Tác giả: Duy Tuấn- Hoàng Sang
Bên ly trà rót dở trong căn nhà nhỏ ở thành phố Vinh, nguyên Đội phó Đội Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Vinh - Thiếu tá Nguyễn Văn Trưng tiếp tục câu chuyện về băng cướp từng một thời làm mưa làm gió do Toọng cầm đầu. Sự liều lĩnh của nhóm cướp này đã gây nên nỗi kinh hoàng, khiếp đảm cho những người từng sống ở Vinh thời đó.
Suốt thời gian gần 3 năm trời hoạt động ở thành phố Vinh, trong băng đảng trộm cướp của Toọng, có một nhân vật được ví như quân sư, luôn ẩn mình sau "rèm chính sự" nhưng lại có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động của cả hội và cuộc đời tướng cướp Toọng. Người đó có biệt danh là Cát "ngọng". Thiếu tá Nguyễn Văn Trưng còn nhớ rõ, Cát tên thật là Trương Văn Cát. Cát hơn Toọng khoảng 26 tuổi, từng là nhân viên nhà nước nhưng do nghiện ma túy và sức khỏe yếu nên phải nghỉ.
"Lão này có dáng người cao, gầy, tóc húi cua. Trên tay luôn lăm lăm điếu thuốc lá. Nhà ở ngay trung tâm thành phố Vinh, lại là thổ địa trong giới làm ăn phi pháp nên Cát rất được băng cướp này nể trọng",
ông Trưng nhớ lại.
Trong câu chuyện của vị thiếu tá về hưu cũng như trong hồ sơ vụ án Trương Hiền và đồng bọn, đều nói rõ đến vai trò của Cát "ngọng". Chắc cái cơ duyên của những kẻ nghiện ma túy đã kết nối Cát với băng đảng Trương Hiền lại với nhau. Cũng từ đó, nhà của Cát trở thành nơi tụ tập, ăn chơi phè phỡn của hội miền đù. Còn đối với Toọng, Đoàn Thanh, Khang Bệu, nhà của Cát là nơi cung cấp "sức sống" - thuốc phiện hàng ngày cho chúng.
Khi băng cướp chia chác chiến lợi phẩm, Toọng không quên biếu Cát, khi thì tiền, khi thì tài sản. Và, Cát cũng là kẻ chuyên mua lại tài sản trộm cướp được với giá "hữu nghị" để đi ra chợ bán lại cao hơn kiếm lời.
Nhân vật này còn là người đứng ra bày binh bố trận, chỉ điểm cho băng cướp này tổ chức những trận cướp kinh hoàng. Để rồi Trương Hiền và đồng bọn không chỉ nhằm vào người dân mà đối tượng của bọn chúng là những thành phần cộm cán về cờ bạc, thuốc phiện ở thành phố Vinh thời kỳ đó.
Có một điều hết sức quan trọng trong cuộc đời của tên tướng cướp khét tiếng này, chính là việc dính vào ma túy của y. Thế cho nên vừa đặt chân ra đến thành phố Vinh, Hiền đã phải nhờ Cu Thanh (Đoàn Thanh), một đồng hương và cũng là đàn em tin cậy của y dẫn đến gặp Cát "ngọng". Bởi, Cát là một kẻ nghiện thuốc phiện có thâm niên ở cái đất này. Sau khi nghỉ việc nhà nước, Cát bắt tay vào buôn thuốc phiện. Vừa là để có thuốc dùng hằng ngày và cũng là để kiếm sống nuôi gia đình.
Hiền thừa nhận, bản thân y đã từng chích xì ke từ thời còn ở Đông Hà. Đến khi ra Vinh thì hắn lại chuyển sang chơi thuốc đen (thuốc phiện) tại nhà Cát "ngọng".
Tại cơ quan điều tra, Hiền đã khai: Chúng tôi không cho Cát "ngọng" gia nhập băng nhóm vì đấy là nơi chúng tôi gửi đồ trộm cướp được. Đây cũng là nơi chúng tôi tổ chức ăn uống, hút thuốc phiện sau những lần "đánh quả" được. Những vụ tụi tôi cướp được, chủ yếu đưa về nhà Cát và ông ấy cũng biết đó là đồ do chúng tôi phạm tội mà có. Mỗi lần như thế thì tôi đều cho Cát tiền.
