Tác giả: Hữu Đạt
Xuanduc.vn vui mừng là người đầu tiên giới thiệu với bạn đọc vở kịch nói đầu tay của Hữu Đạt.
Tình yêu có từ nơi đâu. Kịch bản sân khấu
Nhân vật
1) Bà Thổ - mẹ Hải- Hưu Trí
2) Ông Thổ - bố của Hải cán bộ Lâm nghiệp.
3) Ông Hội - hàng xóm ông Thổ
4) Lan - giáo viên bộ môn công dân, chị của Hải,
5) Kiều Liên cô gái bán nhà hàng - Chị Mỹ Linh
6) Mỹ Linh - em gái của Kiều Liên - Nguời yêu Hải
7) Tuấn - Bạn cùng làm việc với Hải.
8) Hải - Kỹ sư cầu đường
9) Bé Ly - con Lan
10) Lâm- Lâm tặc- chồng hằng
11) Hằng- vợ Lâm
12)Huệ - Hồng...Những cô gái bán nhà hàng
13) Bác sỹ và một số nhân vật khácMàn 1
Khung cảnh u ám bao trùm lên căn nhà nhỏ, chính giữa là cái bàn thờ khói hương đang nghi ngút. Bên trên có một bức ảnh thờ của người đàn ông. Một cô gái chừng 15-16 tuổi (Mỹ Linh) và một cô gái xấp xỉ 18- 19 tuổi (Kiều Liên) đang quỳ, khóc sướt mướt.
Kiều Liên:
-Ba ơi! Sao ba lại nỡ bỏ chị em con đi. Bây giờ chúng con côi cút giữa đời, biết nưong tựa vào ai ? Hức hức... Ba ơi! Mẹ mất sớm, ba ở vậy tần tảo nuôi con. Ai ngờ, căn bệnh quái ác bỗng ào đến. Dù đã bán tất cả những gì có ở trong nhà, mà ba vẫn bỏ con ba đi... ba ơi!
Mỹ Linh: (Túm tà áo Liên giật giật)
- Chị! chị ơi! Em đói, có cái gì ăn không chị?
Kiều Liên: (quay lại lau nước mắt)
- Em vào bếp tìm xem có cái gì ăn đỡ. Mai chị sang hàng xóm vay tạm mấy lon gạo nấu cơm cho, kẻo chưa tan khói tang, sang nhà họ không tiện lắm.
Mỹ Linh :
- Hu hu...! Nhưng em đói lắm rồi, suốt mấy ngày nay, bữa nào chị cũng bắt em ăn mì tôm, không thể nuốt nổi nữa rồi.
Kiều Liên:
- Biết làm sao được hả em! Khi mà ba nằm liệt giường mấy tháng trời, nhà ta chả còn cái gì bán để đong gạo cả.
Mỹ Linh: (giận dỗi khóc lóc)
-Nhưng em đói quá chị ơi! Em thèm một bát cơm nguội quá. Hay là chị cứ liều, thử qua nhà hàng xóm vay tạm vài lon gạo về nấu cho em ăn đi.
Kiều Liên:
- Không được em à! Trong ba ngày tới, hai chị em ta chưa được vào nhà ai cả em nhớ chưa! Vì họ kiêng đó (Khóc tiếp) Ba ơi! Mẹ ơi! Ba mẹ đi đâu hãy về cùng chị em con kẽo... hu hu
(Hai chị em ôm nhau khóc rủ ruợi. Tiếng trống dồn lên, trời tối sầm lại, chớp loá nhấp nháy báo hiệu sắp mưa. Một mgười mặc bộ áo quần rằn ri và cái đầu bù xù ló vào. Đó là Lâm.)
Mỹ Linh: (Hét lên chỉ vè phía Lâm)
- Ma! Chị ơi ma! Ma chị ơi! Ma! Ba về ( Túm chặt lấy áo Liên và đưa tay chỉ vào Lâm )
Lâm và Hằng ( bước vào):
- Không phải là ma đâu, cô chú đây!... Chà mới có mấy bữa mà căn nhà có vẻ hoang lạnh quá nhỉ? May! May vừa đến nơi thì trời đổ mưa, không thì ướt hết cả vợ lẫn chồng.
Kiều Liên, Mỹ Linh: (đứng dậy lễ phép)
- Dạ! Dạ...cháu chào cô chú ạ!
Lâm:
-Ừ chào hai cháu. Chú ở xa, nghe tin ba cháu mất, vội quay về, nhưng đã muộn. Hôm nay, cô chú ghé qua thắp cho ba cháu một nén nhang.
Kiều Liên:
-Dạ! Chị em cháu xin cám ơn lòng thành của cô chú ạ!
(Hai vợ chồng Lâm lúi húi thắp và cắm mấy que nhang lên bàn thờ. Vái lạy xong cả hai ngồi xuống chiếc chiếu giữa nhà. Lâm tự nhiên nâng cái ấm sứt vòi lên rót nước uống. Nhưng lắc mãi mà không có một giọt nước)
Lâm (bực bội)
-Con bé này! Dù gì đi nữa thì cũng phải chuẩn bị vài ly nước trong để tiếp khách chứ!
Hằng:
-Thôi anh thông cảm, cháu nó còn bé mà. (Kiều Liên đỡ cái ấm trên tay Lâm, định đi ra, nhưng Hằng đã gọi lại.)- Không cần đâu. Hai cháu lại đây, cô hỏi điều này! (Liên và Linh vội lết lại gần. Hằng ghé tai thì thầm)- Thế ngưòi ta "đi " cho bố cháu có nhiều không? Được bao nhiêu?
Liên (sụt sịt):
- Dạ, cháu không biết ạ! Hình như được bao nhiêu thì thanh toán vào dịch vụ tang lễ và những khoản nợ khác hết rồi ạ.
Lâm:
-Cái bọn ... khốn nạn thật! Đến tiền đi cúng ngưòi chết mà cũng chia nhau vét sạch, không chừa lại cho con ngưòi ta một đồng để mua hưong khói.
Kiều Liên:
-Dạ! Mình có mắc nợ thì họ mới tranh thủ lấy chứ, biết khi nào mà bọn cháu trả được hả cô chú? Dù sao thì như vậy, ba cháu ở dưói kia mới an lòng. (Khóc)
Hằng:
-Thế trước lúc mất... ba cháu... có nhắc đến khoản nợ của cô chú không ?
Liên:( gật đầu thút thít):
-Có ạ! Nhưng cháu xin cô chú hãy thư thư vài bữa... cháu sẽ liệu sau có được không ạ!
Lâm (Giật nãy mình, đứng dậy):
-Trời đất! Với khoản nợ khổng lồ như thế, khi nào thì hai đứa mày mới trả nổi. (vỗ đầu tức tối) Biết thế, trước kia tao đã không cho bố mày nợ gỗ là tốt rồi. Nay gỗ đã bay sạch, tiền cũng đi theo ngưòi chết. Sổ đỏ thì ngân hàng giữ. Trời ơi là trời! Có ai ngu như tôi không? Cho ngưòi ta nợ hàng, đến cả trăm triệu đồng, nay về muộn một chút, một xu cũng không có.
Hằng:
-Thôi anh! Đừng dằn vặt như thế mà cháu nó đau lòng. Có gì rồi hẵng tính. Em thấy con bé còn có một ngân khoản lớn nữa đấy.
Lâm: (Hí hửng)
-Ngân khoản? ngân khoản nào? Sao không lấy ngay, nếu kẻ khác đến cướp mất, thì mình tay trắng à?
Liên: (Bối rối ngơ ngác)
-Không! Cháu không còn đồng nào trong túi cả. Nếu có, cháu đã lấy tiền đong gạo rồi. Mấy bữa nay em cháu đói quá mà còn cái gì để bán đâu. Đến mái tóc, cháu cũng đã bán để lấy tiền mua máu cho ba cháu rồi, nhưng ông ấy có chịu mở mắt ra nhìn lại chị em cháu lần cuối đâu. (Khóc, Linh cũng khóc rủ rượi. Hằng lau nước mắt.)
Lâm:
- Có! Tao biết là có! Vợ tao đã bảo có, là chắc chắn có. Ở đâu? Ở đâu em, nói đi, anh sẽ lấy ngay cho.
Hằng (Lườm chồng vẻ ý tứ):
-Tôi bảo là anh nên ngồi xuống. (Lâm ngồi xuống) Hôm nay ta đến đây để chia buồn với các cháu, chứ không phải đến để đòi nợ nghe chưa! (Chuyển giọng chì chiết) Chú cháu cái con khỉ gì? Mà bố ngưòi ta chưa xanh cỏ, đã đòi nợ. Thôi! Anh biến đi để cô cháu tôi yên.
(Lâm bất mãn bước ra. Liên, Linh khóc oà lên. Hằng tiến lại ôm hai đứa bé vào lòng, gục đầu xuống)
Hằng:
- Đàn ông nó vô tâm thế đó, cháu thông cảm! Đằng nào thì mọi chuyện cũng đã xảy ra rồi. Cháu cố gưọng dậy, vượt qua đau đớn mà thay ba mẹ nuôi em ăn học đến nơi đến chốn. Có gì khó khăn, cô chú sẽ giúp cho
Liên:
- Nhưng cháu nợ cô chú quá nhiều, lấy đâu ra tiền mà còn tính đến chuyện nuôi em ăn học.
Hằng:
- Cháu yên chí. Cô đã có cách: Vừa giúp cháu, vừa có lợi cho cả cô chú nữa.
Lâm (Từ ngoài hấp tấp chạy vào):
- Cách gì? Cách gì? Nói mau để anh đỡ lo lắng, sốt ruột.
Hằng:
- Hôm khác rồi nói, bây giờ chưa đúng lúc.
Kiều Liên:
- Cô nói đi, cũng để cháu vơi bớt nỗi lo âu.
Hằng:
-À, là cô tính thế này nhé! Cháu đã lớn lại có hình thức. Mảnh đất mà cháu đang ở lại nằm ở trung tâm thị xã, rất tiện cho mở dịch vụ Ka ra ô kê, quán nhậu. Mai kia cô sẽ đầu tư cho cháu làm một cái nhà hàng. Cháu đứng bán, lãi bao nhiêu tất nhiên là cô hưỏng, nhưng vẫn trả tiền công cho cháu đàng hoàng. Với một điều kiện...
Liên:
- Điều kiện gì? Cô nói đi, cháu chấp nhận hết, miễn là trả bớt được nợ và nuôi nổi em cháu.
Hằng:
-Cháu phải ký vào giấy vay nợ và đưa sổ đỏ cho cô cầm.
Liên ( bối rối, ngần ngừ)
- Dạ... nhưng... sổ đỏ đang cắm ở Ngân hàng ạ!
Hằng:
- Không sao! Cô sẽ chuộc về. Sau này cháu tích luỹ được chút vốn liếng, trả cô, nhà đất vẫn là của cháu thôi.
Lâm: (Vỗ tay cái đốp)
- Khá! Khá lắm! Hay! Đúng là một tấm lòng nhân hậu bao la. Một trí tuệ tuyệt vời.
Hằng: (Đứng dậy)
- Có mà ngu, hồ đồ như anh thì làm nên trò trống gì!
Màn 2
(Tại phòng làm việc của giám đốc Thổ)
(Tại một nhà hàng Tiếng hát Ka ra ô kê từ ngoài văng vẳng vọng vào. Lâm mặc quần bộ áo quần ngủ, đi lại khệng khạng, ngó ngược ngó xuôi, rồi ngó xuống dưới.)
Lâm:
-Tối nay, con Huệ ra đứng quầy thay cho con Kiều Liên một lát. Còn Hồng, Nhạn, Hương, Thu cho chúng mày đi chơi thoải mái. (Tiếng reo hò nhí nhố của một bầy con gái vọng vào ) Kiều Liên! Lên anh bảo. Nhân tiện cầm theo mấy lon bia Hê ni ken cho anh luôn. (Liên đưa mấy lon bia đi vào dặt xuống bàn) Huệ ơi! Nếu ai hỏi, thì bảo là anh đi vắng. Hôm nay không tiếp khách nhé.
Tiếng của Huệ (Vọng vào):
- Dạ thưa anh! Cháu rõ. ( tiếng khúc khích vọng theo)
Liên:- Dạ! thưa chú bia đây ạ. Dạ! chú bảo gì cháu ạ!
Lâm: (Nhăn mặt)
- Ngồi xuống đây, uống với anh mấy lon bia cho vui.Đã bảo là khi nào có cô, thì cứ chú cháu cho phải nhẽ. Nhưng khi không có ai, cứ gọi là anh, cho có tình cảm nhớ chưa?
Liên:
-Dạ thưa chú... à anh... nhớ ạ!
Lâm:
- Gọi lại cho thật ngọt ngào, dễ thưong chút đi. Nào! Uống đi rồi anh thưong.(Liên cầm ly bia đưa lên miệng ngập ngừng uống, rồi nhăn mặt. Lâm cười khà khà - Tập cho quen- rồi nhào qua, ôm Liên hôn ráo riết)
Liên vùng vẫy:
- Kìa... chú... anh anh... anh em... em cháu sợ lắm!
Lâm:
-Ơ cái con bé này! Mày làm gì mà như là tao sắp ăn thịt mày vậy. Không có tao thì chị em mày đã chết từ lâu rồi, có đâu mà đỏ da thắm thịt như bây giờ. Tao cũng như bao thằng đàn ông khác, sợ cái gì nào?
Kiều Liên:
-Cháu... em... em sợ cô biết được thì hai chị em cháu sống ở đâu? Mà cháu... à em đã làm chuyện đó với ai bao giờ đâu!
Lâm:
-Chưa bao giờ thì anh mới thưong. Thế em sợ mỗi cô, mà không thưong anh hả? Nào lại đây anh thưỏng cho. Nếu không đã mất quyền lợi, lại còn mất việc nữa đó. (Nhào tới bế Liên vào trong, mặc Liên vùng vẫy giẫy dụa)
Tiếng K. Liên: (vọng ra)
-Buông tôi ra! Kìa chú buông tôi ra. Kìa anh buông cháu ra...
Tiếng Lâm: (vọng ra)
- Đừng la hét, giẫy dụa vô ích. Cô chủ của em cũng đang ôm thằng đàn ông khác ở ngoài khách sạn Hà Nội ấy. Yên nào, nằm yên rồi anh thương! Anh cho em cả một đống tiền để làm vốn đây này! Nào anh cho, cầm lấy, cất đi để làm vốn. Hà hà...của ngon vật lạ, anh phải thưởng thức trước mới đúng chứ.
(Âm nhạc trào lên nhức nhối, cảnh vật tối lại, quay cuồng.)
Huệ: (chạy ra, nhìn theo chép miệng)
- Hôm nay lại đến lượt nó bị thằng Sở Khanh đó thịt rồi! Đứa con gái nào gặp hoàn cảnh trớ trêu đến nhà hàng này, đều sa vào tay nó cả. Biết làm cách nào để cứu nó bây giờ. (Loay hoay bối rối vò đàu bứt tai, chưa nghĩ ra cách gì. Đèn bật sáng trở lại. Phía trái sân khấu xuất hiện thêm một cái cầu thang gỗ - lối lên tầng 2. Hằng đột ngột bước vào)
Hằng:
-Đi đâu hết mà nhà cửa vắng tanh vắng ngắt như chùa bà Đanh thế này?
Huệ: ( mừng rỡ nhưng cũng bối rối hét lên)
-Dạ!... Thưa cô... Cô mới về. (Kêu to lên) A cô về rồi! Cô về rồi! Hoan hô cô về rồi Kiều Liên ơi! cô về rồi! (chạy vào nhưng Hằng gọi giật lại)
Hằng:
- Này đứng lại đó cô hỏi. Có việc gì mà mày phải hét lên như nhà có đám cháy thế? Tao hỏi sao quán vắng tanh vắng ngắt thế? Định dẹp tiệm hả? Mấy đứa khác đâu? Hay là...
