Tác giả: Thúy Lê
Nhà hát Kịch Việt nam quyết "xắn tay áo":
Mừng cho "Tai biến" - ảnh - vở diễn đầu tiên đánh dấu cú "xắn tay áo" của vị tân phó giám đốc, cũng là đạo diễn vở: NSƯT Anh Tú - nguyên Trưởng đoàn Kịch 1 NH Tuổi Trẻ - chắc chắn sẽ không tan biến, bởi những dấu ấn cá nhân mà anh đã để lại.
Tặc lưỡi đi xem, trước hết là vì... cả nể. Sau nữa là... sực nhớ NH Kịch VN lúc này có Anh Tú. Và cái kiểu "lùa" người quyết liệt như thế - điều gần như không có trong "từ điển" của NH Kịch VN và kể cả NH Tuổi Trẻ - hẳn không phải là một động thái tự tin vô cớ.
Và quả thực là không vô cớ. Vì với Anh Tú, lúc này không chỉ là quyết tâm chứng tỏ của một "tân phó giám đốc", ở một nơi có quá nhiều việc phải làm, mà quan trọng hơn, là tay nghề đạo diễn của anh đang vào kỳ "chín tới", sau những cuộc dò đường mỗi lúc một để lại dấu ấn như: "Sang sông", "Kiều Loan", "Trấn cổ Loa thành"...
"Tai biến" (Kịch bản: Nhà văn Xuân Đức) thực ra không hẳn kể một câu chuyện mới, dù đúng là nó thuộc mảng đề tài hiện đại và cũng nhắc đến những từ "cửa miệng" lúc này: Khu đô thị mới, lợi ích nhóm, "sân trước - sân sau", "sông lớn" (doanh nghiệp nhà nước) - "suối nhỏ" (doanh nghiệp tư nhân)... Khi cái nền của nó, cũng là tứ chính, nhác trông thì cũng quen quen: Tình bạn chí cốt giữa ba người từng là ba "chàng ngự lâm pháo thủ", từng là bạn chiến đấu rồi là bạn đồng môn... tới thời buổi kinh tế thị trường bỗng dưng bị cọ xát nghiêm trọng bởi những cạm bẫy thông thường là tiền tài, quyền lực, lợi ích nhóm... Nhưng đáng kể hơn cả, là cách kể chuyện. Thực sự là không thông thường một chút nào - cho thấy can thiệp của đạo diễn là rất đáng kể và đáng giá.
Rõ nhất là ở cái kết vở. Thay vì chọn một cái kết thông thường là cái ác sẽ bị quả báo, Anh Tú chọn "không", mà cũng có thể là "chưa", ít nhất, đến thời điểm cánh màn nhung khép lại. Một cái kết mở, khi để cái ác - tuy đã bị lộ diện và ít nhiều bị quả báo, nhưng phần lớn vẫn đang nhởn nhơ, song không gây cảm giác nửa vời hay hẫng. Và trong một tiết tấu đặc biệt nhanh, dứt khoát - một đặc điểm khá nổi bật trong các bản dựng của Anh Tú, kẻ ác phút đối diện với lương tâm cũng không được tạo điều kiện nói nhiều. Nói chung là Tú thường tỏ ra không tin là sẽ dễ lấy được nước mắt của người xem hôm nay bằng những màn than khóc sến sẩm ấy nên anh luôn có ý tránh hết sức có thể.
Một sự "ăn điểm" nữa của vở là đã tả rất khéo cái ác - điều không dễ gì xoay trở trên sân khấu. Khi anh đã khéo chọn một đường tắt: Thay vì để khán giả phải chứng kiến cảnh cái ác ra tay, là sự xuất hiện của hai cái hồn (một có tội, một vô tội), để kể thật ngắn gọn mà cũng thật đau về cái ác. Phụ họa cùng cách kể chuyện khôn ngoan ấy, là thiết kế sân khấu, với cơ man rường cột - thoạt trông thì có vẻ nặng nề ngổn ngang (như chính hiện thực?), nhưng hóa ra lại rất năng động trong biến hóa: Thoắt trắng thoắt đen tùy theo sự lộ diện của cái ác...
Một câu chuyện nặng nề, nhưng lại dễ xem, nhờ tiết tấu nhanh, cách kể chuyện khéo, hầu hết diễn viên diễn chắc vai không kém gì "quân" NH Tuổi Trẻ (đặc biệt là Hồng Quang, Thúy Phương). Và đáng kể, còn là âm nhạc. Hơi bất ngờ là bản hit "Con cò" của Tùng Dương lại được chọn - vẻ như không liên quan cho lắm với chuyện kịch, nhưng không hiểu sao, vẫn dính và quyện như thường. Khá "đắt" là khác!
Còn nếu là tiếc, thường thấy trong các bản dựng của Anh Tú, là phần đầu thường hay bị rê hơn phần sau, bởi một số chi tiết cùng "người và việc" vẻ như không nhất thiết phải có tên, có mặt.
Và tiếc nữa, là cả một dàn nghệ sĩ chắc chắn, hài hòa như thế, mà bao lâu nay thiếu một bàn tay gom tụ, thắp lửa. May mà tới giờ, họ vẫn còn đứng đó! Và một nhà hát từng vang danh "anh cả đỏ" mà tận đến lúc này còn phải đi thuê rạp (rạp Hồng Hà), còn khán giả thì phải gửi xe ở một bãi giữ xe lơ va lơ vơ chỉ xuất hiện về đêm giữa ngã ba đường...
