Tác giả: Đỗ Hoàng
xuanduc.vn : Tôi biết chắc bạn đọc của xuanduc.vn nhiều người không có Tạp chí Nhà văn. Vì thế tôi cop bài này trên Tạp chí ấy để mọi người cùng đọc, cùng cười và cùng suy ngẫm.
Tôi không phải là nhà phê bình chuyên nghiệp, nên thấy thơ thích là đọc, không thì thôi. Hơn nữa tôi là người làm thơ, mà thơ thì trăm người trăm vẻ, người thích kiểu này, người thích kiểu kia, không ai giống ai. Mình chê thơ người ta thì khác nào chị hàng cá nguýt chị hàng thịt. Vậy nên khi các kiểu thơ thi đua nhau ra đời, thậm chí có tác giả thơ được lăng xê này nọ hoặc đạt được những giải thưởng do nhiều tổ chức trao tặng, tôi vẫn mảy may làm im.
Nhưng rồi càng ngày, càng thấy nhiều người sa đà vào viết kiểu thơ tắc tỵ hoặc dài dòng văn tự, dây cà ra dây muống (tức là đa ngôn) thơ không vần, không điệu, không giống Việt, cũng chẳng ra Tàu, ra Tây. Thơ họ giống như người nước ngoài học 100 tiết tiếng Việt làm thơ Việt, cũng như chúng ta học 100 tiết tiếng Anh làm thơ tiếng Anh! Ấy vậy mà cũng có người hết lời ca ngợi xem đó là cách tân, đổi mới thơ Việt. Thật ra khi đọc kỹ thì thấy những người viết ấy chẳng có gì cách tân, đổi mới, họ chỉ khuấy nước đục lên để không ai biết cái ao thơ của họ quá cạn mà thôi. Họ càng làm tắc tỵ để càng nhiều người không hiểu, để họ càng "thiên tài".
Lại thêm nhiều người viết ca ngợi. Tôi thấy không đúng. Người không hiểu thơ, ca ngợi đã đành; người hiểu thơ cũng vì thế này, thế nọ mà ca ngợi là không được! Cái hại cuối cùng không phải người làm thơ đích thực mà hại cho người đọc. Người đọc hoang mang không biết định hướng thế nào, đâu là thật, đâu là giả, vàng thau lẫn lộn! Họ hoang mang vì họ thấy những nhà phê bình có tên tuổi khen, những nhà thơ có thương hiệu khen. Như vậy thật là bất công.
Tôi thấy tôi phải làm một việc gì đó hoạ may cung cấp một thông tin mà tôi cho là chính xác cho người đọc về cái gọi là "Thơ" đang ngự trị văn đàn. Tôi chẳng có diễn đàn nào, thôi thì có cách duy nhất là dịch nó ra thơ Việt, vừa cho mình hiểu biết đâu có người nào đó hiểu cũng được, thế là mừng! Rồi đi đọc chui, xuất bản "miệng"!
Dịch những kiểu viết trên ra thơ Việt, tôi cũng áy náy lắm! Không cứ là thơ mà mọi điều trong cuộc sống đều phải luôn luôn mới, không có đổi mới tức là sự sống bị ngừng trệ! Nhưng đổi mới như thế nào?
Bố mẹ để cho cái nhà, mình chỉ xây thêm một gác nhỏ là mới rồi; chứ bỏ nó đi rồi ra đồng che một túp rạ cũng gọi là mới sao? chỉ cần một cơn gió nhẹ thì túp lều ấy bay ra thành bụi. Chưa nói đến chó sủa, mèo kêu cũng hoảng hồn! Rồi còn bon trộm cướp đầy đường, đầy chợ!
Nhà thơ Hàn Mặc Tử có viết: "Vẫn biết nghệ thuật chuộng ở sự tiến bộ, sự hoàn toàn từ tinh thần đến hình thức của bài thơ, song lẽ ra không quên rằng, thơ của ta là thơ Quốc âm. Ta phải giữ đúng tinh thần Việt Nam của ta. Hơn nữa cái tinh thần phương Đông là nhờ ở cái đẹp kính đáo, cái tinh sâu sắc, cái buồn thấm thía".
Ngay cả cổ nhân cũng dạy: "Công phu thâm xứ thi bình dị" (Thơ đạt đến chỗ thâm hậu công phu hay nhất vẫn là thơ rất bình dị).