Huệ (lo lắng rụt rè)
-Dạ... dạ... chú cho cả bọn đi chơi hết rồi ạ... còn mỗi con... con Liên và cháu thôi...
Hằng:
-Vậy nó và chú đâu?
Huệ:
- Dạ con Liên và chú (đưa tay rụt rè, dấu diếm chỉ lên phía trên)... chú đang cho con Liên uống bia trên đó...
Hằng:
-A... tao hiểu rồi! Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm chứ gì? Tất cả xuống đây! Mau!
Kiều Liên (tất tả chạy xuống cầu thang, áo quần xộc xệch)
Hằng:
- Mày làm gì trên đó mà áo quần xộc xệch thế? Chú đâu?
Kiều Liên:
-Dạ... chú... chú đang...đang uống bia một mình ở trên đó ạ.
Hằng:
-Uống... bia... một... mình. Có mà bốc phét. Chúng mày đã làm gì với nhau, lúc tao đi vắng?
Lâm: (Đi xuống mặt đỏ gay, chệng choạng, thất thểu)
-Kìa em! Em về hồi nào, sao không gọi điện để anh ra đón. Sao mới tới nhà mà đã quát tháo ầm lên thế?
Hằng:
- Nếu điện báo trước, thì làm sao chứng kiến được cảnh này. ( Tiến đến bên Liên nghiến răng lại) Mày nói đi. Đã xảy ra chuỵên gì. (Quay lại Huệ) Thôi! Cho con Huệ nghỉ luôn, để tao nói chuyện với chú cháu chúng. (Huệ cúi mình khép nép đi ra lấm lét nhìn lui)
Hằng: (hướng về Kiều Liên)
- Nói đi! Ở nhà đã xảy ra chuyện gì?
K.Liên:
-Dạ... chú... chú... chú bắt cháu ngồi, rồi cùng uống bia ạ! (Lâm bần thần, lo lắng định bỏ đi)
Hằng (quát):
-Đứng lại! Để tôi hỏi tội luôn một thể. ( Giận dữ, nhào tới tát bốp vào mặt Kiều Liên) Nói láo! Đồ ăn vụng mà không biết chùi mép. Ngồi uống hay nằm uống mà quần áo te tua, nhàu nát, giày dép chiếc ngược chiếc xuôi này hả?
Kiều Liên (Bưng mặt khóc tức tưởi):
-Hu hu... hức hức... tại chú ấy... Cháu đã bảo là cháu không thể... mà chú ấy cứ ép uống, rồi bế cháu lên ... Hu hu...
Lâm (Hùng hổ xấn tới):
- A ! Con này! Mày dám vu oan giáng hoạ cho ông hả? Mày chết với ông!
(Liên co rúm nguời lại khép nép)
Hằng ( Vội bước tới, chắn giũa hai ngưòi và chỉ vào mặt Lâm):
-Ông im! Tôi đã bảo là ông im! Ông mà dám đụng đến con bé này một lần nữa, là tôi cho ông ra đường luôn đó. Đồ... đồ ăn vụng mà già mồm. Tôi còn lạ gì nhóm máu dê của ông nữa, mà leo lẽo mồm loa mép dãi.
Lâm: (cưòi ngưọng nghịu, đấu dịu)
-Thì em đi khắp nơi, hưởng ngàn sự sung sưóng. Anh ở nhà lén hái một ít lộc trời, có sao đâu!
Hằng: (Quay sang Kiều Liên, xuống giọng dịu dàng)
-Cháu vào tắm rửa. Để cô chú nói chuyện với nhau. Mọi chuyện đã lỡ rồi, đâu sẽ vào đó. Lần này cô tha cho, cứ ở lại làm việc bình thưòng. (Nhìn Liên thông cảm) Cũng tại bữa trước, cô bảo cháu học nghệ thuật tiếp xúc với đàn ông, cháu ngưọng không chịu học, nên mới xảy ra cơ sự như thế này. Lần sau nếu gặp thằng nào, nhớ mang áo mưa, đội mũ bảo hiểm cẩn thận vào, kẻo có ngày đổ bệnh. Làm thân con gái thời buổi này khổ thế đấy.( Nói rồi nặng nề ngồi bịch xuống ghế. Kiều Liên khép nép đi ra.)
Lâm: (Vội chạy đến, xoa bóp, dấm lưng cho vợ và đánh trống lãng ):
- Em đi chuyến này vui vẻ chứ? Trông gưong mặt hồng hào, tưoi thắm là biết đang tràn trề hạnh phúc lắm.
Hằng (Dẩu môi ):
-Xí!!! Mệt chết thì có. Được mấy có chục triệu đồng, mà phải uống say, rồi ngả ngớn hết chổ này, đến chổ nọ. Giá như có đứa nào nó làm thay cho mình việc ấy thì hay biết mấy! (Thở dài) Được một chút hàng độc tích trữ bấy lâu, thì ở nhà anh cuổm mất rồi. Thật là khốn nạn hết chổ nói. Mai kia, lấy gì để đãi lão giám đốc sở lâm nghiệp đây?
Lâm (Vờ ngạc nhiên, cười mỉa mai):
- Ủa thế lão đó chưa bị em chinh phục à?
Hằng ( Rút thuốc ra hút, lơ đãng quay đi chổ khác):
- Nghe đâu lão ta chỉ thích mỗi gái tơ thôi, còn gái già như tôi, có mời lão cũng nhổ toẹt vào.
Lâm (Cưòi thích thú):
- Thế à! Thế thì hôm nào ta đưa con bé Liên cho lão. Không ngờ vợ của anh lại nãy ra nhiều quái chiêu độc đáo thật.
- Hừm. Tất cả con gái trong cái nhà hàng này, đứa nào mà chả qua tay anh. Hôm nay vừa sỏng ra một cái, là y xì bị mất con mồi độc ngay lập tức...
Lâm:
- Yên tâm đi, chỉ cần vài ly "Nam thận bảo" là lão ta lại mắt nhắm mắt mở, không thể nào phân biệt được nổi đen trắng nữa đâu!
Hằng: (Thở dài)
-Cầu mong là như thế.
Màn 3
Giữa nhà hàng bày biện bộ bàn ghế uống trà, tủ ly chén. Nhưng ở góc xa có thêm một cái két sắt và cầu thang gỗ để lên tầng2. Ba bốn cô gái nhà hàng mang váy ngắn, áo hỏ ngực, dáng điệu uể oải đang ngồi tán phét với nhau.
Huệ:
-Khiếp! Cái lão Lâm già ấy máu ghê gớm. Đêm nào không mò hết đứa này sang đứa khác. Hùng hục mãi mà không biết mệt.
Hồng:
- Không đồng ý, thì ông ấy làm tình làm tội, rồi kiếm cớ đuổi việc. Mà đồng ý thì khác nào trãi thịt ra cho chó nó xơi. Thật uổng phí đời con gái mà chả có hưỏng một chút hạnh phúc nào cả.
Huệ:
- Vợ chồng cái nhà này kể cũng lạ, cứ ông ăn chả bà ăn nem suốt, mà vẫn nhơn nhỡn với nhau y như là đang là hạnh phúc lắm. Cô vợ thì đi thâu đêm suốt sáng cò mồi, dắt díu, đặt bẫy những thằng đàn ông có chức có quyền, để kiếm chác mối hời trong làm ăn. Còn thằng chồng thì lợi dụng những gã đàn ông tha hoá, trác táng để khái thác, buôn bán lâm sản, làm giầu bất chính. Thế mà vẫn được tiếng là mô hình sản xuất giỏi trong thời kỳ đổi mới.
Kiều Liên: (Dẩu môi)
- Có làm như thế, họ mới giàu. Sống sung sưóng hơn những người khác. Tuy là đồng sàng dị mộng, lợi dụng nhau để làm ăn, nhưng ra ngoài thì họ cứ vênh cái mặt lên, y như là đang có vai vế gì lớn trong xã hội lắm. Lâu lâu còn lấy danh nghĩa là doanh nghiệp này nọ, tài trợ cho các tổ chức xã hội, giúp đỡ những kẻ lang thang cùng khó. Có mà đang bóc lột, làm giàu nhờ vào thân xác bọn con gái như chúng mình thì có.
Huệ:
-Xí! Giàu có mà không hạnh phúc thì giàu có cũng bỏ. Vai vế gì! Chẳng qua mấy con dê già, tham nhũng mới quý họ, chứ ai quý họ làm gì!
Hằng: (bước ra)
-Chúng mày chưa biết việc gì mà làm cả à? (Tất cả vội chạy đi). Kiều Liên! ở lại đây, cô nhờ chút.
K Liên:
-Dạ! Cô bảo gì cháu ạ!
Hằng:
-Chốc nữa, có ông bạn làm ăn của cô chú trên sở Lâm Nghiệp đến, cháu giúp cô tiếp đãi ông ấy cho thật tử tế, nhiệt tình nhé.
Kiều Liên:
-Cháu... cháu ngại lắm. Cháu không quen...
Hằng (Kéo Liên lại gần thì thào)
- Trời ơi! Có gì khó mà quen với không quen. Dần dần rồi sẽ thấy thích nữa là đằng khác. Cô thương cháu, mới ưu tiên cho suất này đấy. Nếu cháu biết làm hài lòng, biết khai thác, ông ấy sẽ thưỏng cho cháu một núi tiền đó.(Loay hoay mở ví) Này đây (rút ra một xấp tiền) cháu cầm trước một ít, xong việc cô sẽ trả thêm. À mà đây là số tiền bù vào chổ cháu bị chú xâm phạm hôm nọ. Tuyệt đối không được cho ai biết hoàn cảnh của cháu nghe chưa!
Kiều Liên:
- Cô cất tiền đi. Cháu lỡ bị một lần thôi, chứ từ nay cháu không làm việc đó với bất kỳ ai lần nào nữa đâu.
Hằng:
-Cái con bé này! Sao mà ngu thế không biết. Nhẹ không ưa, chỉ ưa nặng. Thế với lương một tháng chưa tới hai triệu, không đủ trả tiền lãi ngân hàng, mày tính bao giờ thì hoàn nốt phần gốc cho tao? Hay là mày muốn sang tên cái mảnh đất này cho tao, rồi đi đâu thì đi. Đấy là chưa kể tiền tao nuôi chị em mày trong những tháng đầu khó khăn chưa có công ăn vịêc làm nữa nhé.
Liên (cúi đầu nước mắt chan chứa)
Hằng: (Dúi tiền vào tay Liên)
-Thôi cầm lấy, tiền nào cũng như tiền nào. Mai kia giàu sang, khối thằng đeo theo đến chết mê chết mệt ấy chứ! Trên đời, muôn vàn nỗi nhục, nhưng không có nỗi nhục nào bằng nỗi nhục đói khổ, rách rưói cả. Nào vững bước đi lên.
(Kiều Liên cầm tiền khó nhọc bước lên bục cầu thang âm nhạc trào lên nhức nhối)
Tiếng vọng:
- Cô chủ xinh đẹp đâu rồi nhỉ? Ra tiếp khách!
Hằng:
- Ôi! Anh Thổ. Anh đến đúng hẹn quá!
Giám đốc Thổ: (bước vào)
-Nghe tiếng đã lâu, hôm nay mới có dịp ghé thăm nhà hàng của Diễm Hằng danh giá. Có món gì đặc biệt đưa ra đây thưởng thức, rồi ta cùng bàn công chuyện nào?
Hằng:
-Dạ! Mời anh. Mời giám đốc đi lên từng trên, có hoa hậu Kiều Liên đang chờ để hầu hạ anh trên đó.
Ông Thổ (bệ vệ bước chân lên bục cầu thang.
Hằng: (Nhìn theo cưòi mãn nguyện rồi lẩm nhẩm)
- Thế là cá đã vô lưói, phen này chắc trúng quả to rồi. (Đi ra)
Hồng, Hụê chạy vào nhìn lên vẻ thèm thuồng
Huệ:
- Gớm cái con này, lù khù thế mà trời ban cho quả đậm thật. Chả bù cho mình phải tiếp những thằng lèn quèn, đau cả xác mà chả được là bao.
Hồng:
- Hào phóng lắm thì cũng được dăm triệu đêm đầu tiên, thế là cùng.
Huệ:
-Dăm triệu sao được! Cỡ đó cũng phải ngót chục triệu một đêm.
Hằng: (đột ngột xuất hiện sau lưng hai cô gái):
-Chúng mày tị nạnh với nó làm gì. Lần sau, nếu có quả đậm, cô sẽ để cho hai đứa mày tự do khai thác. Đi làm đi. Có lẽ sắp đấy.
(Tất cả đi ra, sân khấu vắng lặng đèn vụt tối sầm. Tiếng sấm vang lên báo hiệu trời sắp mưa.)
Ông Thổ: (Bước xuống cầu thang vẻ mãn nguyện)
•- Ô kê! Tốt! Ông chủ bà chủ đâu?
(Âm nhạc ngừng hẵn)
(Lâm và Hằng tất tưỏi chạy ra.)
Lâm:
- Dạ có chúng em đây. Mãn nguyện, như ý không thưa thủ trưỏng.
Ông Thổ:
- Được! Biết chiều lòng khách. Tốt! Lần sau cứ thế mà phát huy.
Hằng:
-Thế cái giấy vận chuyển mấy mét khối gỗ, sếp có cầm theo đó không ạ?
Ông Thổ:
- Tôi có bao giờ thất hứa đâu mà. Nhưng hôm nay, tôi muốn trao đổi với anh chị thêm một vấn đề mới nữa.
Hằng: (khép nép lo âu)
-Dạ! Xin sếp cứ nói, bọn em sẵn sàng chiều hết mình ạ! Miễn là sếp lơ cho bọn em vận chuyển hết số gỗ đã lỡ khai thác ở trên rừng Trường Sơn ra các tỉnh phía bắc, một cách êm xuôi, rồi sếp muốn bao nhiêu phần trăm hoa hồng cũng được ạ?
Ô.Thổ:
-Tôi muốn được hưỏng thụ riêng món quà vô giá ấy. Coi như là trừ vào phần hoa hồng của phi vụ sắp tới.
Lâm: ( xoa tay, rạng rỡ)
-Dạ vâng! Bất cứ khi nào muốn, xin mời sếp cứ đến, em sẽ dành riêng cho sếp ạ!.Còn hoa hồng, em vẫn tính đầy đủ cho sếp như mọi khi.
Hằng : (Đong đưa mắt cưòi) Vâng đúng như vậy ạ. Kể cả sếp muốn của ngon vật lạ khác em cũng luôn sẵn sàng.
Giám đốcThổ:
-Không dấu gì anh chị! Tôi muốn một cơ sở để kê khai tài sản mỗi khi cần thiết. Nó có thể chịu trách nhiệm về những khoản tiền không rõ nguồn gốc mà tôi tích cóp được trong suốt thời gian qua.
Lâm, Hằng: (Ngạc nhiên)
-Sao? Sếp nói sao? Chúng em chưa hiểu ạ ?
Ông Thổ:
-Thời buổi này lãnh đạo, ai mà chả có nhiều mối quan hệ làm ăn. Ngoài ra còn cặp thêm bồ nhí cũng là chuyện thường. Nhưng lăng nhăng quá không an toàn, mà dễ lộ. Với lại bà vợ già ở nhà mà biết được thì lôi thôi lắm, vỡ mối làm ăn có ngày. Vậy nên tôi muốn độc quyền cái nhà hàng này và giao cho cô gái Kiều Liên xinh đẹp quản lý. Để vừa an toàn, vừa hợp lệ hoá những đồng tiền kiếm được của mình. Bao nhiêu? anh chị ra giá đi.
Hằng:
- Theo ý của sếp có thể là bao nhiêu ạ?
Ông Thổ:
- Quy đổi bằng một cái giấy vận chuyển 50 mét khối gỗ nhóm "A". Tưong đưong với một tỷ đồng.
