Tác giả: Tân Linh
xuanduc.vn : Cái nhà ông Tân Linh này rõ thật là, viết về người ta mà không " meo" nguyên gốc cho lão được hưởng đầu, lại phải đi đọc nhờ qua trannhuong.com. Thôi đành vậy, đọc nhờ rồi giờ lại xin khuân về đây coi như là món quà bất ngờ của bạn.Dầu sao cũng cám ơn Tân Linh đã có lòng.
Đọc Bến đò xưa lặng lẽ của Xuân Đức, tôi lại thấy lòng không lặng lẽ. Không lặng lẽ bởi anh đã viết những điều không lặng lẽ. Cũng bởi anh viết về cái bến đò của tôi của quê tôi bên dòng sông lịch sử.
Món nợ mà Xuân Đức canh cánh nhất với miền Cửa Gió quê hương là máu xương đồng bào đồng chí từng đổ xuống quá nhiều. Làm sao trả nghĩa họ, khi anh như hạt gạo trên sàng có may mắn sống sót qua cuộc chiến quá khốc liệt mấy mươi năm...Có lần ngồi nói chuyện về lịch sử văn hoá vùng đất Quảng Trị, anh nói vui hình ảnh quê hương mình sau chiến tranh vừa đi qua: Quê ta có tiềm năng. Nhưng lại đau đớn "tổng kết": "Đó là tiềm năng: mồ mả. Thế mạnh: ... nghĩa trang" (?)Rồi anh giải thích: Sau chiến tranh, mồ mả đồng bào đồng chí mình còn lâu mới quy tập được hết. Đào ở mô cũng gặp hài cốt. Chao ôi! Đất này thấm máu bao nhiêu miền quê khác nữa. Mần răng mà tìm kiếm hết họ về nghĩa trang đã là một gánh nặng, một đòi hỏi tâm can của người Quảng Trị. Rồi còn "nghĩa trang là thế mạnh". Tui nói nghĩa trang không nơi mô lớn và "hoành tráng" như Quảng Trị. Hai cái nghĩa trang quốc gia, với mấy chục vạn ngôi mộ liệt sĩ có tên và không tên. Khách vô Quảng Trị du lịch là về với lịch sử chiến tranh, là về thăm nghĩa trang, thế thì nó cũng là "tiềm năng" còn gì? Anh đùa mà thật, mà đau đớn đến nhăn mặt khi nhắc về những ngày bom đạn, chiến đấu trên mảnh đất đau thương và oanh liệt bậc nhất này...
Xuân Đức đã viết và còn viết để trả nghĩa đất này. Có những chuyện anh bảo "sống để dạ - chết mang theo". Có những chuyện anh sẽ viết nhưng không phải bây giờ. Thì ra cái con người từng là lính chiến đấu rồi làm lính văn nghệ ấy còn cả kho tư liệu "chứa trong bụng" như cách nói người quê choa. Bến đò xưa lặng lẽ ra đời và được trao giải cao nhất giải thưởng HNV VN vì thế.
Từ câu chuyện có thật về vụ án mà nói như ngôn ngữ bây giờ là "rút ruột" hài cốt liệt sĩ ở Quảng Trị đầu những năm 90 thế kỷ trước, cộng với những câu chuyện thời kháng chiến, anh đã viết lại bằng một cuốn tiểu thuyết mà ở đó có đầy đủ bi kịch thân phận của những con người hai bờ sông tuyến. Chưa bao giờ, chưa nơi đâu bi kịch chiến tranh bị đẩy đến tột cùng như ở đất này. Nhân vật tôi (Khảm ) là hồn ma liệt sĩ. Khảm, và chỉ có Khảm mới biết hết và nói hết sự thật, về tất cả những oan khuất, những bí mật của những người trong cuộc. Cuộc chiến khốc liệt đã đẩy những con người đôi bờ sông tuyến vào vòng xoáy của nó với bao nhiêu bi kịch, bao nhiêu oanh liệt, bao nhiêu dằng xé khổ đau, sung sướng......Hai người đàn bà là Lương và Ly cùng với nhân vật Đọt tiêu biểu cho cuộc sống chiến đấu một thời ở bên sông Bến Hải. Họ đã không tránh được cái nghiệt ngã của cuộc sống thời chiến , của bối cảnh lịch sử. Bao nhiêu bi kịch nảy sinh từ những câu chuyện quan hệ xã hội, từ giấc mơ quyền lực đến tình yêu và dục vọng...
