Tác giả: Sĩ Trương
Tôi cũng làm nghề thầy giáo dạy học trò phổ thông, tuy cũng đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn là lớp hậu bối so với thầy Nguyễn Đăng Mạnh. Với thầy Mạnh, tôi có thể giữ được cái đạo tôn sư bằng cách im lặng, đỡ bị kết tội " phản thầy" như trường hợp Lê Tuấn Anh, cũng một kẻ hậu sinh đã tử nạn còn bị thầy trốc lên đánh bồi thêm một nhát cho chết đứt nọc. Vâng, tôi có thể im lặng trước thầy, nhưng tôi lại cũng có học trò của tôi, cũng phải đến nhiều ngàn người..cũng nhiều nhiều lớp hậu sinh đã từng tin ở điều tôi nói, tin ở những tâm huyết truyền đạt đạo đời của tôi, các bạn ấy, các em ấy, các lớp cháu con ấy hỏi tôi những điều mà kẻ trên tôi đã nói..Lẽ nào tôi lại im lặng ?
Tôi thuộc lớp người lạc hậu với internet nên không đọc được thường xuyên trên mạng, nhưng đã mấy tháng nay ngồi đâu cũng nghe các em học sinh cũ của tôi bàn tán về cuốn hồi kí của giaó sư Mạnh. Các em ấy cũng có nhiều lứa tuổi khác nhau. Có nhiều em nay đã là cán bộ đầu ngành của tỉnh, một số trong đó cũng đã từng trực tiếp nghe thầy Mạnh giảng đạo. Nhiều em đang tiếp tục ngồi trên ghế giảng đường đại học, nhiều em vẫn ngây thơ trong sáng trên các sân trường phổ thông...Tôi nghe các em bình luận, tranh cãi mà thấy hoang mang, không tin được vào điều các em kể.Cách đây một tuần, một học sinh cũ đã mang đến một tập dày cộm nói là đổ từ mạng ra bảo thầy đọc đi rồi cho bọn em biết chính kiến. Thế là tôi đọc, và...đắng ngắt cổ họng !
Thầy Mạnh, hay bất kì một ai khác đều có quyền viết hồi kí, và theo tôi, trong hồi kí cá nhân, người viết có quyền được nhận xét, đánh giá, bình luận khen chê bất cứ ai mà tác giả có quan hệ, có hiểu biết theo cách nhìn riêng của mình. Cũng thật khó mà kết luận ngay được những chuyện được kể ra trong các trang viết chuyện nào có thực, chuyện nào không có. Điều này có lẽ chỉ lương tâm người viết là tự phán xét chính xác mà thôi. Vì vậy tôi nói với các bạn học sinh cũ của tôi rằng, nếu các em tin vào nhân cách của giáo sư Mạnh thì có thể tin vào điều ông ấy kể, ngược lại thì thôi. Các bạn lại hỏi : làm sao mà tin hay không tin vào nhân cách của một vị giáo sư tên tuổi khi mà hầu hết chúng em chưa một lần được diện kiến ông ấy. Tôi nói, văn là người mà, các em quên rồi sao ?
Tôi chỉ nói với những người hỏi tôi có vậy thôi, không nói thêm gì. Còn những lời sau đây là muốn gửi riêng đến thầy Mạnh.
1 ) Với tư cách là một nhà khoa học đầu ngành về giáo dục học và văn học, đáng ra khi nói và viết chính thức một vấn đề gì nhà khoa học cần có cứ liệu khoa học xác đáng. ( loại trừ nói chuyên chơi nơi hàng nước ). Đằng này trong hồi ký của giáo sư ngoài một số ít trường hợp người viết kể rằng tự mình nhìn thấy hoặc tham dự thì nhan nhản những câu chuyện hóng hớt từ mồm người này bơm qua miệng kẻ khác, tác giả kể vô tư rồi chốt lại bằng một nhận xét hoặc đặt ra một câu hỏi về nhân cách của người được kể. Ngay cả chuyện về Bác Hồ mà giáo sư cũng nhai lại một cách khá tỉ mỹ mấy cái mẩu mà Vũ Thư Hiên đã tung ra hoặc ở đâu đó trên mạng để người đọc tự mình kết luận lấy. Làm thế để làm gì, nó không phải là chuyện có tác động sâu xa đến cuộc đời và sự nghiệp của mình thì giáo sư cố tình viết vào hồi kí của mình một cách lập lờ thế để làm gì thưa giáo sư ? Ngay cả giây phút tắt thở của Bác mà ông cũng đưa ra cái câu đối thoại nửa như đùa nửa như thật giữa hai ông giáo sư rất khả kính là Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Đăng Mạnh cãi nhau là Bác tự chết hay là đã đến khi buộc Bác phải xa rời cuộc sống...thì thật là hết chỗ để nói về tim gan các thầy. Người đời vẫn nói, nghĩa tử là nghĩ tận, với ai cũng vậy huống chi với Bác Hồ.
