Tác giả: Xuân Đức
Xuanduc.vn : Đi xa mươi hôm, mặc dầu vẫn lén vào các quán nét nhà quê, nhưng quán xá chật chội, thêm thân xác đau đớn nên chẳng vui vẻ gì, chẳng thăm hỏi mọi người nhiều được. Có nhắn về nhà bảo các con post lời bạn bè lên, lại mượn tạm vài món trên trang bè bạn chêm vào cho quán nhà đỡ hoang lạnh. Thứ bảy chuồn về, trước là để chúc nhà mới của một thành viên TST, sau cũng quét dọn lại quán xá cho tươm tất một chút kẻo bạn khách trách cứ.
Sáng nay lại phải khăn gói lên đường. Trước khi đi, dọn sẵn ra bài giới thiệu về Trúc Sơn Trang và vài tấm ảnh chụp vội . Khách bạn cứ vậy mà vui vẻ với nhau. Ở một nơi nào đó, thỉnh thoảng tôi vẫn ghé mắt vào chào hỏi, ai quậy quá ( như chú Tễu chẳng hạn ) tôi sẽ phạt roi. Tạm biệt !
Từ ngày cái tên Trúc sơn trang ra đời, khá nhiều bạn bè nhắn đến hỏi nửa đùa nửa thật : Sao lại có cái tên nghe như trong phim kiếm hiệp vây ? Có bạn lại bảo : Lão này chắc muốn đi tu ?
Hôm nay tôi xin có đôi dòng giải thích.
Tôi cũng như hàng triệu người Việt Nam đều gắn bó cả máu thịt lẫn tâm hồn cùng tre trúc. Cây tre không phải chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Và cũng không phải chỉ duy nhất loài tre mới mang đậm bản sắc, tâm hồn cũng như ý chí con người Việt. Cây đa, cây cau, cây trầu, cây dừa, cây đước, cây cọ..v..v..cũng vô cùng máu thịt với con người Việt Nam. Tuy nhiên, các loài cây vừa kể trên, chỗ này có, chỗ khác không. Riêng tre trúc thì hầu như bất cứ vùng quê nào của nước Việt, từ Nam ra Bắc, từ tây xuống đông, từ tận núi cao về bưng biền , duyên hải, đâu đâu cũng tràn trề tre trúc. Khi tôi còn nhỏ rất mê lời văn của Thép Mới trong bài Cây tre Việt Nam. Ông nói đại ý, nước Việt ta xanh muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng đẹp nhất, quý nhất là tre.
Tôi không thể viết thêm gì hay hơn áng văn ấy của Thép Mới và bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Duy về cây tre Việt Nam
Tôi sinh ra và lớn lên giữa một vùng đất đỏ Vĩnh Hòa. Làng tôi cũng như bao mảnh làng khác ẩn mình trong những bờ tre. Từ xóm này qua xóm khác đường đi được gọi bằng truông vì nó được trùm rầm rịt toàn tre. Tre quần tụ quanh từng mảnh vườn làm nên bờ lũy. Cuộc sống từng ngay, số phận mỗi con người đều gắn chặt với tre. Thử sơ lược điểm qua từng cột mốc của một đời người.Người mẹ khi sinh con, cho dù nhà thừa giường gỗ, phản gụ, vẫn phải nằm sinh trên chõng tre. Và như thế, cái hòn máu phôi thai thành hình hài con người đầu tiên được sinh ra trên tre. Rồi sau đó là nôi tre, võng tre, ghế tre, bàn tre..Khi đã thành đứa trẻ chập chững bước vào đời thì cán bút để học bằng tre, cán cuốc để đào đất trồng lúa bằng tre, cái rạp che nắng trưa hè bằng tre, cái quạt thay gió cũng đan bằng nan tre. Khi đã làm ra hạt lúa rồi, thì cái cối xay, cái sàng cái nia, cái nông...tất tất là tre...Đến tận ngày nhắm mắt rời khỏi thế giới này, dù cái áo quan là gỗ nhưng sợi nèo hạ thổ là tre, đòn khiêng cỗ quan đi cũng không thể có gì khác hơn là tre. Cứ tưởng tre là kiếp sinh đôi với con người, mãi mãi không thể vắng nhau.
