ, vẫn còn lại vài viên thuốc an thần hoạt dưỡng não mẹ cô gửi sang vẫn còn trong ngăn kéo thuốc. Cô bưng một li nước nóng cho Phi và lấy thuốc cho gã uống.
Nửa tiếng sau căn nhà yên ắng như chẳng có chuyện gì xảy ra. Khi đó Kumar mới rón rén từ phòng ngủ bước ra. Phi ngủ rồi! Trong đêm tối, dưới ánh sáng lờ mờ của đen ngủ, hình như Phi hơi mỉm cười, mắt nhắm và rò ràng nghe rõ tiếng Phi thở nhẹ.
Quyên lại không ngủ. Cô thao thức tới hơn giờ nữa. Trời ơi, Phi tới đây trong trạng thái ấy, lại điều khiển chiếc xe mà với tốc độ 50 cây số giờ thì việc gì sẽ xảy ra, nếu anh ta đâm vào một vật nào đó chuyển động trên đường. Trong đầu cô, hiện lên hình ảnh hôm nào trong cô nghĩ về tai nạn của Dũng. Chiếc xe lộn nhào và chiếc cáng đẫm máu.
Có thực có một thế giới tâm linh không? Nếu có thì người ta sống ác mà chết đi làm ma cũng ác thế ư? Hay là con người ta, khi giết người, vô tình hay hữu ý, mỗi nước có thể có những luật lệ khác nhau để tòa án xử phạt, nhưng dù luật lệ có xử mức độ ra sao thì không có tòa án nào bằng tòa án của lương tâm! Có phải chăng chínhh điều đó dẫn Phi tới hoang tưởng như vậy? Lương tâm mỗi người ở đâu? Có phải chăng nó là một quá trình nhận thức trong một xã hội nhất định để ý thức rằng, có tội hay không có tội và, độ lớn của tội ác ra sao để sự tự suy nghĩ mà phán xét chính mình? Vậy Phi có tội không? Phi có tội thì cô có tội trong cái chết của Thị không? Dù sao chăng nữa, cô cũng liên quan Phi và phải có trách nhiệm với anh. Quyên quay sang Kumar: "Này anh đã ngủ chưa? Mai ta đưa Phi đi khám bệnh anh nhé!"...
Gió ngoài trời vẫn thổi. Những đám lá khô ơi là khô tùy theo độ lớn, nặng nhẹ quần tụ với nhau bên các vật vản trên đường phố. Có tiếng lách cánh nổ hay nứt của vỏ cây. Có lẽ sang xuân, những vết nứt sinh ra bởi mùa đông khắc nghiệt ấy là nơi dễ nhất để các mắt cây nhú lên thành những chồi xanh.
Ngay sớm sau đêm đó Quyên thuyết phục Phi để Kumar đưa ngay Phi tới khám bệnh và bác sĩ lập tức quyết định cho anh ta nhập viện. Người ta cũng chẳng khó khăn lắm khi phát hiện ra những vấn đề tổn thương khá lớn trong tâm hồn con người tóc đen nhỏ thó này. Bác sĩ trưởng Khoa tâm thần của bệnh viện hứa rằng, nếu gia đình kết hợp, chỉ tháng sau anh chàng này sẽ ra viện, làm Quyên thấy nhẹ cả lòng.
Vì thế, sểnh ra là Quyên giục Kumar ghé thăm Phi cho anh bớt cô quạnh. Chủ Nhật là bé Thanh Vân lại cùng cả nhà tới thăm Phi. Nó hát và múa, nhẩy lên cổ chú Phi mà đong đưa. Sức mạnh của thôi miên cũng thực là kì diệu khi kết hợp với những liệu pháp khác của y học tiên tiến giúp Phi thoát khỏi trạng thái trầm cảm, hoang tưởng. Anh ra viện nhanh hơn dự kiến ban đầu.
