Tác giả: Trần Biên
Xuanduc.vn: Bài này thấy đã in trên mấy tờ báo và Tạp chí. Nhưng bản này là do tác giả gửi trực tiếp cho xuanduc.vn, không biết có giống như các bản đã in không?
Sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị, Xuân Đức thuộc thế hệ nhà văn cùng trang lứa với Hữu Thỉnh, Chu Lai, Nguyễn Huy Thiệp, Đào Thắng, Đỗ Chu, Trần Đăng Khoa, Khuất Quang Thuỵ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thuỵ Kha,... được đào huyện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Trước khi cầm bút, ông là người cầm súng khi đang học năm cuối trường cấp III Vĩnh Linh. Là một trong những người lính đầu tiên của tiểu đoàn bộ binh 47 Trung đoàn 270 bảo vệ giới tuyến (thành lập 1/5/1965) Xuân Đức đã cùng đồng đội của mình tham gia nhiều trận chiến đấu đánh địch và xây dựng cơ sở ở các chiến trường nóng bỏng đạn bom: Đường 9, Gio Linh, Cam Lộ..., Tiểu đoàn 47 của ông trong cuộc tổng tiến công chiến lược tết Mậu Thân 1968 đánh địch dọc tuyến bờ Bắc sông Hiếu từ Cửa Việt đến Đông Hà hy sinh hơn một nửa quân số (trong số đó có 2 nhà báo quân đội Lê Đình Dư (Hồ Thừa) và Nguyễn Ngọc Nhu). Những tháng năm sôi động ở chiến trường, trực tiếp sống, trực tiếp quần nhau với Mỹ Nguỵ, trực tiếp đổ máu, trực tiếp đau thương, đói, rét... đã để lại trong trái tim đa cảm nhà văn ngập tràn cảm xúc về tinh thần chiến đấu, hy sinh, về sự chịu đựng và vượt qua gian nguy, ác liệt của đồng đội mình và du kích, nhân dân Quảng Trị một thời máu lửa. Có lẽ từng có nhiều cái “trực tiếp” nên khi đến với nghiệp cầm bút Xuân Đức không viết cái gì khác hơn ngoài những cái “trực tiếp”.
Đến với đề tài chiến tranh cách mạng ở nhà văn Xuân Đức, thoạt đầu là những vở kịch mà ở đó ngay từ những sáng tác đầu tiên đã gây ấn tượng. Những vở kịch đó được đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị, đoàn văn công Quân khu 4 dàn dựng biểu diễn trọn vẹn trong một đêm diễn trên dưới 2 tiếng đồng hồ. Đó là các vở “Trận địa”, “Tiếng chim tapar”, “Tổ quốc” (viết chung với Đào Hồng Cẩm). Sau này vở “Tổ quốc” (NSND Đình Nghi đạo diễn) được chọn phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Ba vở diễn này được viết vào quãng từ năm 1969 – 1976. Người viết bài này có cái may mắn là đã được xem cả 3 tác phẩm sân khấu ấy trong thời khắc nó ra đời, riêng vở “Trận địa” không dưới 10 lần nhận biết được những nhân vật trong kịch như ông già, chiến sỹ quân giải phóng, bà mẹ trong “Trận địa”, Linh, Giang... trong “Tổ quốc”, cô gái Vân Kiều trong “Tiếng chim tapar”... là những người thấp thoáng đâu đó tôi đã tiếp xúc nơi chiến trường Quảng Trị. Những không gian chuyện kịch mà nhà văn “mượn” để kể chuyện là miền đất 2 bờ Bắc Nam con sông Hiền Lương lịch sử. Cách nay khoảng 15 năm khi về thăm nơi đóng quân của đơn vị tôi (cũng là đơn vị của Xuân Đức), gặp lại bà cụ Lợi khi đó đã xấp xỉ 90, người tóp lại nhăn nhúm như quả táo tàu, miệng cười móm mém hỏi thăm tôi “Thằng Đức chừ ở mô, mần chi” rồi vui miệng bà đọc cả một đoạn dài lời thoại kịch “Trận địa”. Chưa dừng, cụ lại đọc tiếp mấy khổ thơ trong kịch thơ “Đường biển” cũng của Xuân Đức viết kịch bản. Hai vở kịch “Trận địa”, “Đường biển” đều được đội Tuyên – Văn Bộ Tư lệnh 270 mà Xuân Đức là một thành viên của đội dàn dựng. Mỗi lần tập vở (ở căn hầm sát hầm cụ Lợi) cụ đều đến xem, xem tập, xem diễn nhiều lần nên thuộc là lẽ thường, có điều sản phẩm nghệ thuật phải như thế nào, lay động người ta ra sao, ca ngợi biểu dương vẻ đẹp gì của chiến tranh cách mạng, lên án, luận tội gì chiến tranh xâm lược, hay ra sao, cao thượng, anh hùng ra sao mà người ta nhớ nằm lòng thì là “không thường” chút nào. Mấy vở kịch thuộc xery kịch đầu tiên của Xuân Đức đã làm được cái điều “không thường” đó.