Lâm: (Trợn mắt kinh ngạc)
- Năm mươi mét khối gỗ tròn nhóm "A", Một tỷ việt nam đồng. Lớn quá! Thế sếp đã suy nghĩ kỹ chưa ạ?
Ông Thổ:
-Tôi chưa bao giờ hành động mà thiếu suy nghĩ cả. Anh chị gọi cô bé Kiều Liên xuống và đưa giấy sử dụng đất ra, ta cùng làm thủ tục trao đổi.
Lâm:( gọi với lên nhà trên)
-Liên xuống đây cháu! Nhanh lên!
(Kiều Liên uể oải bước xuống vẻ lo lắng sợ sệt. Trong khi đó Hằng đi vào góc trong mở két sắt, lấy ra một cái bìa đỏ và nhận ở tay Ông Thổ một tờ giấy, vẻ mặt đầy hoan hỉ)
Ông Thổ: ( Kéo Kiều Liên lại gần và ôm vào lòng. Kiều Liên nhăn nhó, khép nép lo lắng)
-Kể từ hôm nay, em là của riêng anh. Không ai được xâm phạm. Cái nhà hàng này hoàn toàn do em quản lý. Nếu không muốn lệ thuộc vào anh, em kiếm đủ tiền, trả lại anh sau cũng được. Còn chú Lâm, cô Hằng và những người khác, tuyển dụng hay cho nghỉ việc hoàn toàn là quyền của em.
Kiều Liên: ( Ngạc nhiên rồi bất thần chắp tay quỳ sụp xuống khóc)
- Cháu... cháu... em cám ơn anh nhiều... l...ắ...m. Không ngờ trên đời lại có nguời tốt đến như thế. Cám ơn anh! Anh đã giúp em lấy lại được đất hưong hoả của ba mẹ...( gục xuống, ngất xỉu.)
Ông Thổ:
-Kìa Liên! Em... em... có bị làm sao không?
Hằng, Lâm:
- Chúng mày đâu? Ra dìu cô chủ vào chăm sóc. Kể từ giờ này, vợ chồng tao không có trách nhiệm, quyền lợi gì ở đây nữa cả.
( Các cô gái chạy ra, bối rối ngẫn ngơ một chút, rồi vội cúi xuống cùng Ông Thổ bế Liên vào trong. Lâm Hằng dắt tay nhau gấp gáp bước đi dọc hành lang theo lối ra ngoài.)
MÀN: 4
Bốn năm sau
(Tại phòng làm việc của giám đốc Thổ)
Ông Thổ:
-Kìa Kiều Liên! Sao em lại đến đây, vào giờ này.
Kiều Liên:
- Em đến để thăm anh và thanh toán các khoản nợ cho anh.
Ông Thổ:
-Anh có bắt em phải trả nợ cho anh nhanh như thế đâu?
Kiều Liên:
-Nhưng… em muốn giữa anh và em không còn một sự ràng buộc nào về mặt tài chính nữa.
Ông Thổ:
- Lấy đâu ra tiền mà trả lại cho anh nhanh thế ?
Kiều Liên:
- Em đã tích cóp được một ít và vay bạn bè, ngân hàng.
Thổ:
- Thế là tất cả đều kết thúc ở đây rồi sao?
Liên:
- Kết thúc hay tiếp diễn, hoàn toàn tuỳ thuộc vào anh. Nhưng em không muốn anh làm ăn với những ngưòi như ông Lâm bà Hằng nữa. Để phần đời còn lại kết thúc ở trong một trại giam nào đó.
Ông Thổ:
-Em thì phận đàn bà biết gì mà nói. Nếu không có những thủ đoạn như thế, thì anh lấy tiền đâu để cứu em ra khỏi bàn tay nhơ nhuốc của những kẻ đó.
Liên:
- Nhưng một mình anh, không thể làm thay đổi được cả xã hội, hoặc dang tay cứu vớt tất những số phận. Hãy dừng tất cả lại ở đây là vừa, để em, vợ anh, con anh cảm thấy tự hào vì quãng đời của ba nó.
Thổ:
- Anh cũng muốn dừng tất cả lại. Nhưng sao mà khó quá.
Liên:
- Hãy dũng cảm lên. Không có gì là không thể.
- Không có gì là không thể. Ừ anh sẽ cố gắng.
(Lâm Hằng đột ngột vào)
Lâm:
- Vâng! Không có gì là không thể. Vậy nên bọn này có mặt đây. Ông anh không thể bỏ cuộc dễ như thế? Bởi vì khi đã lỡ lên thuyền rồi, thì phải cùng bọn này đi đến bến cuối cùng. (Bước tới trước mặt Liên giọng sàm sở) Ồ! Cô chủ nhỏ Kiều Liên cững có mặt ở đây! Dạo này xinh đẹp quá nhỉ? Ước gì ông anh nhường lại cho thằng em này một đêm nhỉ? Nào bao nhiêu? Ra giá đi!
Liên:
- Im cái giọng đểu cáng, và thối tha của ông lại. ( quay sang Hằng) Cô ở lại, cháu có việc phải về trước đây.
Lâm:
- Cái con này. Từ ngày ông anh chuộc lại cửa hàng, rồi giao cho quản lý. Bỗng nó làm ra ăn đặng, phất lên như diều gặp gió. Thảo nào gặp lại ngưòi quen mà coi như rác.
Ô.Thổ:
- Bây giờ cô ấy đã hoàn toàn là con người tự do rồi.
Hằng:
- Sao bác bảo sao?
Ông Thổ:
- Cô anh ấy đã kiếm đủ tiền và hoàn lại cho tôi.
Hằng:
- Hoá ra khôn như bác Thổ mà cũng có ngày bị con gái nó lừa à?
Ông Thổ:
-Trái lại, tôi lại rất mong có ngày hôm nay. Thế anh chi đến đây có việc gì nào?
Hằng:
-Tất nhiên khi đến với anh là phải có việc rồi! (Nững nịu) Anh ! Vợ chồng em đến nhờ anh giúp cho chúng em một chuyến nữa. Kẻo chuyến vừa rồi, được bao nhiêu thì phải lót vào những hang chồn hang ở dọc đường hết.
Ông Thổ:
-Không! Không thể được. Dạo này khó lắm. Tôi đã cùng anh chị đi quá xa rồi. Nếu không dừng lại, không những có ngày sẽ trắng tay mà còn phải kéo nhau ra toà nữa đó.
Lâm:
- Ông anh yên tâm. Chuyến vừa rồi, em đã lót đủ các trạm rồi. Chúng hứa, sẽ giúp ta một chuyến cuối cùng thật đậm. Xong vụ này anh muốn nghỉ ngơi thì bọn này cũng không ép nữa.
Ô.Thổ:
- Không ! Tôi không giúp gì anh chị được nữa rồi.
Lâm; Hằng:
-Sao thế?
Ô Thổ”
-Vì tôi muốn những ngày nghỉ hưu của mình là những ngày yên bình và thanh thản!
Lâm:
- Nhưng nếu không giúp bọn em chuyến này. Anh sẽ không có những ngày về hưu yên lặng đâu!
Ông Thổ:
-Sao lại như thế? Liên quan gì với nhau cơ chứ?
Lâm:
- Sao lại không liên quan nhỉ? Anh cấp giấy, bọn này vận chuyển, lời lãi chia đôi. Nắng mưa nhọc nhằn thằng này chịu. Ông anh cứ ôm cô Kiều Liên ngủ khì khì. Có cả ảnh đây này. Anh có thể thanh minh chối bỏ trách nhiệm trước các cấp chính quyền và vợ con đựoc sao?
Ông Thổ (bàng Hoàng)
-Thì ra thì ra là… các ngưòi đã cố tình gài bẫy tôi.
Hằng: (Tiến lại vuốt ve)
- Không sao đâu! Em hứa nếu anh giúp tụi này chuyến cuối cùng trót lọt, thì mọi việc sẽ đi vào quên lãng. Ảnh đây! Xé hay là để làm kỹ niệm quyền anh.
Ông Thổ: (run run càm máy tấm ảnh lên xé vụn cho vào thùng rác)
-Nhưng là chuyến cuối cùng thôi đấy. Mà cũng chỉ có gỗ tận dụng thôi, xoay chuyển thế nào mặc anh chị.
Lâm:
-Thì có ai cấp cho giấy khai thác và vận chuyện gỗ chính phẩm đâu. Từ xưa tới giờ, em vẫn vận chuyển toàn là gỗ tận dụng đấy chứ. Hi hi.. Cấp giấy là quyền anh, vận chuyển gỗ gì là việc của bọn em cơ mà.
Ông Thổ:
-Việc này mà vỡ lỡ ra thì nguy hiểm quá…Có lẽ tôi cũng phải xin về hưu trước thời hạn thôi. Ngồi mãi ở vị trí này có ngày gặp hạn.
Hằng:
- Ấy chết! Người khác đang mong ngồi ở chiếc ghế đó, một ngày mà không được. sao ông anh lại làm như thế! Mai kia rời bỏ chức vụ rồi có tiếc đến mấy thì cũng đành phải chịu.
Ông Thổ;
-Thà tiếc nuối, còn hơn phải ân hận ở sau chấn song sắt. Tôi sẽ viết đơn xin về hưu trước tuổi. Bởi không dám tin rằng các nguời sẽ không bao phản bội tôi một lần nữa. Thế là từ nay chúng ta chả còn quan hệ nữa rồi.
Hằng:
- Đúng là: Không có gì là không thể.
Màn 5
(Một năm sau)
Trong khi, ôngThổ đang ngồi xem ti vi một cách say sưa, thì tiếng bà Thổ từ ngoài vọng vào.
Bà Thổ:
- Ông! Ông ơi!
Ông Thổ: ( Vẫn dán mắt vào màn hình, vẻ bực bội)
- Cái gì mà bà cứ nheo nhéo suốt từ sáng tới giờ thế? Yên đi một tý có được không nào!
Tiếng bà Thổ (vọng vào):
-Ừ thì cứ ngồi đó, để rồi vẫn có đủ ngày ba bữa. (Ngừng một chút đổi sang giọng than thở) - Người ta nghỉ hưu, thì giúp vợ hết việc này đến việc nọ… Đằng này ông… cứ cắm mũi vào cái ti vi suốt. Không thì lại sang nhà hàng xóm đánh cờ, ngẫm mà chán cho chồng với con…
Ông Thổ:
-Thế bà bảo tôi phải làm gì ở cái thị xa nhỏ bé này bây giờ?
Bà Thổ:
- Hay là ông điện thoại, bảo con Lan đem cháu về đây chơi ít bữa. Cũng để vui cửa vui nhà. Mà lại còn có cái cớ để khỏi sang nhà hàng xóm đánh cờ, bù khú đi.
Ông Thổ:
-Hừ! Sao bà lại nghĩ vớ vẩn thế được nhỉ? Đánh cờ, tham gia văn nghệ là những môn giải trí bổ ích. Có thể giúp cho tuổi già chống được những bệnh trầm uất, buồn nản đấy.
Bà Thổ: (Giọng mỉa mai)
- Ngẫm lại thấy người ta nói đúng quá đi chứ lỵ. Mỗi khi các ông hứng lên, kéo nhau ra nhà hàng uống say, hát ka ra ô kê, vừa tới nhà là đã cười toáng cả lên, nhăng nhăng nhố nhố. Điệu bộ chả ra làm sao cả. Thảo nào… thiên hạ người ta đang đàm tiếu ầm lên ngoài kia kìa.
Ông Thổ:
-Ai? Ai mà lại đi đặt toàn những điều bậy bạ thế không biết! Chúng tôi dùng những đồng tiền của mình. Chứ có phải dùng tiền tham ô hối lộ, tiền ăn cướp đâu mà mà… Hơn nữa tuổi già nhàn rỗi, vui chơi giải trí một chút, mà cũng đàm với chả tiếu. Đúng là… là những bà già rỗi hơi.
Bà Thổ:
- Đồng ý là vui chơi giải trí. Nhưng những trò đó không còn hợp với tuổi tác của các ông! Tôi còn nghe người ta kháo nhau: Các ông hưu trí khóm phố ta, không có việc gì, sinh ra hư đốn.
Ông Thổ: (Lớn tiếng):
- Ai bảo với bà là những dịch vụ đó không lành mạnh, không hợp pháp. Người ta đang vào ra hàng đàn, hàng đống kia kìa… Mà chúng tôi đến đó có làm gì ngoài việc chỉ hát những bài hát truyền thống cách mạng thôi.
(Có tiếng xe máy xình xịch rồi dừng hẳn. Hải bước vào)
Hải:
- Ba! Mẹ! Ba mẹ lại đang cãi nhau về vấn đề gì thế ạ?
Ông Thổ:
- Cãi nhau vì anh đó!
Hải ( Nhìn bố, rồi quay sang nhìn mẹ vẻ ngạc nhiên)
-Sao lại cãi nhau vì con ạ?
Bà Thổ:
- Là vì mày …chưa chịu lấy vợ, sinh cho hai cái thân già này một đứa cháu, để ông ấy bồng, ông ây nâng niu. Nhàn rỗi quá, sinh tật ấy mà.
Hải:
- Hề hề! Tưởng chuyện gì to tát, chứ chuyện đó, có gì mà phải bàn với cãi.
Ông Thổ:
-Thế anh định bao giờ sẽ lấy vợ, sinh cho chúng tôi một mụn cháu nào? Con Lan thì đã có chồng, có con. Tiếng là gần nhà, nhưng khi nào nó đem cháu về đây chơi lâu lâu một tý, là bên nội lại điện xuống, giục đem trả cháu cho họ liền. Buồn quá!
Hải:
- Hì hì… Nghĩ mà thương cho cái kiếp làm ông bà ngoại thật đấy! Nhưng… con đã có gì đâu! Mà cưới với sinh con hả ba mẹ?
Ông Thổ:
- Năm nay, anh cũng đã ngoài ba mươi rồi đó. Việc làm đã ổn định. Xe, nhà cũng đã có. Còn đợi cái gì nữa mà không lấy vợ đi. Hay là … mày đã bị chứng lãnh cảm? Nói thật đi! Để tao còn đem đi chữa sớm!
Hải (Cười ngượng nghiụ):
- Hứ…! Ba… ba nói thế thì con trai ba… có mà chết già mất. Thực tình vì mãi bận công việc, không có thời gian để đi đây đó, làm quen với ai. Mà lại… còn phải… đợi
Ông Thổ: (Quát)
- Đợi cái gì ?
Hải:
-Dạ đợi đến khi gặp được người hợp lòng, vừa ý, lại có công ăn việc làm ổn định, thì mới dám ngỏ lời chứ ạ!
Ông Thổ:
- Ừ!... Kể ra cũng đúng như thế thật!... Vậy anh cứ tìm một cô nào đó, có đức có hạnh - như anh vừa nói. Miễn là có bằng đại học hoặc cao đẳng, trung cấp gì cũng được. Sau đó đưa về đây. Nếu được!….Việc làm… để tôi giúp lo.
Bà Thổ:
- Ôi! Ông ơi! Đừng có mà chủ quan. Thời buổi này, khối đứa cũng có bằng, có cấp, quen biết, thế lực này nọ… mà phải chạy ngược, chạy xuôi, vẫn chưa có việc làm. Khi còn đưong chức đương quyền thì không nói, nhưng nay, đã về hưu rồi…tôi e…
Ông thổ (quát lớn):
- E gì! Không nhẽ …một cán bộ lãnh đạo như tôi, lúc đang chức giúp đỡ bao nhiêu ngưòi mà mà nay mới nghỉ hưu có mấy ngày, đi kiếm cho con dâu một việc gì đó, cũng không được sao? Chẳng lẽ cuộc đời này đã hết nghĩa tình rồi sao?
Bà Thổ:
-Ông giúp họ, thì họ cũng có gì với ông rồi chớ. Coi như là tiền trao cháo múc còn tình ngiã gì mà đòi hỏi.