Bi kịch ấy còn kéo sang cả thời hậu chiến, khi mà vì quyền lợi, đến người thân yêu của nhau vẫn đành đoạn quay lưng lại...
Dù chưa đốt tận cùng "ngọn lửa" của kịch tính trong truyện (có lẽ do đã xa thời điểm chiến tranh), nhưng anh đã viết, đã để lộ những câu chuyện rất thật về vùng đất anh dũng mà đau thương một thời...
Anh đã viết vì anh tự nguyện về lại bên bến đò xưa...nhưng tôi tin tâm hồn anh không lặng lẽ...
Vâng!Với Xuân Đức, Hiền Lương là nghiên mực của đời anh để từ đó ngọn bút anh đã thấm thứ mực tâm linh ấy mà viết đến hết đời vẫn chưa hết những gì ấp ủ. Không phải duyên mà là nợ với dòng sông. Và vì nợ dòng sông tâm linh ấy mà đời văn của anh chưa bao giờ hết nguồn cảm xúc. Bốn mươi năm nặng nợ với văn chương với vùng đất quê hương, anh như đứa con canh cánh nỗi niềm với đất mẹ. Mà rồi mảnh đất ấy con ngưới xứ ấy đã làm nên một Xuân Đức riềng một phong cách, riêng một giọng. Bao nhiêu tác phẩm viết ra là bấy nhiêu dấu ấn của con sông với mùi phù sa ngái ngái, vị mặn mồ hôi nước mắt người đôi bờ vĩ tuyến và cả máu đỏ của mấy chục năm cắt chia chinh chiến đôi miền...Nước sông Hiền và chỉ có nước sông Hiền mới không làm văn Đức nhạt dần đi mà trái lại, nó như là máu cho anh, là mực cho anh đủ sức và lực để viết sau bao nhiêu năm chiến tranh đi qua, sau bao nhiêu nỗ lực xây dựng hoìa bình hàn gắn vết thương chiến tranh ở cái mảnh đất mà nỗi đau và vết thương quá lớn...
Một phần tư thế kỷ trước, Xuân Đức viết "Cửa gió " và được trao giải thưởng Hội Nhà văn thì bây giờ đây, với Bến đò xưa lặng lẽ" anh lại được trao giải A tiểu thuyết. Cũng như tất cả lứa chúng tôi, những đứa con của sông tuyến Hiền Lương, Xuân Đức đã rời trường cấp ba Vĩnh Linh để ra trận. Bao năm lăn lộn với chiến trường Cam - Gio - Vĩnh, hết nằm vùng, lại những ngày ăn cơm Bắc đánh giặc Nam, Xuân Đức đã có được vốn sống, vốn thực tế mà không phải nhà văn nào cũng có được. Từng chỉ huy đơn vị, vừa tác chiến trong lòng địch vừa xây dựng vùng tự do căn cứ, hơn ai hết Xuân đức đã ba cùng với đồng bào chiến sĩ đất lửa Vĩnh Linh, Quảng Trị. Trong đội hình tiểu đoàn 47 bộ đội địa phưong Vĩnh Linh chia lửa với đồng bào đòng chí bờ Nam Bến Hải có một nhà văn Xuân Đức tương lai... Bao năm chiến đấu trong vùng ác liệt, vào ra sinh tử, những trận chiến đấu mất - còn và những giằng xé của lòng người cùng biết bao dấu ấn kỷ niệm ngọt ngào lẫn cay đắng trong lòng người lính trẻ Xuân Đức đã góp phần làm nên ngòi bút Xuân Đức bây giờ. Những con sông, bến nước quê hương như Tùng Luật, Thạch Hãn, Hiếu Giang, Bến Hải, Cửa Tùng... với nỗi đau thương và hoàn cảnh loạn ly trong chiến tranh đã thôi thúc anh cầm bút.