Trong số những 18 người của băng nhóm thì có tới 5 người nghiện thuốc phiện nên thường xuyên có mặt ở nhà Cát. Ngoài Toọng ra thì còn có Đoàn Thanh, Khang "Bệu", Trường "Con" và Quyết "cầu Giát". Mỗi lần tiêm thuốc để hút thì phải trả cho Cát 2,5 đồng. Mỗi lần tìm đến nhà Cát để thỏa mãn cơn nghiện, Hiền thường tiêm tới 15 điếu.
Trong những lúc say sưa với "chiến tích" trộm cướp, thả hồn theo nàng tiên nâu, ngập ngụa bên bàn đèn thuốc phiện, Hiền và Cát "ngọng" đã nảy sinh nhiều ý tưởng phạm pháp. Sự kết hợp của một kẻ mưu mẹo, giàu kinh nghiệm với kẻ đứng đầu băng cướp hơn 20 người đã khiến cho giang hồ thành Vinh thời đó kinh hoàng.
Bởi cho đến giữa năm 1978, băng cướp của Hiền chủ yếu hoạt động cướp giật của người đi đường, kẻ buôn bán. Hoặc khi không cướp được ai nữa thì trấn lột ngay cả những kẻ "cùng nghề", những tên lưu manh không thuộc băng nhóm.
Tiếng tăm của Toọng và đồng bọn đã khiến cho dân giang hồ đất Nghệ Tĩnh biết tiếng và cũng nể sợ. Ngoài việc cướp giật người đi đường, thỉnh thoảng Hiền lại dùng súng chặn cướp của những tên lưu manh vừa lột được đồ của khách. Tất cả những lần đó, bọn lưu manh ở Vinh chẳng dám nói nửa lời, ngoan ngoãn đưa hàng cho Hiền.
Thế nhưng để đánh những trận lớn, có tổ chức, nhắm thẳng đối tượng là những giang hồ cộm cán ở Vinh thời kỳ đó thì Hiền vẫn chưa thực hiện được. Sau khi được Cát mách nước, chỉ điểm, Hiền bắt đầu thời kỳ chuyên tổ chức trấn, cướp sòng bạc, cướp thuốc phiện, gây dựng thanh thế trong giới giang hồ bản địa.
Điển hình là vụ cướp bạc tại nhà Trương Văn Cát vào tháng 6/1978. Một ngày cuối tháng, Cát "ngọng" đứng ra tổ chức cho một nhóm người đánh bạc với hình thức xóc đĩa tại nhà mình. Thành phần gồm những tên cờ bạc có máu mặt ở Vinh lúc đó và một số đối tượng đi làm vàng từ Mường Xén xuống.
Sau khi cả nhóm người đang mải mê xóc đĩa thì Cát "ngọng" đã báo cho Toọng. Lúc này đây, Trương Hiền cùng với đồng bọn gồm: Thành "trắng", Lợi "râu", Dũng "Xà Kèo", Trường "con", Sơn "Hảo", Hùng "Hà Nội", Việt (người Nam Đàn), Hiền Linh, Lợi Nghi Đức đang ngồi ở quán cháo sân gạch đợi tin Cát.
Sau khi bàn bạc, Cát "ngọng" ngồi ở quán ăn cháo chờ tin. Toọng cầm đầu cả đám đàn em đồng loạt kéo về nhà Cát "ngọng" để úp sòng bạc. Khi đến nơi thì thấy nhóm người này vẫn đang sát phạt nhau. Lập tức Toọng, Thành "trắng", Dũng "Xà Kèo", Sơn Hảo và Lợi "râu" ập vào nhà. Đám đệ tử còn lại có nhiệm vụ đứng ngoài canh gác.
"Tất cả ngồi im!", Toọng rút khẩu K59 ra và nói. Những con bạc cũng đáng mặt đàn anh đàn chị nhưng khi thấy Toọng cầm súng thì mặt xanh như tàu lá chuối. Không ai bảo ai, tất cả đều im bặt. Chắc họ sợ khẩu súng trên tay Toọng. Và cái sợ lớn hơn nữa là uy danh của tướng cướp này vì chuyện y sẵn sàng bắn bất kỳ ai nếu không nghe lời đã lan truyền khắp thành phố này.