Ông Thổ:
- Thì thời buổi này chổ nào cũng như thế cả, bà lên án tôi làm gì.Với lại kiếm được đồng nào, thì tôi cũng lo nhà, lo xe, cho con cái chúng nó học hành cả đấy chứ, có quẳng đi chổ nào đâu mà bà ca thán.
Bà Thổ:
- Quẳng đi đâu hay không, thì mỗi ông biết mà thôi.
Ông Thổ:
- Ừ thì cho là như thế đi cũng được. Nay mình cần việc, thì cứ gọi là “của thiên trả địa vậy” mất gì nào!
Hải:
-Ô hô! Đúng quá! Ba nói quả là quá đúng! Thế thì quá tốt! Tốt rồi! Ha ha...! Ba hứa rồi đấy nhé! Nếu như mai kia, con đưa cô ấy về mà chưa có việc làm, thì ba phải có trách nhiệm với chúng con đó. Ha ha…
Ông Thổ: (Vẻ khó chịu)
- Ơ hay! Anh cười cái gì? Anh nói như là từ trước tới giờ, tôi chưa lo cho cái gia đình này lần nào ấy(ngừng một chút) Nhưng lần này, thì hơi khác một chút. Nhất thiết phải là dâu của ba, thì ba mới có thể giúp con được.
Hải:
- Nói vậy thôi… chứ cũng phải đợi đến cuối năm rồi tính ba ạ!
Ông Thổ:
- Sao? sao không là ngày mai, ngày kia? Mà phải chờ đến những cuối… năm? Nếu như không nhanh chân thu xếp trong năm nay, thì phải đợi đến ba năm nữa, mới có thể tìm được ngày, tháng hợp tuổi cưới vợ cho anh đấy!
Hải:
- Nhưng… cô ấy đang học đại học, phải đợi đến ngày tốt nghiệp, có việc làm, rồi mới đi đến quyết định ạ…
Ông Thổ (Hạ giọng):
- À ra thể! Trẻ con ngày nay cũng khôn ra phết. Thôi vào mà tắm rửa nghỉ ngơi, đợi lát ăn cơm. Ba sang ông Hợi, làm vài ván cờ đây.( Ra đi)
Bà thổ :(Vui vẻ lẩm bẩm)
- Thế mà trước tới giờ, nó cứ dấu dấu, diếm diếm hoài. Làm bố mẹ mong mỏi cả mắt. Thôi con nghỉ ngơi, mẹ xuống bếp tý đây. ( nói rồi, bà ngúng ngẩy bước ra.Có tiếng xe máy xình xịch rồi dừng hẳn. Lan vào)
Lan:
- Ông ơi! Bà ơi! Cháu ngoại của ông bà về thăm ông bà đây! Ông ơi! Bà ơi! (Quay sang Hải vẻ ngạc nhiên) Ơ… Cậu Hải! Cậu cũng về đó à? (Quay sang bé Ly) Chào cậu đi con.
Hải:
- Kìa chị! Chị cùng cháu mới xuống chơi hả? Em vừa về tới nhà.
Bé ly (vòng tay lễ phép)
- Cháu chào cậu Hải ạ!
Hải:
-Ừ! Chào cháu! Cháu có ngoan, học giỏi không? còn làm nũng mẹ nữa không?
Bé ly:
- Dạ cháu rất ngoan ạ! Tuần nào cũng được cô giáo khen hết ạ! Nhưng cháu không thích đến lớp. Chỉ thích ở nhà, bắt ông nội làm ngựa cho cưỡi thôi. Khoái lắm!
Hải (Âu yếm bế Ly lên và nựng):
-Ừ! Cậu cũng thích cưõi ngựa lắm. Nhưng bây giờ cháu phải đến lớp đều. Cố mà học cho giỏi vào. Hè, cậu sẽ thưởng cho cháu một tuần đi Đà Lạt cưỡi ngựa thật còn khoái hơn nhiều. Chứ ở nhà… cưỡi con ngựa già đó, chán lắm.
Bé Ly:
- He he thích nhỉ! Dạ cháu xin hứa! À cậu ơi! Cô giáo cháu gửi lời hỏi thăm cậu đó, cô bảo: “Khi nào cậu có người yêu, báo để cô mừng cùng!”
Lan: (vội chạy lại)
- Đúng là đồ trẻ con, Ai bảo gì, nói thế! Không biết giữ mồm giữ miệng tý nào cả. (Cưòi) Lại đây với mẹ để cậu nghỉ. (Ngơ ngác) Ba, mẹ đâu cả rồi?
Hải:
- Ba đi chơi cờ. Còn mẹ đang ở dưới bếp.
Bé ly (Tuột xuống chạy đến bên mẹ, nói nhỏ):
- Hì!... Con đã nói với cậu, đúng như những lời cô giáo dặn rồi! Hi hi… Mẹ thấy chưa? con ngoan không?
Lan (cau mặt):
- Xì… nói bậy ( Phát vào mông con bé một cái)người ta cười cho đó!
Bé Ly:
- Ơ!... cô bảo là phải nói với cậu đúng như thế. Nếu không cô phạt mà.
Lan ( gọi với xuống bếp):
-Bà ngoại ơi! Cháu về đây rồi! Bà đang làm gì dưới đó. Cho cháu làm với?
Tiếng bà Thổ (vọng vào):
- Ờ!... Hai mẹ con về thăm bà đó hả? Xuống đây! Nào hai mẹ con xuống đây giúp bà một tay mau lên.
( Lan bế Ly đi ra, rồi quay lại lau dọn nhà cửa, bàn ghế. Hải đi ra. Kiều Liên thập thò ở cửa gọi với vào)
Kiều Liên:
- Chị! Chị ơi… cho em hỏi nhờ cái này tý!
Lan:
- Xin lỗi, cô cần hỏi gì? À mà mời cô vào nhà! Chắc cô là bạn gái của Hải - em tôi?
Kiều Liên ( ngập ngừng bước vào):
- Dạ không!… Không ạ! Em… em chỉ hỏi… bác ấy thôi?
Lan:
- Có! Mẹ tôi đang ở dưới bếp! Cô muốn hỏi gì? Để tôi gọi mẹ tôi lên cho!
Kiều Liên:
-Không!.... không… ( vẻ hốt hoảng)… em muốn hỏi bác trai thôi ạ.
Lan (ngạc nhiên):
- Ơ!... Có gì?... sao cô không nói với tôi, hoặc mẹ tôi. Mà phải gặp bằng được ba tôi? Ông ấy đã nghỉ hưu mấy tháng nay rồi cơ mà?
Kiều Liên:
-À không… không có gì quan trọng đâu ạ. Em không đến để nhờ cậy, xin xỏ việc gì như những người khác đâu.
Lan:
-Thế cô gặp ba tôi có việc gì
Kiều Liên:
-Chả dấu gì chị, em là nhân viên tiếp thị của hãng dầu gội đầu. Em muốn nhờ bác trai, mua, dùng thử một ít sản phẩm mới của hãng chúng em, xem kết quả thế nào, rồi cho ý kiến ạ!
Lan:
-Thế tôi, mẹ tôi dùng không được à? Sao phải đúng là ba tôi?
Kiều Liên:(Bối rối)
- Không! À Được… được quá chứ!.. Nhưng đây là dầu gọi đầu dùng cho nam giới.
Lan:
- Thế hả? Thế thì để tôi mua một lọ cho chồng tôi dùng thử.
Kiều Liên:
- Dạ! vâng! Vậy cảm ơn chị nhiều! ( loay hoay lấy mấy lọ dầu để lên bàn) Dạ chị muốn mua mấy lọ ạ? một à? hai à? Dạ đây! Nhưng nói thật, chị đừng có mà giận nghe! Cái nghề cầu đường, như em trai chị, bụi, bùn, mồ hôi cứ bám ào ào vào tóc. Một sản phẩm, chứ mười sản phẩm cũng không thể nào làm cho bóng, mềm, mượt, óng như trong các chương trình quảng cáo đâu.
Lan:
- Ơ!!! Thế sao cô lại biết rõ về hoàn cảnh gia đình tôi thế nhỉ? Hay là…!
Kiều Liên:
-Ấy chết, ấy chết!... Chị đừng nghĩ oan cho em, chả có gì đâu. Chẳng qua là nhờ tìm hiểu những nguời xung quanh mà mà ra cả thôi. Hì hì… Tìm hiểu rõ đối tượng, để tiếp cận, cũng là nghiệp vụ của bọn em mà.
Lan:
- Ừ! Cũng có lý. Thế thì cô đợi tý, để tôi gọi đi ba tôi về cho.
(Lan đi ra)
Kiều Liên ( tự nói một mình)
- May!... Thế là thoát… Cuối cùng thì mình cũng tìm ra được nhà anh ta! Hê hê… Ai ngờ, hắn ta lại có con gái lớn như thế nhỉ. Thôi từ nay, em đã biết nhà, đừng có mà bỏ của, chạy lấy người nữa nghe anh yêu.
(Ông thổ bước vào bỗng sững lại, ngơ ngác)
Ông Thổ:
- Kìa… em!….à cô! Sao cô lại tìm được đến đây?
Kiều Liên: (bước lại gần khẽ khàng nói)
- Xin hãy be bé cái mồm lại cho. Cẩn thận kẻo có ngày… chết cả hai bây giờ. Cháu tìm đến với chú, nhớ chưa!
Ông Thổ:
-Ừ! hiểu rồi! Chú cháu… rõ!
Kiều Liên: ( Đến bên và nũng nịu)
- A… n… h!… à quên chú… chú mua dùm cháu mấy chai dầu gội đầu này đi!
Ông Thổ: (Hốt hoảng ngó quanh vẻ khó chịu)
- Thì cứ ngồi ở ghế cho đàng hoàng cái đã. Rồi mua bán gì tính sau.
Kiều Liên: ( Vẫn giở trò ve vãn )
- Sao lâu… không thấy anh chú và mấy ông bạn già của anh chú ghé chổ em?
Ông Thổ:
-Dạo này chú… bận quá. Hơn nữa, bà xã bỗng đâm ra khó tính, đi đâu một bước là bắt đầu vặn vẹo.
Kiều Liên:
-Sao khi ngồi bên em, thì anh lại bảo là không sợ vợ, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm?
( Bất chợt bé Ly xuất hiện. Rồi tiếp theo Lan vào thập thò ở cửa vẫy tay gọi con ra Ông Thổ và Liên giật mình ngồi ngay ngắn lại.)
Ông Thổ:
- Ngày trước khác, bây giờ Khác. Về hưu rồi, lương ba cọc ba đồng, đến nhà hàng làm gì. Hơn nữa nay bà ấy quản chặt lắm, mà kể ra cũng chả có cái cớ gì để đi đêm về hôm nữa cả.
Kiều Liên: (vuốt ve cánh tay của ông Thổ)
- Em hiểu. Nhưng vì nhớ anh, mà Liên đã đóng giả nhân viên tiếp thị dầu gội đầu để lặn lội vào đến đây đấy. Mai kia nhớ ghé có việc này em muốn bàn với anh lắm. Bây giờ em phải đi, chứ ngồi mãi ở đây, nguy hiểm lắm.
Ông Thổ:
Móc túi lấy ra một ít tiền đưa cho Kiều Liên và giục
- Thôi đi đi, nhanh lên, mai kia chú sẽ ghé…
Kiều Liên: ( nhăn mặt, xua tay và bước vội ra, đưa tay lên hôn gió)
- Bai bai.
( Liên ra. Một mình ông Thổ ngồi lại thẩn thờ, thở dốc. Lan từ dưới nhà bước vào.)
Lan:
- Ba! Ba làm sao vậy?
Ông Thổ:
- Ừ!... Ba…ba không sao cả! Không hiểu vì sao bỗng thấy trời đất tối sầm, nhà cửa quay cuồng… Ba mệt quá. Ba vào nằm nghỉ tý đây!
Lan:
- Dạ! Ba cứ vào giường mà tĩnh dưỡng. Có lẽ từ nay, ba nên bỏ bớt những thói quen không có lợi cho sức khoẻ ấy đi. Dạo này có điều gì đó khiến ba phải băn khoăn, lao tâm khổ tứ lắm thì phải.
Màn 6
Sân khấu từ từ hiện ra phòng khách của một nhà hàng sang trọng, bày biện một bộ bàn ghế sa long bành, một bộ ấm chén dùng để uống trà, bên trong là một cái tủ, để nhiều thứ rượu ngoại, xa xa vẳng lại lời hát "Tình yêu dến từ nơi đâu...". Kiều Liên đang ngồi trên một chiếc ghế sa long. Dáng diệu có vẻ mệt mỏi, buồn nản. Ông Thổ nhẹ nhàng bước vào.
Ông Thổ
- Kìa em! Sao trông em có vẻ uể oải và buồn nản thế? Hình như em vừa mới khóc?
Kiều Liên: ( lén lau nước mắt, quay lại vẻ hờn dỗi)
- Khóc được thì cũng vơi bớt đi chút nỗi lòng. Đời có gì vui mà không buồn với nản. Ơ!... mà sao hôm nay... bỗng dưng rồng lại đến nhà tôm thế? Chắc là phải lừa cho bà chị đi đâu đấy, rồi mới lén lút mò ra đây để trút bớt những nỗi buồn nặng trĩu ở trong lòng chứ gì?
Ông Thổ: (ngồi xuống vẻ ngượng ngịu)
- Đâu có! Đâu có!... Em đừng có khích kháy anh nữa có được không? Hôm nay, anh có chút việc, phải lên thị xã. Nhưng mục đích chủ yếu là để bớt tý thời gian, chạy đến thăm em. Nhưng hình như... có điều gì khiến em không bằng lòng thì phải?. Hay...hay là em không còn muốn anh ghé thăm nữa rồi?
Kiều Liên:
-Ứ... anh chỉ được cái hay nghi oan cho người ta mà thôi. Mấy tháng rồi, lúc nào em cũng ra ngóng... vào trông. Đêm đêm thổn thức, lòng đầy mong nhớ. Nào ngồi xuống đây! (Kiều Liên đắm đuối nhìn vào mắt Ô Thổ, nũng nịu.) Anh... anh! Em nhớ anh quá! Ôm em đi! Ôm một tý thôi mà! Để em bớt nhớ thương, nhạt nhoà, khắc khoải. (Ông Thổ ngồi xuống, miễn cưỡng vuốt ve Kiều Liên) Kìa anh! Bắt đền anh đó.
Ông Thổ:
- Đền cái gì? Sao lại bắt đền anh?
Kiều Liên:
- Bởi từ ngày thuộc về anh tới giờ, chả có ma nào thèm ngó ngàng tới em cả. Chắc là phải chết già trong cô đơn, lạnh lẽo mất thôi. Hứ hứ... (Nhảy lên, ngồi trước bụng ông Thổ)
Ông Thổ:
- Thôi!.... nín đi... nín đi! Những gì em muốn thì đã có... Anh tin tưởng ngày mai, hạnh phúc sẽ đến với em! Quả thật xa nhau, anh cũng nhớ, cũng bồi hồi lắm. Nhưng hôm nay, anh ghé thăm em một chút, rồi phải đi ngay.
Kiều Liên:
- Chỉ một chút thôi ư?... Sao không đi quách luôn đi!... Hay là lại có một mối khác rồi? Cẩn thận đấy! Kẽo con này mà biết được, thì lúc ấy, đừng có trách là sao không bảo trước nhé!.
Ông Thổ:
-Không!... Không đâu!... Anh chỉ có mỗi mình em thôi. Nhưng hôm nay, anh có hẹn với một vị lãnh đạo, (thì thào) để xin việc cho con dâu tương lai của anh đó.