Sau thành công tương đối “hoành tráng” của 3 vở kịch đầu đời viết, ông ngừng viết kịch, không phải là ngừng dài dài hay ngừng hẳn mà sự ngừng tựa như cái khoảng lặng trong bản nhạc để chuyển qua một thể loại khác - viết tiểu thuyết. Chuyện đó diễn ra vào những năm 80 thế kỷ trước. Ở thể loại mới này, Xuân Đức vẫn giành nhiều công sức, trí tuệ “cày xới” đề tài chiến tranh cách mạng vốn quen thuộc với nhà văn áo lính. Một loạt tiểu thuyết của Xuân Đức ra lò trong dịp này: “Người không mang họ”, “Tượng đồng đen một chân”, “Những mảnh làng”, “Cửa gió” (hai tập), “Bến đò xưa lặng lẽ” và gần đây nhất là tiểu thuyết “ Kẻ song sinh”. Hai cuốn “Người không mang họ”, “Tượng đồng đen một chân” tuy viết về đề tài an ninh nhưng vẫn thấp thoáng đâu đó những vấn đề chiến tranh cách mạng. Cuốn “Người không mang họ” được chuyển thành phim nhựa công chiếu rộng rãi trong cả nước và “Bến đò xưa lặng lẽ” được chuyển thành phim truyền hình nhiều tập phát trên các kênh sóng của HTV và VTV4 đối ngoại. Chùm tác phẩm 3 tiểu thuyết: “Cửa gió”, “”Người không mang họ và “Tượng đồng đen một chân” được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Riêng bộ “Cửa gió” trước đó năm 1982 đoạt giải thưởng sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam. Tiểu thuyết “Bến đò xưa lặng lẽ” đoạt giải A cuộc thi tiểu thuyết 2 năm (2002 - 2004) do Hội Nhà văn Việt Nam phát động, được tái bản lần thứ 3 trong tủ sách văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Cuốn tiểu thuyết này cùng với “Cửa gió” (hai tập) và một loạt kịch bản sân khấu về đề tài chiến tranh, cách mạng, gắn liền với mảnh đất dữ dội đôi bờ Hiền Lương – con sông lịch sử quê hương nhà văn Xuân Đức . Tuy nhiên từ “Cửa gió” đến “Bến đò xưa lặng lẽ” ông có hơn 20 năm, lùi lại, trầm tĩnh suy ngẫm về hiện thực của một giai đoạn lịch sử đặc biệt, ông nhận ra tầng sâu của bến đò yên bình lặng lẽ kia chất chứa biết bao con sóng dữ, bao số phận bi hùng. Các nhân vật như Đọt, Khảm, Ly, Lương, Rệ như thể từ sâu thẳm ký ức lừng lững đi ra, khiến người ta sững sờ nhiều lúc cảm thấy tê tái. Nếu như “Cửa gió” xung đột cơ bản vẫn là cuộc chiến của hai thế lực tiến bộ và phản động với sự tàn phá kinh hoàng của bom đạn, chết chóc thì ở “Bến đò xưa lặng lẽ”, cuộc giằng xé chủ yếu ở trong từng con người, từng thân phận, là sự dằn vặt giữa bản năng khát vọng sống với những đòi hỏi của ý chí lịch sử.
Nhà báo Đinh Như Hoan, tác giả bài đầu tiên giới thiệu tiểu thuyết “Bến đò xưa lặng lẽ” đăng trên báo Nhân Dân đã viết rất hình tượng rằng, có lẽ nhà văn Xuân Đức đã lấy nước sông Hiền Lương làm mực và “nhúng bút” vào để viết nên tác phẩm của mình nên mới thấm đẫm tình người, tình đời, tình đất đến tận cùng như vậy. Xuân Đức có lần tâm sự với tôi rằng, một nhà văn khi chọn viết về một đề tài mà biết rằng trước đó đã có tác giả khác đã viết thành công rồi, thì tâm lý chung là rất ngại bởi nghĩ là sẽ không còn gì hay hơn đế viết nữa. Hiện thực lịch sử chỉ có một, mình sẽ viết cái gì đây, nói cái gì đây, kể chuyện gì đây khi mà người khác đã nói, đã viết rồi. Lặp lại tác giả khác đã ngại như thế, ấy vậy mà Xuân Đức dám viết cái đề tài mà trước đó chính mình đã thành công trên văn đàn; đã thế tác phẩm viết sau cũng hay không kém tác phẩm trước nếu không muốn nói là hay hơn, sâu sắc hơn thì quả là ông đã vượt qua bức rào chắn kép vô cùng ngoạn mục.
