Tác giả: Lão Trang
Họ " meo" câu hỏi vào, tui "meo" câu trả lời ra. Chừ họ in lên báo, nói vì khuôn khổ tờ báo có hạn nên có cắt đi mấy chỗ...Cắt thì cắt, cũng chẳng phải lời vàng ý ngọc gì mà tiếc, tuy nhiên sợ bạn bè đọc không rõ được ý mình nói nên tui post lại nguyên văn để làm chứng..
Họ " meo" câu hỏi vào, tui "meo" câu trả lời ra. Chừ họ in lên báo, nói vì khuôn khổ tờ báo có hạn nên có cắt đi mấy chỗ...Cắt thì cắt, cũng chẳng phải lời vàng ý ngọc gì mà tiếc, tuy nhiên sợ bạn bè đọc không rõ được ý mình nói nên tui post lại nguyên văn để làm chứng..
Bài trả lời phỏng vấn TCSK
Thưa tác giả Xuân Đức, ông là tác giả đã đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu 2 năm ( 2010-2011) với kịch bản "Những mặt người thấp thoáng", ông hãy chia sẻ cảm xúc khi "Những mặt người thấp thoáng" đoạt giải nhất duy nhất của cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu 2 năm (2010-2011)?
- Trong buổi nhận giải thưởng, tôi có vinh dự được thay mặt các tác giả đoạt giải phát biểu cảm tưởng. Tôi đã nói, với một người sáng tác, chỉ cần viết xong một tác phẩm chưa cần biết sẽ thế nào cũng đã cảm thấy hết sức sung sướng. Bởi như vậy là đã trút được hết tất cả những gì mình muốn nói, muốn gửi gắm lên trang giấy, nói như Tố Hữu đã viết về tâm trạng người nông dân khi cày xong thửa ruộng là có thể chết một cách vui vẻ...Rồi khi kịch bản của mình được nhà hát dàn dựng, biểu diễn và tận mắt thấy công chúng hoan nghênh thì niềm hạnh phúc nhân lên gấp bội. Đặc biệt khi tác phẩm đoạt giải thưởng cao, có nghĩa là đã được những người làm nghề khó tính nhất- tức Hội đồng chung khảo- đánh giá tốt, thì thật sự là hạnh phúc. Nghề viết văn nói chung, viết kịch bản sân khấu nói riêng, có hai cái đích cần hướng tới. Một là công chúng khán giả đón nhận và hai là những người làm nghề, nhất là những bậc thầy trong nghề chấp nhận. Được cả hai yếu tố ấy coi như là thật sự hạnh phúc.
Thưa tác giả Xuân Đức, ông là tác giả đã đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu 2 năm ( 2010-2011) với kịch bản "Những mặt người thấp thoáng", ông hãy chia sẻ cảm xúc khi "Những mặt người thấp thoáng" đoạt giải nhất duy nhất của cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu 2 năm (2010-2011)?
- Trong buổi nhận giải thưởng, tôi có vinh dự được thay mặt các tác giả đoạt giải phát biểu cảm tưởng. Tôi đã nói, với một người sáng tác, chỉ cần viết xong một tác phẩm chưa cần biết sẽ thế nào cũng đã cảm thấy hết sức sung sướng. Bởi như vậy là đã trút được hết tất cả những gì mình muốn nói, muốn gửi gắm lên trang giấy, nói như Tố Hữu đã viết về tâm trạng người nông dân khi cày xong thửa ruộng là có thể chết một cách vui vẻ...Rồi khi kịch bản của mình được nhà hát dàn dựng, biểu diễn và tận mắt thấy công chúng hoan nghênh thì niềm hạnh phúc nhân lên gấp bội. Đặc biệt khi tác phẩm đoạt giải thưởng cao, có nghĩa là đã được những người làm nghề khó tính nhất- tức Hội đồng chung khảo- đánh giá tốt, thì thật sự là hạnh phúc. Nghề viết văn nói chung, viết kịch bản sân khấu nói riêng, có hai cái đích cần hướng tới. Một là công chúng khán giả đón nhận và hai là những người làm nghề, nhất là những bậc thầy trong nghề chấp nhận. Được cả hai yếu tố ấy coi như là thật sự hạnh phúc.
