Tác giả: Xuân Đức
Mấy ngày nay trên các trang mạng ( chứ tuyệt nhiên không phải trên các trang báo và hệ thống tuyền thông chính thống) nóng rực lên với một thông tin chính trị của đất nước theo hướng tích cực. Đấy là tin: Quốc hội trong những ngày họp cuối đã thông qua Luật Biển Việt Nam, theo đó, ngay trong điều 1, đã khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của VN với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nóng rực và phấn khởi vì rất hiếm khi loại báo vẫn bị coi là " lề trái" này lại đồng loạt nhiệt liệt bày tỏ sự đồng tình cao độ với Nhà nước như trường hợp này. Nóng và mừng vì cái tỉ lệ bỏ phiếu rất cao trong Quốc hội trước một đạo luật mà có tờ báo mạng đã reo lên là " cao chưa từng thấy". Đúng là từ trước đến này, có lẽ chưa có đạo luật hay bất cứ văn bản pháp luật nào của Quốc hội có tỉ lệ phiếu đồng ý cao đến vậy: 92,2%.
Tuy nhiên, sau giây phút hân hoan đó, tôi lại bỗng thấy cuộn lên một câu hỏi...mà càng nghĩ lại bỗng nhiên thấy chập chờn sự sợ hãi. Tại sao không là 100% Đại biểu Quốc hội ủng hộ dự luật này?
Vẫn biết, trong cuộc sống cũng như trong Nghị trường, khó có chuyện gì là : trăm phần trăm. Một Đạo luật hay một chính sách mà có đến trên 90 % phiếu ủng hộ là quá cao rồi. Trên thế giới có lẽ rất hiếm có trường hợp tương tự. Một đạo luật được thông qua với số phiếu 51 % cũng là chuyện thường.
Tuy nhiên, với đạo luật Biển Việt Nam, và với Quốc hội Nước Việt Nam thì cái tỉ lệ : cao chưa từng thấy này vẫn khiến tôi thấy không ổn.
Nếu chế độ xã hội chúng ta có Đa đảng hay đa nguyên thì chuyện đối lập quan điểm trong nghị trường là chuyện đương nhiên. Và nếu Quốc hội bàn về một chính sách gì đó, thì ý kiến khác nhau cũng là lẽ thường. Trong xã hội Việt Nam có thể có chính kiến khác nhau về rất nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, về chủ quyền đất nước làm sao lại không thống nhất. Nhất là vấn đề chủ quyền Biển đảo thì ngay cả những người bất đồng chính kiến, những người vẫn còn nặng nề với quá khứ thù địch họ vẫn hoàn toàn nhất trí việc khẳng định chủ quyền trên biển. Huống chi, một Quốc hội được hiệp thương qua Mặt trận TQVN, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cầm quyền. Những đại biểu Quốc hội được coi là đại biểu chính thức cho ý nguyện dân tộc, không có đối lập, không có đa đảng, đa nguyên, vậy vì sao lại vẫn còn 7,8% không bỏ phiếu.
Vì sao trong trường hợp đặc biệt này, trong Quốc hội lại không có 100% số phiếu đồng tình? 7,8 % đó là những ai vậy?
Mấy ngày nay trên các trang mạng ( chứ tuyệt nhiên không phải trên các trang báo và hệ thống tuyền thông chính thống) nóng rực lên với một thông tin chính trị của đất nước theo hướng tích cực. Đấy là tin: Quốc hội trong những ngày họp cuối đã thông qua Luật Biển Việt Nam, theo đó, ngay trong điều 1, đã khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của VN với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nóng rực và phấn khởi vì rất hiếm khi loại báo vẫn bị coi là " lề trái" này lại đồng loạt nhiệt liệt bày tỏ sự đồng tình cao độ với Nhà nước như trường hợp này. Nóng và mừng vì cái tỉ lệ bỏ phiếu rất cao trong Quốc hội trước một đạo luật mà có tờ báo mạng đã reo lên là " cao chưa từng thấy". Đúng là từ trước đến này, có lẽ chưa có đạo luật hay bất cứ văn bản pháp luật nào của Quốc hội có tỉ lệ phiếu đồng ý cao đến vậy: 92,2%.
Tuy nhiên, sau giây phút hân hoan đó, tôi lại bỗng thấy cuộn lên một câu hỏi...mà càng nghĩ lại bỗng nhiên thấy chập chờn sự sợ hãi. Tại sao không là 100% Đại biểu Quốc hội ủng hộ dự luật này?
Vẫn biết, trong cuộc sống cũng như trong Nghị trường, khó có chuyện gì là : trăm phần trăm. Một Đạo luật hay một chính sách mà có đến trên 90 % phiếu ủng hộ là quá cao rồi. Trên thế giới có lẽ rất hiếm có trường hợp tương tự. Một đạo luật được thông qua với số phiếu 51 % cũng là chuyện thường.
Tuy nhiên, với đạo luật Biển Việt Nam, và với Quốc hội Nước Việt Nam thì cái tỉ lệ : cao chưa từng thấy này vẫn khiến tôi thấy không ổn.
Nếu chế độ xã hội chúng ta có Đa đảng hay đa nguyên thì chuyện đối lập quan điểm trong nghị trường là chuyện đương nhiên. Và nếu Quốc hội bàn về một chính sách gì đó, thì ý kiến khác nhau cũng là lẽ thường. Trong xã hội Việt Nam có thể có chính kiến khác nhau về rất nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, về chủ quyền đất nước làm sao lại không thống nhất. Nhất là vấn đề chủ quyền Biển đảo thì ngay cả những người bất đồng chính kiến, những người vẫn còn nặng nề với quá khứ thù địch họ vẫn hoàn toàn nhất trí việc khẳng định chủ quyền trên biển. Huống chi, một Quốc hội được hiệp thương qua Mặt trận TQVN, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cầm quyền. Những đại biểu Quốc hội được coi là đại biểu chính thức cho ý nguyện dân tộc, không có đối lập, không có đa đảng, đa nguyên, vậy vì sao lại vẫn còn 7,8% không bỏ phiếu.
Vì sao trong trường hợp đặc biệt này, trong Quốc hội lại không có 100% số phiếu đồng tình? 7,8 % đó là những ai vậy?
Đăng ngày 22/06/2012
Ý kiến về bài viết | ||||||||||||||||
|