Trên thế giới này chưa có một nhà thơ thiên tài nào tự mình tạo ra được một hình thức của thơ kể cả Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Tô Đông Pha, Lục Du, Nguyễn Trải, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Puskin...
Bởi vì hình thức thơ của một dân tộc phải trải qua hàng nghìn năm mới có. Dân tộc ta cũng vậy mà các dân tộc trên thế giới cũng thế.
Rồi còn vần điệu. Những câu có vần có điệu chưa phải là thơ. Nhưng đã là thơ có vần điệu thì đạt đến mức tuyệt bích. Từ khi mới có loài người, các tộc người chưa có quá một nghìn từ để trao đổi đã có thơ không vần. Loài người tìm ra vần điệu trong ngôn ngữ chẳng khác nào trong cuộc đời mình loài người tìm ra lửa. Trong tiến trình lịch sủ tiến lên thơ không vần điệu bị loại bỏ, chỉ còn thơ có vần điệu. Nhưng thời hiện đại, khi tư duy con người phát triển, những suy nghĩ đột phá, những ý tưởng đọc đáo cũng để lại trong trí nhớ người đọc thì thơ không vần có chỗ đứng và trở thành hàng "độc". Tuy vậy trên thế giới này những bài thơ không vần được người đời ghi nhận cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Làm thơ không vần cũng giống như đi xiếc trên dây, rất dễ thất bại!
Bây giờ có người làm thơ in đến bảy tám tập thơ không vần để bắt đọc giả coi đó là thơ siêu việt thì thật là một điều hoang tưởng!
Nhiều tác giả cắt, chẻ câu thơ, xuống dòng lên dòng một cách tuỳ tiện, viết không vần, không điệu một cách lạm phát, đấy chưa phải là sáng tạo ra hình thức thơ mới. Đấy chỉ là sự làm rối rắm lên mà thôi!
Tôi là người dịch Đường thi, tôi thấy có những kiểu thơ bây giờ nó còn lởm khởm hơn cả bản dịch nghĩa thơ của nước ngoài ra tiếng Việt. Người Việt mình có nhiều cách nghĩ, cách cảm, cách nói phong phú mà nhiều người không phát huy mà còn lược bỏ đi thì thật đáng tiếc!
Khi đọc bài thơ "Mẹ sinh tôi" in trên phụ san thơ - báo văn nghệ năm 2003 của một nhà thơ có câu:
Mẹ sinh tôi ra từ dưới đáy xã hội
Cũng từ dưới đáy xã hội, mẹ tôi nuôi tôi lớn lên...
Tôi nảy ra ý nghĩ: - Hai câu thơ này có thể chuyển ra câu thơ lục bát truyền thống của Việt Nam nhưng vẫn không mất ý nghĩa mà còn giản bỏ nhiều từ thừa. Thế là tôi dịch:
Mẹ sinh tôi dưới đáy đời,
Nuôi tôi khôn lớn nên người hôm nay...
Khi đọc khổ thơ của một tác giả khác:
Đêm rơi qua dải khăn mây
Gió đợi chờ thơ khác
Nảy đọt yêu thương
Lớn trên tay những mầm khao khát
Khẻ về sắc cỏ thanh miên....
Tôi nghĩ là tác giả này có tứ rất là hay, sao không thể hiện cái hay của mình mà đi nói lảm nhảm, thật uổng phí. Tôi liền dịch nó ra thơ Việt:
Mây đêm buông xuống bất ngờ,
Thơ reo tiếng nhạc, gió chờ đợi nhau.
Tình yêu có phép nhiệm màu,
Dồn khao khát nhớ lên đầu ngón tay!...
Đến khi đọc Tạp chí thơ số 5 năm 2006 có bài thơ "Người Digan" của một nhà thơ:
Người Di gan không buồn/ chỉ biết hát/ nhiệt cuồng và mê loạn
Người Di gan không đau/ chỉ biết múa/ vũ điệu ngả nghiêng phố xá/ rạch rúi làm xiếc diễn tuồng Người Di gan không khóc/ chỉ biết cười/ chào mời đổi chác/ giơ tay xin giơ tay vẫy mặt trời
Viết thế là không hiểu con người. Một con người bình thường cũng không phải thế, huống gì cả dân tộc thương khó như dân tộc Di gan. Họ suốt đời lang thang kiếm sống bằng lời ca, điệu múa, họ đau buồn lắm chứ, tôi liền dịch:
Người Di gan quên buồn!