Buổi trưa ngày đón Phi về, họ tới một nhà hàng ven hồ Thuesse vui vẻ tới tận chiều. Bất ngờ quá, Phi Ngẫn lại đưa ra tờ giấy đọc tới dăm bài bài gọi là thơ. Ừ nghe cũng vần vần. Quyên khen gã có tâm hồn thi sĩ. Ai có ngờ rằng lời khen ấy làm Phi trở thành nhà thơ mới ghê chứ. Cuối năm đó, trong cuộc sinh hoạt Cộng đồng tít tận Havover, Phi dõng dạc đọc ba bài thơ lục bát của gã. Gã còn tuyên bố, những bài thơ ấy gã làm trong bệnh viện, giữa cơn mê như lên đồng và bảo, tớ sè in một tập thơ Lục bát lên đồng. Quả thật nửa năm sau, gã bỏ tiền in một tập thơ giấy trắng tinh úp bì dầy cứng. Chết cha, cái việc nhỏ ấy mà kết quả bất ngờ, vì sau khi tập thơ được tung ra trong cộng đồng quanh vùng, hỗn danh Phi Ngẫn bây giờ được cả vùng quên đi và, từ đấy họ trao cho gã một hồn danh mới ăm áp vinh dự: Phi Thi Sĩ.
Việc này Kumar không bàn ra tán vào. Anh biết gì về thơ Việt Nam mà bàn. Quyên thì bảo, để cho anh ấy làm thơ. Người ta nhiều bức xúc, suy nghĩ quá, thì cứ để người ta xả. Mà lục bát thì cả nước Việt ai chẳng thấm nhuyễn để viết ngay cửa miệng được dăm câu, nữa là con người giầu tình cảm như Phi.
* * *
Mùa xuân năm sau, những người Đức qua lại siêu thị Rial, rộng hơn mười ngàn mét vuông mới mở, thấy trên khoảnh đất đối diện bên kia đường, trước cửa hàng bán đồ câu cá, có hai người ngoại quốc lúi húi dựng trên mảnh đất, sau bức rào mắt cáo dăm cây cột. Vài ngày sau, một mái lều lợp mái nhựa mọc lên trước xe mooc Container màu trắng. Trên nóc Container ấy, dăm hôm nữa treo một tấm biển màu đỏ chói với hàng chữ da cam: Asia Imbiss.
Quán ăn nhanh đó đăng kí kinh doang tại Finanamt (13) thành phố và mang tên Kumar. Để có quán ăn nhanh này, phải kể tới công của Quyên. Số là đầu năm ấy, Quyên làm vệ sinh có dăm buổi cho chủ quán bán đồ câu cá trước siêu thị. Là người xởi lởi mau chuyện, Stepan chủ đất, cũng là chủ quán bán đồ câu, thương người đàn bà Châu Á xinh đẹp không có việc làm đã đồng ý cho Quyên thuê khoảnh đất bên hè của anh, cho phép họ dựng tại dó một quán ăn nhanh đặt trên xe mooc. Giá thuê tật rẻ như cho, ba trăm Euro một tháng. Kumar tính, toàn bộ chi phí mua một cái quán trên xe mooc của một người Việt, cách đó hai trăm cây, hết ba ngàn Euro. Anh và Quyên sẽ tự sơn sửa dựng lên cái quán ấy. Như vậy Quyên và anh không cần vay nợ ai.
Ngày mang chiếc Mooc về thật lúng túng, nếu không có Phi trợ giúp. Gã mượn ở đâu chiếc V.W mười hai chỗ, mũi cá mập có sẵn móc kéo. Không có Phi giúp kéo chiếc Wagenimbiss ấy, Kumar và Quyên sẽ phải tốn nửa ngàn bạc thuê người kéo về. Bởi vì lái xe có mooc không hề đơn giản, nhất là trên chiếc mooc ấy lại có bao nhiêu dụng cụ, đồ lề nhà bếp, thật nguy hiểm ở những đoạn cua.