Kiều Liên:
- Con dâu! Có con dâu rồi mà còn đòi cưói em nữa cơ đấy. Này ở lại với em thêm một chút nữa có được không? Lâu lắm rồi, có khi nào anh ghé để ngồi tâm sự với em lâu lâu một tý đâu!... Chả phải lúc nào anh đến, em cũng đon đã nhiệt tình, chiều anh hết mình đó sao!
Ông Thổ:
- Em thông cảm. Hoàn cảnh bây giờ khác trước lắm. Thư thư vài bữa, để người ta còn tính...
Kiều Liên:
- Thông ...cảm ... cho ...người ta! Thì ai thông cảm cho tôi đây? Ngày trước, anh cũng đã bảo là: "Hãy cố dằn lòng mà chờ đợi, đến ngày về hưu. Lúc đó, anh không còn bị ràng buộc bởi tổ chức, uy tín nữa... Anh sẽ đến ở luôn với em !" Em đã tin và chờ đợi... Thế mà giờ đây, anh lại bảo là hoàn cảnh thay đổi... thư thư... chờ đợi tiếp...
Ông Thổ:
- Quả thật lúc đó, anh đã không lường hết được những khó khăn, rắc rối như bây giờ... Khi đang công tác, thì bị ràng buộc bởi tổ chức, uy tín và danh dự... Tưởng rằng về hưu, là dễ dàng cởi bỏ được tất cả... Nhưng, tình hình hoàn toàn ngược lại với những gì mình hằng mong muốn.... Nay con cái đã khôn lớn. Trách nhiệm với gia đình. Uy tín, danh dự của mình trước cộng đồng dân cư... lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nên anh đã không thể...
Kiều Liên:
- Chờ đến lúc tính liệu xong... thì em cũng đã già rồi, còn sinh với nở làm sao được nữa... ( Đắm đuối nhìn vào mắt ô. Thổ, rồi bất ngờ vùng đứng dậy) Thôi!... đùa thế cũng đủ lắm rồi! Em không bắt buộc anh phải bỏ vợ, bỏ con, để ra sống với em đâu. Em muốn... thỉnh thoảng đi đâu đó, anh lại ghé qua.... ôm em một tý.- Như thế này là được rồi (Hôn chụt vào má của Ô .Thổ) Được không anh?
Ông Thổ:
-Anh... anh cũng thương nhớ em nhiều lắm! Nhưng có lẽ ...chúng ta nên dừng tất cả tại đây vẫn chưa muộn. Em còn trẻ, ngây thơ và xinh đẹp lắm. Nhất thiết em phải có cho mình một gia đình hạnh phúc, một tương lai rạng ngời...Còn anh đã có gia đình. Khi đương chức đương quyền thì cho phép vui vẻ một tý. Nhưng nay đã về hưu rồi, quyết không thể để tình trạng này kéo dài được
Kiều Liên:
-Thế thì hôm nay, anh còn ra đây làm gì? Sao không ở nhà mà ôm cái thân già ục ịch đó để quằn quại có sưóng hơn không? (Cưòi)
Ông Thổ:
- Anh cũng muốn nói tới vấn đề ấy từ lâu rồi. Nhưng... sao mà khó quá... Thật là... chuyện tình ái dễ hiểu, nhưng không thể diễn đạt...
Kiều Liên:
- Biết thế... sao anh không dứt khoát ngay từ đầu đi! Hay là ...cũng muốn lợi dụng chút tình cảm của người ta, để tìm sự sướng sung trong cõi bồng tiên mơ mộng. (Che miệng cười)
Ông Thổ:
- Em... em nói thế, oan cho anh quá. Lần đầu gặp gỡ, vì thương cho hoàn cảnh, quý mến và tôn trọng em. Nên anh đã giúp em trả hết nợ nần, chuộc em ra khỏi vòng tay của mụ Tú bà và lão sở Khanh ấy. Từ xưa tới nay, anh vẫn luôn coi em như là một đứa em gái của mình thôi. Đã bao lần, anh nói với em câu đó rồi. Nhưng em có chịu nghe đâu. Có hôm em còn liều lĩnh vào tận phòng làm việc của anh... Rồi mời chào, buộc anh phải lao vào cái vòng luẩn quẩn đầy oan nghiệt của trò chơi tình ái này đấy chứ! Nay chuyện vỡ lỡ ra rồi, thì em bảo: " Là bởi tại anh..."
Kiều Liên:
- Bởi vì... em yêu anh! Em tôn thờ anh! Nhờ anh, mà chị em em mới có ngày nay. Tình yêu của người phụ nữ thật là vô biên và khó lý giải quá. Dẫu rằng em biết: Làm thế là có lỗi với vợ con anh với đạo lý... Nhưng tình yêu đã khiến em quên tất cả. Em nghĩ, dù là một lần duy nhất trong đời có anh. Là coi như em đã có tất cả. Nhưng từ ngày ấy đến giờ, bỗng nhiên, em lại thấy bồn chồn, day dứt mỗi khi xa nhau. (Kiều Liên cười tình và kéo tay ông Thổ, đặt vào dưới bụng mình) Hay là... anh ra đây ở luôn với em đi!
Ông Thổ:
- Không! Nhất thiết là không Được! Bởi vì anh đã có gia đình, có hai đứa con. Chúng đã khôn lớn, có vợ, có chồng. Không lẽ, khi đã lên chức ông rồi, mà ly dị vợ, đến sống với một cô gái trẻ bằng tuổi con mình, coi sao được!
Kiều Liên:
- Này cho em hỏi nhé. Sao cái hôm đầu tiên ấy, anh không xử sự như những thằng đàn ông khác. Mua tình rồi bỏ đi, chả vương vấn một chút gì cho khổ. Mà còn liều thân cứu em thoát ra khỏi vùng bùn nhơ ấy.
Ông Thổ:
- Nói ra thì khối người không tin nên anh đã không nói. Thực tình từ đến nay anh rất chung thuỷ. Nhưng từ khi gặp em thì tự nhiên anh như thấy tìm một nửa của mình.
Kiều Liên:
•- Nên anh đã không ngần ngại.
Ông Thổ
-Ừ
Kiều Liên:
-Ừ! Ai mà tin mồm mép của những thằng đàn ông như anh được. Có mà đêm nào cũng lang thang hêt nhà hàng này nọ. Than khóc kể lễ rằng: "Anh cô đơn! Anh thấy trống vắng ở trong lòng" để những em nai tơ ngả vào lòng ve vuốt. Hi hi...
Ông Thổ:
-Nhưng anh không như thế thật mà. Anh không muốn về già lại phải chia tay với gia đình hạnh phúc của mình.
Kiều liên:
-Sao khi làm việc ấy, thì anh không nghĩ như thế đi. Hi hi. Đừng có nói là vui chơi bóc bánh trả tiền nhé.
Ông Thổ:
- Khi đó... anh cũng không thể hiểu vì sao mình lại hành động như thế? Mình là ai nữa... Nhưng nay nghĩ lại, bỗng thấy day dứt và ân hận vô cùng. Chính vì lẽ đó, mà anh sẽ không bao giờ phạm sai lầm một lần nào nữa. (móc ví) Em cầm ít tiền để tiêu vậy. Dạo này, anh chỉ có chừng đó thôi. Chả có gì thu nhập ngoài nguồn lưong hưu cả.
Kiều Liên:
- Anh nghĩ sao, mà lại đưa tiền cho em? Cất ngay đi! Từ nay em không cần tiền viện trợ của anh nữa. Mặc dù mang tiếng là gái nhà hàng, nhưng chưa bao giờ em lại bán nhân phẩm của mình cả. Em cần sống với người mà mình yêu, hoặc ít ra là hình bóng của người mà mình thấp thỏm suốt bấy lâu nay.
Ông Thổ:
- Em ...em đừng đùa kiểu đó. Anh cũng yêu, cũng thương em lắm. Nhưng em biết đó, hai ta không thể sống chung với nhau được. Em hãy kiếm cho mình một tấm chồng. Rồi em sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc như bao người khác. Để lâu lâu, anh lại có dịp ghé thăm, như một người thân, máu mủ ruột rà của nhau vậy...
Kiều Liên:
- Hơ hơ... là máu thịt! Là ruột rà của nhau hả? Hay! Hay quá! Ừ! Mà cũng đúng. Quá đúng là đằng khác! Thế thì... bây giờ, hãy cúi xuống, cúi thật sát vào mà nghe cho rõ... giọt máu của anh, đang thổn thức ở trong lòng của tôi đây!
Ông Thổ: (bàng hoàng)
- Há... Thế... thế... em đã bị rồi à ? Sao em bảo là em đã uống thuốc tránh thai rồi cơ mà?
Kiều Liên: (Tỉnh bơ)
-Với mọi lần là như thế. Nhưng có một lần bị quên.
Ông Thổ:
- Trời đất! Như thế là...
Kiều Liên: (vùng đứng dậy)
- Là tôi cần có một niềm an ủi, một hình bóng để ôm ấp, xua bớt đi nỗi cô đơn lạnh lẽo trong những đêm dài trống vắng! Vả lại, tôi cũng cần tạo cho mình một nơi nương tựa khi về già chứ! tôi sinh con. Tôi nuôi. Không cần ở anh bất cứ một điều kiện gì. Những gì mà anh đã giúp chị em tôi, như thế đã là quá đủ. Và tôi muốn trả ơn anh... bằng cách đó. Nhưng cuối cùng ... tôi muốn xin ở anh một điều kiện rất nhỏ...
Ông Thổ:
- Lại gì nữa?
Kiều Liên:
•- Một dòng rất ngắn, trong giấy khai sinh của con chúng ta!
(Ông Thổ bàng hoàng, ngả hẵn người ra ghế salong, nhắm mắt lại, thở phì phò bất lực. Âm nhạc nổi lên.)
Màn 7
(Bà thổ đang loay hoay dọn dẹp lại nhà cửa, thì có tiếng vọng vào)
Ông Hội:
- Ông Thổ! Ông Thổ đâu rồi nhỉ? (bước hẵn vào) Bà à! Chắc là bà lại giấu ông Thổ đi đâu rồi chứ gì?
Bà thổ:
-Ai mà thèm dấu cái lão già Khốt - Ta - Bít đó làm gì cho mệt. Ông ấy có chân, thì ông ấy đi. Đi chán rồi lại ngồi xem ti vi, đánh cờ, đàm luận chuyện nhân tình thế thái. Chuyện đông tây kim cổ với các ông. Gớm!... Đàn ông các ông vĩ đại thật. Về hưu rồi, mà đang vác tù và cho cả thế giới nữa đấy. Chị em chúng tôi xin... bái phục.
Ông Hội:
- Hừm! Bà chị lại cạnh khoé chúng tôi rồi! Thực tình mà nói, già rồi, rỗi hơi, dư thời gian, nên ngồi tán chuyện tào lao thôi, nào có nên cơm nên cháo gì đâu.
Bà Thổ:
- Có mà "già bầu mà bí chả bao giờ già" thì có. Nhìn thế thôi, chứ trong lòng các ông còn phơi phới lắm. Vợ con, lối xóm có gọi tới, thì các ông kêu là già. Nhưng đi hát ka ra ô kê, ngồi quán, lo lắng góp ý cho những vấn đề lớn của xã hội, thì các ông còn hăng lắm. Chỉ khổ chị em chúng tôi thôi, cứ ru rú ở nhà, chả còn biết gió trăng là ra làm sao nữa. Miễn sao, đủ ngày ba bữa cho các ông là tốt lắm rồi.
Ông Hội:
- Ấy ấy!..Xin bà chị đừng trách vội, mà sai quan điểm. Thỉnh thoảng, anh em rủ nhau ra quán, uống vài ly trà, làm mấy hớp rượu nhạt... Đôi khi hứng lên, cũng đi hát ka ra o kê thật đấy. Nhưng cũng chỉ là "Những bài hát năm tháng" thôi! Có gì đâu mà các bà, các chị sồn sồn, ồn ào lên thế!
Bà Thổ:
- Có mà các ông thích hát mãi những bài trẻ mãi cùng các em thì có! Thôi chú ngồi uống trà. Tôi vào gọi lão ấy ra. Để hai nhà tiên tri lại đàm luận việc nước, tình hình chính trị quốc tế... (Bà thổ vào Ông thổ bước ra vẻ uể oải ngái ngủ)
Ông Hội:
- Giờ này là giờ nào rồi mà đang con ngủ nướng hả ông?
Ông Thổ:
- Ôi về hưu rồi, không có việc gì làm chán chết. Nằm mơ màng thế, nhưng đâu có ngủ. Có việc gì vậy hả?
Ống Hội:
- Lâu rồi, không thấy ông sang nhà chơi. Tưởng là bị ốm đau gì, sang hỏi thăm.
Ông Thổ:
- Ôi dào! Có ốm đau gì đâu. Nhưng dạo này vắng nhà một tý, là bà ấy lại cằn nhằn, cau có. Thành thử thích ngồi mãi ở nhà, lâu ngày thành quen. Dạo này tôi mệt lắm không không đi chơi xa đựơc nữa đâu.
Ông Hội:
- Hôm nay qua đây, không phải rủ ông đi chơi. Mà vận động ông nhiệm kỳ tới, nên tham gia vào cấp uỷ địa phương, giúp cho chúng tôi một việc gì đó.
Ông Thổ:
-Thú thật với ông, tôi nghĩ mình cũng đã già, quá đát, hết thời rồi! Tốt nhất là nên rút lui, an phận nghỉ ngơi. Nhường công việc lại, cho thế hệ trẻ đảm đương.
Ông Hội:
- Sao tôi thấy dạo này... hình như có điều gì đó, khiến ông bất mãn, thoái chí lắm thì phải?
Ông Thổ:
- Có bất mãn thoái chí gì đâu. Nhưng ngẫm lại, lúc đương chức đương quyền mà có làm nên công, nên chuyện gì đâu! Nay bị liệt vào loại hết thời hạn, thì còn làm được gì nữa...Tham gia vào bộ máy lãnh đạo của địa phương, chỉ làm rối ren thêm công việc của lớp trẻ bây giờ.
Ông Hội:
- Ông nghĩ làm sao ấy chứ. Tôi thấy thế hệ già các nơi, họ vẫn đứng ra góp ý giúp đỡ cho lớp trẻ quản lý xã hội ngày càng tốt hơn đó thôi! Mấy năm nay chúng tôi vẫn nhận được sự động viên khuyến khích của bà con lối xóm và thế hệ trẻ đó mà.
Ông Thổ:
- Ôi dào! Thú thật với ông, mấy mươi năm lăn lộn vì phong trào khắp đó đây. Suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng. Nhiều lúc lãnh đạo ra chỉ thị chưa hợp lý, không thực hiện thì bảo là chống đối, đưa ra kiểm điểm này nọ. Đành phải nhắm mắt đưa chân, làm trái với lương tâm, lập trường quan điểm. Cuối cùng tất thảy đều bị biến thành những con rối biết làm công ăn lương. Để rồi, ai cũng nhận được một suất hưu đó thôi. Bây giờ, thời đại đã đổi khác, thế hệ trẻ có cách nhìn khác chúng ta nhiều. Chính vì lẽ đó mà tham gia vào công việc của địa phương, nhiều lúc vô tình chúng ta tạo thành một rào cản đối với chúng
Ông Hội:
- Chính vì lẽ đó mà chúng tôi nhận thấy quan điểm của ông anh còn sáng suốt, hợp thời và phong độ lắm. Vả lại ngày nay, địa phương nào cũng chung tình hình như thế cả. Lớp trẻ thì lên thành phố, tìm kế sinh nhai. Nông thôn còn lại toàn là những cán bộ hưu trí, ông bà già... Ai cũng vin vào lý do này nọ mà thoái thác. Thì lấy ai đứng ra đảm trách công tác xã hội. Ông là cán bộ nhà nước mới nghỉ hưu, chắc là ông còn nắm rõ đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước hơn chúng tôi. Dù sao tiếng nói của ông vẫn còn giá trị với cộng đồng dân cư lắm.