* Nội dung và thông diệp của "Những mặt người thấp thoáng" mà tác giả muốn gửi tới là gì ? Điều gì đã khiến cho ông có cảm xúc hình thành và cho ra đời kịch bản này ? Và với thành công của "Những mặt người tháp thoáng" tại Liên hoan sân khấu kịch nói tại Huế -2012 vừa qua, ông có điều gì chia sẻ với ê kíp thực hiện Những mặt người thấp thoáng trên sàn diễn ?
- Thấp thoáng tức là không rõ ràng, lúc ẩn lúc hiện. Mà đấy không phải bóng ma mà là người. Người sao lại chỉ thấp thoáng? Tôi nghiệm thấy, trong xã hội hiện nay, nhìn vẻ bên ngoài ta cứ tưởng cái gì trên thế giới có thì nước ta cũng có..Từ luật pháp đến tổ chức, bộ máy, hệ thống cán bộ từ cao nhất xuống thấp nhất..Tuy nhiên, đôi khi lại thấy, nhiều sự chuyển động của cuộc sống lại không phải cho cái guồng máy ấy vận hành mà lại được điều khiển bởi những thế lực đâu đó, lấp ló đằng sau..Những kẻ " thấp thoáng" ấy vô cùng nguy hiểm, nó đang làm cho xã hội đảo lộn trắng đen thật giả, làm xộc xệch cả một guồng máy, và gậm nhấm tư cách từng cán bộ trong guồng máy ấy. Cần phải vạch mặt, lôi ra ánh sáng những cái mặt thấp thoáng kia để minh bạch hóa sự phát triển. Kịch bản là một cách nhận diện khuôn mặt những kẻ vốn mập mờ, thấp thoáng đang khuynh đảo xã hội..
Trong một bài viết trên Văn Nghệ trẻ về vở diễn này, nhà văn Nguyễn Hiếu có nói đến sự thành công của một vở diễn phải dựa vào ba yếu tố: kịch bản, đạo diễn và tài năng của nghệ sĩ biểu diễn. Và Nguyễn Hiếu kết luận, với vở diễn "Những mặt người thấp thoáng" của Nhà hát kịch Hà Nội là vở diễn hiếm hoi cùng lúc hội đủ ba yếu tố đó. Tôi rất đồng tình với nhân xét ấy.
Đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang là một đạo diễn gạo cội, rất tài năng và rất nhiều kinh nghiệm. Tôi đã được cộng tác với anh hai vở. Mấy năm trước là vở " Bản hùng ca linh thiêng" anh dựng cho Nhà hát kịch nói Quân đội. Lần này, vở " NMNTT" lại được anh dựng cho Nhà hát kịch Hà Nội..Về cơ bản Doãn Hoàng Giang đã chuyển tải được thông điệp mà tôi muốn gửi gắm. Anh cũng đã " hích" được sự sáng tạo của diễn viên nên vở diễn rất sống động..Còn dàn diễn viên của Nhà hát Hà Nội thì quả thật tuyệt vời..Họ diễn cứ như không, cứ như là một cuộc chơi, hoạt náo khắp sân khấu, nhưng cuối cùng lại có sức truyền cảm sâu xa..Xem xong vừa thấy tếu, hài, vừa lại thấy bi, xa xót tận cõi lòng..
Trong một bài viết trên Văn Nghệ trẻ về vở diễn này, nhà văn Nguyễn Hiếu có nói đến sự thành công của một vở diễn phải dựa vào ba yếu tố: kịch bản, đạo diễn và tài năng của nghệ sĩ biểu diễn. Và Nguyễn Hiếu kết luận, với vở diễn "Những mặt người thấp thoáng" của Nhà hát kịch Hà Nội là vở diễn hiếm hoi cùng lúc hội đủ ba yếu tố đó. Tôi rất đồng tình với nhân xét ấy.
Đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang là một đạo diễn gạo cội, rất tài năng và rất nhiều kinh nghiệm. Tôi đã được cộng tác với anh hai vở. Mấy năm trước là vở " Bản hùng ca linh thiêng" anh dựng cho Nhà hát kịch nói Quân đội. Lần này, vở " NMNTT" lại được anh dựng cho Nhà hát kịch Hà Nội..Về cơ bản Doãn Hoàng Giang đã chuyển tải được thông điệp mà tôi muốn gửi gắm. Anh cũng đã " hích" được sự sáng tạo của diễn viên nên vở diễn rất sống động..Còn dàn diễn viên của Nhà hát Hà Nội thì quả thật tuyệt vời..Họ diễn cứ như không, cứ như là một cuộc chơi, hoạt náo khắp sân khấu, nhưng cuối cùng lại có sức truyền cảm sâu xa..Xem xong vừa thấy tếu, hài, vừa lại thấy bi, xa xót tận cõi lòng..