Trước khi khai trương một tuần, Phi lại mang tới tặng cho họ một chiếc tủ lạnh và một chiếc tủ đá đựng thức ăn. Hai thứ đó Phi mua ngay bên siêu thị Rial. Việc đó làm Kumar hết sức ngỡ ngàng, cảm động. Anh cũng chẳng nói được một lời cám ơn Phi. Cứ nắm tay Phi lắc mãi. Nhưng trong thâm tâm, Kumar thực vô vàn biết ơn người bạn Việt Nam ấy. Bởi anh thừa biết rằng, chẳng người đàn ông nào có thể vô tư, khi hàng ngày thấy người đàn bà mình yêu hạnh phúc bên một người đàn ông khác. Rõ ràng, Phi vẫn yêu Quyên, nhưng tình yêu thật sự bao giờ chẳng có sự hy sinh
Hai tháng nữa từ ngày khai trương cửa hàng qua đi. Với Kumar, công việc chẳng bõ bèn, vất vả gì. Anh vốn đã từng quen trận mạc với nghề nặn bột, xào mì, lắc chảo v.v... Sớm sớm anh dậy từ năm giờ, đạp xe ra quán và ngâm mỳ, thái hành, thái thịt, tay năm, tay mười cho tới tận tám giờ sáng thì mọi việc đã hòm hòm. Quyên ra muộn hơn, bẩy giờ cô mới cho Thanh Vân ăn xong, cô tất tả đưa con gửi nhà trẻ và đạp xe ra tới quán đã gần tám giờ. Với Quyên, việc đứng cả ngày cô không sợ. Dù tuần lễ đầu tiên đôi chân cô mỏi nhừ, cứng đờ, tụ máu. Cũng ở vài tuần lề đầu tiên, cô hay luống cuống, mất cả bình tĩnh khi giờ ăn trưa tới, mỗi khi trong quán người xếp hàng rồng rắn đứng đợi, gọi vài món ăn khác nhau là có thể gây cho cô nhầm lẫn.
Kumar xào mỳ rất nhanh, những không thể nổi lửa hai chảo, khi mà họ kiên quyết làm đúng lời Phi dạy, phải xào từng đĩa mỳ cho khách, không sào một chảo mì lớn, để giữ chữ tín: "Với đĩa mỳ đậm đà, thịt gà trắng nõn, thơm phức mà chỉ quán của Kumar mới có." Chính vì như thế việc bán hàng lúc đông khách, mọi sự đôi khi cứ rối tung cả lên. Cứ chứng kiến vài buổi trưa mà xem, lúc thực khách cả dãy xếp hàng, sốt ruột chờ thời gian qua đi, mà thời gian ăn trưa của họ chỉ cho phép kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Người ta bảo rằng, tất cả các quán ăn nhanh của người Việt vào thời khắc buổi trưa, vợ chồng mà bán chung một quán là hay cãi nhau lắm cũng đúng, nếu như một trong hai người chậm chạp. May là Kumar rất đằm tính. Anh không bao giờ mắng nhặng lên khi Quyên đưa nhầm một món ăn cho khách. Quyên cũng cố gắng sao cho thao tác ngày một thành thục. Cô cũng không nôn nóng, khi cô tự ý thức rằng, nếu chậm chạp, vài khách hàng có thể bỏ đi. Công việc bán hàng mới mẻ quá, vất vả túi bụi đêm ngày Quyên không ngại. Cô chỉ buồn nhất là mái tóc từng ngày như nhuộm dầu ăn, không còn óng ả, lại bết vào. Mỗi chiều về gội đầu, cô hoảng sợ nhìn từng lọn tóc thi nhau rụng xuống sàn nhà tắm, dù ngày nào cô cũng chít một cái khăn và đội mũ bếp cẩn thận. Khốn nạn, làm cái nghề lắc chảo cực nhất là đang đứng bán hàng lại phải chạy ra khỏi quán, nhao lên xe Bus để đi mua một thứ rau nào đó bổ xung cho chế biến món ăn. Khi ấy cô tự biết, mùi Imbis trong người cô cứ nồng nồng tỏa ra, làm nhiều kẻ chung xe Bus đôi khi tỏ ý khó chịu tránh xa cô.
