Saturday, October 17, 2015

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ BẢN HÙNG CA BẤT TỬ

Tác giả: Thu Thảo

Xuanduc.vn: Bất ngờ vì Đoàn nghệ thuật Quân đội đã mang vở kịch của mình đi dự Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009, lại còn được chọn diễn đêm khai mạc. Không biết Hội dồng giám khảo sẽ đánh giá kết quả thế nào nhưng sáng nay đọc được bài viết này trên Văn nghệ, thấy vui nên post lên cho bạn bè cùng chia vui.
Trong lich sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cuộc chiến đấu oanh liệt 81 ngày đêm ở Thành cổ Quảng Trị của quân và dân ta; là mốc son chói lọi, đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam. Mười nghìn chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của dân tộc, góp phần quyết định vào thắng lợi ở Hội nghị Paris về Việt Nam.
Là những người con của Quảng Trị, từng là người lính - hai tác giả Xuân Đức và Cao Hạnh - đã sáng tạo nên tác phẩm kịch nói Bản hùng ca linh thiêng (Tên ban đầu là cõi thiêng); với tất cả tâm huyết để trả món nợ tinh thần cho quê hương - cho những đồng chí đồng đội của mình đã hy sinh xương máu, hy sinh tính mạng để giành độc lập tự do cho tổ quốc.
        Thuyền xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
         Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
       Tứ thơ đã trở thành tình cảm quán xuyến toàn bộ vở diễn Bản hùng ca linh thiêng, gây ấn tượng và làm xúc động lòng người. Mô tả về chiến tranh, tức là tạo dựng nên hình tượng con người trong chiến tranh. Trong bối cảnh khốc liệt của cuộc chiến ở Thành Cổ Quảng Trị, là tính cách, số phận của người dân mà gia đình chị Thương (Ngọc Thu), anh Thống (Đình Thắng) là một điển hình. Đứa con gái của họ là Trà Liên (Hoàng Lan), được sinh ra trong khói bom lửa đạn; nhưng oái oăm thay, mẹ Trà Liên là người của cách mạng, còn bố lại theo ngụy. Vấn đề mà vở kịch đặt ra là cuộc đời, số phận của đứa bé sẽ ra sao trong cách ứng xử của hai phía ta và địch. Trong khi quân Ngụy cố sống cố chết, bằng mọi giá để giữ được lá cờ ba sọc ở trên Thành Cổ; thì ở bên ta là sự che chở, hy sinh cả bản thân mình của chiến sĩ trinh sát Nhắng (Anh Quân) và đồng đội để cứu sống, nuôi dưỡng, dạy dỗ Trà Liên nên người; trở thành một hoạ sĩ tài năng, xinh đẹp. Để rồi 22 năm sau, vợ chồng bố mẹ nuôi là ông Tuấn (Hồ Trung), bà Yến (NSƯT Thu Quế) lại trả Trà Liên về với cội nguồn, với những người đã sinh ra cô trên mảnh đất Thành Cổ khốc liệt năm xưa. Bên cạnh tiếng nói ngợi ca lòng quả cảm, sự hy sinh vô bờ bến của quân và dân Quảng Trị cũng như bộ đội và nhân dân cả nước, vở diễn còn bày tỏ tiếng nói đồng cảm, sẻ chia về những mối tình đẹp đẽ, cao thượng trong chiến tranh chống Mỹ. Đó là tình yêu trong sáng, thuỷ chung của Trung đoàn trưởng Thuận (NSƯT Quốc Trị) và bác sĩ Phượng (Kim Quý); tình yêu của chiến sĩ trinh sát Nhắng và cô y tá Yến (NGƯT Thu Quế) - mà hoàn cảnh chiến tranh đã cho họ gặp nhau, nhưng chưa kịp hiểu nhau, thì Nhắng hy sinh, nằm lại trên mảnh đất Thành Cổ. Một tình cảm tuy mới nảy nở, chưa đủ thời gian cho quá trình làm nên một tình yêu; nhưng khi đặt vào hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh, thì nó đã được lý giải và cắt nghĩa theo một góc nhìn khác. Ta hãy nghe lời của Yến - Đã dám đặt chân vào Thành Cổ những ngày này, thì không có gì trên đời mà không dám cả... Hôm nay là xương cốt của họ, sáng mai có thể là của chúng tôi. Rồi đến trưa mai có thể là đến lượt Thủ trưởng đấy. Vì vậy mà chúng tôi dám xả thân. Chúng tôi dám yêu... dám bộc lộ tình yêu của mình.
       Với Bản hùng ca linh thiêng của Đoàn kịch nói Quân đội (tiết mục khai mạc Hội diễn); đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang đã tỏ ra sung sức, tài năng và điệu nghệ trong việc tổ chức sáng tạo đồng bộ cho một tác phẩm sân khâu lớn hoành tráng. Thiết kế mỹ thuật (hoạ sĩ, NSND Lê Huy Quang) được đánh giá bài bản, giàu kinh nghiệm sân khấu, gây ấn tượng mạnh mẽ về bố cục và màu sắc. Không gian sân khâu được chia làm hai tầng diễn với hai  diễn hấp dẫn, cuốn hút khán giả. Kết hợp với chất liệu dân ca miền Trung vốn là sở trường của hai nhạc sĩ An Thuyên - Đức Trịnh chuyên sáng tác cho các tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính; cũng như các lớp tạo hình - múa (NSND Công Nhạc), đã làm nên tổng thể hài hoà của vở diễn. Với các nghệ sĩ của Đoàn Kịch nói Quân đội, Bản hùng ca linh thiêng là tiếng nói tiếp theo của: Thông điệp từ Điện biên, Khúc tráng ca ngày ấy...Những vở diễn đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho Đoàn kịch nói Quân đội; để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong đời sống sân khấu cả nước, góp phần không nhỏ trong việc tạo ra những cảm xúc thẩm mỹ cho bộ đội và nhân dân, trong công cuộc đổi mới hôm nay.! 
Nguồn Báo Văn nghệ