Ông Thổ:
- Biết là thế, nhưng xin các ông giới thiệu ai đó làm đỡ một vài năm, để tôi nghỉ ngơi thêm một thời gian. Nếu nhiệm kỳ sau, các ông vẫn tín nhiệm, thì tôi sẽ không từ chối...
Ông Hội:
- Thế cũng được!
Bà Thổ: (đi vào)
-Tôi thấy là ông nên nghe lời ông Hội, đứng ra đảm trách một việc gì đó, để cho bà con chòm xóm nhờ cùng. Mấy mươi năm qua, ông làm vương, làm tướng ở nơi nào chả rõ. Nay về hưu rồi, thì hãy ra tay giúp đỡ địa phương, để bà con láng giềng được hưởng một chút quyền lợi, có vất vả gì đâu.
Ông Hội:
- Đấy đấy! Bà chị mà cũng quan điểm sáng suốt đáo để!
Ông Thổ:
- Bà thì... đàn bà. Biết gì mà góp với chả ý!
Bà Thổ:
- Đó đó! đi đâu, làm gì, thể hiện quyền dân chủ chổ nào không biết! Nhưng vợ con có động đến, là y như rằng câu đó văng ra... Thế thì tuỳ ông. (ngừng lại như nhớ ra đièu gì) À mà này! Từ nay, các ông đàn đúm, đi đâu cũng được. Nhưng đừng có ghé vào mấy cái nhà hàng ở thị xã ăn uống, nhậu nhẹt, Ka ra ô kê nữa. Nghe đâu bọn con gái trong đó, đứa nào cũng bị nghiện, nhiễm HIV hết cả rồi.
Ông Hội:
- Hứ...! Bà lại nghe mấy cái tin đồn nhảm đó ở vỉa hè chứ gì? Nhưng anh em tôi, có làm gì đâu mà nghiện hút và bị lây nhiễm HIV nhỉ?
Bà Thổ:
- Ấy là tôi cũng chỉ dặn phòng như vậy thôi. Kẻo đôi khi hứng lên, các ông lại rủ nhau đi ka ra ô kê, mồm không mỏi, mà sinh ra mỏi tay, rồi về nhà lại đổ bệnh, ốm đau, khổ cho vợ con...
Ông Hội:
- Chị thì lúc nào cũng nghĩ quá cho anh em chúng tôi. Đ...ờ...i... nào lại xảy ra chuyện đó! Chúng tôi đều là cán bộ mấy mưoi năm lăn lộn khắp đó đây, tác phong dứt khoát, lập trường quan điểm vững vàng lắm.
Bà Thổ:
- Thế thì mừng cho các ông. Chỉ tại lúc sáng đi chợ, nghe ngưòi ta kháo nhau là nhà hàng Kiều Liên, cô chủ bị bệnh ếch, bệnh nhái gì đó, nguy hiểm lắm. Nên dạo này, khách không còn dám đến nữa, ế ẩm, đang treo bảng bán nhà, để vào Sài Gòn kia kìa.
Ông Hội:
-Thật... thật thế hả? Chắc...chắc là không phải thế đâu! Không khéo lại là tin vịt. Trên đời này thiếu gì kẻ "nhàn cư vi bất thiện" chuyên ăn không ngồi rồi, đặt điều xấu cho người khác. Thôi! Chị cứ đi làm việc của chị. Để cho anh em tôi ấm trà, ngồi tán chuyện phiếm với nhau cũng đủ rồi.
Ông Thổ: ( đưa tay lên ôm đầu, nhắm mắt lại, từ từ nghiêng người trên băng sa long)
- Ối!... ôi! Sao bỗng nhiên tôi thấy chóng mặt, đau đầu quá! Ông cứ ngồi uống nước, nói chuyện với nhà tôi. Tôi xin phép vào nghỉ tý... thông cảm!
(Bà Thổ vừa bước chân ra đến cửa thì nghe tiếng ông Hội thốt lên)
Ông Hội:
- Ơ hay! Sao mặt ông anh lại trắng bạch, tái mét ra thế? Chắc là lại bị cảm lạnh rồi! Thôi!... Để tôi dìu ông anh vào nằm cho ấm. Chị!... chị ơi! Có dầu gió không? Cho tôi tôi xin tý.
(Ông Hội vội bước sang định đỡ Thổ vào buống, nhưng bà Thổ đã vội chạy đến)
Bà Thổ:
- Chú để tôi! ( rồi dìu ông Thổ vào buồng)
Ông Hội:
-Thôi! Mệt thì ông anh cứ vào mà nghỉ. Hôm khác nói chuyện cũng được. Tôi về đây. (Bước ra)
Bà Thổ:
- Ông! Sao mới về hưu có mấy bữa... mà lại sinh ra ốm yếu thế nhỉ?
Ông Thổ:
-Ừ! Tôi... tôi không sao! Tôi không sao đâu! Bà cứ để yên tôi nghỉ một chút là khoẻ ngay mà!
( Bà Thổ dìu ông Thổ vào buồng. Một phút sau, Hải cùng một người con gái nữa bước vào)
Hải:
- Ba!... Mẹ! Ba mẹ đâu hết rồi! Ba mẹ ơi! Ra đón khách quý này! Nhà mình đang có khách quý...
Mỹ Linh : (Đấm mạnh vào vai Hải)
-Anh này! Em đã bảo rồi, đừng có mà toang toác lên thế, nhỡ ba mẹ anh không chấp nhận em thì sao?
Hải:
- Vớ vẫn. Không chấp nhận một cô gái đẹp như em. Thì chả bao giờ con trai ông bà, có cơ hội gặp được người con gái thứ hai tuyệt vời như em.
Bà Thổ: (Bước ra)
- Đây! Đây! Chúng tôi đây! Có việc gì mà chưa bước chân vào nhà, anh đã làm nhặng cả lên thế? (Thoáng thấy có cô gái đi cùng con mình, vội ngừng lại, ngỡ ngàng trong giây lát) À... ra thế! Chào cháu. Cháu đến thăm hai bác đó hả?
Linh: (Lúng túng)
- Dạ! Cháu chào bác ạ!
Bà Thổ:
- Ờ! Cháu! Cháu... cháu là...( chỉ vào Linh quay sang Hải) Sao đưa bạn gái về thăm nhà mà không điện thoại báo trước, để ba mẹ chuẩn bị đón tiếp cho chu đáo? (Quay sang Linh) Cái thằng... được chiều chuộng từ bé, nên đểng đoảng đến thế là cùng. (Cười ngại ngùng) Nhà có mỗi hai ông bà già, nên chả sửa đưong gì, đâm ra tềng toàng, cháu thông cảm ngồi uống tạm ly nước.
Mỹ Linh:
- Dạ! Không sao ạ! Thế bác ở nhà có một mình à, Bác có khoẻ không?
Bà Thổ:
- Khoẻ!... khoẻ cháu ạ! Ờ... ờ mà còn có bác trai ở nhà nữa. Nhưng hôm nay, tự dưng ông ấy kêu mệt, đang nghỉ ở trong buồng!
Hải:
-Ba ốm hả mẹ?
Mỹ Linh:
- Bác trai ốm hả bác?
Bà Thổ:
- À không! Ông ấy vẫn khoẻ như vâm đấy chứ. Chỉ mỗi cái tật là không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội. Nên mỗi lần có ai đó đến rủ đi đâu, làm việc gì... là lại kiếm cớ đau đầu vào nằm.
Hải: (lẩm nhẩm)
- Bố dạo này tiến bộ thật!
Ông Thổ: (bước ra)
-Mẹ con bà lại vừa mới xấu gì tôi đấy?
Bà Thổ:
- Đấy! Đấy! Hễ nghe động một cái, là ông ấy lại nhổm dậy, bước ra ngay.
Ô.Thổ:
- Hải về đó hả con! Ba hơi mệt. Nhưng hình như là có ai đó về cùng, nên ba phải ra để xem kỹ mặt vị khách quý của gia đình mình đây!
Hải:
- Con chào ba! Thưa ba mẹ, đây là bạn gái con. Người mà bấy lâu nay cả nhà ta đều mong ước đấy.
Mỹ Linh:
- Dạ cháu chào bác ạ! Hai bác cứ khéo khen... chứ cháu cũng bình thường thôi, làm gì có chuyện quý với đặc biệt ạ !
(Ông Thổ bước tới, nhưng giật mình ngừng lại)
Ông Thổ:
•- Ơ... ơ.... Cô. Sao cô... sao... sao cô lại đến đây?
Bà Thổ:
- Kìa ông! Sao ông nói gì lạ thế? Dường như ông còn đang mơ ngủ thì phải?
Hải:
- Ơ ơ...ba! Sao ba nói gì mà lạ vậy? Ba bị ốm nặng hả? Đây là Mỹ Linh, bạn con. Người mà con đã nói chuyện với ba qua điện thoại từ tháng trước đó.
Ông Thổ:
- Ờ ờ!... Ba nhớ rồi. Có lẽ là ba đang ám ảnh bởi giấc mơ lúc nãy. Ba nhầm rồi! Ba xin lỗi, À... à bác xin lỗi cháu! Nhưng bác trông cháu quen quen. Cháu giống một người bạn thân của bác như đúc.
•- Dạ! Người giống ngưòi nhiều lắm ạ! Không sao đâu.
Ông Thổ:
- À... à đúng rồi!. Cháu.... cháu cứ ngồi chơi, uống nước, nói chuyện tự nhiên với bác gái. Bác có việc phải sang nhà hàng xóm đây. (Nói rồi vội vả ra đi)
Hải: (lẩm bẩm vẻ khó chịu)
- Ba dạo này thay đổi làm sao ấy nhỉ?
Bà Thổ:
- Mặc kệ ông ấy. Hai đứa cứ vào mà nghỉ ngơi. Để mẹ ra chợ mua cái gì đó, làm bữa cơm thân mật!
Mỹ Linh :
- Bác... bác đợi tý, để cháu đi cùng đi cho vui! Kẻo ở nhà với anh Hải hay bắt nạt lắm. Hi hi... bye bye...
(Mỹ Linh đưa tay lên hôn gió rồi cùng bà Thổ tung tăng đi. Vừa khuất thì Lan cùng bé Ly vào)
Lan:
•- Cậu Hải ơi! cậu Hải đâu rồi?
Hải:
- Ơ!... Ơ... chị! Chị cùng cháu mới về đó hả? Bé của cậu đâu? Lâu nay có ngoan không? Sao dạo này ít về thăm ông bà ngoại thế? để ông bà nhớ muốn chết luôn đó.
Bé Ly:
-Ý... Cháu muốn lắm chớ... Nhưng... ông bà nội lại bảo là: (bắt chước giọng ồm ồm của bà già) "Ở nhà chơi với ông bà, kẻo đi là ông bà lại buồn."
Hải:
- Sao mẹ con cháu biết cậu về, mà đến thế?
Bé Ly:
- Xì...(đưa tay lên môi ghé sát tai Hải nói) Bí mật. Cháu nói cho cậu một điều bí mật nhé: Bà ngoại điện thoại cho mẹ cháu, bảo là: "Hôm nay, cậu Hải đem người yêu cùng về nữa đó" hi hi...
Lan:
- Thế cả nhà đi đâu hết rồi hả em?
Hải:
- Dạ, ba sang nhà hàng xóm chơi cờ. Mẹ cùng cô ấy đi chợ rồi.
Lan:
-Uơ.... Em dâu của chị chưa biết mặt mũi ra sao, nhưng có vẻ đảm đang, tháo vát ra phết đây. Hê hê... phen này, bé Ly không còn phải vất vả chạy lên, chạy xuống làm công tác dân vận nữa rồi.
Ông Thổ ( bất ngờ vào):
-Ồ!... Cháu ngoại của ông đâu rồi? Đến ông bế tý nào. Con mới về đó hả?
Lan:
•- Dạ! Thưa ba con mới về!
Hải:
- Ba! Sao lúc nãy, con thấy ba hơi khác thường. Hay là Mỹ Linh đã làm điều gì đó, khiến ba không hài lòng?
Ông Thổ:
- Không! Không sao cả! Nhưng ba thấy... có điều gì đó không được ổn.
(Trời bỗng nổi sấm chớp ầm ầm, rồi tối sầm lại)
Lan
•- Hình như trời sắp mưa?
Ông Thổ:
-Ừ!... Mà mưa to gió lớn nữa đấy!
(Lan đi ra)
Hải:
- Có gì thì ba cứ nói thẳng. Kẻo ậm ậm, ừ ừ khiến con khó nghĩ quá. Không biết lúc nãy, cô ấy có để ý đến những lời nói và thái độ kỳ quặc của ba hay không nữa?
Ô. Thổ:
- Ba... ba thấy con nên cẩn thận, xem xét lại, trước khi đi đến quyết định. Hình như... cô này xuất thân từ một gia đình, có thành phần không hợp với gia đình ta lắm!
Hải:
- Ơ... Ba! Bây giờ là thời buổi nào, mà ba vẫn giữ những quan điểm cổ hủ thế nhỉ? Con... con thật không hiểu nổi ba nữa rồi!
Lan (vào)
- Có vấn đề gì hả ba?
Ông Thổ:
- Ồ không! Không có gì nghiêm trọng cả. Ba muốn góp ý cho em con để sau này cuộc sống nó tươi đẹp hơn thôi.
Lan:
- Ba à! Gần đây con thấy hình như ba thay đổi thế nào ấy? Có lẽ có điều gì đó mà bấy lâu không thể nói, thì bây giờ cũng nên cởi mở để cho tâm hồn được thanh thản lúc về già.
Ô Thổ:
•- Ừ ba con ta sẽ trao đổi kỹ với nhau vấn đề này vào một dịp khác.
Màn 8
Lan cầm quyển sách vừa đi lại vừa đọc to: “Tất cả công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho mỗi công dân…” Có tiếng gõ cửa Lâm vag hàng vào
Lan:
-Cô chú càn gặp ai?
-Xin lõi. cô có phải là cô giáo Lan chị của Hải con ông Thổ Không ạ/
- Vâng đúng tôi đây! Cô chú đến tìm tôi có việc gì?
-Vâng vì quên biét cũ với bố cô đi nghang quang nghe ngwoif ta giưói thiệu tạt vào thăm thôi chả có việc gì
Màn 9
(Tại nhà hàng Kiều Liên hai chị em đang cố nhét áo quần vào một cái vali, để chuẩn bị cho một chuyến đi xa)
Liên:
- Nhanh lên em. Nhanh lên, kẻo chị lại trễ chuyến xe chiều. Đời chị đã bao lần bị cuộc đời chối bỏ, chỉ còn một cơ hội này nữa thôi. Không biết bao giờ, chị sẽ đến được bến bờ hạnh phúc!
Mỹ Linh:
- Sao bỗng dưng chị lại phải vội vàng quyết định vào Sài Gòn thế? Ở nhà, khó khăn có chị, có em, thì vẫn tốt hơn chứ?
Kiều Liên:
- Hoàn cảnh xô đẩy em ạ!
Mỹ Linh:
- Bao nhiêu năm bươn chải, lăn lộn giữa cuộc đời, vượt trăm ngàn cay đắng. Chị đã chắt chiu dành dụm, dựng nên cơ nghiệp này. Nhờ nó, mà chị đã làm tròn bổn phận của một người chị. Thay ba mẹ, nuôi em ăn học đến nơi đến chốn. Những tưởng là trãi qua bao cay đắng, thăng trầm chị em lại được bên nhau. Nhưng không hiểu vì đâu, mà khi em vừa tốt nghiệp, có việc làm ổn định. Thì chị lại vộivàng bỏ đi, y như một kẻ cố tình chạy trốn vậy?