Họ thường đóng cửa đúng giờ đóng cửa của siêu thị, tức tám giờ tối. Kumar dọn dẹp xong để trở về với Thanh Vân thì cũng chín giờ. May mà các buổi chiều thường vắng khách, nên Quyên được về từ mười sáu giờ để đón Thanh Vân, chơi với nó một lát rồi hai mẹ con tắm táp, giặt rũ, cũng như nấu bữa tối rồi đợi Kumar trở về. Đó có lẽ là thời gian dù còn bận rộn, nhưng với Quyên, nó vẫn có ý nghĩa nhất, như một sự thư dãn trong một ngày, khi cô được vừa làm bếp hay giặt rũ vừa đùa chơi, nói chuyện với bé Thanh Vân. Có lẽ cũng chẳng có khi nào được thư dãn một cách tuyệt đối, vì ngay sau bữa ăn tối, sớm nhất bắt đầu từ hai mốt giờ ba mươi, là cả hai Kumar và Quyên đều đã mệt nhoài, vội lăn ra giường qua đêm, cho sớm hôm sau lặp lại một ngày mới y nguyên như vậy.
Mấy tháng trôi đi, nhiều người làm việc trong các công sở quanh đó bắt đầu trở thành khách hàng ruột của quán Kumar. Điều đó thật quan trọng, bởi vì nó ổn định về doanh số bán ra từng ngày, ổn định tương đối về lãi ròng của cửa hàng, mang về cho họ đều đều số tiền có thể tiết kiệm hàng tháng hai ba ngàn Euro.
Ngày mang chiếc Mooc về thật lúng túng, nếu không có Phi trợ giúp. Gã mượn ở đâu chiếc V.W mười hai chỗ, mũi cá mập có sẵn móc kéo. Không có Phi giúp kéo chiếc Wagenimbiss ấy, Kumar và Quyên sẽ phải tốn nửa ngàn bạc thuê người kéo về. Bởi vì lái xe có mooc không hề đơn giản, nhất là trên chiếc mooc ấy lại có bao nhiêu dụng cụ, đồ lề nhà bếp, thật nguy hiểm ở những đoạn cua.
Trước khi khai trương một tuần, Phi lại mang tới tặng cho họ một chiếc tủ lạnh và một chiếc tủ đá đựng thức ăn. Hai thứ đó Phi mua ngay bên siêu thị Rial. Việc đó làm Kumar hết sức ngỡ ngàng, cảm động. Anh cũng chẳng nói được một lời cám ơn Phi. Cứ nắm tay Phi lắc mãi. Nhưng trong thâm tâm, Kumar thực vô vàn biết ơn người bạn Việt Nam ấy. Bởi anh thừa biết rằng, chẳng người đàn ông nào có thể vô tư, khi hàng ngày thấy người đàn bà mình yêu hạnh phúc bên một người đàn ông khác. Rõ ràng, Phi vẫn yêu Quyên, nhưng tình yêu thật sự bao giờ chẳng có sự hy sinh
Hai tháng nữa từ ngày khai trương cửa hàng qua đi. Với Kumar, công việc chẳng bõ bèn, vất vả gì. Anh vốn đã từng quen trận mạc với nghề nặn bột, xào mì, lắc chảo v.v... Sớm sớm anh dậy từ năm giờ, đạp xe ra quán và ngâm mỳ, thái hành, thái thịt, tay năm, tay mười cho tới tận tám giờ sáng thì mọi việc đã hòm hòm. Quyên ra muộn hơn, bẩy giờ cô mới cho Thanh Vân ăn xong, cô tất tả đưa con gửi nhà trẻ và đạp xe ra tới quán đã gần tám giờ. Với Quyên, việc đứng cả ngày cô không sợ. Dù tuần lễ đầu tiên đôi chân cô mỏi nhừ, cứng đờ, tụ máu. Cũng ở vài tuần lề đầu tiên, cô hay luống cuống, mất cả bình tĩnh khi giờ ăn trưa tới, mỗi khi trong quán người xếp hàng rồng rắn đứng đợi, gọi vài món ăn khác nhau là có thể gây cho cô nhầm lẫn.