 Đăng ngày 25/09/2009
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: Nico - 28/09/2009

Sáng nay cháu đọc được bài này ở Vietnamnet nên tải về cho bà con ta đọc và suy ngẫm. Mỗi sáng mở báo đều gặp phải những câu chuyện đau lòng. Đâu đó là sự tắc trách của các cấp chính quyền, sự đùn đẩy trách nhiệm không phải riêng đối với người đã khuất. Thời nay không hiếm gặp những cái chết đau lòng như một học sinh lớp 8 đanng trên đường đi học bị điện giật chết, em bé học lớp 2 chết vì lọt xuống hố ga, 3 em nhỏ chết vì đi ngang qua trụ sở ủy ban bị tường đè...vân vân và vân vân những cái chết oan mà hình như đối với những người có trách nhiệm đã trở thành chuyện thường ngày nên vô cảm?!
Việc tìm thấy hài cốt là có thật vậy mà đọc mới thấy sự vô trách nhiệm của của các cấp trong việc giải quyết vấn đề. Ngày xưa khi xả thân vì nước, các anh hẳn không nghĩ rằng người đời sẽ vội quên. Các anh không nghĩ rằng sẽ có lúc người đang sống thờ ơ nhìn các anh nằm đó. Họ bình thản nệm ấm chăn êm, tuần mấy bận tiếp khách trong các nhà hàng mà không hề trăn trở hay thấy đau lòng khi các anh vẫn chưa có mồ yên mả đẹp. Chiến tranh qua chưa lâu vậy mà sao người ta dễ quên thế nhỉ?
Sự thật về "căn nhà ma" ở thị xã Quảng Trị
27/09/2009 14:46 (GMT +7)
Rao bán nhà, không ai mua. Lần lượt từng người trong gia đình luôn gặp xui xẻo. Nổi lo lắng bao trùm. Thời gian gần đây, ngày nào trước khi chợp mắt bà cũng thắp hương trong nhà, ngoài vườn khấn vái. Trong một đêm đang ngủ, chủ nhà mơ thấy có rất nhiều bộ đội đang đi lại sinh hoat...
Đào được hài cốt liệt sĩ  nhờ...nằm mơ
Câu chuyện ấy nhanh chóng lan truyền. Nhiều người gọi đó là “căn nhà ma” và những “oan hồn” chưa siêu thoát. Sự đồn thổi càng khiến căn nhà của gia đình bà Nguyễn Thị Lý, Số nhà 7, Kiệt 170, đường Trần Hưng Đạo, Phường II, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị rao bán không ai thèm mua.
Những di vật mà bà Lý tìm thấy trong quá trình khai quật
Hình ảnh anh bộ đội đang sinh hoạt tái hiện liên tục tái hiện trong những giấc mơ, những người trong gia đình ăn ngủ không yên. Linh tính mách bảo chẳng lành. Bà Lý ngược xuôi mời nhà ngoại cảm chuyên đi tìm hài cốt liệt sĩ về nhà xem xét. Lễ xong nhà ngoại cảm phán xanh rờn: “Nhà bà đang “ngồi” trên nhiều hài cốt liệt sĩ đấy". 
Nghe lời, bà bắt tay vào lật tung nền nhà lên xem thực hư. Trong khoảng sân 30m2, hiện lên nhiều hài cốt liệt sĩ. 
Qua 3 đợt khai quật, gia đình bà Lý đã tìm thấy 18 hài cốt liệt sĩ. Tuy những hài cốt không được nguyên vẹn, chỉ còn lại xương, cùng một số vật dụng nhưng ở mỗi nơi tìm thấy đều nằm tách biệt. Bà lý bảo, khi tôi khai quật được 7 hài cốt trong đợt 1, khi tìm thấy được 2 hài cốt, tôi báo cho phường nhưng ông Nguyễn Ngọc Đông, Cán bộ LĐ&TBXH phường xuống nói cứ khai quật đi khi nào xong chúng tôi sẽ làm lễ truy điệu.