Về Khu đội Vĩnh Linh hay khi ra quân khu Bốn, Xuân Đức lúc này đã sẵn có vốn sống để viết. Chả thế mà từ Hà Nội nhà văn Đào Hồng Cẩm đã vô Vĩnh Linh cùng Xuân Đức viết Tổ quốc- một vở kịch mà cái tên đã hàm chứa một sức khái quát lớn về đất nước và thời đại. Vở kịch của Đào Hồng Cẩm và Xuân Đức ấy đã kịp dựng để phục vụ đại hội Đảng IV. Từ đất tuyến đi ra và Xuân Đức hình như không bỏ được đất tuyến. Kể cả lúc ông được điều về Đoàn kịch Quân đội, thì Xuân Đức cứ nằng nặc đòi ... "thường trú" ở Hiền Lương. Ông từng truyên bố sẵn sàng về cày ruộng để được gần gũi với Hiền Lương. Và ông đã về "cày"mấy chục năm nay trên cánh đồng ấy, đặng san lấp hố bom gây dựng lại cuộc sống, đặng nối lại nghĩa tình ruột thịt đôi bờ sông. Xuân Đức có duyên với kịch nói. Sau vở Tổ quốc viết cùng Đào Hồng Cẩm, anh đã có hàng chục vở diễn đoạt giải lớn của hội Nghệ sĩ sân khấu, các hội diễn toàn quốc toàn quân...Anh còn là "nhà" tiểu thuyết. Sau "Cửa Gió", "Người không mang họ", "Tượng đồng đen một chân", rồi "Những mảnh hồn làng", "Hồ sơ một con người" và "Bến đò xưa lặng lẽ"... Nhân vật cuả Xuân Đức là những mẫu người thật, từng là bạn bè, hàng xóm và đôi khi là ...chính anh. Cuộc đối đầu lịch sử một mất một còn trong chiến tranh vừa đi qua còn ám ảnh anh với bao nhiêu điều cần lý giải, cần tôn vinh và những sự thật cần phơi bày vì lịch sử và vì nhân nghĩa.... Anh viết về những cuộc đối chọi ấy từ ý thức hệ đến những thân phận những éo le của những mảnh đời...Tiểu thuyết của Xuân Đức có lẽ vì thế mà đượm chất ký sự, lại có chất kịch. Và anh đã thành công khi miêu tả nhân vật của mình, những câu chuyện rất thật xẩy ra hôm qua với cái cách chuyện trò của người Quảng Trị...
Xuân Đức có may mắn hơn là đã ở lại "cày" trên cánh đồng chữ nghĩa, cạnh sông Hiền Lương, con sông của của tâm linh, của số phận dân tộc. Bao nhiêu lễ hội bắt đầu từ ý tưởng của anh, những lễ hội thấm đậm chất sử thi anh hùng đã thành "thương hiệu" như "Lễ hội Thống nhất non sông", lễ hội "Huyền thoại Trường Sơn", "Nhịp cầu xuyên á", "Liên hoan đường Chín xanh"có nguồn gốc sâu xa từ chính cuộc sống của đồng bào đồng chí quê hương và chính từ cuộc đời anh. Bây giờ thì anh bàn giao chức Giám đốc sở VH-TT Quảng Trị để chuyên chú việc viết văn với bút sắt lòng son và nghiên mực Hiền Lương để viết những gì chưa viết về sự thần kỳ của miền đất Quảng Trị anh hùng.
Trúc Sơn Trang của anh bây giờ nghe nói quy tụ bạn bè văn nghệ đông vui. Viết văn viết kịch nhiều thế nhưng bây giờ anh nhảy qua làm thơ. Cũng thâm trầm sâu sắc lắm. Anh đã và đang công bố tác phẩm của mình trên mạng xuanduc.vn. Mừng cho anh...