Vậy mà trong khoảng vài chục năm trở lại đây, với những biến động khủng khiếp của tư duy kinh tế mới, làng quê tôi bỗng nhiến biến sạch bóng tre trúc. Sự chuyển đổi từ vườn tạp qua vườn chuyên canh hàng hóa, người ta tính đến hiệu quả từng mét vuông đất. Mà cây tre lại có bộ rễ khổng lồ tràn ra chiếm giữ một khoảng đất rất lớn. Vì vậy buộc lòng mọi người phải phá tre. Vườn nhà mình không còn tre, nhưng nếu vườn bên cạnh vẫn còn thì rễ tre vẫn ăn qua bên này. Vì vậy bắt buộc Hợp tác xã phải có quy định nghiêm như một đạo luật : tất cả mọi nhà phải phá, nhà nhà triệt hạ tre, làng làng phải nhổ tận gốc cái thứ cây ấy như thể triệt tiêu một bệnh dịch. Cao su, cà phê, hồ tiêu đua nhau phát triển. Tiền của nhiều hơn, nhà xây nhà ngói, xe máy ti vi nhiều hơn. Cái no ấm là điều không thể chối cãi được. Tôi đành bất lực và khắc khoải nhớ những lũy tre xưa..
Ngày tôi còn đương chức, khi xem xét dự án tôn tạo khu di tích Làng hầm-địa đạo Vịnh Mốc thì thấy rằng ngoài việc gia cố bảo vệ chống sụt lở đường hầm bên trong như là một nội dung chủ yếu, còn trên mặt đất, cần phải trồng cây và tạo ra hình ảnh cuộc sống của người dân địa phương trong những năm tháng trước đây ở làng quê này. Trồng cây gì trên hàng chục hec-ta đất đỏ ? Trồng cây phải đảm bảo 3 nội dung. Là loại cây đặc trưng của địa phương, phải là cây có bộ rễ chống được sự xói lở của đất, và cuối cùng là có độ che phủ lớn tạo bóng mát và vẻ đẹp cảnh quan. Tôi quyết định chỉ đạo cho sưu tập về đây nhiều loại tre trúc khác nhau trên mọi miền đất nước. Mặc dầu việc sưu tầm cũng hạn chế, chưa được nhiều chủng loại, nhưng dù sao bây giờ nếu các bạn đến khu di tích này sẽ mục kích chiêm ngưỡng được cái vẻ đẹp lạ kì của tre trúc Việt Nam.Với riêng tôi, làm được điều này ngoài ý nghĩa tạo ra được một khu di tích lịch sử đẹp, nó còn giúp thỏa nguyện một tâm ước là phục hồi lại được " di tích" những lũy tre trên mảnh đất này.
Ngay sau ngày được nghỉ công tác, tôi bán ngôi nhà mặt phố mua mảnh đất bỏ hoang ở bờ hồ Năm Hào để tạo ra chỗ ở mới yên tĩnh hơn. Tuy vườn không được rộng nhưng bù lại là được cái không gian hồ nước liền kề thoáng đãng. Tôi quyết định lợi dụng bờ đất bên hồ đưa về đây bộ sưu tập nhỏ tre trúc. Không thể trồng được nhiều nên phải cố gắng chọn những loại thật hiếm và thật đẹp.