Bà Lý mong muốn: Hiện tôi đã khai quật tìm thấy 18 hài cốt nhưng nay dừng lại vì kinh tế không đủ, sức khỏe yếu dần. Nếu có ai đến khai quật tôi sẽ hiến tất cả ngôi nhà này, không đòi hỏi gì. Sau đó, khi khai quật xong, xin nhà nước giúp đỡ chuyển các hài cốt liệt sĩ lên núi và làm thành từng một ngôi mộ để tôi thờ cúng. 
Những bộ hài cốt đựơc gia đình bà Lý gói gém cẩn thận...
Thế nhưng, sự việc bà Lý khai quật và tìm thấy hài cốt liệt sĩ đã không một cơ quan chức năng nào vào cuộc. 
Cán bộ nghi “hài cốt”… giả 
Sẵn sàng hiến nhà để khai quật hài cốt liệt sĩ, đó là tâm niệm của gia đình nhưng các cơ quan chức năng vẫn đứng ngoài cuộc.
Ông Nguyễn Xuân Đông, cán bộ LĐ-TB&XH phường II, TX Quảng Trị giải thích: Do vừa qua phường đang bận công việc lễ kỷ niệm 200 năm lỵ sở và 20 năm thành lập thị xã Quảng Trị nên chưa triển khai được.
Bên cạnh đó, muốn làm gì cũng phải thông qua hội đồng của phường duyệt mới tiến hành. Còn giờ mà khai quật trong lúc chưa xác định có hài cốt hay không nên chúng tôi phải chờ cấp trên, còn chúng tôi không đủ thẩm quyền.
Ngày 21/9, Ông Lê Đức Ly, Trưởng phòng LĐTB&XH thị xã Quảng Trị cho hay: Trách nhiệm của phòng cùng với hội đồng phường II đã xác định đó là 12 hài cốt liệt sĩ và đã mai táng về nghĩa trang TX Quảng Trị. Hiện chúng tôi mới nhận được đơn của bà Lý vào ngày 17/9 đề nghị giúp đỡ khai quật tiếp.
..Và thờ cúng cẩn thận, nhưng chính quyền bảo một số "hài cốt" là giả
Trong lúc bà Lý đã gửi đơn đến UBND phường II từ ngày 6/9 nhưng phường mới báo cáo bằng miệng lên phòng. Gần hai tháng nay, bà Lý mỏi mòn chờ đợi nhưng không thấy cơ quan nào lên tiếng.
Ông Lê Đức Ly nói thêm: Việc bà Lý nói là 18 hài cốt liệt sĩ thì căn cứ vào đâu để bà xác minh? Những hài cốt vừa tìm thấy tại nhà bà Lý được hội đồng phường xác minh là 12 hài cốt, còn việc 18 hài cốt đó là do bà Lý nói. 
Còn bà Lý, người đã khai quật kiên quyết: Tôi khẳng định đó là 18 hài cốt, vì một hài cốt tôi phát hiện nằm một nơi riêng biệt. 18 hài cốt điều có xương hết, khi khai quật xong, tôi để mỗi hài cốt một gói riêng biệt. Hội đồng phường có tự tay khai quật đâu mà biết. 
Theo Đắc Thành