Song hành với tiểu thuyết, thời gian này (thời ông đang là một công chức Nhà nước chưa nghỉ hưu), Xuân Đức trở lại với thể loại kịch bản sân khấu. Một loạt tác phẩm ra đời. Các vở: “Chuyện đời thường vớ vẩn”, “Ám ảnh”, “Cái chết chẳng dễ dàng gì”, “Chứng chỉ thời gian” “ Chuyện ấy không phải cổ tích” “ Cuộc chơi” “ Nhật thực” “ Chuyện dài thế kỉ” đều lấy đề tài chiến tranh cách mạng làm phương tiên chuyển tải ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc.. Các kịch bản này đều được đạo diễn NSND Xuân Đàm, NSND Xuân Huyền, NSUT Thế Hùng dàn dựng cho đoàn nghệ thuật Quảng Trị phục vụ bộ đội, nhân dân Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng BÌnh, hầu hết đoạt huy chương vàng, bạc trong các Hội diễn kịch nói toàn quốc.
Mới đây liên tiếp Xuân Đức sáng tác 2 vở liền: “Nhiệm vụ hoàn thành” viết về người Anh Cả QĐND Việt Nam - cố đại tướng Võ Nguyên Giáp và “Thành phố lúc bình minh” viết về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Hai vở này đều viết về danh nhân, nhưng đó là những danh nhân đặc biệt, là người lãnh đạo, chỉ huy, cống hiến to lớn trọn đời mình trong suốt 2 cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc Việt Nam. Kịch “Nhiệm vụ hoàn thành” được Nhà hát kịch Quân đội dàn dựng công diễn tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, được dư luận đánh giá rất cao, và đoạt giải cao trong Hội diễn toàn quân.
Chưa dừng lại ở đó, là một nhà văn đa tài Xuân Đức còn thành công trong một số bộ phim do ông viết kịch bản. Đó là các phim “Bến đò xưa lặng lẽ” chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên, “Đối mặt”, “Đời như tiệc”, “Hương trầm gió”...phát sóng trên kênh VTV1, HTV9. Giao kịch bản “Thành phố lúc bình minh” cho đạo diễn Ngọc Giàu xong, Xuân Đức lập tức mở laptop viết những trang đầu tập ký sự về người và đất vĩ tuyến 17 trong những năm đánh Mỹ theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Ông bảo, cuốn này cũng phải trên dưới 300 trang.
Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác đề tài chiến tránh cách mạng ở Quảng Trị đưa vào tác phẩm của mình, nhiều hoặc ít họ đều gặt hái được những thành công nhất định. Trước hết phải kể đến Nguyễn Khải 2 cuốn: “Ra đảo” (tiểu thuyết), “Họ sống và chiến đấu ”(ký sự); Hồ Phương “Chúng tôi ở Cồn Cỏ” (ký); Vũ Kỳ Lân và Nguyễn Sinh “Miền đất lửa”(ký sự); Nguyễn Minh Châu “Dấu chân người lính”(tiểu thuyết); Hoàng Phủ Ngọc Tường “Đánh giặc trên hàng rào điện tử M. Namara”(ký); Tiếp đến là Hoài Quang Phương “Ngôi nhà của mẹ”(Trường ca); Lê Nguyên Hồng “Đất rồng sa”(ký); Trần Hữu Đạt “Trăng trên đảo lữa”(ký)....v...v Không ai có thể phủ nhận sự đóng góp và thành công của các tác giả, tác phẩm tôi vừa liệt kê (có thể chưa đủ) đã góp phần thiết thực động viên, cổ vũ quân và dân Quảng Trị hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình trong suốt chiều dài lịch sử nơi miền đất “gió Lào cát trắng”. Lịch sử rất công bằng. Lịch sử ghi công họ.
Tuy nhiên phải thừa nhận rằng sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng thì nhà văn Xuân Đức nổi trội hơn cả. Khối lượng tác phẩm của ông đồ sộ, phong phú thể loại và ở thể loại nào, thời kỳ nào trong hoặc sau chiến tranh cũng ghi được những dấu ấn sâu đậm. Và trên tất cả, một đời văn của ông từ thủa mười tám, đôi mươi đến nay bước vào ngưỡng típ nhà văn Việt Nam U70, vẫn luôn hướng ngòi bút của mình vào chiến tranh- một đề tài lớn không những trước đây, hiện nay và dĩ nhiên cả sau này.Lịch sử rất công bằng. Lịch sử ghi công Xuân Đức.