Khi họ múa, họ hát.
Nhiệt cuông và mê thác,
Suốt ngày dài đêm thâu!
Người Di gan quên đau!
Khi họ hát và múa
Vũ điệu nghiêng phường phố,
Thân làm xiếc diễn tuồng!
Người Di gan thậm buồn!
Tiếng cười thay tiếng khóc
Chào mời và đổi chác
Ngửa tay ăn xin trời!
Thế là từ đó, khi đọc các loại thơ trên, tôi thấy bài thơ nào quá tắc tỵ, quá đa ngôn tôi liền dịch ra thơ Việt. Lúc đầu tôi dịch để tự mình cố hiểu tác giả họ viết gì, hơn nữa khi tôi dịch ra thơ Việt, tôi mới nhớ bài thơ của họ qua bản dịch của tôi. Hầu như bài thơ nào tôi dich lại tôi đều thuộc, còn đọc nguyên bản dù tôi là người học khoa học tự nhiên tôi không tài nào thuộc được! Sau đó thì đọc cho anh em thân hữu nghe, thay một lời phê bình!
Khi có Blog , tôi post lên blog chơi, giao lưu với mọi người.
Tôi được một nửa anh em, ban bè đồng tình, nhà thơ Nguyễn Trác - Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn, nhà thơ Lê Đình Cánh, nhà văn Văn Vinh động viên tôi cứ dịch; một nửa phản đối kịch liệt. Thậm chí khi tôi trích dẫn những câu thơ tục tĩu của các tác giả để phê phán, họ lại vu cho tôi là người làm bẩn thỉu, làm ô uế blog và cẩn cáo blog tôi một tuần, những vì bị sự cố nên bị cấm mất gần một tháng. Tất cả bài vở đều bị delete hết!
Số đồng tình viết trên blog của tôi; tôi nhớ có chị Phương Phương, anh Nguyên Hùng, Tùng Bách, Nguyễn Đức Đát, Vương Trọng, Hồ Văn Thiện, Trần Quang Đạo, Nguyễn Hữu Quý... Họ đều là những nhà thơ, nhà quản lý kinh tế, nhà khoa học. Anh Nguyên Hùng còn là Tiến sĩ khoa hoc ở Nga, dịch giả thơ Nga!
Nhiều tác giả tán đồng bảo rằng: - Tôi đã làm rõ nghĩa các bài thơ mà đi đọc nguyên bản, họ không hiểu ra. Nhà thơ Nguyên Hùng viết:
Hoan hô bác Đỗ thật cừ,
Dịch Văn Cầm Hải cứ như uống trà.
Nguyên bản em đọc không ra,
Nhờ qua bản dịch mới là thật hay!
Nhà thơ Tùng Bách viết:
"Kể ra chú cũng hào hoa
Dịch thơ Việt ra thơ Ta tuyệt vời
Riêng vụ "Hoe chân lời"(Một bài thơ của Văn Cầm Hải)
Chú cũng phiên được, khiến tôi phục tài!".
Nhà thơ Tùng Bách viết tiếp:
"Đỗ Hoàng là thi sỹ có công trong việc giữ gìn sụ trong sáng thơ Việt".
Anh Hồ văn Thiện viết : " Đỗ Hoàng đã làm một công việc tuyệt vời, còn khó hơn dịch thơ tàu, thơ Tây ra tiếng Việt."
Ngay nhà thơ Hoàng Vũ Thuật khi tôi dịch bài " Mãi viên trà" của anh ra thơ Việt, anh cũng viết cho tôi: " Đỗ Hoàng dịch như thế là sát nghĩa, vừa sáng tạo lại mà không làm mất nguyên bản, thế cũng là tài hoa."
Nhưng cũng có nhiều ý kiến phản bác, có người viết tên thật, có người nặc danh, " khủng bố", viết với một thái độ hằn học quá đáng !