2) Với tư cách là một Nhà văn, một nhà viết lí luận phê bình hạng nhất, tôi đã được đọc rất nhiều bài viết của ông, kiệm lời cả khen lẫn chê, ý tứ sâu sắc, văn phong lịch lãm, sao trong cuốn hồi ký này, giáo sư lại có thể hạ bút mắng nhiếc, chưởi bới, gọi tên nọ là tiểu nhân, tên kia là khốn nạn, bẩn thỉu, bỉ ổi, lại gọi tất tất anh em nhà văn quân đội là đámvăn nghệ quân đội ( mà gọi đến mấy lần kia ). Chẳng lẽ hàng trăm nhà văn quân đội dưới mắt giáo sư đều là đám mất dạy cả sao ? Rồi cả hàng triệu người dân xứ Huế nữa, họ tuyệt nhiên không chút thù hằn gây sự gì với giáo sư cả, việc gì lại định kiến đến phũ phàng làm vậy ? Cái câu " Sơn không cao..Thủy không thâm.." ấy tôi cũng có nghe và đôi lúc tôi cũng mang ra trêu đùa. Giáo sư cũng có thể đùa được, người Huế chẳng vì vậy mà giận. Nhưng ông lại biến thành khẩu ngữ, thành thước đo nhân cách để rồi khi đụng đến bất cứ nhân vất nào có nguồn gốc ở Huế như Trần Thanh Đạm, Nguyễn Khoa Điềm, ông lại tự đặt ra câu hỏi : phải nhận thức con người họ thế nào đây hay là phải lấy thước đo từ mấy câu khẩu ngữ đó. Giáo sư lăng mạ vài ba người là một chuyện, còn khinh bạc cả một vùng đất, một khối cộng đồng nhân dân thì là chủ nghĩa kì thị sắc tộc đấy !
Trong hồi kí, tôi thấy giáo sư có mắng một vài người là hỗn. Tôi không đủ thông tin để khẳng định chắc chắn số đó có hỗn với thầy Mạnh không, nếu có thì thật đáng trách, vì dầu sao Nguyễn Đăng Mạnh là một giáo sư đầu ngành. Mà cái chức danh giáo sư đó cũng như cái giải thưởng sang trọng mà giáo sư đã nhận là của Nhà nước cộng hòa xhcn Việt nam trao tặng. Tôi nhấn mạnh là giáo sư không từ chối và đã nhận, đã hưởng cùng với tất cả bổng lộc mà nó mang lại. Thế còn những người bị ông nhiếc móc là bỉ ổi, tiểu nhân, bẩn thỉu v..v.., họ hoặc là đồng nghiệp nhà giáo, hoặc là đồng nghiệp nhà văn, cũng giáo sư đầu ngành, cũng giải thưởng này nọ..họ có bảo ông hỗn không ?
Thưa giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh và các giáo sư đầu ngành khác. Rồi tất cả các giáo sư cũng như mọi người trên cõi đời này đều phải quy tiên. Cáo chết để da, người ta chết để tiếng. Cái mà các giáo sư khả kính để lại nó còn cụ thể hơn người đời vì chúng ta là nhà giáo. Các em, các con, các cháu của chúng ta còn phải nghiền ngẫm các lời nói, bài viết của các thầy dài dài. Lẽ nào các thầy không muốn để lại chút hậu cho con cháu ?