Lúc này đây, Toọng một tay cầm súng, tay kia đến soát người có tên là Khánh (người Hưng Vĩnh) rồi đuổi người này đi vì đây là người quen của y. Lợi "râu", Sơn Hảo bắt đầu vào lục xét những người có mặt trong chiếu bạc. Kết quả 2 đàn em của Toọng thu được 3 chiếc đồng hồ Orient 3 sao và 4.000 đồng từ con bạc.
Những con bạc sau khi bị lột sạch tiền và tài sản thì lần lượt xin được về. Rồi Hiền ra lệnh cho một đàn em di báo cho Cát biết vụ úp bạc đã thành công. Khoảng 1 tiếng sau thì Cát "ngọng" trở về nhà, chia chác và ăn mừng với nhóm cướp. Sau khi chia cho Cát 500 đồng, Hiền tự thưởng cho mình 1.000 đồng và 1 đồng hồ Orient, 2 đồng hồ còn lại chia đều cho Dũng Xà Kèo và Thành Trắng. Số tiền 2.500 đồng còn lại thì được chia đều cho cả nhóm.
Đây là vụ đánh quả đậm nhất trong thời gian y hoạt động ở Vinh. Chia chác xong xuôi, Toọng để mặc cho đám đàn em ăn chơi, đú đởn. Còn hắn trở lại bên chiếc bàn đèn quen thuộc ở nhà Cát. Ngày hôm đó hắn lại chìm trong khói thuốc phiện.
Sự thật về tướng cướp " không mang họ". - Bài 8
BÀI 7: Kẻ ẩn sau " rèm nhiếp chính" tướng cướp
Những tháng ngày phiêu dạt cùng đám đầu trộm đuôi cướp ở Đông Hà, Trương Hiền đã dính đến ma túy từ lúc nào, y cũng chẳng biết. Đến khi dạt ra thành phố Vinh, sau khi ra mắt bằng một vụ cướp thành công, Hiền được đồng bọn đưa đến gặp Cát "ngọng" - Người sau đó gần như gắn bó với những năm tháng cuối cùng của tướng cướp khét tiếng. Và cũng là người mang lại cho Hiền những tháng ngày chìm đắm, ngập ngụa bên bàn đèn thuốc phiện.Bên ly trà rót dở trong căn nhà nhỏ ở thành phố Vinh, nguyên Đội phó Đội Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Vinh - Thiếu tá Nguyễn Văn Trưng tiếp tục câu chuyện về băng cướp từng một thời làm mưa làm gió do Toọng cầm đầu. Sự liều lĩnh của nhóm cướp này đã gây nên nỗi kinh hoàng, khiếp đảm cho những người từng sống ở Vinh thời đó.
Khu vực ngày xưa băng cướp của Toọng hoạt động.
Suốt thời gian gần 3 năm trời hoạt động ở thành phố Vinh, trong băng đảng trộm cướp của Toọng, có một nhân vật được ví như quân sư, luôn ẩn mình sau "rèm chính sự" nhưng lại có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động của cả hội và cuộc đời tướng cướp Toọng. Người đó có biệt danh là Cát "ngọng". Thiếu tá Nguyễn Văn Trưng còn nhớ rõ, Cát tên thật là Trương Văn Cát. Cát hơn Toọng khoảng 26 tuổi, từng là nhân viên nhà nước nhưng do nghiện ma túy và sức khỏe yếu nên phải nghỉ.
"Lão này có dáng người cao, gầy, tóc húi cua. Trên tay luôn lăm lăm điếu thuốc lá. Nhà ở ngay trung tâm thành phố Vinh, lại là thổ địa trong giới làm ăn phi pháp nên Cát rất được băng cướp này nể trọng",
ông Trưng nhớ lại.
Trong câu chuyện của vị thiếu tá về hưu cũng như trong hồ sơ vụ án Trương Hiền và đồng bọn, đều nói rõ đến vai trò của Cát "ngọng". Chắc cái cơ duyên của những kẻ nghiện ma túy đã kết nối Cát với băng đảng Trương Hiền lại với nhau. Cũng từ đó, nhà của Cát trở thành nơi tụ tập, ăn chơi phè phỡn của hội miền đù. Còn đối với Toọng, Đoàn Thanh, Khang Bệu, nhà của Cát là nơi cung cấp "sức sống" - thuốc phiện hàng ngày cho chúng.