Ý kiến phản ứng của họ là,- Đỗ Hoàng đã làm một công việc vô bổ, làm trò cười cho thiên hạ, có lẽ ông bị điên hay ông tự quảng cáo mình. Nếu tự quảng cáo thì ông được điểm 9, còn các tác giả ấy thì họ được điểm 10. Cô Kim Oanh ( Bình Định ), cô Võ Thanh Hoa ( Vũng Tàu ), Khải Nguyên ( không biết ở đâu) thì gay gắt hơn: " Mỗi nhà thơ họ có đọc giả của họ, ông có độc giả của ông,chúng tôi phản đối việc làm của ông ! Cảnh cáo blog của ông là một việc làm rất đúng, để răn dạy người khác.!"
Tự tôi, tôi thấy rằng, không chỉ làm thơ mà viết văn, để cho người đọc không hiểu là có lỗi với công chúng, đó là chưa kể về sự sai lầm thi pháp, trong tư duy, và quy luật tâm lí tình cảm con người. Nhà thơ Vương Trọng viết cho tôi :
Miệt mài chú dịch thơ Ta
Điên đầu nhức óc để ra cái gì?
Tự mình hành hạ làm chi
Rỗi thì nằm khểnh, thích thì uống bia.
Đặt bày trò nọ, trò kia
Còn hơn chú định hành nghề dịch chui.
Lung tung họ nói những lời
Họ còn chẳng hiểu, chú thời hiểu sao ?
Chi bằng kệ họ với nhau..
Tôi liền viết lại :
Sư huynh hạ cố mấy nhời
Đệ đây cũng có vài lời thưa qua
Đành rằng mặc kệ người ta
Nhưng mà hại đến muôn nhà yêu thơ
Họ làm xiếc chữ ất, ơ
Thế mà được đặt lên thờ thiêng liêng
Đệ dù mang tiếng rồ điên
Vẫn tranh thủ quyết dịch nên mấy vần..
Đỗ Phủ dã từng nói; " Thi bất kinh nhân, tử bất hưu" ( Thơ chưa làm xúc động lòng người, chết chưa yên )
Cổ nhân viết một bài thơ bốn câu hai mươi chữ, sống hơn hai nghìn năm và sống lâu hơn nữa. Bây giờ một người viết một câu thơ hơn một trăm chữ mà sống không được một giây. Thế thì thất bại hoàn toàn.Cái được, cái không được chỉ chờ độc giả phán quyết. Còn thâm tâm tôi, tôi muốn phân vàng ra vàng, thau ra thau. Đời lừa chúng ta nhiều quá rồi, các nhà thơ không nên lừa người đọc nữa.
Xin chờ ý kiến của mội người.
Đ.H Nhưng rồi càng ngày, càng thấy nhiều người sa đà vào viết kiểu thơ tắc tỵ hoặc dài dòng văn tự, dây cà ra dây muống (tức là đa ngôn) thơ không vần, không điệu, không giống Việt, cũng chẳng ra Tàu, ra Tây. Thơ họ giống như người nước ngoài học 100 tiết tiếng Việt làm thơ Việt, cũng như chúng ta học 100 tiết tiếng Anh làm thơ tiếng Anh! Ấy vậy mà cũng có người hết lời ca ngợi xem đó là cách tân, đổi mới thơ Việt. Thật ra khi đọc kỹ thì thấy những người viết ấy chẳng có gì cách tân, đổi mới, họ chỉ khuấy nước đục lên để không ai biết cái ao thơ của họ quá cạn mà thôi. Họ càng làm tắc tỵ để càng nhiều người không hiểu, để họ càng "thiên tài".
Lại thêm nhiều người viết ca ngợi. Tôi thấy không đúng. Người không hiểu thơ, ca ngợi đã đành; người hiểu thơ cũng vì thế này, thế nọ mà ca ngợi là không được! Cái hại cuối cùng không phải người làm thơ đích thực mà hại cho người đọc. Người đọc hoang mang không biết định hướng thế nào, đâu là thật, đâu là giả, vàng thau lẫn lộn! Họ hoang mang vì họ thấy những nhà phê bình có tên tuổi khen, những nhà thơ có thương hiệu khen. Như vậy thật là bất công.
Tôi thấy tôi phải làm một việc gì đó hoạ may cung cấp một thông tin mà tôi cho là chính xác cho người đọc về cái gọi là "Thơ" đang ngự trị văn đàn. Tôi chẳng có diễn đàn nào, thôi thì có cách duy nhất là dịch nó ra thơ Việt, vừa cho mình hiểu biết đâu có người nào đó hiểu cũng được, thế là mừng! Rồi đi đọc chui, xuất bản "miệng"!