Tôi cũng làm nghề thầy giáo dạy học trò phổ thông, tuy cũng đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn là lớp hậu bối so với thầy Nguyễn Đăng Mạnh. Với thầy Mạnh, tôi có thể giữ được cái đạo tôn sư bằng cách im lặng, đỡ bị kết tội " phản thầy" như trường hợp Lê Tuấn Anh, cũng một kẻ hậu sinh đã tử nạn còn bị thầy trốc lên đánh bồi thêm một nhát cho chết đứt nọc. Vâng, tôi có thể im lặng trước thầy, nhưng tôi lại cũng có học trò của tôi, cũng phải đến nhiều ngàn người..cũng nhiều nhiều lớp hậu sinh đã từng tin ở điều tôi nói, tin ở những tâm huyết truyền đạt đạo đời của tôi, các bạn ấy, các em ấy, các lớp cháu con ấy hỏi tôi những điều mà kẻ trên tôi đã nói..Lẽ nào tôi lại im lặng ?
Tôi thuộc lớp người lạc hậu với internet nên không đọc được thường xuyên trên mạng, nhưng đã mấy tháng nay ngồi đâu cũng nghe các em học sinh cũ của tôi bàn tán về cuốn hồi kí của giaó sư Mạnh. Các em ấy cũng có nhiều lứa tuổi khác nhau. Có nhiều em nay đã là cán bộ đầu ngành của tỉnh, một số trong đó cũng đã từng trực tiếp nghe thầy Mạnh giảng đạo. Nhiều em đang tiếp tục ngồi trên ghế giảng đường đại học, nhiều em vẫn ngây thơ trong sáng trên các sân trường phổ thông...Tôi nghe các em bình luận, tranh cãi mà thấy hoang mang, không tin được vào điều các em kể.Cách đây một tuần, một học sinh cũ đã mang đến một tập dày cộm nói là đổ từ mạng ra bảo thầy đọc đi rồi cho bọn em biết chính kiến. Thế là tôi đọc, và...đắng ngắt cổ họng !
Thầy Mạnh, hay bất kì một ai khác đều có quyền viết hồi kí, và theo tôi, trong hồi kí cá nhân, người viết có quyền được nhận xét, đánh giá, bình luận khen chê bất cứ ai mà tác giả có quan hệ, có hiểu biết theo cách nhìn riêng của mình. Cũng thật khó mà kết luận ngay được những chuyện được kể ra trong các trang viết chuyện nào có thực, chuyện nào không có. Điều này có lẽ chỉ lương tâm người viết là tự phán xét chính xác mà thôi. Vì vậy tôi nói với các bạn học sinh cũ của tôi rằng, nếu các em tin vào nhân cách của giáo sư Mạnh thì có thể tin vào điều ông ấy kể, ngược lại thì thôi. Các bạn lại hỏi : làm sao mà tin hay không tin vào nhân cách của một vị giáo sư tên tuổi khi mà hầu hết chúng em chưa một lần được diện kiến ông ấy. Tôi nói, văn là người mà, các em quên rồi sao ?
Tôi chỉ nói với những người hỏi tôi có vậy thôi, không nói thêm gì. Còn những lời sau đây là muốn gửi riêng đến thầy Mạnh.
1 ) Với tư cách là một nhà khoa học đầu ngành về giáo dục học và văn học, đáng ra khi nói và viết chính thức một vấn đề gì nhà khoa học cần có cứ liệu khoa học xác đáng. ( loại trừ nói chuyên chơi nơi hàng nước ). Đằng này trong hồi ký của giáo sư ngoài một số ít trường hợp người viết kể rằng tự mình nhìn thấy hoặc tham dự thì nhan nhản những câu chuyện hóng hớt từ mồm người này bơm qua miệng kẻ khác, tác giả kể vô tư rồi chốt lại bằng một nhận xét hoặc đặt ra một câu hỏi về nhân cách của người được kể. Ngay cả chuyện về Bác Hồ mà giáo sư cũng nhai lại một cách khá tỉ mỹ mấy cái mẩu mà Vũ Thư Hiên đã tung ra hoặc ở đâu đó trên mạng để người đọc tự mình kết luận lấy. Làm thế để làm gì, nó không phải là chuyện có tác động sâu xa đến cuộc đời và sự nghiệp của mình thì giáo sư cố tình viết vào hồi kí của mình một cách lập lờ thế để làm gì thưa giáo sư ? Ngay cả giây phút tắt thở của Bác mà ông cũng đưa ra cái câu đối thoại nửa như đùa nửa như thật giữa hai ông giáo sư rất khả kính là Hoàng Ngọc Hiến và Nguyễn Đăng Mạnh cãi nhau là Bác tự chết hay là đã đến khi buộc Bác phải xa rời cuộc sống...thì thật là hết chỗ để nói về tim gan các thầy. Người đời vẫn nói, nghĩa tử là nghĩ tận, với ai cũng vậy huống chi với Bác Hồ.