Khi băng cướp chia chác chiến lợi phẩm, Toọng không quên biếu Cát, khi thì tiền, khi thì tài sản. Và, Cát cũng là kẻ chuyên mua lại tài sản trộm cướp được với giá "hữu nghị" để đi ra chợ bán lại cao hơn kiếm lời.
Nhân vật này còn là người đứng ra bày binh bố trận, chỉ điểm cho băng cướp này tổ chức những trận cướp kinh hoàng. Để rồi Trương Hiền và đồng bọn không chỉ nhằm vào người dân mà đối tượng của bọn chúng là những thành phần cộm cán về cờ bạc, thuốc phiện ở thành phố Vinh thời kỳ đó.
Có một điều hết sức quan trọng trong cuộc đời của tên tướng cướp khét tiếng này, chính là việc dính vào ma túy của y. Thế cho nên vừa đặt chân ra đến thành phố Vinh, Hiền đã phải nhờ Cu Thanh (Đoàn Thanh), một đồng hương và cũng là đàn em tin cậy của y dẫn đến gặp Cát "ngọng". Bởi, Cát là một kẻ nghiện thuốc phiện có thâm niên ở cái đất này. Sau khi nghỉ việc nhà nước, Cát bắt tay vào buôn thuốc phiện. Vừa là để có thuốc dùng hằng ngày và cũng là để kiếm sống nuôi gia đình.
Hiền thừa nhận, bản thân y đã từng chích xì ke từ thời còn ở Đông Hà. Đến khi ra Vinh thì hắn lại chuyển sang chơi thuốc đen (thuốc phiện) tại nhà Cát "ngọng".
Tại cơ quan điều tra, Hiền đã khai: Chúng tôi không cho Cát "ngọng" gia nhập băng nhóm vì đấy là nơi chúng tôi gửi đồ trộm cướp được. Đây cũng là nơi chúng tôi tổ chức ăn uống, hút thuốc phiện sau những lần "đánh quả" được. Những vụ tụi tôi cướp được, chủ yếu đưa về nhà Cát và ông ấy cũng biết đó là đồ do chúng tôi phạm tội mà có. Mỗi lần như thế thì tôi đều cho Cát tiền.
Trong số những 18 người của băng nhóm thì có tới 5 người nghiện thuốc phiện nên thường xuyên có mặt ở nhà Cát. Ngoài Toọng ra thì còn có Đoàn Thanh, Khang "Bệu", Trường "Con" và Quyết "cầu Giát". Mỗi lần tiêm thuốc để hút thì phải trả cho Cát 2,5 đồng. Mỗi lần tìm đến nhà Cát để thỏa mãn cơn nghiện, Hiền thường tiêm tới 15 điếu.
Trong những lúc say sưa với "chiến tích" trộm cướp, thả hồn theo nàng tiên nâu, ngập ngụa bên bàn đèn thuốc phiện, Hiền và Cát "ngọng" đã nảy sinh nhiều ý tưởng phạm pháp. Sự kết hợp của một kẻ mưu mẹo, giàu kinh nghiệm với kẻ đứng đầu băng cướp hơn 20 người đã khiến cho giang hồ thành Vinh thời đó kinh hoàng.
Bởi cho đến giữa năm 1978, băng cướp của Hiền chủ yếu hoạt động cướp giật của người đi đường, kẻ buôn bán. Hoặc khi không cướp được ai nữa thì trấn lột ngay cả những kẻ "cùng nghề", những tên lưu manh không thuộc băng nhóm.
Tiếng tăm của Toọng và đồng bọn đã khiến cho dân giang hồ đất Nghệ Tĩnh biết tiếng và cũng nể sợ. Ngoài việc cướp giật người đi đường, thỉnh thoảng Hiền lại dùng súng chặn cướp của những tên lưu manh vừa lột được đồ của khách. Tất cả những lần đó, bọn lưu manh ở Vinh chẳng dám nói nửa lời, ngoan ngoãn đưa hàng cho Hiền.