Dịch những kiểu viết trên ra thơ Việt, tôi cũng áy náy lắm! Không cứ là thơ mà mọi điều trong cuộc sống đều phải luôn luôn mới, không có đổi mới tức là sự sống bị ngừng trệ! Nhưng đổi mới như thế nào?
Bố mẹ để cho cái nhà, mình chỉ xây thêm một gác nhỏ là mới rồi; chứ bỏ nó đi rồi ra đồng che một túp rạ cũng gọi là mới sao? chỉ cần một cơn gió nhẹ thì túp lều ấy bay ra thành bụi. Chưa nói đến chó sủa, mèo kêu cũng hoảng hồn! Rồi còn bon trộm cướp đầy đường, đầy chợ!
Nhà thơ Hàn Mặc Tử có viết: "Vẫn biết nghệ thuật chuộng ở sự tiến bộ, sự hoàn toàn từ tinh thần đến hình thức của bài thơ, song lẽ ra không quên rằng, thơ của ta là thơ Quốc âm. Ta phải giữ đúng tinh thần Việt Nam của ta. Hơn nữa cái tinh thần phương Đông là nhờ ở cái đẹp kính đáo, cái tinh sâu sắc, cái buồn thấm thía".
Ngay cả cổ nhân cũng dạy: "Công phu thâm xứ thi bình dị" (Thơ đạt đến chỗ thâm hậu công phu hay nhất vẫn là thơ rất bình dị).
Trên thế giới này chưa có một nhà thơ thiên tài nào tự mình tạo ra được một hình thức của thơ kể cả Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Tô Đông Pha, Lục Du, Nguyễn Trải, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Puskin...
Bởi vì hình thức thơ của một dân tộc phải trải qua hàng nghìn năm mới có. Dân tộc ta cũng vậy mà các dân tộc trên thế giới cũng thế.
Rồi còn vần điệu. Những câu có vần có điệu chưa phải là thơ. Nhưng đã là thơ có vần điệu thì đạt đến mức tuyệt bích. Từ khi mới có loài người, các tộc người chưa có quá một nghìn từ để trao đổi đã có thơ không vần. Loài người tìm ra vần điệu trong ngôn ngữ chẳng khác nào trong cuộc đời mình loài người tìm ra lửa. Trong tiến trình lịch sủ tiến lên thơ không vần điệu bị loại bỏ, chỉ còn thơ có vần điệu. Nhưng thời hiện đại, khi tư duy con người phát triển, những suy nghĩ đột phá, những ý tưởng đọc đáo cũng để lại trong trí nhớ người đọc thì thơ không vần có chỗ đứng và trở thành hàng "độc". Tuy vậy trên thế giới này những bài thơ không vần được người đời ghi nhận cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Làm thơ không vần cũng giống như đi xiếc trên dây, rất dễ thất bại!
Bây giờ có người làm thơ in đến bảy tám tập thơ không vần để bắt đọc giả coi đó là thơ siêu việt thì thật là một điều hoang tưởng!
Nhiều tác giả cắt, chẻ câu thơ, xuống dòng lên dòng một cách tuỳ tiện, viết không vần, không điệu một cách lạm phát, đấy chưa phải là sáng tạo ra hình thức thơ mới. Đấy chỉ là sự làm rối rắm lên mà thôi!
Tôi là người dịch Đường thi, tôi thấy có những kiểu thơ bây giờ nó còn lởm khởm hơn cả bản dịch nghĩa thơ của nước ngoài ra tiếng Việt. Người Việt mình có nhiều cách nghĩ, cách cảm, cách nói phong phú mà nhiều người không phát huy mà còn lược bỏ đi thì thật đáng tiếc!
Khi đọc bài thơ "Mẹ sinh tôi" in trên phụ san thơ - báo văn nghệ năm 2003 của một nhà thơ có câu:
Mẹ sinh tôi ra từ dưới đáy xã hội
Cũng từ dưới đáy xã hội, mẹ tôi nuôi tôi lớn lên...
Tôi nảy ra ý nghĩ: - Hai câu thơ này có thể chuyển ra câu thơ lục bát truyền thống của Việt Nam nhưng vẫn không mất ý nghĩa mà còn giản bỏ nhiều từ thừa. Thế là tôi dịch:
Mẹ sinh tôi dưới đáy đời,
Nuôi tôi khôn lớn nên người hôm nay...