2) Với tư cách là một Nhà văn, một nhà viết lí luận phê bình hạng nhất, tôi đã được đọc rất nhiều bài viết của ông, kiệm lời cả khen lẫn chê, ý tứ sâu sắc, văn phong lịch lãm, sao trong cuốn hồi ký này, giáo sư lại có thể hạ bút mắng nhiếc, chưởi bới, gọi tên nọ là tiểu nhân, tên kia là khốn nạn, bẩn thỉu, bỉ ổi, lại gọi tất tất anh em nhà văn quân đội là đámvăn nghệ quân đội ( mà gọi đến mấy lần kia ). Chẳng lẽ hàng trăm nhà văn quân đội dưới mắt giáo sư đều là đám mất dạy cả sao ? Rồi cả hàng triệu người dân xứ Huế nữa, họ tuyệt nhiên không chút thù hằn gây sự gì với giáo sư cả, việc gì lại định kiến đến phũ phàng làm vậy ? Cái câu " Sơn không cao..Thủy không thâm.." ấy tôi cũng có nghe và đôi lúc tôi cũng mang ra trêu đùa. Giáo sư cũng có thể đùa được, người Huế chẳng vì vậy mà giận. Nhưng ông lại biến thành khẩu ngữ, thành thước đo nhân cách để rồi khi đụng đến bất cứ nhân vất nào có nguồn gốc ở Huế như Trần Thanh Đạm, Nguyễn Khoa Điềm, ông lại tự đặt ra câu hỏi : phải nhận thức con người họ thế nào đây hay là phải lấy thước đo từ mấy câu khẩu ngữ đó. Giáo sư lăng mạ vài ba người là một chuyện, còn khinh bạc cả một vùng đất, một khối cộng đồng nhân dân thì là chủ nghĩa kì thị sắc tộc đấy !
Trong hồi kí, tôi thấy giáo sư có mắng một vài người là hỗn. Tôi không đủ thông tin để khẳng định chắc chắn số đó có hỗn với thầy Mạnh không, nếu có thì thật đáng trách, vì dầu sao Nguyễn Đăng Mạnh là một giáo sư đầu ngành. Mà cái chức danh giáo sư đó cũng như cái giải thưởng sang trọng mà giáo sư đã nhận là của Nhà nước cộng hòa xhcn Việt nam trao tặng. Tôi nhấn mạnh là giáo sư không từ chối và đã nhận, đã hưởng cùng với tất cả bổng lộc mà nó mang lại. Thế còn những người bị ông nhiếc móc là bỉ ổi, tiểu nhân, bẩn thỉu v..v.., họ hoặc là đồng nghiệp nhà giáo, hoặc là đồng nghiệp nhà văn, cũng giáo sư đầu ngành, cũng giải thưởng này nọ..họ có bảo ông hỗn không ?
Thưa giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh và các giáo sư đầu ngành khác. Rồi tất cả các giáo sư cũng như mọi người trên cõi đời này đều phải quy tiên. Cáo chết để da, người ta chết để tiếng. Cái mà các giáo sư khả kính để lại nó còn cụ thể hơn người đời vì chúng ta là nhà giáo. Các em, các con, các cháu của chúng ta còn phải nghiền ngẫm các lời nói, bài viết của các thầy dài dài. Lẽ nào các thầy không muốn để lại chút hậu cho con cháu ?
Đăng ngày 31/10/2008 |
Ý kiến về bài viết | ||||||||||||||||||||||||||||||
|