Kiều Liên:
- Không! Chị không có lỗi với ai cả. Suốt bao năm, sống trong tủi khổ, buồn đau. Chị chỉ mong có ngày hôm nay thôi. Nay em đã khôn lớn, thành đạt. Chị cũng lấy làm mừng lắm. Nhưng chị phải ra đi… vì hạnh phúc của chính mình…
M. Linh:
- Chả phải là bây giờ, cuộc sống đã khá hơn trước nhiều. Hạnh phúc trước mắt, sao không thừa hưởng, mà đi tìm ở nơi chân trời góc bể nào hả chị? Từ nay, em đã tự lo cho mình được rồi. Chị cũng đã thảnh thơi. Hãy nghĩ đến chuyện xây cho mình một tổ ấm hạnh phúc đi.
Kiều Liên:
-Chị cũng muốn, chúng ta sẽ bên nhau mãi mãi. Nhưng vì hạnh phúc của em, của nhiều người khác. Nên chị quyết định phải tạm xa em một thời gian. Chị cần đi. Đi để bảo vệ tình yêu. Bảo vệ hạnh phúc nhỏ nhoi của mình. Vì niềm vui của người này, có thể là nỗi bất hạnh của người khác.
Linh:
- Em thật không thể hiểu.
Kiều Liên:
- Có lẽ là chưa đặt vào hoàn cảnh của chị, nên em không thể hiểu. (Kéo tay Linh đặt vào bụng mình)Đây là niềm hạnh phúc mà chị đã hy sinh cả cuộc đời để đón nhận nó.
Mỹ Linh:
- Chị đã có bầu? với ai? Sao không ở lại đây sinh con? Để có người ấy bên cạnh, trong những giờ phút đớn đau mà hạnh phúc. Hay là?…
Kiều Liên:
- Là một phụ nữ, chị cũng muốn có một gia đình hạnh phúc như bao người khác. Nhất là có người đàn ông mình yêu bên cạnh. Nhưng vì cuộc sống xô đẩy, chị đã không thể mưu cầu cho mình một tình yêu trọn vẹn.
Mỹ Linh (Khóc bất lực)
- Trời ơi! Sao chị lại làm thế? Chị còn trẻ, còn đẹp, sao không tự xây cho mình một tổ ấm hạnh phúc, mà lại đi làm cái điều thiên hạ phỉ nhổ ấy?
Kiều Liên:
- Trên đời này, cái gì người khác có, thì chị đã có. Nhưng để làm điều mà nguời khác tưởng là dễ, thì bao lần chị đã để tuột khỏi tầm tay. Em có thể trách chị. Nhưng em cũng cần phải biết một điều là chị đã có con với ngưòi chị yêu. Chính người ấy đã giúp chúng ta, vượt qua những truân chuyên, thử thách của quãng đời sóng gió…
Mỹ Linh:
- Chị… chị thông cảm cho em. Em đã hồ đồ trách chị. Nhưng người ấy là ai? Sao chị phải đi xa, mới tìm được hạnh phúc?
Kiều Liên:
- Chính chị mới là ngưòi có lỗi. Chị đã yêu và nguyện suốt đời chỉ yêu mỗi người ấy mà thôi. Nhưng trớ trêu thay, đó lại là một người đã có vợ, có con, đang sống rất hạnh phúc với gia đình. Vì lẽ đó, mà chị phải ra đi. Chị không muốn mang tiếng là kẻ phá hoại hạnh phúc của người khác.
Mỹ Linh:
-Hỡi ơi! Sao cuộc đời lắm phũ phàng, đắng cay đến thế! Em cứ ngỡ rằng bấy nhiêu thăng trầm gian khó, cũng đã quá đủ cho một cuộc đời long đong như chị. (Khóc) Nhưng Trời ơi! Sao ngưòi lại nỡ lấy đi tất cả, mà không để cho chị tôi một chút hạnh phúc như bao kẻ khác. Chị ơi! xin chị hãy ở lại, để sớm hôm chị em côi cút nuôi nhau, như ngày nào nghèo khó. Kẽo nghe hai tiếng xa nhau mà lòng em tê tái tím bầm.
(Trời bỗng sầm tối, đổ mưa lớn, sấm chớp nổi lên đùng đùng)
Lan (đột ngột bước vào)
- Có lẽ quyết định của chị em cô là hoàn toàn hợp với luân thường đạo lý! Nhưng tôi cần phải bổ sung thêm một điều…
Mỹ Linh:
-Chị! Kìa chị! Chị đến từ khi nào?
Lan:
- Xin lỗi hai người. Tôi đến từ lúc nãy. Chính vì thế mà tôi muốn tham gia việc riêng của hai người.
Kiều Liên:
- Chị!!!… Chị dám tham dự vào việc riêng gia đình tôi ư? Chị lấy quyền gì?
Mỹ Linh:
- Kìa chị Liên! Hãy bình tĩnh, để chị Lan nói hết ý của mình đã.
Lan:
-Vâng! Tôi có quyền tham dự vào việc riêng của gia đình cô. Vì cô đã cố tình tham gia vào cuộc sống của gia đình tôi.
Mỹ Linh:
- Là em?
Lan:
- Không! Là với người chị đáng kính của cô. Bấy lâu, tôi đã không tin vào những lời đồn thổi. Nhưng đến hôm nay thì tôi dám chắc chắn là chuyện đó có thật một trăm phần trăm. Cô đang mang trong người một giọt máu lạ. Nhưng chưa hẳn là của ba tôi. Tôi khuyên cô hãy loại bỏ nó đi. Bởi… sẽ không có một ai đứng ra chịu trách nhiệm, khi nó ra đời!
Kiều Liên:
-Cô đã rình nghe trộm chuyện riêng của nhà nguời khác. Thế mà từ trước tới giờ, tôi không nghĩ rằng : Em tôi sẽ làm dâu trong một gia đình có một bà chị chồng nanh nọc, xấu xa và bỉ ổi, nhẫn tâm đến thế! Nếu!… Nếu tôi không chập nhận những yêu cầu của chị thì sao?
Lan:
- Thì tôi sẽ làm bằng được những gì mà tôi muốn. Để bảo vệ hạnh phúc, danh dự của gia đình. Trước tiên, tôi yêu cầu cô không được ghi một dòng nào về ba tôi, trong giấy khai sinh đứa bé - con chị. Bất luận nó là trai hay gái. Thứ nữa: Chị sẽ vĩnh viễn không được chứng kiến đám cưới giữa cậu em tôi và cô em gái chị.
Kiều Liên:
(Cười ngạo nghễ):
- A… ha!…Tưởng cô là người có học thức, hiểu về đạo lý, pháp luật hơn chị em chúng tôi chứ. Hoá ra, cô cũng chỉ là một cái máy biết nhận tiền tháng mà thôi. Tôi cũng báo cho biết một điều là: Tôi sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con tôi đến cùng. Bởi trẻ em có quyền được biết nguồn gốc, họ tên cha mẹ đẻ! Thứ nữa là việc kết hôn với ai, khi nào. Hoàn toàn do hai đứa chúng nó tự quyết định.
Lan:
- Đừng có mà hảo huyền mơ tưởng đến một phần tài sản của gia đình tôi dễ như thế. Kết quả cô đang mang trong người, là hậu quả của những cuộc vui không bờ bến, giữa cô với muôn thằng đàn ông tha hoá vô lương tâm! Cớ sao gia đình tôi lại phải nhận trách nhiệm về mình chứ. Sẽ không ai chấp nhận một dòng máu nghiệt chủng, hiện diện trong dòng tộc của chúng tôi.
Kiều Liên:
- Cô im đi! Cô nhẫn tâm lắm. Cô đang xúc phạm tới nhân phẩm của ba cô và quyền lợi hợp pháp của người khác đó.
Mỹ Linh:
- Thôi!!! Các người im hết đi!!! Tôi không thể hiểu nổi những gì đã xảy ra trong cái gia đình bé nhỏ này nữa. Chị!… lẽ nào người mà chị thường nhắc đến, lại chính là… ba anh Hải?
Kiều Liên:
- Đúng!... Người mà chị yêu, thần tượng trong lòng chị xưa nay, lại chính bố chồng tương lai của em … Phũ phàng trớ trêu thế đấy. (Ôm đầu rũ rượi ) Hu… hu.. Hu… hu..
Lan:
- Chính vì lẽ đó mà hôm nay, tôi yêu cầu chị, phải huỷ bỏ cái mầm sống đầy oan nghiệt đó. Để cho đôi lứa được hạnh phúc. Nếu không, nó sẽ trở thành một cái rào cản, không ai có thể vượt qua.
Kiều Liên:
- Nhưng!… Nhưng tôi đã qua cái tuổi dễ dàng tìm cho mình một ngưòi bạn đời như ý. Tôi đã yêu ông ấy, không phải vì tiền, vì bạc. Mà vì ông âý là người giàu lòng nhân ái, độ lượng, bao dung…
Lan:
- Dù sao thì ba của tôi, không thể là ba của con chị được. Thời gian qua, chị đã trục lợi ở ba tôi đủ rồi. Nay, xin chị hãy tha cho ông ấy. Nếu không! Tôi sẽ làm mọi cách để bảo vệ gia đình mình. Chị phải tuân theo những luân thường đạo lý, đã và đang lưu chuyển trong máu của người Việt Nam.
Liên: (giận dữ, đứng dậy bước về phía Lan, uỡn ngực ra thách thức)
- Cô… Cô dám!
Lan:
- Sao lại không dám! Thế cô có biết tôi là người mà ngày ngày vẫn dạy cho thế hệ trẻ những bài học: Biết tôn trọng hiến pháp, pháp luật và đạo lý của dân tộc không?
Kiều Liên:
-Tôi cũng báo cho chị biết: Tôi là người biết làm vừa lòng những người đàn ông đang có chức, có quyền ở địa phương này. Và họ sẵn sàng làm vừa lòng tôi, mỗi khi tôi cần.
Lan: (Vung tay lên, ném mạnh cái túi xách xuống bàn một cái “rầm”, làm ly chén cái thì đổ vỡ, cái lăn long lốc trên sàn)
- Xem ra… Hôm nay… tôi phải dạy cho cô một bài học biết làm ngưòi.. tại đây mới được. (Hai người nhảy vào nhau giằng co.)
Mỹ Linh:
- Thôi đ…i!!! Hai người đang làm gì thế? Có buông nhau ra không? Tôi! Tôi thật không thể hiểu nổi cái gì đã xảy ra nữa rồi…. Tôi không cần bât cứ thứ gì nữa. Tôi không yêu, không kính nể, không cưới hỏi gì hết... Các người cứ việc ngồi đó, mà dùng những mớ lý luận cũ rích, để mà tra tấn cuộc đời, tranh giành với nhau…. Tôi đi đây! (Linh lao nhanh vào trời mưa).
(Lan và Liên buông nhau ra)
Liên (hốt hoảng la to):
- Kìa Linh! Linh em! Dừng lại! Dừng lại! Linh! Linh ơi! dừng lại, tai nạn bây giờ. Linh ơi!
Lan (vội vàng lôi điện thoại ra gọi)
- A lô! A lô!... em đó hả? Chị đây, chị Lan đây! Em về ngay nhà hàng… Ừ! Có việc gấp
Màn 9
Nơi bờ sông vắng vẻ, có một đôi tình nhân đang đứng. Họ đang có mâu thuẩn khó thể dung hoà)
Hải:
-Linh à! Em hãy bình tĩnh. Một lần nữa, xin em hãy bình tĩnh, để xem xét sự việc một cách cụ thể, rồi đi đến quyết định. Đây mới là ý kiến từ cá nhân em mà thôi. Dù sao, thì đôi ta cũng tình nghĩa, chờ đợi nhau suốt bốn năm rồi còn gì.
Linh:
- Anh không tin em à? Lẽ nào em lại vu oan giáng hoạ cho chị Lan, cho gia đình ta.
Hải:
- Anh tin em. Nhưng mọi vấn đề, dù có rắc rối đến đâu, bình tĩnh thì cũng nghĩ ra cách giải quyết.
Linh:
-Không! Anh không thể cứu vãn nổi một cái gì nữa đâu Tất cả đều là đã quá muộn. Tôi không thể!… Không thể ở lại, để nghe một lời khuyên, hay là lời biện minh nào nữa. Tôi oán cuộc đời. Đắng cay, nhục nhã thế cũng đủ quá rồi. Tôi muốn đi. Đi thật xa, để chối bỏ tất cả những phũ phàng, đắng cay, mà mảnh đất này đã dành trọn cho chị em tôi.
Hải:
- Em!… Xin em hãy bình tĩnh để nghe anh nói. Thực tình, anh cũng bất ngờ trước tình huống trên. Anh không còn hiểu vì sao lại xảy ra chuyện động trời như thế. Bấy lâu nay, ba vẫn là thần tượng của gia đình anh. Riêng chị Liên, thường ngày, anh vẫn thấy chị ấy là một phụ nữ đoan trang, chính trực. Chị đúng là mẫu phụ nữ, mà đàn ông ai cũng quý. Chính vì lẽ đó, mà khi biết em là em gái của chị ấy, thì anh rất lấy làm tự hào và càng yêu quý em hơn.
Linh:
- Tất cả những thứ ấy, giờ đây còn nghĩa lý gì nữa. Khi mọi việc đã được oan trái sắp đặt một cách chu chỉnh. Anh không thể biết những thủ đoạn đầy khúc mắc, thầm kín từ đáy lòng ba anh. Thì càng không hiểu nổi những ưu tư, dằn vặt tan nát ở cõi lòng chị em tôi. Tôi cũng không thể hiểu hết những suy nghĩ, đắn đo đầy tham vọng của chị Lan nữa rồi.
Hải:
-Thôi!!! Em đừng nhắc đến cái vết thưong nhơ bẩn đó nữa. Tôi không tin! Tôi không tin điều đó lại xảy ra với gia đình tôi. Gia đình tôi là một gia đình văn hoá. Ba tôi là một nguời đàn ông mẫu mực. Chính các người… các người đã cố tình bịa ra tất cả, để bôi nhọ thanh danh gia đình tôi. Phá hoại hạnh phúc tôi.
Linh:
- Tôi hiểu! Anh sẽ không chấp nhận nổi một sự thật phũ phàng như thế. Chính vì lẽ đó mà tôi yêu cầu anh, từ nay chúng ta hãy quên nhau đi. Quên vĩnh viễn. Tất cả chỉ là một cơn ác mộng mà thôi…
Hải:
- Em thông cảm! Quả thật vì quá bất ngờ, nên anh đã mất tự chủ.
Linh:
- Không! Tất cả là tại chúng tôi nghèo khốn quá. Phụ nữ chúng tôi là bỉ ổi. Nhưng đàn ông các anh, cũng là những kẻ đốn mạt không kém. Tất cả chúng ta là một lũ khốn nạn. Yêu đương, thương nhớ… chẳng qua cũng là một bài toán tình ái vô định, nhiều đáp số mà thôi.
Hải:
- Sao em lại gay gắt lên án ba anh, lên án cuộc đời như thế? Chỉ mỗi ba anh, thì làm sao xảy ra chuyện đó được. Người chủ động là đàn ông, nhưng lỗi chính là tại ở ngưòi phụ nữ nắm quyền quyết định cơ mà.
Linh:
-Tóm lại thiệt thòi vẫn là thuộc về phía chị em phụ nữ tôi. Chúng tôi đã mất cho ba con anh quá nhiều.(quay lại nghiêm mặt). Anh hãy yên tâm mà về sống trong cái bánh vẽ danh dự của gia đình văn hoá của nhà anh. Để một ngày kia, cũng cập bến vinh quang. - Như ba anh đã nhọc nhằn suốt đời tu luyện. Còn chị em tôi, vẫn côi cút nuôi nhau. Nhưng thanh thản vui vẻ, vì chả cần che đậy, dấu diếm bất cứ thứ gì mà mình đã có.
Hải:
- Em… Cô… cô đã đi quá giới hạn rồi đấy. Tất cả những lỗi lầm trên đều đâu phải một mình cô và chị cô gánh chịu, mà còn huỷ hoại thanh danh của tất cả chúng ta.