Tân Linh
nguồn : trannhuong.com
Đọc Bến đò xưa lặng lẽ của Xuân Đức, tôi lại thấy lòng không lặng lẽ. Không lặng lẽ bởi anh đã viết những điều không lặng lẽ. Cũng bởi anh viết về cái bến đò của tôi của quê tôi bên dòng sông lịch sử.
Món nợ mà Xuân Đức canh cánh nhất với miền Cửa Gió quê hương là máu xương đồng bào đồng chí từng đổ xuống quá nhiều. Làm sao trả nghĩa họ, khi anh như hạt gạo trên sàng có may mắn sống sót qua cuộc chiến quá khốc liệt mấy mươi năm...Có lần ngồi nói chuyện về lịch sử văn hoá vùng đất Quảng Trị, anh nói vui hình ảnh quê hương mình sau chiến tranh vừa đi qua: Quê ta có tiềm năng. Nhưng lại đau đớn "tổng kết": "Đó là tiềm năng: mồ mả. Thế mạnh: ... nghĩa trang" (?)Rồi anh giải thích: Sau chiến tranh, mồ mả đồng bào đồng chí mình còn lâu mới quy tập được hết. Đào ở mô cũng gặp hài cốt. Chao ôi! Đất này thấm máu bao nhiêu miền quê khác nữa. Mần răng mà tìm kiếm hết họ về nghĩa trang đã là một gánh nặng, một đòi hỏi tâm can của người Quảng Trị. Rồi còn "nghĩa trang là thế mạnh". Tui nói nghĩa trang không nơi mô lớn và "hoành tráng" như Quảng Trị. Hai cái nghĩa trang quốc gia, với mấy chục vạn ngôi mộ liệt sĩ có tên và không tên. Khách vô Quảng Trị du lịch là về với lịch sử chiến tranh, là về thăm nghĩa trang, thế thì nó cũng là "tiềm năng" còn gì? Anh đùa mà thật, mà đau đớn đến nhăn mặt khi nhắc về những ngày bom đạn, chiến đấu trên mảnh đất đau thương và oanh liệt bậc nhất này...
Xuân Đức đã viết và còn viết để trả nghĩa đất này. Có những chuyện anh bảo "sống để dạ - chết mang theo". Có những chuyện anh sẽ viết nhưng không phải bây giờ. Thì ra cái con người từng là lính chiến đấu rồi làm lính văn nghệ ấy còn cả kho tư liệu "chứa trong bụng" như cách nói người quê choa. Bến đò xưa lặng lẽ ra đời và được trao giải cao nhất giải thưởng HNV VN vì thế.
Từ câu chuyện có thật về vụ án mà nói như ngôn ngữ bây giờ là "rút ruột" hài cốt liệt sĩ ở Quảng Trị đầu những năm 90 thế kỷ trước, cộng với những câu chuyện thời kháng chiến, anh đã viết lại bằng một cuốn tiểu thuyết mà ở đó có đầy đủ bi kịch thân phận của những con người hai bờ sông tuyến. Chưa bao giờ, chưa nơi đâu bi kịch chiến tranh bị đẩy đến tột cùng như ở đất này. Nhân vật tôi (Khảm ) là hồn ma liệt sĩ. Khảm, và chỉ có Khảm mới biết hết và nói hết sự thật, về tất cả những oan khuất, những bí mật của những người trong cuộc. Cuộc chiến khốc liệt đã đẩy những con người đôi bờ sông tuyến vào vòng xoáy của nó với bao nhiêu bi kịch, bao nhiêu oanh liệt, bao nhiêu dằng xé khổ đau, sung sướng......Hai người đàn bà là Lương và Ly cùng với nhân vật Đọt tiêu biểu cho cuộc sống chiến đấu một thời ở bên sông Bến Hải. Họ đã không tránh được cái nghiệt ngã của cuộc sống thời chiến , của bối cảnh lịch sử. Bao nhiêu bi kịch nảy sinh từ những câu chuyện quan hệ xã hội, từ giấc mơ quyền lực đến tình yêu và dục vọng...