Ông là một tác giả đã từng thành công và được biết đến với nhiều kịch bản , và điều đặc biệt là những kịch bản đã từng được nhiều nhà hát, nhiều đoàn nghệ thuật trong cả nước dàn dựng và được đông đảo khán giả và bạn nghề biết đến. Ông có thể kể một vài kịch bản mà với ông là tâm huyết nhất đã được đưa lên sàn diễn cùng với những kỷ niệm và trăn trở của một người gắn bó và yêu say với nghề như ông ?
Hơn bốn mươi năm cầm bút, mỗi sản phẩm của mình ra đời đều gắn với những kỉ niệm vui buồn không sao kể hết. Nhiều kịch bản ra đời một cách khó nhọc, mất rất nhiều ngày tháng. Nhưng cũng có những kịch bản được viết trong sự hối thúc kính khủng về thời gian do yêu cầu cụ thể nào đó. Có kịch viết xong, đọc lên được đón nhận ngay, dựng xong là diễn và cũng được hoan nghênh..Nhưng không thiếu những kịch bản từ khi thông qua bản thảo, khi lên sàn, khi báo cáo Hội đồng duyệt..có thể nói là bầm dập, ba chìm bảy nổi..Tôi xin đưa ra hai ví dụ điển hình nhất cho hai trạng thái này.
Kich bản " Tổ Quốc", tôi chấp bút từ ý tưởng của nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm. Ý tưởng này xuất hiện khi Đào Hồng Cẩm đi thực tế ở Vính Linh, cùng sống với tôi những ngày tháng ác liệt ở đất đó. Lúc quay ra Hà Nội, anh Cẩm đã có trong tay một bản thảo có tên là Tổ quốc..Tuy nhiên, do anh viết vội, hơn nữa vốn sống Vĩnh Linh của anh cũng chưa thật chín..nên kịch bản đã không đứng được. Anh cất nó vào tủ..Đến năm 1976, khi Đại hội đảng IV sắp khai mạc, Tổng cục chính trị lệnh cho Đoàn kịch Tổng cục chính trị phải có được vở diễn phục vụ Đại hội..( Đại hội đảng chỉ cho phép duy nhất một vở diễn phục vụ) Đây là một cuộc đua nghề nghiệp còn gay gắt hơn là một cuộc thi. Đoàn kịch TCCT lúc đó lại đang gặp khủng hoảng về nội bộ. Thủ trưởng Tổng cục lập tức điều anh Đào Hổng Cẩm về làm đoàn trưởng và ra lệnh phải dựng bằng được vở được Đại hội chấp nhận diễn phục vụ. Anh Cẩm tập trung sức củng cố, chấn chỉnh lại đoàn và đề nghị Tổng cục điều động tôi từ Quân khu 4 ra hợp tác viết vở. Khi tôi ra đoàn thì thời gian đã quá cận kề. Tôi đề nghị với anh Cẩm cho phép tôi chấp bút lại vở Tổ quốc. Anh hoan nghênh. Thế là tôi cắm đầu vào viết, suốt 14 ngày đêm, với 16 cảnh kịch..Viết xong là dựng ngay. Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi cũng chỉ lên sàn 11 ngày..Vở diễn đã được diễn trong đại hội đang IV và trở thành một sự kiện văn nghệ sôi động suốt thời gian dài sau đó..( Kịch bản " Tổ quốc" nằm trong chùm tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho tác giả Đào Hồng Cẩm)
Một ví dụ thứ hai thì ngược lại. Đấy là kịch bản " Cái chết chẳng dễ dàng gì" Tôi viết năm 1989 là để hướng tới kỉ niệm 100 ngày sinh của Bác. Nhưng khi gửi kịch bản lên Tổng cục chính trị thì không được chấp nhận. Sau đó tôi chuyển ngành về công tác tại Sở VHTT Quảng Trị. Năm năm sau, TCCT lại có thư mời tôi tham gia sáng tác về đề tài Chiến tranh Cách mạng. Tôi lại gửi nguyên xi kịch bản cũ ra, lập tức được TCCT trao giải A..Sau đó đoàn Kịch Quân đội dựng và tham gia Hội diễn toàn quân lại được TCCT trao Huy chương vàng. Nhưng 15 năm sau, nhân cuộc vận động sáng tác và quảng bá tác phẩm VHNT về hình tượng Hồ Chí Minh, đoàn kịch quân đội phục dựng lại vở " Cái chết chẳng dễ dàng gi", thì lập tức lại bị bầm dập đến hơn nửa năm, sửa lui sửa tới gần nát cả vở và có lúc tưởng đã xếp xó, không công diễn được. Tất nhiên, cuối cùng thì vở cũng được chấp nhận. Hơn nữa, lại được Ban chỉ đạo TW trao giải tác phẩm viết về Cuộc vận động học tập đạo đức HCM..Vừa qua, liên hoan sân khấu toàn quốc 2012 tại Huế cũng được Huy chương bạc. Có người nói đùa, tại vì tôi lấy cái tên kịch " cái chết chẳng dễ dạng gì" nên nó rất khó...chết.