Linh:
-Chính vì để bảo vệ thanh danh và uy tín của gia đình anh. Mà chúng tôi sẽ đi xa, để xoá đi vết nhơ của cuộc đời. Đó cũng là cách, chúng tôi trả ơn ba anh đó.
Hải:
- Kìa Linh! Để anh nói hết đã. (Quỵ xuống ôm đầu) Trời ơi! Sao đời lại đầy rẫy những trái ngang, gian dối thế này?
Linh:
-Thôi anh về đi, tôi đi đây. Vĩnh biệt anh, vĩnh biệt tất cả.
Hải ( sực tĩnh, thoảng thốt kêu to)
-Kìa Linh! Linh ơi! chờ anh đã! Cẩn thận, kẻo xe! Kìa xe! Trời ơi! Linh… Linh ơi! Xe… xe…
Hạ màn
Màn cuối
Tại bệnh viện
Chính giữa sân khấu có treo một câu khẩu hiệu “Thầy thuốc như mẹ hiền”Tuấn đi tới, đi lui vẻ bồn chồn lo lắng. Thoáng thấy ông bà Thổ và Lan bước vào, vội chạy lại.
Tuấn:
- Chị, bác! Cháu chờ mãi! Sao bây giờ mọi ngưòi mới tới.
Bà Thổ:
- Đâu rồi? Con tôi bị làm sao? Có nặng lắm không?
Tuấn:
- Xin bác hãy bình tĩnh, anh ấy đang nằm trong phòng cấp cứu. Tất cả phải đợi ở đây, khi nào bác sỹ gọi mới được vào. Sao hai bác và chị lại đến muộn thế? Cháu nôn nóng quá! Bây giờ hai bác và chị vào gặp bác sỹ, để biết tình hình của nạn nhân và hoàn thành một số thủ tục cần thiết ạ!
Lan:
- Bác sỹ! Bác sỹ đâu?
Bác sỹ: ( Thư thả buớc ra, ve vẫy cái ống nghe)
- Đề nghị người nhà của nạn nhân hãy giữ yên lặng, để chúng tôi làm việc! Những người này, đều là người nhà của nạn nhân cả, có phải không?
Lan:
-Vâng! Chúng tôi đây!
Bác sỹ:
- Xin thông báo, hiện tại tình trạng của nạn nhân rất nguy kịch. Cần phải truyền máu và mổ gấp. Nhưng trong kho lại không có nhóm máu hợp với thể tạng của nạn nhân. Đành phải chờ người nhà đến cho máu, mới có thể tiến hành ca mổ được.
Tuấn:
-Anh Hải thuộc nhóm máu hiếm. Chúng cháu đã huy động tất cả anh em công nhân trong đội đến thử, nhưng không một ai trùng với máu anh ấy cả.
Lan: ( xắn tay áo)
-Con vào làm thủ tục nhập viện và các xét nghiệm máu trước đây. Ba, mẹ ngồi đợi tý nhé. (Lan định di theo lối này, nhưng bác sỹ chợt gọi lại chỉ đi theo hương khác)
Bác sỹ:
-Kìa chị! Chị ơi! đi theo lối này
Lan:
- Sao lại thế ?
Bác Sỹ:
-Vì lẽ thưòng ở đây là khi vào cấp cứu, muốn nhanh, gọn, chính xác thì phải đi tắt qua phòng trực của các nhân viên trực hộ lý. (cưòi )
Lan:
- Tôi hiểu! (Quay lại đi theo hưóng chỉ của Bác sỹ)
Tuấn: (Đi lại nôn nóng, băn khoăn)
- Chả hiểu có việc gì mà chiều qua, sau khi nhận được điện thoại của ai đó. Hải không tiếp tục chỉ huy thi công được nữa. Vội vàng lấy xe ra đi. Đến nửa đêm thì đột ngột phóng xe về. Vì đèn mờ, trời mưa, nên không thể nhìn thấy cái rào chắn ngăn giữa đường mới và đưòng cũ, anh đã đâm sầm vào đó…
Bà Thổ:
- Con ơi! Con ơi! Sao lại nông nỗi thế này! Vài ngày nữa, là mẹ sẽ tổ chức lễ cưới cho con. Con có làm sao, thì mẹ biết sống thế nào đây! Con ơi, sao con lại nỡ… (ngất)
Tuấn:
-Bác sỹ ơi! Bác sỹ cứu! Cấp cứu… cấp cứu. Bà này ngất rồi, bác sỹ, hộ lý, y tá ơi!
Tuấn, Ô Thổ:
- Bác!
- Bà bà làm sao vậy? Bác sỹ ơi! giúp vợ tôi với…
(Tất cả xúm lại, bê bà Thổ đi cấp cứu)
Bác sỹ:
- Bà này bị sốc, chỉ cần tiêm mũi trợ tim là khỏi ngay mà. Như thế, có nghĩa là ta đã mất đi một đối tượng cho máu nữa rồi.
(Lan nhăn nhó nắm chặt cánh tay phải của mình, cùng bác sỹ bước ra)
Bác sỹ: (Lắc đầu bất lực)
- Tình hình nạn nhân đã nguy cấp lắm rồi, vẫn chưa tìm ra người có nhóm máu thích hợp. Nếu không tiến hành mổ sớm, thì nạn nhân sẽ đi đến tử vong mất. Bây giờ đến lượt bác vào làm các xét nghiệm, để lấy máu truyền cho anh nạn nhân. Có lẽ bác là người duy nhất có nhóm máu thích hợp với anh ấy.
Ông Thổ:
-Tôi… tôi ấy à? Thế máu của chị, mẹ nó mà cũng không hợp à? Tôi … tôi già rồi!… Mà lại đang bị bệnh tim, chắc là không thể…
Lan:
-Ba! Chỉ mất vài trăm xê xê máu thôi, có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ đâu. Nếu bị mệt, ba chỉ cần tĩnh dưỡng, bồi bổ vài bữa là lại như cũ ngay mà. Tính mạng của em con đang nguy kịch. Sao ba lại nỡ…
Ông Thổ:
- Nhưng … nhưng ba không thể… vì dạo này hình như tim ba có vấn đề, huyết áp cao…
Lan:
- Trời đất! … Sao ba lại đối xử với em con như thế? Con thấy ba vẫn khoẻ, ăn ngủ ngon, có hề hấn gì đâu? (Bước lại gần nâng ông Thổ lên. Khóc) Ba!... con cầu xin ba đó! Ba hãy dũng cảm lên! Không đau tý nào đâu mà! Có nổi đau nào bằng nổi đau mất người thân đâu!
Ô. Thổ:
- Nhưng ba không thể, vì ba mới uống rượu. À!... à mà mấy hôm nay, ba bị trúng gió. Đúng rồi! Ba trúng gió. Đang uống thuốc, con biết đó.
Bác sỹ:
- Nếu chỉ bị cảm xoàng thôi, thì không sao cả. Bác cứ vào làm các xét nghiệm kiểm tra máu, để chúng tôi kịp thời tiến hành cứu chữa cho nạn nhân.
Lan: (Năn nỉ)
- Đấy! Ba thấy không? Vào đi ba. Không sao đâu!
( Lan cùng Tuấn đẩy ông Thổ vào. Nhưng ông vùng vằng, gượng lại)
Ô Thổ:
- Không! Không thể! Tôi không thể…
Lan: (Ngọt ngào van lơn)
- Ba làm sao vậy? Không lẽ là ba… không muốn cứu con mình ư? Không lẽ chỉ một giọt máu đào, để cứu con mình, mà ba cũng không thể…
Ông Thổ:
- Nhưng làm sao dám chắc chắn là máu ba, lại có thể truyền cho nó được. Trong khi, rất nhiều người hiến, mà vẫn không thể tìm ra nhóm máu thích hợp?
Bác sỹ:
-Trừ khi bác đang mang trong người những mầm bệnh nguy hiểm. Còn đảm bảo trăm phần trăm là máu bác thích hợp với máu con trai bác. Hay là bác nghĩ… anh ấy không phải là con bác.
Ông Thổ:
- Không! Không phải như thế. Anh… anh đừng có mà tuyên truyền bậy bạ đấy…
Lan: (Chua xót)
- À… là ra thế! Đến bây giờ con mới hiểu hết sự tận cùng của ba. Đã bao năm qua, mẹ đã chịu muôn ngàn gian khó, nuôi con vất vả, để ba được yên bề công tác. Thế mà hôm nay, con mới được rõ ràng về những tâm tư thầm kín của ba. Bao nhiêu năm qua, ba đã rảo bước khắp nơi nơi, để rao giảng những bài học, về phương cách sống của một con người mới Xã hội chủ nghĩa. Ba đã ưỡn ngực hô vang: Phải sống làm sao cho đáng sống, để thành người có ích cho xã hội… Thế nhưng cuối cùng, ba đã làm ngược lại những gì ba nói. Con thật xấu hổ, khi nghĩ rằng: Phải chăng để bước lên nấc thang danh vọng, con người ta phải biết làm ngược lại những điều mà họ thường nói…
Ông Thổ: (Ấp úng)
-Tôi… tôi.. Ba ba… ba xin lỗi con. Nhưng…
Lan: (Đứng dậy trừng mắt):
-Không nhưng gì cả!!! Ba phải hiến máu! Để cứu sống em Hải - con trai ba!
Ông Thổ:
-Trời ơi! Không ngờ chỉ một phút không làm chủ được mình, mà bây giờ, tôi không thể cho con tôi một giọt máu đào! Tôi sai lầm! Tôi hủ hoá! Sao ông trời không trừng phạt tôi đi! Hãy trừng phạt tôi đi…
Tiếng vọng:
- Xin đừng vội thất vọng, còn có chị em tôi đây!
Ông Thổ:
- Cô! Sao cô?... À… em! Sao cô… em lại có thể cho máu được?
Kiều Liên:
- Vâng! Tôi có máu. Tôi sẵn sàng và tôi cam đoan là máu tôi rất đảm bảo, chỉ lo là không cùng nhóm mà thôi.
Ông Thổ:
-Thế em không bị… à? Em không sợ… người ta phát hiện à?
Kiều Liên:
- Sợ gì chứ! Ông đã không quản ngại bất cứ điều gì để cứu chị em tôi. Thì giờ đây, chị em tôi sẽ hiến đến giọt máu cuối cùng, vì mạng sống của con ông.
Mỹ Linh:
- Kìa chị! Chị để em thử trước cho.
Kiều Liên:
- Không! Để chị thử trước.
Ông Thổ:
-Không!... Bác sỹ ơi! Bác sỹ hãy lấy máu của tôi đi. Tôi nhớ ra rồi! Máu tôi an toàn, trong sạch và tinh khiết lắm (xắn tay hùng dũng đi vào phòng thử máu. Liên, Linh vội theo sau.Tất cả im lặng hồi hộp, đi qua đi lại. Một lúc sau ông Thổ, Liên, Linh cùng bác sỹ đi ra)
Bác sỹ:
- Cả ba người đều có nhóm máu phù hợp với máu của nạn nhân. Nhưng hai chị là phụ nữ đang mang thai, nên chúng tôi quyết định, chỉ dùng mỗi máu của bác trai là đã quá đủ rồi. Như thế có nghĩa là: Nạn nhân chắc chắn sẽ được cứu sống.
Ông Thổ:
- Ôi! Hạnh phúc quá! Tôi… con tôi được cứu sống rồi. Tôi khoẻ mạnh thật rồi. Tôi là ngưòi hạnh phúc. (Hét to lên) Tôi là người hạnh phúc…
Tuấn:
- Ổn rồi! Cháu về trước, kẽo công trường đang đợi. Hôm nay, cháu sẽ cho anh em tháo dỡ cái bẫy chết người đó đi. Không thì nó sẽ làm chậm, hoặc chệch hướng những con đường tiến vào thế kỷ của chúng ta.
Kiều Liên:
- Thế là chị em tôi có thể yên tâm ra đi rồi.
Ông Thổ:
- Cô… em sẽ đi đâu?
Kiều Liên:
- Đi đến chổ hạnh phúc đang đợi! Cuộc đời rộng mở!
Lan:
-Chị! Có lẽ chị và em không cần phải đi nữa. Hãy tha thứ cho những điều hồ đồ mà tôi đã nói với chị chiều qua. Mong chị và Linh hãy rộng lượng, vì tình thương mà ở lại. Như thế, suốt đời tôi mới khỏi day dứt, ân hận…
Liên:
- Không! Chúng tôi phải đi. Vì tiếng gọi của trái tim.
Bà Thổ (Đột ngột xuất hiện):
-Dù em và cháu có đi đâu chăng nữa, thì tôi cũng nói một lời tâm huyết cuối cùng. Chúng ta đã từng tự hào là những con người, sống trong một xã hội tươi đẹp. Trước tiên hãy lấy đạo để rộng lòng vị tha, sống chan hoà với nhau. Trong cuộc đời, nỗi đau lớn nhất là mất đi người thân và chổ dựa tinh thần. Chúng ta bất hạnh, nhưng nhiều người còn bất hạnh hơn. (Quay sang Lan) Mẹ đã biết tất cả sự thật từ lâu. Nhưng vì mẹ tin ông ấy đã hành động đúng. Ba con là người mà phần hồn luôn làm chủ được thể xác. Nhưng bởi vì ông ấy cũng được cấu trúc bởi bằng da, bằng thịt, bằng xương. Cho nên một phút giây nào đó, phần xác lấn át được phần hồn. Do đó mẹ đã bỏ qua và tha thứ.
Ông Thổ:
-Bà biết hết sự thật từ lâu rồi sao? thế mà tôi cứ tưởng…
Bà Thổ:
-Tất cả những việc làm của ông từ công minh đến mờ ám, tôi đều rõ cả. Có điều là không muốn nói ra. Vì nói ra chỉ thêm đau lòng mà thôi. Vả lải những việc ông làm cũng vì vợ vì con cả mà thôi. Bây giờ tôi mong tất cả hãy bỏ qua tất cả những lỗi lầm, mâu thuẩn cá nhân, để đi đến tận cùng cái nghĩa của hai chữ hạnh phúc.
Ông Thổ:
-Ôi bà! Bà quả là ngưòi vợ tuyệt vời, bà mẹ vĩ đại!
Bà Thổ:
-Linh con hãy ở lại cùng ba, cùng mẹ và các chị
Bác sỹ:
- Ca mổ đã thành công. Nạn nhân tĩnh rồi. Cho phép từng người một vào thăm.
Lan:
- Linh! Em vào với Hải trước đi. Có lẽ nó đang chờ em nhiều lắm! Kìa! Gió xuân đã thổi. Mùa xuần đến rồi.
Kiều Liên
- Thôi chào mọi người, tôi đi đây, kẻo trẻ chuyến xe chiều.
Ông Thổ:
- Liên em đi thật sao?
Lan:
- Ba! Hãy để cô ấy đi và tìm cho mình một hạnh phúc thực sự.
(Kiều Liên, Linh bước ra theo hai hướng khác nhau. Hai chiến sỹ Công An đột ngột bước vào)
Ông Thổ:
-Sao các đồng chí lại có mặt ở đây? Cháu nó tự gây tai nạn, chúng tôi có trình báo, khiếu kiện, yêu cầu gì đâu?
Công an:
- Chúng tôi đến không phải vì vụ tai nạn, mà vì vừa rồi chúng tôi cùng Kiểm Lâm đã phát hiện một đường dây chuyên lợi dụng chức quyền để khai thác, buôn bán gỗ lậu. Theo hồ sơ thì một số giấy tờ có liên quan tới ông. Do đó chúng tôi đến để mời ông về đồn hợp tác với công an làm rõ mọi việc (Nhạc trào lên Công an cùng ông Thổ ra đi)
Lan:
-Trời ơi! Lại chuỵên gì nữa đây? Còn điều gì mà bọn con chưa thể hiểu về ba nữa đây?
Hết
Đăng ngày 27/03/2011
|