Tác giả: Xuân Đức
Xuanduc.vn : Nhiều bạn nhắn đến đề nghị tôi đăng thêm văn xuôi và kịch bản để cho trang web thêm phong phú. Tôi cũng rất muốn vậy. Nhưng thú thật quá ngại nhập bài. Gõ thơ thì nhanh, chứ ngồi lọ mọ gõ cho được một kịch bản..nó khổ quá. Tuy nhiên để vui lòng mọi người, từ nay tôi sẽ cố gắng ( thưa thưa thôi ) đăng thêm vài trang văn xuôi.
Bài viết dưới đây tôi viết cách đây trên 12 năm. Quảng Trị bây giờ đã khác lắm rồi. Tuy nhiên những điều tôi nghĩ dạo ấy không phải đến nay đã hoàn toàn thay đổi. Tôi đăng lại như là chút ký ức của một giai đoạn trở trăn cùng mảnh đất này.
Đăng ngày 17/07/2008
Xuanduc.vn : Nhiều bạn nhắn đến đề nghị tôi đăng thêm văn xuôi và kịch bản để cho trang web thêm phong phú. Tôi cũng rất muốn vậy. Nhưng thú thật quá ngại nhập bài. Gõ thơ thì nhanh, chứ ngồi lọ mọ gõ cho được một kịch bản..nó khổ quá. Tuy nhiên để vui lòng mọi người, từ nay tôi sẽ cố gắng ( thưa thưa thôi ) đăng thêm vài trang văn xuôi.
Bài viết dưới đây tôi viết cách đây trên 12 năm. Quảng Trị bây giờ đã khác lắm rồi. Tuy nhiên những điều tôi nghĩ dạo ấy không phải đến nay đã hoàn toàn thay đổi. Tôi đăng lại như là chút ký ức của một giai đoạn trở trăn cùng mảnh đất này.
Đánh giá bước đi của một vùng đất cũng như đánh giá sự trưởng thành của một con người, có thể có hai cách so sánh. So sánh với chính mình trước đó và so sánh bạn bè có cảch ngộ giống mình. Nhận định sự phát triển của Quảng Trị về kinh tế xã hội sau sáu năm lập laj tỉnh, chúng tôi thường nói, nếu so sánh với chính mình thì Quảng Trị đã thật sự có những bước tiến nhanh, có mặt, có việc là tiến vượt bậc. Nhưng, nếu so với cả nước thì Quảng Trị vẫn là một tỉnh nghèo, chậm phát triển, là một trong những tỉnh khó khăn nhất. Chúng tôi đã tranh luận với nhau nhiều lần về hai cách so sánh này. Bởi nếu chỉ tự so sánh với chính mình mà không thấy được nhịp độ phát triển của các vùng, các địa phương nhất là những địa phương có cùng cảnh ngộ thì chúng ta rất dễ rơi vào nguy cơ tụt hậu. Nhưng lẽ nào lại coi thường việc tự so sánh với chính mình, không tự biết mình xuất phát từ đâu, đã đi qua được mấy cột mốc, đã cố gắng và thành công đến mức nào? Hãy hình dung một con người trong quá trình thành đạt chỉ biết so sánh với xung quanh, lúc nào cũng day dứt sao chưa ngang bằng hoặc cao hơn bè bạn mà không hề nghĩ lại mình vốn bắt đầu thế nào, con đường mình đi cơ cực ra sao, những cố gắng và thành đạt có giá trị thế nào, thì con người đó có đầy nguy cơ sa xuống vực.
Cái sự "biết mình là ai", rồi "mình sẽ thế nào" ấy, chính là bản chất, nền tảng của sự nghiệp văn hóa trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng một mảnh đất, một đời người. Tôi nghĩ vậy.
Có nhiều điều ngỡ như ngẫu nhiên của lịch sử, nhưng thực ra không dễ gì tìm được câu giải đáp thỏa mãn. Ví như: vì sao một mảnh đất nhỏ bé cằn khô như Quảng Trị mà đến ba lần làm Thủ phủ tạm thời của Quốc gia: Nguyễn Hoàng đóng đô ở Ái Tử gần 70 năm trước khi dời vào Huế, Hàm Nghi đóng đô ở Tân Sở (Cam Lộ) để dựng chiếu Cần Vương, rồi Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đóng đô ở thị trấn Cam Lộ. Đã từng ba lần là Thủ phủ của đất nước, nhưng chỉ là Thủ phủ tạm thời. Rồi ra đất trống, đồi trọc lại trở về chính mình. Đã từng là nơi chia cắt đất nước để cho khát vọng hội tụ hút về một dòng Hiền Lương dưới bóng cờ Tổ Quốc, biểu tượng quật khởi kiên trung của cả một dân tộc, để rồi sau đó làn sóng tràn qua ào ào chiến dịch tiến về cái đich cuối cùng: Thành phố Hồ Chí Minh. Nhân nói về chiến dịch Hồ Chí Minh xin mở ngoặc nói thêm một chút về điểm mốc của con đường mòn chiến dịch ấy. Gần đây, bỗng rộn lên một cuộc bàn caĩ khá sôi động về điểm mốc khởi đầu của con đường huyền thoại kỳ vĩ này. Đã có một buổi lễ cắm mốc di tích tổ chức khá long trọng với sự có mặt của những vị khai khẩn ra con đường. Thế mà cuộc bàn vẫn chưa yên. Rất nhiều nhân chứng của lớp người đầu tiên ấy lại nói rằng "Thủ phủ" của con đường ấy phải ở nơi giáp lai Quảng Bình-Quảng Trị, từ đó mới phát triển không những vào mà cả phát triển ra. Tôi không dám bàn thêm gì về chuyện này. Chỉ xin nói rằng, tại thời điểm giờ đây nghĩa trang Quốc gia với trên một vạn liệt sĩ của binh đoàn Trường Sơn đang yên nghỉ ở Quảng Trị...