Trong một lần đi công tác lên Tây Nguyên tôi bất ngờ nhìn thấy một loại trúc lạ. Vừa nhìn thấy tôi đã sững người vì vẻ đẹp của nó. Từng thân trúc vươn lên cao, cành lá tết thành từng cụm nối nhau giống như cái roi ngựa mà các nghệ sĩ tuồng vẫn múa may trên sân khấu.Đặc biệt lá nó rất dài, uốn cong mượt mà. Tôi dám đảm bảo với các bạn rằng, trên đất nước Việt Nam, với những nơi tôi đã đặt chân đến thì đây là nơi duy nhất có loại trúc đặc biệt này. Bạn nào có dịp đi từ Lâm Đông lên Buôn-mê-thuột, đến gần vị trí giáp lai đất Đăk-Nông ( cụ thể là cách Buôn-mê-thuột chừng 33 km) sẽ bắt gặp loại trúc này. Tôi đã hỏi dân đia phương ở đó tên gọi loại trúc này nhưng không ai biết. Khi về đến Thành phố Buôn-mê-thuột, tôi hỏi các anh lãnh đạo Sở VHTT Đắc Lắc, nhiều người không biết. Nhưng có một anh bạn nói với tôi : tên gọi nó là Trúc sơn ! Thực lòng thì tôi cũng không tin lắm vào cái tên này, nhưng tôi nghĩ, nói cho cùng cái tên chẳng qua chỉ là một tín hiệu ai đó quy định ra thôi, miễn sao đừng nhầm với loại khác đã có tên như vậy. Vì thế tôi quyết định công nhận cái tên đó : Trúc Sơn !
Tôi đã mang về một gốc Trúc Sơn giữa mùa nắng hạn ươm vào chậu rôi nhân giống ra. Cứ tưởng là không sao giữ được. Nhưng quả thật trời đã thương tôi nên cuối cùng đã có được một bụi trúc sơn tốt. ( tốt nhưng chưa thật đẹp vì nó chưa vươn cao, các bạn nhìn ảnh là thấy.)
Sở dĩ đến bây giờ tôi mới viết bài này vì tôi cố đợi cho cây trúc sơn ra lá cành tươi tốt để chụp cái ảnh, nếu cứ nói suông các bạn làm sao thấy được cái lạ của giống trúc này. Thế mà trời đất cứ nắng hạn hoài, mấy lần tưởng nó không vượt qua được. Giờ thì chắc ăn rồi, tuy chỉ mới là một bụi nhỏ, cành cũng chưa vươn cao. chắc các bạn chưa thấy đúng dáng vóc lạ kì của nó. Nhưng tôi đã có thể đưa ảnh lên bên cạnh loại trúc thông thường cho mọi người so sánh.
Trúc Sơn Trang bây giờ có chừng chục loại tre trúc khác nhau. Nhưng tôi quý nhât là loại Trúc Sơn này.
Hôm nay tôi xin có đôi dòng giải thích.
Tôi cũng như hàng triệu người Việt Nam đều gắn bó cả máu thịt lẫn tâm hồn cùng tre trúc. Cây tre không phải chỉ duy nhất có ở Việt Nam. Và cũng không phải chỉ duy nhất loài tre mới mang đậm bản sắc, tâm hồn cũng như ý chí con người Việt. Cây đa, cây cau, cây trầu, cây dừa, cây đước, cây cọ..v..v..cũng vô cùng máu thịt với con người Việt Nam. Tuy nhiên, các loài cây vừa kể trên, chỗ này có, chỗ khác không. Riêng tre trúc thì hầu như bất cứ vùng quê nào của nước Việt, từ Nam ra Bắc, từ tây xuống đông, từ tận núi cao về bưng biền , duyên hải, đâu đâu cũng tràn trề tre trúc. Khi tôi còn nhỏ rất mê lời văn của Thép Mới trong bài Cây tre Việt Nam. Ông nói đại ý, nước Việt ta xanh muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng đẹp nhất, quý nhất là tre.