Bi kịch ấy còn kéo sang cả thời hậu chiến, khi mà vì quyền lợi, đến người thân yêu của nhau vẫn đành đoạn quay lưng lại...
Dù chưa đốt tận cùng "ngọn lửa" của kịch tính trong truyện (có lẽ do đã xa thời điểm chiến tranh), nhưng anh đã viết, đã để lộ những câu chuyện rất thật về vùng đất anh dũng mà đau thương một thời...
Anh đã viết vì anh tự nguyện về lại bên bến đò xưa...nhưng tôi tin tâm hồn anh không lặng lẽ...
Vâng!Với Xuân Đức, Hiền Lương là nghiên mực của đời anh để từ đó ngọn bút anh đã thấm thứ mực tâm linh ấy mà viết đến hết đời vẫn chưa hết những gì ấp ủ. Không phải duyên mà là nợ với dòng sông. Và vì nợ dòng sông tâm linh ấy mà đời văn của anh chưa bao giờ hết nguồn cảm xúc. Bốn mươi năm nặng nợ với văn chương với vùng đất quê hương, anh như đứa con canh cánh nỗi niềm với đất mẹ. Mà rồi mảnh đất ấy con ngưới xứ ấy đã làm nên một Xuân Đức riềng một phong cách, riêng một giọng. Bao nhiêu tác phẩm viết ra là bấy nhiêu dấu ấn của con sông với mùi phù sa ngái ngái, vị mặn mồ hôi nước mắt người đôi bờ vĩ tuyến và cả máu đỏ của mấy chục năm cắt chia chinh chiến đôi miền...Nước sông Hiền và chỉ có nước sông Hiền mới không làm văn Đức nhạt dần đi mà trái lại, nó như là máu cho anh, là mực cho anh đủ sức và lực để viết sau bao nhiêu năm chiến tranh đi qua, sau bao nhiêu nỗ lực xây dựng hoìa bình hàn gắn vết thương chiến tranh ở cái mảnh đất mà nỗi đau và vết thương quá lớn...
Một phần tư thế kỷ trước, Xuân Đức viết "Cửa gió " và được trao giải thưởng Hội Nhà văn thì bây giờ đây, với Bến đò xưa lặng lẽ" anh lại được trao giải A tiểu thuyết. Cũng như tất cả lứa chúng tôi, những đứa con của sông tuyến Hiền Lương, Xuân Đức đã rời trường cấp ba Vĩnh Linh để ra trận. Bao năm lăn lộn với chiến trường Cam - Gio - Vĩnh, hết nằm vùng, lại những ngày ăn cơm Bắc đánh giặc Nam, Xuân Đức đã có được vốn sống, vốn thực tế mà không phải nhà văn nào cũng có được. Từng chỉ huy đơn vị, vừa tác chiến trong lòng địch vừa xây dựng vùng tự do căn cứ, hơn ai hết Xuân đức đã ba cùng với đồng bào chiến sĩ đất lửa Vĩnh Linh, Quảng Trị. Trong đội hình tiểu đoàn 47 bộ đội địa phưong Vĩnh Linh chia lửa với đồng bào đòng chí bờ Nam Bến Hải có một nhà văn Xuân Đức tương lai... Bao năm chiến đấu trong vùng ác liệt, vào ra sinh tử, những trận chiến đấu mất - còn và những giằng xé của lòng người cùng biết bao dấu ấn kỷ niệm ngọt ngào lẫn cay đắng trong lòng người lính trẻ Xuân Đức đã góp phần làm nên ngòi bút Xuân Đức bây giờ. Những con sông, bến nước quê hương như Tùng Luật, Thạch Hãn, Hiếu Giang, Bến Hải, Cửa Tùng... với nỗi đau thương và hoàn cảnh loạn ly trong chiến tranh đã thôi thúc anh cầm bút.