Cái sự "biết mình là ai", rồi "mình sẽ thế nào" ấy, chính là bản chất, nền tảng của sự nghiệp văn hóa trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng một mảnh đất, một đời người. Tôi nghĩ vậy.
Có nhiều điều ngỡ như ngẫu nhiên của lịch sử, nhưng thực ra không dễ gì tìm được câu giải đáp thỏa mãn. Ví như: vì sao một mảnh đất nhỏ bé cằn khô như Quảng Trị mà đến ba lần làm Thủ phủ tạm thời của Quốc gia: Nguyễn Hoàng đóng đô ở Ái Tử gần 70 năm trước khi dời vào Huế, Hàm Nghi đóng đô ở Tân Sở (Cam Lộ) để dựng chiếu Cần Vương, rồi Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đóng đô ở thị trấn Cam Lộ. Đã từng ba lần là Thủ phủ của đất nước, nhưng chỉ là Thủ phủ tạm thời. Rồi ra đất trống, đồi trọc lại trở về chính mình. Đã từng là nơi chia cắt đất nước để cho khát vọng hội tụ hút về một dòng Hiền Lương dưới bóng cờ Tổ Quốc, biểu tượng quật khởi kiên trung của cả một dân tộc, để rồi sau đó làn sóng tràn qua ào ào chiến dịch tiến về cái đich cuối cùng: Thành phố Hồ Chí Minh. Nhân nói về chiến dịch Hồ Chí Minh xin mở ngoặc nói thêm một chút về điểm mốc của con đường mòn chiến dịch ấy. Gần đây, bỗng rộn lên một cuộc bàn caĩ khá sôi động về điểm mốc khởi đầu của con đường huyền thoại kỳ vĩ này. Đã có một buổi lễ cắm mốc di tích tổ chức khá long trọng với sự có mặt của những vị khai khẩn ra con đường. Thế mà cuộc bàn vẫn chưa yên. Rất nhiều nhân chứng của lớp người đầu tiên ấy lại nói rằng "Thủ phủ" của con đường ấy phải ở nơi giáp lai Quảng Bình-Quảng Trị, từ đó mới phát triển không những vào mà cả phát triển ra. Tôi không dám bàn thêm gì về chuyện này. Chỉ xin nói rằng, tại thời điểm giờ đây nghĩa trang Quốc gia với trên một vạn liệt sĩ của binh đoàn Trường Sơn đang yên nghỉ ở Quảng Trị...
Trở lại chuyện ba lần làm Thủ phủ lâm thời. Lâu lắm rồi, ai đó đã gọi mảnh đất này là "phên dậu". Cũng đã lâu lắm rồi ở vùng này có câu ca dao: "Rồi mùa toóc rạ rơm khô, Bậu về quê Bậu biết nơi mô mà tìm". Câu ca xưa ấy giờ đây chắc là không hợp nữa. Thời đại cách mạng và cuộc sống hôm nay người Quảng Trị thường nhắc nhau câu này: Quảng Trị sống nhờ cả nước và Quảng Trị đã sống vì cả nước. Trên đất Quảng Trị hiện giờ có hai nghĩa trang Quốc gia, ở đó đang yên nghỉ trên hai vạn người con của một miền đất nước, đây là chưa kể số liệt sĩ của cả nước trong các nghĩa trang của huyện, thị, cộng lại chừng năm vạn, cộng thêm khoảng một vạn rưỡi liệt sĩ con em Quảng Trị. Sự nghiệp văn hóa là nghiệp trồng người. Chúng tôi đang trồng người trên một mảnh đất như vậy thì cái gì là cái cơ bản. Tôi nghĩ rằng, đó là lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, với xương máu của cả nước, là sự chung thủy trọn nghĩa vẹn tình. Một tỉnh chỉ hơn năm mươi vạn dân mà phải bao bọc bởi tám vạn liệt sĩ chưa kể hàng vạn thương bệnh binh, gia đình có công, gia đình bị nạn do chiến tranh để lại. Sự nghiệp văn hóa là xây dựng hoa trái cho đời sau . Hoa trái nở ra trên một vùng đất như vậy. Có nhà thơ gọi là "Hoa xương rồng nở trên cát". Nói thế thật hay! Nhưng có lẽ chưa thật đủ. Hoa ở đây còn nở trên tro tàn, xương cốt và máu.