Thực trạng sân khấu hiện nay đang thiếu kịch bản và đặc biệt là những kịch bản hay, với cương vị là một tác giả ông có suy nghĩ gì và trong thời gian sắp tới ông sẽ cho ra mắt kịch bản nào, thưa ông ?
Tôi đã mất 17 năm làm công tác quản lí, nay mới được thật sự thảnh thơi để sáng tác. Tiếc rằng, khi được thảnh thơi thì quỹ thời gian cũng không còn nhiều. Vì vậy tôi cần tận dụng thời gian. Tôi không quan tâm lắm tới những tranh luận hiện nay về thực trạng sân khấu. Tôi chỉ xin nói thế này, ai đó nói hiện nay rất thiếu kịch bản là không đúng, lại bảo không có kịch bản hay, càng không đúng. Tôi biết những tác giả quen biết của tôi hiện trong tay có nhiều kịch bản. Vấn đề là các nhà hát và các đạo diễn họ có chọn hay không? Cái gu họ thích là cái gì?
Riêng tôi vừa viết xong một vở mới có cái tên hơi ngồ ngộ ( nhưng tôi rất thích). Đó là vở " Ba người đàn ông và căn bệnh tai biến" Tôi đã có giới thiệu cho vài nhà hát..Vấn đề còn lại là các nhà hát có dám dựng không và các hội đồng duyệt có cho phép ra mắt không..thì ngoài tầm tay tôi..Quan điểm của tôi là thế này, viết những gì mình tâm đắc nhất, mình cảm thấy cần nói nhất..Đương nhiên khi đặt bút viết cũng cần có sự cân nhắc nhiều khía cạnh..Cân nhắc không đồng nghĩa với việc viết những chuyện vô bổ..Còn chuyện ra mắt tác phẩm thì..tính sau vậy.
Kich bản " Tổ Quốc", tôi chấp bút từ ý tưởng của nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm. Ý tưởng này xuất hiện khi Đào Hồng Cẩm đi thực tế ở Vính Linh, cùng sống với tôi những ngày tháng ác liệt ở đất đó. Lúc quay ra Hà Nội, anh Cẩm đã có trong tay một bản thảo có tên là Tổ quốc..Tuy nhiên, do anh viết vội, hơn nữa vốn sống Vĩnh Linh của anh cũng chưa thật chín..nên kịch bản đã không đứng được. Anh cất nó vào tủ..Đến năm 1976, khi Đại hội đảng IV sắp khai mạc, Tổng cục chính trị lệnh cho Đoàn kịch Tổng cục chính trị phải có được vở diễn phục vụ Đại hội..( Đại hội đảng chỉ cho phép duy nhất một vở diễn phục vụ) Đây là một cuộc đua nghề nghiệp còn gay gắt hơn là một cuộc thi. Đoàn kịch TCCT lúc đó lại đang gặp khủng hoảng về nội bộ. Thủ trưởng Tổng cục lập tức điều anh Đào Hổng Cẩm về làm đoàn trưởng và ra lệnh phải dựng bằng được vở được Đại hội chấp nhận diễn phục vụ. Anh Cẩm tập trung sức củng cố, chấn chỉnh lại đoàn và đề nghị Tổng cục điều động tôi từ Quân khu 4 ra hợp tác viết vở. Khi tôi ra đoàn thì thời gian đã quá cận kề. Tôi đề nghị với anh Cẩm cho phép tôi chấp bút lại vở Tổ quốc. Anh hoan nghênh. Thế là tôi cắm đầu vào viết, suốt 14 ngày đêm, với 16 cảnh kịch..Viết xong là dựng ngay. Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi cũng chỉ lên sàn 11 ngày..Vở diễn đã được diễn trong đại hội đang IV và trở thành một sự kiện văn nghệ sôi động suốt thời gian dài sau đó..( Kịch bản " Tổ quốc" nằm trong chùm tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho tác giả Đào Hồng Cẩm)