Đăng ngày 17/06/2013
Nhà hát Kịch Việt nam quyết "xắn tay áo":
"Tai biến", để không... tan biến
Hiếm có vở kịch nào ra mắt mà cánh phóng viên VHVN ở Hà Nội lại "bị lùa" đi xem quyết liệt đến thế, và khi xem xong, ai cũng mừng ra mặt đến thế. Mừng cho một nhà hát từng một thời vang danh "anh cả đỏ" giờ đang dần được vực lại nhờ có được một sự "chi viện" lớn về nhân lực lãnh đạo từ Nhà hát (NH) Tuổi Trẻ.Mừng cho "Tai biến" - ảnh - vở diễn đầu tiên đánh dấu cú "xắn tay áo" của vị tân phó giám đốc, cũng là đạo diễn vở: NSƯT Anh Tú - nguyên Trưởng đoàn Kịch 1 NH Tuổi Trẻ - chắc chắn sẽ không tan biến, bởi những dấu ấn cá nhân mà anh đã để lại.
Tặc lưỡi đi xem, trước hết là vì... cả nể. Sau nữa là... sực nhớ NH Kịch VN lúc này có Anh Tú. Và cái kiểu "lùa" người quyết liệt như thế - điều gần như không có trong "từ điển" của NH Kịch VN và kể cả NH Tuổi Trẻ - hẳn không phải là một động thái tự tin vô cớ.
Và quả thực là không vô cớ. Vì với Anh Tú, lúc này không chỉ là quyết tâm chứng tỏ của một "tân phó giám đốc", ở một nơi có quá nhiều việc phải làm, mà quan trọng hơn, là tay nghề đạo diễn của anh đang vào kỳ "chín tới", sau những cuộc dò đường mỗi lúc một để lại dấu ấn như: "Sang sông", "Kiều Loan", "Trấn cổ Loa thành"...
"Tai biến" (Kịch bản: Nhà văn Xuân Đức) thực ra không hẳn kể một câu chuyện mới, dù đúng là nó thuộc mảng đề tài hiện đại và cũng nhắc đến những từ "cửa miệng" lúc này: Khu đô thị mới, lợi ích nhóm, "sân trước - sân sau", "sông lớn" (doanh nghiệp nhà nước) - "suối nhỏ" (doanh nghiệp tư nhân)... Khi cái nền của nó, cũng là tứ chính, nhác trông thì cũng quen quen: Tình bạn chí cốt giữa ba người từng là ba "chàng ngự lâm pháo thủ", từng là bạn chiến đấu rồi là bạn đồng môn... tới thời buổi kinh tế thị trường bỗng dưng bị cọ xát nghiêm trọng bởi những cạm bẫy thông thường là tiền tài, quyền lực, lợi ích nhóm... Nhưng đáng kể hơn cả, là cách kể chuyện. Thực sự là không thông thường một chút nào - cho thấy can thiệp của đạo diễn là rất đáng kể và đáng giá.
Rõ nhất là ở cái kết vở. Thay vì chọn một cái kết thông thường là cái ác sẽ bị quả báo, Anh Tú chọn "không", mà cũng có thể là "chưa", ít nhất, đến thời điểm cánh màn nhung khép lại. Một cái kết mở, khi để cái ác - tuy đã bị lộ diện và ít nhiều bị quả báo, nhưng phần lớn vẫn đang nhởn nhơ, song không gây cảm giác nửa vời hay hẫng. Và trong một tiết tấu đặc biệt nhanh, dứt khoát - một đặc điểm khá nổi bật trong các bản dựng của Anh Tú, kẻ ác phút đối diện với lương tâm cũng không được tạo điều kiện nói nhiều. Nói chung là Tú thường tỏ ra không tin là sẽ dễ lấy được nước mắt của người xem hôm nay bằng những màn than khóc sến sẩm ấy nên anh luôn có ý tránh hết sức có thể.
Một sự "ăn điểm" nữa của vở là đã tả rất khéo cái ác - điều không dễ gì xoay trở trên sân khấu. Khi anh đã khéo chọn một đường tắt: Thay vì để khán giả phải chứng kiến cảnh cái ác ra tay, là sự xuất hiện của hai cái hồn (một có tội, một vô tội), để kể thật ngắn gọn mà cũng thật đau về cái ác. Phụ họa cùng cách kể chuyện khôn ngoan ấy, là thiết kế sân khấu, với cơ man rường cột - thoạt trông thì có vẻ nặng nề ngổn ngang (như chính hiện thực?), nhưng hóa ra lại rất năng động trong biến hóa: Thoắt trắng thoắt đen tùy theo sự lộ diện của cái ác...
Một câu chuyện nặng nề, nhưng lại dễ xem, nhờ tiết tấu nhanh, cách kể chuyện khéo, hầu hết diễn viên diễn chắc vai không kém gì "quân" NH Tuổi Trẻ (đặc biệt là Hồng Quang, Thúy Phương). Và đáng kể, còn là âm nhạc. Hơi bất ngờ là bản hit "Con cò" của Tùng Dương lại được chọn - vẻ như không liên quan cho lắm với chuyện kịch, nhưng không hiểu sao, vẫn dính và quyện như thường. Khá "đắt" là khác!
Còn nếu là tiếc, thường thấy trong các bản dựng của Anh Tú, là phần đầu thường hay bị rê hơn phần sau, bởi một số chi tiết cùng "người và việc" vẻ như không nhất thiết phải có tên, có mặt.
Và tiếc nữa, là cả một dàn nghệ sĩ chắc chắn, hài hòa như thế, mà bao lâu nay thiếu một bàn tay gom tụ, thắp lửa. May mà tới giờ, họ vẫn còn đứng đó! Và một nhà hát từng vang danh "anh cả đỏ" mà tận đến lúc này còn phải đi thuê rạp (rạp Hồng Hà), còn khán giả thì phải gửi xe ở một bãi giữ xe lơ va lơ vơ chỉ xuất hiện về đêm giữa ngã ba đường...
Đăng ngày 17/06/2013