Kumar xào mỳ rất nhanh, những không thể nổi lửa hai chảo, khi mà họ kiên quyết làm đúng lời Phi dạy, phải xào từng đĩa mỳ cho khách, không sào một chảo mì lớn, để giữ chữ tín: "Với đĩa mỳ đậm đà, thịt gà trắng nõn, thơm phức mà chỉ quán của Kumar mới có." Chính vì như thế việc bán hàng lúc đông khách, mọi sự đôi khi cứ rối tung cả lên. Cứ chứng kiến vài buổi trưa mà xem, lúc thực khách cả dãy xếp hàng, sốt ruột chờ thời gian qua đi, mà thời gian ăn trưa của họ chỉ cho phép kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Người ta bảo rằng, tất cả các quán ăn nhanh của người Việt vào thời khắc buổi trưa, vợ chồng mà bán chung một quán là hay cãi nhau lắm cũng đúng, nếu như một trong hai người chậm chạp. May là Kumar rất đằm tính. Anh không bao giờ mắng nhặng lên khi Quyên đưa nhầm một món ăn cho khách. Quyên cũng cố gắng sao cho thao tác ngày một thành thục. Cô cũng không nôn nóng, khi cô tự ý thức rằng, nếu chậm chạp, vài khách hàng có thể bỏ đi. Công việc bán hàng mới mẻ quá, vất vả túi bụi đêm ngày Quyên không ngại. Cô chỉ buồn nhất là mái tóc từng ngày như nhuộm dầu ăn, không còn óng ả, lại bết vào. Mỗi chiều về gội đầu, cô hoảng sợ nhìn từng lọn tóc thi nhau rụng xuống sàn nhà tắm, dù ngày nào cô cũng chít một cái khăn và đội mũ bếp cẩn thận. Khốn nạn, làm cái nghề lắc chảo cực nhất là đang đứng bán hàng lại phải chạy ra khỏi quán, nhao lên xe Bus để đi mua một thứ rau nào đó bổ xung cho chế biến món ăn. Khi ấy cô tự biết, mùi Imbis trong người cô cứ nồng nồng tỏa ra, làm nhiều kẻ chung xe Bus đôi khi tỏ ý khó chịu tránh xa cô.
Họ thường đóng cửa đúng giờ đóng cửa của siêu thị, tức tám giờ tối. Kumar dọn dẹp xong để trở về với Thanh Vân thì cũng chín giờ. May mà các buổi chiều thường vắng khách, nên Quyên được về từ mười sáu giờ để đón Thanh Vân, chơi với nó một lát rồi hai mẹ con tắm táp, giặt rũ, cũng như nấu bữa tối rồi đợi Kumar trở về. Đó có lẽ là thời gian dù còn bận rộn, nhưng với Quyên, nó vẫn có ý nghĩa nhất, như một sự thư dãn trong một ngày, khi cô được vừa làm bếp hay giặt rũ vừa đùa chơi, nói chuyện với bé Thanh Vân. Có lẽ cũng chẳng có khi nào được thư dãn một cách tuyệt đối, vì ngay sau bữa ăn tối, sớm nhất bắt đầu từ hai mốt giờ ba mươi, là cả hai Kumar và Quyên đều đã mệt nhoài, vội lăn ra giường qua đêm, cho sớm hôm sau lặp lại một ngày mới y nguyên như vậy.
Mấy tháng trôi đi, nhiều người làm việc trong các công sở quanh đó bắt đầu trở thành khách hàng ruột của quán Kumar. Điều đó thật quan trọng, bởi vì nó ổn định về doanh số bán ra từng ngày, ổn định tương đối về lãi ròng của cửa hàng, mang về cho họ đều đều số tiền có thể tiết kiệm hàng tháng hai ba ngàn Euro.
* * *
Thời gian vùn vụt trôi đi.
Thanh Vân đã tám tuổi. Nó đi học lớp hai ở trường ngay gần nhà và có thể hát rất sành điệu nhiều bài hát tiếng Đức và tiếng Anh.