Khi đọc khổ thơ của một tác giả khác:
Đêm rơi qua dải khăn mây
Gió đợi chờ thơ khác
Nảy đọt yêu thương
Lớn trên tay những mầm khao khát
Khẻ về sắc cỏ thanh miên....
Tôi nghĩ là tác giả này có tứ rất là hay, sao không thể hiện cái hay của mình mà đi nói lảm nhảm, thật uổng phí. Tôi liền dịch nó ra thơ Việt:
Mây đêm buông xuống bất ngờ,
Thơ reo tiếng nhạc, gió chờ đợi nhau.
Tình yêu có phép nhiệm màu,
Dồn khao khát nhớ lên đầu ngón tay!...
Đến khi đọc Tạp chí thơ số 5 năm 2006 có bài thơ "Người Digan" của một nhà thơ:
Người Di gan không buồn/ chỉ biết hát/ nhiệt cuồng và mê loạn
Người Di gan không đau/ chỉ biết múa/ vũ điệu ngả nghiêng phố xá/ rạch rúi làm xiếc diễn tuồng Người Di gan không khóc/ chỉ biết cười/ chào mời đổi chác/ giơ tay xin giơ tay vẫy mặt trời
Viết thế là không hiểu con người. Một con người bình thường cũng không phải thế, huống gì cả dân tộc thương khó như dân tộc Di gan. Họ suốt đời lang thang kiếm sống bằng lời ca, điệu múa, họ đau buồn lắm chứ, tôi liền dịch:
Người Di gan quên buồn!
Khi họ múa, họ hát.
Nhiệt cuông và mê thác,
Suốt ngày dài đêm thâu!
Người Di gan quên đau!
Khi họ hát và múa
Vũ điệu nghiêng phường phố,
Thân làm xiếc diễn tuồng!
Người Di gan thậm buồn!
Tiếng cười thay tiếng khóc
Chào mời và đổi chác
Ngửa tay ăn xin trời!
Thế là từ đó, khi đọc các loại thơ trên, tôi thấy bài thơ nào quá tắc tỵ, quá đa ngôn tôi liền dịch ra thơ Việt. Lúc đầu tôi dịch để tự mình cố hiểu tác giả họ viết gì, hơn nữa khi tôi dịch ra thơ Việt, tôi mới nhớ bài thơ của họ qua bản dịch của tôi. Hầu như bài thơ nào tôi dich lại tôi đều thuộc, còn đọc nguyên bản dù tôi là người học khoa học tự nhiên tôi không tài nào thuộc được! Sau đó thì đọc cho anh em thân hữu nghe, thay một lời phê bình!
Khi có Blog , tôi post lên blog chơi, giao lưu với mọi người.
Tôi được một nửa anh em, ban bè đồng tình, nhà thơ Nguyễn Trác - Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn, nhà thơ Lê Đình Cánh, nhà văn Văn Vinh động viên tôi cứ dịch; một nửa phản đối kịch liệt. Thậm chí khi tôi trích dẫn những câu thơ tục tĩu của các tác giả để phê phán, họ lại vu cho tôi là người làm bẩn thỉu, làm ô uế blog và cẩn cáo blog tôi một tuần, những vì bị sự cố nên bị cấm mất gần một tháng. Tất cả bài vở đều bị delete hết!
Số đồng tình viết trên blog của tôi; tôi nhớ có chị Phương Phương, anh Nguyên Hùng, Tùng Bách, Nguyễn Đức Đát, Vương Trọng, Hồ Văn Thiện, Trần Quang Đạo, Nguyễn Hữu Quý... Họ đều là những nhà thơ, nhà quản lý kinh tế, nhà khoa học. Anh Nguyên Hùng còn là Tiến sĩ khoa hoc ở Nga, dịch giả thơ Nga!
Nhiều tác giả tán đồng bảo rằng: - Tôi đã làm rõ nghĩa các bài thơ mà đi đọc nguyên bản, họ không hiểu ra. Nhà thơ Nguyên Hùng viết:
Hoan hô bác Đỗ thật cừ,
Dịch Văn Cầm Hải cứ như uống trà.
Nguyên bản em đọc không ra,
Nhờ qua bản dịch mới là thật hay!