Tôi không thể viết thêm gì hay hơn áng văn ấy của Thép Mới và bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Duy về cây tre Việt Nam
Tôi sinh ra và lớn lên giữa một vùng đất đỏ Vĩnh Hòa. Làng tôi cũng như bao mảnh làng khác ẩn mình trong những bờ tre. Từ xóm này qua xóm khác đường đi được gọi bằng truông vì nó được trùm rầm rịt toàn tre. Tre quần tụ quanh từng mảnh vườn làm nên bờ lũy. Cuộc sống từng ngay, số phận mỗi con người đều gắn chặt với tre. Thử sơ lược điểm qua từng cột mốc của một đời người.Người mẹ khi sinh con, cho dù nhà thừa giường gỗ, phản gụ, vẫn phải nằm sinh trên chõng tre. Và như thế, cái hòn máu phôi thai thành hình hài con người đầu tiên được sinh ra trên tre. Rồi sau đó là nôi tre, võng tre, ghế tre, bàn tre..Khi đã thành đứa trẻ chập chững bước vào đời thì cán bút để học bằng tre, cán cuốc để đào đất trồng lúa bằng tre, cái rạp che nắng trưa hè bằng tre, cái quạt thay gió cũng đan bằng nan tre. Khi đã làm ra hạt lúa rồi, thì cái cối xay, cái sàng cái nia, cái nông...tất tất là tre...Đến tận ngày nhắm mắt rời khỏi thế giới này, dù cái áo quan là gỗ nhưng sợi nèo hạ thổ là tre, đòn khiêng cỗ quan đi cũng không thể có gì khác hơn là tre. Cứ tưởng tre là kiếp sinh đôi với con người, mãi mãi không thể vắng nhau.
Vậy mà trong khoảng vài chục năm trở lại đây, với những biến động khủng khiếp của tư duy kinh tế mới, làng quê tôi bỗng nhiến biến sạch bóng tre trúc. Sự chuyển đổi từ vườn tạp qua vườn chuyên canh hàng hóa, người ta tính đến hiệu quả từng mét vuông đất. Mà cây tre lại có bộ rễ khổng lồ tràn ra chiếm giữ một khoảng đất rất lớn. Vì vậy buộc lòng mọi người phải phá tre. Vườn nhà mình không còn tre, nhưng nếu vườn bên cạnh vẫn còn thì rễ tre vẫn ăn qua bên này. Vì vậy bắt buộc Hợp tác xã phải có quy định nghiêm như một đạo luật : tất cả mọi nhà phải phá, nhà nhà triệt hạ tre, làng làng phải nhổ tận gốc cái thứ cây ấy như thể triệt tiêu một bệnh dịch. Cao su, cà phê, hồ tiêu đua nhau phát triển. Tiền của nhiều hơn, nhà xây nhà ngói, xe máy ti vi nhiều hơn. Cái no ấm là điều không thể chối cãi được. Tôi đành bất lực và khắc khoải nhớ những lũy tre xưa..
Ngày tôi còn đương chức, khi xem xét dự án tôn tạo khu di tích Làng hầm-địa đạo Vịnh Mốc thì thấy rằng ngoài việc gia cố bảo vệ chống sụt lở đường hầm bên trong như là một nội dung chủ yếu, còn trên mặt đất, cần phải trồng cây và tạo ra hình ảnh cuộc sống của người dân địa phương trong những năm tháng trước đây ở làng quê này. Trồng cây gì trên hàng chục hec-ta đất đỏ ? Trồng cây phải đảm bảo 3 nội dung. Là loại cây đặc trưng của địa phương, phải là cây có bộ rễ chống được sự xói lở của đất, và cuối cùng là có độ che phủ lớn tạo bóng mát và vẻ đẹp cảnh quan. Tôi quyết định chỉ đạo cho sưu tập về đây nhiều loại tre trúc khác nhau trên mọi miền đất nước. Mặc dầu việc sưu tầm cũng hạn chế, chưa được nhiều chủng loại, nhưng dù sao bây giờ nếu các bạn đến khu di tích này sẽ mục kích chiêm ngưỡng được cái vẻ đẹp lạ kì của tre trúc Việt Nam.Với riêng tôi, làm được điều này ngoài ý nghĩa tạo ra được một khu di tích lịch sử đẹp, nó còn giúp thỏa nguyện một tâm ước là phục hồi lại được " di tích" những lũy tre trên mảnh đất này.