Sáu năm rồi, Quyên đã có thể đứng bán hàng một mình chẳng cần Kumar phụ giúp. Cô cũng nhận ra bao nhiêu điều mà nhiều khi có giầu tưởng tượng tới mấy, ở Hà Nội cô cũng không thể hiểu rõ cuộc sống của những người Việt kiếm sống và sinh hoạt ở nước Đức như thế nào. Việc bán hàng ăn thì cô rành quá rồi, và sáu năm lăn lộn ấy, cô cũng biết thêm rằng, những người Việt, người Pakitang, Thổ bán quần áo lang thang vất vả ra sao mới có thể có được đồng ra đồng vào.
Năm ngoái Hội chợ thành phố mở ngay cửa Siêu thị Rial. Ba bốn người Việt đồng hương của cô từ thành phố nào chạy về đấy dựng lều bầy bàn bán cả trăm mặt hàng áo quần treo phất pha phất phới. Cô làm quen với một thanh niên rất trẻ từ Nghệ Tĩnh chạy sang đây với bà chị của cậu và làm chân phụ bán hàng. Trời lạnh âm hai mươi độ. Cậu bé ăn mặc ấm nhưng lại đi đôi giầy thể thao. Được ba hôm cậu kêu đau chân. Ăn trưa ở quán Quyên, cậu thanh niên hơ nhờ đôi chân lên lò sưởi bằng gas của Quyên đặt trước quầy cho khách đỡ lạnh. Đôi tất của cậu ngùn ngụt bốc hơi và bốc cháy trong chớp mắt mà cậu ta không biết. Bàn chân cậu dầm trong băng tuyết từ bốn giờ sớm tới trưa trở nên quá tê cứng, mất hết cả cảm giác. Một thực khách người Đức, lão già Stepan bảo với Quyên, những người Á Châu chưa có kinh nghiệm sống với băng tuyết, chủ quan để chân lạnh như thế vài trận là sẽ bại thận. Nếu không thần kinh thực vật cũng hư hỏng sinh ra bệnh đau nhức khắp lưng. Nửa năm sau, rất tình cờ, Quyên lại gặp cái quầy hàng của cô chị cậu thanh niên kia. Không thấy người bạn trẻ, Quyên hỏi thăm. Hóa ra cậu ấy đã về nước. "Tâm. Thanh niên ấy bị hoại thư một chân sau mùa đông năm ấy. Nó bị cắt một bàn chân và về Việt Nam rồi."
Quyên buồn cả ngày hôm đó.
"Như nhau cả thôi, ở đây mỗi kẻ tha hương, để đổi lấy những đồng bạc ngoại tệ mạnh đều phải trả giá , kẻ thì cho đi hạnh phúc vốn mong manh, nhận lấy những điều còn chắp vá ong manh hơn, kẻ thì trả giá bởi vì sự hiểu biết thiếu hổng về trăm ngàn kĩ năng sống trên xứ lạ cần có, tỉ như luật pháp, văn hóa, khí hậu , thời tiết và cả những quan hệ giữa các dân tộc cần hiểu biết sâu sắc trong cái thể giới vốn không ít cạm bẫy"
Hai năm sau ngày mở quán, Kumar mua một chiếc xe VW Gold. Chiếc xe mới chạy được tám chục ngàn cây. Ô tô còn thơm mùi ghế nệm. Sớm Chủ Nhật, cả nhà leo lên chiếc xe mới mua, chạy một vòng quanh thành phố, đi về phía những cánh đồng trồng bát ngát hoa bạch dương, cải và lác đác lúa mì. Cuộc đời bắt đầu sáng ra, Quyên nhìn ra cửa xe nghĩ. Giữa năm ấy, Quyên cũng thi đỗ bằng lái xe. Thế là cô có thể tự lái xe đi làm hàng ngày mỗi khi vắng Kumar, dù mùa đông cũng chẳng lo giá rét.
Việc buôn bán Imbiss cũng ngày một hanh thông, thu nhập luôn ổn định làm cho Quyên thấy cuộc sống dễ thở hơn! Có đồng ra đồng vào, đôi khi cô cứ tủm tỉm cười một mình.
Thanh Vân đã tám tuổi. Nó đi học lớp hai ở trường ngay gần nhà và có thể hát rất sành điệu nhiều bài hát tiếng Đức và tiếng Anh.