Một ví dụ thứ hai thì ngược lại. Đấy là kịch bản " Cái chết chẳng dễ dàng gì" Tôi viết năm 1989 là để hướng tới kỉ niệm 100 ngày sinh của Bác. Nhưng khi gửi kịch bản lên Tổng cục chính trị thì không được chấp nhận. Sau đó tôi chuyển ngành về công tác tại Sở VHTT Quảng Trị. Năm năm sau, TCCT lại có thư mời tôi tham gia sáng tác về đề tài Chiến tranh Cách mạng. Tôi lại gửi nguyên xi kịch bản cũ ra, lập tức được TCCT trao giải A..Sau đó đoàn Kịch Quân đội dựng và tham gia Hội diễn toàn quân lại được TCCT trao Huy chương vàng. Nhưng 15 năm sau, nhân cuộc vận động sáng tác và quảng bá tác phẩm VHNT về hình tượng Hồ Chí Minh, đoàn kịch quân đội phục dựng lại vở " Cái chết chẳng dễ dàng gi", thì lập tức lại bị bầm dập đến hơn nửa năm, sửa lui sửa tới gần nát cả vở và có lúc tưởng đã xếp xó, không công diễn được. Tất nhiên, cuối cùng thì vở cũng được chấp nhận. Hơn nữa, lại được Ban chỉ đạo TW trao giải tác phẩm viết về Cuộc vận động học tập đạo đức HCM..Vừa qua, liên hoan sân khấu toàn quốc 2012 tại Huế cũng được Huy chương bạc. Có người nói đùa, tại vì tôi lấy cái tên kịch " cái chết chẳng dễ dạng gì" nên nó rất khó...chết.
Thực trạng sân khấu hiện nay đang thiếu kịch bản và đặc biệt là những kịch bản hay, với cương vị là một tác giả ông có suy nghĩ gì và trong thời gian sắp tới ông sẽ cho ra mắt kịch bản nào, thưa ông ?
Tôi đã mất 17 năm làm công tác quản lí, nay mới được thật sự thảnh thơi để sáng tác. Tiếc rằng, khi được thảnh thơi thì quỹ thời gian cũng không còn nhiều. Vì vậy tôi cần tận dụng thời gian. Tôi không quan tâm lắm tới những tranh luận hiện nay về thực trạng sân khấu. Tôi chỉ xin nói thế này, ai đó nói hiện nay rất thiếu kịch bản là không đúng, lại bảo không có kịch bản hay, càng không đúng. Tôi biết những tác giả quen biết của tôi hiện trong tay có nhiều kịch bản. Vấn đề là các nhà hát và các đạo diễn họ có chọn hay không? Cái gu họ thích là cái gì?
Riêng tôi vừa viết xong một vở mới có cái tên hơi ngồ ngộ ( nhưng tôi rất thích). Đó là vở " Ba người đàn ông và căn bệnh tai biến" Tôi đã có giới thiệu cho vài nhà hát..Vấn đề còn lại là các nhà hát có dám dựng không và các hội đồng duyệt có cho phép ra mắt không..thì ngoài tầm tay tôi..Quan điểm của tôi là thế này, viết những gì mình tâm đắc nhất, mình cảm thấy cần nói nhất..Đương nhiên khi đặt bút viết cũng cần có sự cân nhắc nhiều khía cạnh..Cân nhắc không đồng nghĩa với việc viết những chuyện vô bổ..Còn chuyện ra mắt tác phẩm thì..tính sau vậy.
Đăng ngày 20/10/2012 |
Ý kiến về bài viết | ||||||
|