  Gửi bởi: Nguyễn Sỹ Hồ - 01/10/2009

Chào Nhà văn Xuân Đức !
Rất nhiều lần ghé đọc trang của NV nhưng không ghi gì vì nhiều nguyên nhân . Hôm nay mạo muội gửi NV vài ý , xin NV lưu tâm .
Thứ nhất : Tôi muốn nhờ NV tư vấn để tôi có thể có một tên miền <tên.vn >
Thứ hai : Mời NV ghé thăm http://teacherho.vnweblogs.comđể biết mục đích của tôi trong việc muốn sở hữu tên miền <tên.vn> . Tôi rất muốn trao đổi ý này qua mail nhưng không biết mailbox của NV .
Xin cảm phiền trước . Kính chúc NV luôn vui khoẻ và cho ra đời những tác phẩm hay cho độc giả .
Kính !

  Gửi bởi: Xuanduc - 02/10/2009

Chào anh Ngưễn Sĩ Hồ. Trưa nay vào mạng, nhận được lời nhắn của anh, tôi rất vui và cảm ơn anh đã ghé quán chơi. Tôi đã vào trang của anh và có lời nhắn kĩ hơn. Chúc anh vui, khỏe và ghé chơi luôn nhé.
  Gửi bởi: Đinh Nhót - 24/12/2010

Kính thưa nhà văn Xuân Đức,
Tối qua vô tình tôi đươc xem vở kịch của anh trên HTV9, xem nửa chừng nên sáng nay phải tìm mới biết đó là vở 'Bản hùng ca linh thiêng' của hai tác giả Xuân Đức và Cao Hạnh do Đạo diễn Doãn Hoàng Giang dựng. Ko thể nói hết sự xúc động khi xem vở kịch đó, và chắc chắn tất cả những ai từng được xem cũng sẽ đồng ý với tôi. Bi kịch chiến tranh của gia đình Thương-Thống, sự quả cảm của các chiến sĩ, tươi trẻ mà bi tráng là những gì còn đọng mãi. Tôi đã có dịp đi thăm thành cổ Quảng Trị, những gì còn lại ở đó là dấu ấn của cả một thời hào hùng quyết liệt và rất đỗi bi thương, những câu chuyện làm ta tràn đầy tự hào mà cũng quặn lòng xót thương....
Cảm ơn anh, Đạo diễn và tất cả các diễn viên đã làm nên vở kịch ấy, đúng là một bản hùng ca linh thiêng. Những vở kịch như thế nên đc tạo điều kiện để diễn ở khắp mọi nơi, để thế hệ sau cảm được dù một phần rất nhỏ, những ngày bi tráng mà cả thế hệ cha anh họ đã trải qua.........
Tôi đọc bài trả lời của anh và lại đọc tiếp bài sau về những trái tim chai lì lạnh lẽo đến rợn người của các vị đứng đầu chính quyền ở địa phương có 'ngôi nhà ma'. Nếu gia đình họ có con, anh, em hy sinh ở chiến trường chưa tìm được mộ, liệu họ có giữ được cái thái độ ráo hoảnh ấy ko. Và các anh khi quên đi bản thân vì thắng lợi của trận chiến trước mặt, họ sẽ thật buồn khi biết rằng nhiều năm sau phần thân xác còn lại của họ lại bị mấy ông chính quyền thờ ơ đến thế...........
Xin chào nhà văn! Chúc ông có nhiều thêm những tác phẩm để đời cho con cháu, để họ đừng bao giờ quên là mỗi tấc đất dưới chân ta là xương là máu âm thầm của bao lớp cha anh ta, để họ đừng bao giờ làm gì phải hổ thẹn về sau.

  Gửi bởi: Xuân Đức - 24/12/2010

Thân gửi anh Đinh Nhót! Tôi rất vui và cảm động vì đọc được những lời nhắn của anh. Cảm ơn anh đã có những lời bình rất đáng trân trọng đối với tác phẩm Bản hùng ca thiêng liêng. Tấ cả những gì mà dân tộc chúng ta đã trả bằng máu để giành lại cho hôm nay sẽ mãi mãi trường tồn mặc cho có vô vàn kẻ bội bạc và vô cảm. Chúc anh sức khỏe và thành đạt trong tất cả các công việc.

Nhận xét

Chia sẻ cho bạn bè

Bài viết liên quan