Sáu năm rồi, Quyên đã có thể đứng bán hàng một mình chẳng cần Kumar phụ giúp. Cô cũng nhận ra bao nhiêu điều mà nhiều khi có giầu tưởng tượng tới mấy, ở Hà Nội cô cũng không thể hiểu rõ cuộc sống của những người Việt kiếm sống và sinh hoạt ở nước Đức như thế nào. Việc bán hàng ăn thì cô rành quá rồi, và sáu năm lăn lộn ấy, cô cũng biết thêm rằng, những người Việt, người Pakitang, Thổ bán quần áo lang thang vất vả ra sao mới có thể có được đồng ra đồng vào.
Năm ngoái Hội chợ thành phố mở ngay cửa Siêu thị Rial. Ba bốn người Việt đồng hương của cô từ thành phố nào chạy về đấy dựng lều bầy bàn bán cả trăm mặt hàng áo quần treo phất pha phất phới. Cô làm quen với một thanh niên rất trẻ từ Nghệ Tĩnh chạy sang đây với bà chị của cậu và làm chân phụ bán hàng. Trời lạnh âm hai mươi độ. Cậu bé ăn mặc ấm nhưng lại đi đôi giầy thể thao. Được ba hôm cậu kêu đau chân. Ăn trưa ở quán Quyên, cậu thanh niên hơ nhờ đôi chân lên lò sưởi bằng gas của Quyên đặt trước quầy cho khách đỡ lạnh. Đôi tất của cậu ngùn ngụt bốc hơi và bốc cháy trong chớp mắt mà cậu ta không biết. Bàn chân cậu dầm trong băng tuyết từ bốn giờ sớm tới trưa trở nên quá tê cứng, mất hết cả cảm giác. Một thực khách người Đức, lão già Stepan bảo với Quyên, những người Á Châu chưa có kinh nghiệm sống với băng tuyết, chủ quan để chân lạnh như thế vài trận là sẽ bại thận. Nếu không thần kinh thực vật cũng hư hỏng sinh ra bệnh đau nhức khắp lưng. Nửa năm sau, rất tình cờ, Quyên lại gặp cái quầy hàng của cô chị cậu thanh niên kia. Không thấy người bạn trẻ, Quyên hỏi thăm. Hóa ra cậu ấy đã về nước. "Tâm. Thanh niên ấy bị hoại thư một chân sau mùa đông năm ấy. Nó bị cắt một bàn chân và về Việt Nam rồi."
Quyên buồn cả ngày hôm đó.
"Như nhau cả thôi, ở đây mỗi kẻ tha hương, để đổi lấy những đồng bạc ngoại tệ mạnh đều phải trả giá , kẻ thì cho đi hạnh phúc vốn mong manh, nhận lấy những điều còn chắp vá ong manh hơn, kẻ thì trả giá bởi vì sự hiểu biết thiếu hổng về trăm ngàn kĩ năng sống trên xứ lạ cần có, tỉ như luật pháp, văn hóa, khí hậu , thời tiết và cả những quan hệ giữa các dân tộc cần hiểu biết sâu sắc trong cái thể giới vốn không ít cạm bẫy"
Hai năm sau ngày mở quán, Kumar mua một chiếc xe VW Gold. Chiếc xe mới chạy được tám chục ngàn cây. Ô tô còn thơm mùi ghế nệm. Sớm Chủ Nhật, cả nhà leo lên chiếc xe mới mua, chạy một vòng quanh thành phố, đi về phía những cánh đồng trồng bát ngát hoa bạch dương, cải và lác đác lúa mì. Cuộc đời bắt đầu sáng ra, Quyên nhìn ra cửa xe nghĩ. Giữa năm ấy, Quyên cũng thi đỗ bằng lái xe. Thế là cô có thể tự lái xe đi làm hàng ngày mỗi khi vắng Kumar, dù mùa đông cũng chẳng lo giá rét.
Việc buôn bán Imbiss cũng ngày một hanh thông, thu nhập luôn ổn định làm cho Quyên thấy cuộc sống dễ thở hơn! Có đồng ra đồng vào, đôi khi cô cứ tủm tỉm cười một mình.
Đăng ngày 22/11/2008
|