Đã gọi là công việc, hay sự nghiệp thường phải có điểm bắt đầu, người ta hay gọi là xuất phát điểm. Sau chiến tranh, Quảng Trị chỉ còn có ba thôn mà cũng không nguyên vẹn. Còn sau khi chia tỉnh Bình Trị Thiên để lập lại tỉnh Quảng Trị, cả tỉnh chỉ có 1,7km đường rải nhựa mỏng (dân Quảng Trị gọi là nhựa bánh tráng- tức là bánh đa). Người dân Quảng Trị từ các nơi sơ tán trở về bắt đầu cuộc sống với đôi quang gánh chất những nồi méo, bát sứt, mâm thủng... Mảnh đất hồi sinh từ những bãi bom mìn dày đặc, những "Chang chang nắng cồn", "chim kêu cánh cụt", những "bời bời cò lút" như một nhà thơ lớn đã nói. Nhưng sự nghiệp văn hóa thì không hoàn toàn bắt đầu như vậy. Quảng Trị có một chiều sâu, chiều dày một tầm vóc văn hóa sáng giá bất chấp thời gian và tro bụi. Sự bắt đầu dám nói bằng một gia tài giàu có. Tuy vậy, cũng không thể nói giàu văn hóa khi mà cả tỉnh không hề có một rạp chiếu phim, không hề có thư viện, bảo tàng, công viên...Tôi hoàn toàn không có ý kể lể ra đây những khó khăn thiếu thốn của một tỉnh quá nghèo.Điều muốn nói là, mỗi một hoa trái nở ra giữa đất này, vào những năm tháng này thật có giá biết bao! Ai nặng lòng, ai chung lưng chung thủy cùng ghé vai gánh vác, gieo trồng thì mới thấm thía hết điều ấy, chứ hoa trai khi đã bày ra nơi chợ búa thị trường thì hoa trái nào chẳng giống nhau.
Tôi xin kể ra đây một mẩu chuyện nhỏ để minh chứng cho điều vừa kể trên. Khi tỉnh Quảng Trị vừa mới lập lại, Sở Văn hóa Thông tin nhận được thông báo tham gia hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn Quốc. Là một tỉnh, một Sở bằng anh bằng chị lẽ nào lại không tham gia. Nhưng đoàn kịch không có, trang thiết bị không, diễn viên kịch chia từ Bình Trị Thiên ra có đến những... hai người. Chúng tôi chỉ có một điểm duy nhất tạm gọi là mạnh, đó là có sẵn tác giả, đạo diễn người nhà, không cần hợp đồng, không tính nhuận bút. Thế là đạo diễn Xuân Đàm , lúc ấy là Giám đốc Sở, yêu cầu tôi, tác giả và cũng là Phó giám đốc phải viết ngay một kịch bản với một điều kiện: kịch phải dài đủ diễn một đêm, phải hay để có giải thưởng và phải...hai nhân vật thôi để đủ diễn viên đóng. (Lại còn nhắc rằng hai nhân vật nhưng cần nhằm vào hai diễn viên hiện có cả về dáng người, tính cách để mà kết cấu cốt truyện). Tôi vã mồ hôi hột suốt một ngày, cuối cùng gọi điện cho đạo diễn van nài xin thêm một nhân vật nữa. Phải mất dăm phút đắn đo, Xuân Đàm mới ừ một cách miễn cưỡng. Thế là kịch bản ba nhân vật Đợi đến bao giờ mà sau này anh Xuân Đàm tự đổi thành Chuyện đời thường vớ vẩn ra đời. Toàn "đoàn" lên đường vào thành phố Hồ Chí Minh tham dự hội diễn bằng chiếc xe "Uoat", trên xe chất đủ phông màn cảnh trí, bục bệ, dây nhợ, máy móc cùng với tác giả, đạo diễn, diễn viên, người phục vụ âm nhạc, ánh sáng.... Vỡ diễn đựơc thương Huy chương vàng. Ba diễn viên thi hai vàng một bạc.
Xây dựng một chương trình nghệ thuật, thậm chí xây dựng một đoàn nghệ thuật chỉ là một phần việc trong ngổn ngang bề bộn bao nhiêu công việc của sự nghiệp văn hóa trên một vùng đất. Nhưng câu chuyện vừa kể chính là điển hình có tính phổ biến cho tất cả các công việc khác. Chúng tôi đã bắt đầu theo kiểu ấy. Thực lòng chúng tôi không hề muốn như vậy cũng như người dân Quảng Trị không hề muốn nhận bảy tấn bom đổ đều cho một đầu người. Lịch sử là lịch sử. Lịch sử tàn khốc và hủy điệt đã tạo ra cho đất này những trang sử bi hùng ngời chói. Nhưng giá như không có sự tàn khốc ấy thì hay biết chừng nào!
Quảng Trị, mùa hè 1995
Đăng ngày 17/07/2008
|