Ngay sau ngày được nghỉ công tác, tôi bán ngôi nhà mặt phố mua mảnh đất bỏ hoang ở bờ hồ Năm Hào để tạo ra chỗ ở mới yên tĩnh hơn. Tuy vườn không được rộng nhưng bù lại là được cái không gian hồ nước liền kề thoáng đãng. Tôi quyết định lợi dụng bờ đất bên hồ đưa về đây bộ sưu tập nhỏ tre trúc. Không thể trồng được nhiều nên phải cố gắng chọn những loại thật hiếm và thật đẹp.
Trong một lần đi công tác lên Tây Nguyên tôi bất ngờ nhìn thấy một loại trúc lạ. Vừa nhìn thấy tôi đã sững người vì vẻ đẹp của nó. Từng thân trúc vươn lên cao, cành lá tết thành từng cụm nối nhau giống như cái roi ngựa mà các nghệ sĩ tuồng vẫn múa may trên sân khấu.Đặc biệt lá nó rất dài, uốn cong mượt mà. Tôi dám đảm bảo với các bạn rằng, trên đất nước Việt Nam, với những nơi tôi đã đặt chân đến thì đây là nơi duy nhất có loại trúc đặc biệt này. Bạn nào có dịp đi từ Lâm Đông lên Buôn-mê-thuột, đến gần vị trí giáp lai đất Đăk-Nông ( cụ thể là cách Buôn-mê-thuột chừng 33 km) sẽ bắt gặp loại trúc này. Tôi đã hỏi dân đia phương ở đó tên gọi loại trúc này nhưng không ai biết. Khi về đến Thành phố Buôn-mê-thuột, tôi hỏi các anh lãnh đạo Sở VHTT Đắc Lắc, nhiều người không biết. Nhưng có một anh bạn nói với tôi : tên gọi nó là Trúc sơn ! Thực lòng thì tôi cũng không tin lắm vào cái tên này, nhưng tôi nghĩ, nói cho cùng cái tên chẳng qua chỉ là một tín hiệu ai đó quy định ra thôi, miễn sao đừng nhầm với loại khác đã có tên như vậy. Vì thế tôi quyết định công nhận cái tên đó : Trúc Sơn !
Tôi đã mang về một gốc Trúc Sơn giữa mùa nắng hạn ươm vào chậu rôi nhân giống ra. Cứ tưởng là không sao giữ được. Nhưng quả thật trời đã thương tôi nên cuối cùng đã có được một bụi trúc sơn tốt. ( tốt nhưng chưa thật đẹp vì nó chưa vươn cao, các bạn nhìn ảnh là thấy.)
Sở dĩ đến bây giờ tôi mới viết bài này vì tôi cố đợi cho cây trúc sơn ra lá cành tươi tốt để chụp cái ảnh, nếu cứ nói suông các bạn làm sao thấy được cái lạ của giống trúc này. Thế mà trời đất cứ nắng hạn hoài, mấy lần tưởng nó không vượt qua được. Giờ thì chắc ăn rồi, tuy chỉ mới là một bụi nhỏ, cành cũng chưa vươn cao. chắc các bạn chưa thấy đúng dáng vóc lạ kì của nó. Nhưng tôi đã có thể đưa ảnh lên bên cạnh loại trúc thông thường cho mọi người so sánh.
Trúc Sơn Trang bây giờ có chừng chục loại tre trúc khác nhau. Nhưng tôi quý nhât là loại Trúc Sơn này.
Lời nhắn cuối bài : Gửi nhà thơ Văn Công Hùng ! Nếu VCH đọc được bài viết này và có dịp về đúng địa chỉ tôi nói , có đủ thời gian hỏi lại xem có ai biết đúng tên loại trúc này không. Đương nhiên, nếu có tên mới, tôi cũng không vì vậy mà đổi tên vườn nhỏ của mình.
Một số giống trúc tre đang có trong Trúc Sơn Trang
Đây là trúc sơn
Đăng ngày 15/09/2008 |
Ý kiến về bài viết | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
|