Thế nhưng để đánh những trận lớn, có tổ chức, nhắm thẳng đối tượng là những giang hồ cộm cán ở Vinh thời kỳ đó thì Hiền vẫn chưa thực hiện được. Sau khi được Cát mách nước, chỉ điểm, Hiền bắt đầu thời kỳ chuyên tổ chức trấn, cướp sòng bạc, cướp thuốc phiện, gây dựng thanh thế trong giới giang hồ bản địa.
Điển hình là vụ cướp bạc tại nhà Trương Văn Cát vào tháng 6/1978. Một ngày cuối tháng, Cát "ngọng" đứng ra tổ chức cho một nhóm người đánh bạc với hình thức xóc đĩa tại nhà mình. Thành phần gồm những tên cờ bạc có máu mặt ở Vinh lúc đó và một số đối tượng đi làm vàng từ Mường Xén xuống.
Quyết định khởi tố bị can đối với Trương Văn Cát (tức Cát ngọng) - kẻ được mệnh danh là người đứng sau những vụ cướp kinh hoàng tại thành phố Vinh do băng cướp do Toọng đứng đầu.
Sau khi cả nhóm người đang mải mê xóc đĩa thì Cát "ngọng" đã báo cho Toọng. Lúc này đây, Trương Hiền cùng với đồng bọn gồm: Thành "trắng", Lợi "râu", Dũng "Xà Kèo", Trường "con", Sơn "Hảo", Hùng "Hà Nội", Việt (người Nam Đàn), Hiền Linh, Lợi Nghi Đức đang ngồi ở quán cháo sân gạch đợi tin Cát.
Sau khi bàn bạc, Cát "ngọng" ngồi ở quán ăn cháo chờ tin. Toọng cầm đầu cả đám đàn em đồng loạt kéo về nhà Cát "ngọng" để úp sòng bạc. Khi đến nơi thì thấy nhóm người này vẫn đang sát phạt nhau. Lập tức Toọng, Thành "trắng", Dũng "Xà Kèo", Sơn Hảo và Lợi "râu" ập vào nhà. Đám đệ tử còn lại có nhiệm vụ đứng ngoài canh gác.
"Tất cả ngồi im!", Toọng rút khẩu K59 ra và nói. Những con bạc cũng đáng mặt đàn anh đàn chị nhưng khi thấy Toọng cầm súng thì mặt xanh như tàu lá chuối. Không ai bảo ai, tất cả đều im bặt. Chắc họ sợ khẩu súng trên tay Toọng. Và cái sợ lớn hơn nữa là uy danh của tướng cướp này vì chuyện y sẵn sàng bắn bất kỳ ai nếu không nghe lời đã lan truyền khắp thành phố này.
Lúc này đây, Toọng một tay cầm súng, tay kia đến soát người có tên là Khánh (người Hưng Vĩnh) rồi đuổi người này đi vì đây là người quen của y. Lợi "râu", Sơn Hảo bắt đầu vào lục xét những người có mặt trong chiếu bạc. Kết quả 2 đàn em của Toọng thu được 3 chiếc đồng hồ Orient 3 sao và 4.000 đồng từ con bạc.
Những con bạc sau khi bị lột sạch tiền và tài sản thì lần lượt xin được về. Rồi Hiền ra lệnh cho một đàn em di báo cho Cát biết vụ úp bạc đã thành công. Khoảng 1 tiếng sau thì Cát "ngọng" trở về nhà, chia chác và ăn mừng với nhóm cướp. Sau khi chia cho Cát 500 đồng, Hiền tự thưởng cho mình 1.000 đồng và 1 đồng hồ Orient, 2 đồng hồ còn lại chia đều cho Dũng Xà Kèo và Thành Trắng. Số tiền 2.500 đồng còn lại thì được chia đều cho cả nhóm.
Đây là vụ đánh quả đậm nhất trong thời gian y hoạt động ở Vinh. Chia chác xong xuôi, Toọng để mặc cho đám đàn em ăn chơi, đú đởn. Còn hắn trở lại bên chiếc bàn đèn quen thuộc ở nhà Cát. Ngày hôm đó hắn lại chìm trong khói thuốc phiện.
Sự thật về tướng cướp " không mang họ". - Bài 8
- Duy Tuấn - Hoàng Sang
Đăng ngày 06/01/2011 |