Nhà thơ Tùng Bách viết:
"Kể ra chú cũng hào hoa
Dịch thơ Việt ra thơ Ta tuyệt vời
Riêng vụ "Hoe chân lời"(Một bài thơ của Văn Cầm Hải)
Chú cũng phiên được, khiến tôi phục tài!".
Nhà thơ Tùng Bách viết tiếp:
"Đỗ Hoàng là thi sỹ có công trong việc giữ gìn sụ trong sáng thơ Việt".
Anh Hồ văn Thiện viết : " Đỗ Hoàng đã làm một công việc tuyệt vời, còn khó hơn dịch thơ tàu, thơ Tây ra tiếng Việt."
Ngay nhà thơ Hoàng Vũ Thuật khi tôi dịch bài " Mãi viên trà" của anh ra thơ Việt, anh cũng viết cho tôi: " Đỗ Hoàng dịch như thế là sát nghĩa, vừa sáng tạo lại mà không làm mất nguyên bản, thế cũng là tài hoa."
Nhưng cũng có nhiều ý kiến phản bác, có người viết tên thật, có người nặc danh, " khủng bố", viết với một thái độ hằn học quá đáng !
Ý kiến phản ứng của họ là,- Đỗ Hoàng đã làm một công việc vô bổ, làm trò cười cho thiên hạ, có lẽ ông bị điên hay ông tự quảng cáo mình. Nếu tự quảng cáo thì ông được điểm 9, còn các tác giả ấy thì họ được điểm 10. Cô Kim Oanh ( Bình Định ), cô Võ Thanh Hoa ( Vũng Tàu ), Khải Nguyên ( không biết ở đâu) thì gay gắt hơn: " Mỗi nhà thơ họ có đọc giả của họ, ông có độc giả của ông,chúng tôi phản đối việc làm của ông ! Cảnh cáo blog của ông là một việc làm rất đúng, để răn dạy người khác.!"
Tự tôi, tôi thấy rằng, không chỉ làm thơ mà viết văn, để cho người đọc không hiểu là có lỗi với công chúng, đó là chưa kể về sự sai lầm thi pháp, trong tư duy, và quy luật tâm lí tình cảm con người. Nhà thơ Vương Trọng viết cho tôi :
Miệt mài chú dịch thơ Ta
Điên đầu nhức óc để ra cái gì?
Tự mình hành hạ làm chi
Rỗi thì nằm khểnh, thích thì uống bia.
Đặt bày trò nọ, trò kia
Còn hơn chú định hành nghề dịch chui.
Lung tung họ nói những lời
Họ còn chẳng hiểu, chú thời hiểu sao ?
Chi bằng kệ họ với nhau..
Tôi liền viết lại :
Sư huynh hạ cố mấy nhời
Đệ đây cũng có vài lời thưa qua
Đành rằng mặc kệ người ta
Nhưng mà hại đến muôn nhà yêu thơ
Họ làm xiếc chữ ất, ơ
Thế mà được đặt lên thờ thiêng liêng
Đệ dù mang tiếng rồ điên
Vẫn tranh thủ quyết dịch nên mấy vần..
Đỗ Phủ dã từng nói; " Thi bất kinh nhân, tử bất hưu" ( Thơ chưa làm xúc động lòng người, chết chưa yên )
Cổ nhân viết một bài thơ bốn câu hai mươi chữ, sống hơn hai nghìn năm và sống lâu hơn nữa. Bây giờ một người viết một câu thơ hơn một trăm chữ mà sống không được một giây. Thế thì thất bại hoàn toàn.Cái được, cái không được chỉ chờ độc giả phán quyết. Còn thâm tâm tôi, tôi muốn phân vàng ra vàng, thau ra thau. Đời lừa chúng ta nhiều quá rồi, các nhà thơ không nên lừa người đọc nữa.
Xin chờ ý kiến của mội người.
Nguồn: Tạp chí Nhà văn số 3-2008
Lời bình của Mao Tôn..xuan.vn :
Ôi nước Việt ta thời hôm nay
Thơ nhà thì ít, lắm thơ "tây"
Cũng may còn có chàng họ Đỗ
Nên nền Quốc ngữ đỡ lung lay.
Ôi nước Việt ta thời hôm nay
Thơ nhà thì ít, lắm thơ "tây"
Cũng may còn có chàng họ Đỗ
Nên nền Quốc ngữ đỡ lung lay.
Đăng ngày 18/03/2008 |