Về Khu đội Vĩnh Linh hay khi ra quân khu Bốn, Xuân Đức lúc này đã sẵn có vốn sống để viết. Chả thế mà từ Hà Nội nhà văn Đào Hồng Cẩm đã vô Vĩnh Linh cùng Xuân Đức viết Tổ quốc- một vở kịch mà cái tên đã hàm chứa một sức khái quát lớn về đất nước và thời đại. Vở kịch của Đào Hồng Cẩm và Xuân Đức ấy đã kịp dựng để phục vụ đại hội Đảng IV. Từ đất tuyến đi ra và Xuân Đức hình như không bỏ được đất tuyến. Kể cả lúc ông được điều về Đoàn kịch Quân đội, thì Xuân Đức cứ nằng nặc đòi ... "thường trú" ở Hiền Lương. Ông từng truyên bố sẵn sàng về cày ruộng để được gần gũi với Hiền Lương. Và ông đã về "cày"mấy chục năm nay trên cánh đồng ấy, đặng san lấp hố bom gây dựng lại cuộc sống, đặng nối lại nghĩa tình ruột thịt đôi bờ sông. Xuân Đức có duyên với kịch nói. Sau vở Tổ quốc viết cùng Đào Hồng Cẩm, anh đã có hàng chục vở diễn đoạt giải lớn của hội Nghệ sĩ sân khấu, các hội diễn toàn quốc toàn quân...Anh còn là "nhà" tiểu thuyết. Sau "Cửa Gió", "Người không mang họ", "Tượng đồng đen một chân", rồi "Những mảnh hồn làng", "Hồ sơ một con người" và "Bến đò xưa lặng lẽ"... Nhân vật cuả Xuân Đức là những mẫu người thật, từng là bạn bè, hàng xóm và đôi khi là ...chính anh. Cuộc đối đầu lịch sử một mất một còn trong chiến tranh vừa đi qua còn ám ảnh anh với bao nhiêu điều cần lý giải, cần tôn vinh và những sự thật cần phơi bày vì lịch sử và vì nhân nghĩa.... Anh viết về những cuộc đối chọi ấy từ ý thức hệ đến những thân phận những éo le của những mảnh đời...Tiểu thuyết của Xuân Đức có lẽ vì thế mà đượm chất ký sự, lại có chất kịch. Và anh đã thành công khi miêu tả nhân vật của mình, những câu chuyện rất thật xẩy ra hôm qua với cái cách chuyện trò của người Quảng Trị...
Xuân Đức có may mắn hơn là đã ở lại "cày" trên cánh đồng chữ nghĩa, cạnh sông Hiền Lương, con sông của của tâm linh, của số phận dân tộc. Bao nhiêu lễ hội bắt đầu từ ý tưởng của anh, những lễ hội thấm đậm chất sử thi anh hùng đã thành "thương hiệu" như "Lễ hội Thống nhất non sông", lễ hội "Huyền thoại Trường Sơn", "Nhịp cầu xuyên á", "Liên hoan đường Chín xanh"có nguồn gốc sâu xa từ chính cuộc sống của đồng bào đồng chí quê hương và chính từ cuộc đời anh. Bây giờ thì anh bàn giao chức Giám đốc sở VH-TT Quảng Trị để chuyên chú việc viết văn với bút sắt lòng son và nghiên mực Hiền Lương để viết những gì chưa viết về sự thần kỳ của miền đất Quảng Trị anh hùng.
Trúc Sơn Trang của anh bây giờ nghe nói quy tụ bạn bè văn nghệ đông vui. Viết văn viết kịch nhiều thế nhưng bây giờ anh nhảy qua làm thơ. Cũng thâm trầm sâu sắc lắm. Anh đã và đang công bố tác phẩm của mình trên mạng xuanduc.vn. Mừng cho anh...
Tân Linh
nguồn : trannhuong.com
Đăng ngày 23/10/2008
|