Nhà văn Xuân Đức tâm sự, trước khi “rửa tay gác bút” ông tiếp tục theo đuổi đề tài chiến tranh, sẽ viết thêm một cuôn tiểu thuyết nữa, cố gắng sao cho hay hơn hoặc chí ít là bằng “Cửa gió” hoặc “Bến đò xưa lặng lẽ”.
Mong và tin cuốn tiểu thuyết tương lai của Xuân Đức chóng thành hiện thực.
Trần Biên
Xuanduc.vn: Bài này thấy đã in trên mấy tờ báo và Tạp chí. Nhưng bản này là do tác giả gửi trực tiếp cho xuanduc.vn, không biết có giống như các bản đã in không?
XUÂN ĐỨC – NHÀ VĂN CHIẾN SỸ, NHÀ VĂN CHIẾN TRANH
Đến với đề tài chiến tranh cách mạng ở nhà văn Xuân Đức, thoạt đầu là những vở kịch mà ở đó ngay từ những sáng tác đầu tiên đã gây ấn tượng. Những vở kịch đó được đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị, đoàn văn công Quân khu 4 dàn dựng biểu diễn trọn vẹn trong một đêm diễn trên dưới 2 tiếng đồng hồ. Đó là các vở “Trận địa”, “Tiếng chim tapar”, “Tổ quốc” (viết chung với Đào Hồng Cẩm). Sau này vở “Tổ quốc” (NSND Đình Nghi đạo diễn) được chọn phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Ba vở diễn này được viết vào quãng từ năm 1969 – 1976. Người viết bài này có cái may mắn là đã được xem cả 3 tác phẩm sân khấu ấy trong thời khắc nó ra đời, riêng vở “Trận địa” không dưới 10 lần nhận biết được những nhân vật trong kịch như ông già, chiến sỹ quân giải phóng, bà mẹ trong “Trận địa”, Linh, Giang... trong “Tổ quốc”, cô gái Vân Kiều trong “Tiếng chim tapar”... là những người thấp thoáng đâu đó tôi đã tiếp xúc nơi chiến trường Quảng Trị. Những không gian chuyện kịch mà nhà văn “mượn” để kể chuyện là miền đất 2 bờ Bắc Nam con sông Hiền Lương lịch sử. Cách nay khoảng 15 năm khi về thăm nơi đóng quân của đơn vị tôi (cũng là đơn vị của Xuân Đức), gặp lại bà cụ Lợi khi đó đã xấp xỉ 90, người tóp lại nhăn nhúm như quả táo tàu, miệng cười móm mém hỏi thăm tôi “Thằng Đức chừ ở mô, mần chi” rồi vui miệng bà đọc cả một đoạn dài lời thoại kịch “Trận địa”. Chưa dừng, cụ lại đọc tiếp mấy khổ thơ trong kịch thơ “Đường biển” cũng của Xuân Đức viết kịch bản. Hai vở kịch “Trận địa”, “Đường biển” đều được đội Tuyên – Văn Bộ Tư lệnh 270 mà Xuân Đức là một thành viên của đội dàn dựng. Mỗi lần tập vở (ở căn hầm sát hầm cụ Lợi) cụ đều đến xem, xem tập, xem diễn nhiều lần nên thuộc là lẽ thường, có điều sản phẩm nghệ thuật phải như thế nào, lay động người ta ra sao, ca ngợi biểu dương vẻ đẹp gì của chiến tranh cách mạng, lên án, luận tội gì chiến tranh xâm lược, hay ra sao, cao thượng, anh hùng ra sao mà người ta nhớ nằm lòng thì là “không thường” chút nào. Mấy vở kịch thuộc xery kịch đầu tiên của Xuân Đức đã làm được cái điều “không thường” đó.
Sau thành công tương đối “hoành tráng” của 3 vở kịch đầu đời viết, ông ngừng viết kịch, không phải là ngừng dài dài hay ngừng hẳn mà sự ngừng tựa như cái khoảng lặng trong bản nhạc để chuyển qua một thể loại khác - viết tiểu thuyết. Chuyện đó diễn ra vào những năm 80 thế kỷ trước. Ở thể loại mới này, Xuân Đức vẫn giành nhiều công sức, trí tuệ “cày xới” đề tài chiến tranh cách mạng vốn quen thuộc với nhà văn áo lính. Một loạt tiểu thuyết của Xuân Đức ra lò trong dịp này: “Người không mang họ”, “Tượng đồng đen một chân”, “Những mảnh làng”, “Cửa gió” (hai tập), “Bến đò xưa lặng lẽ” và gần đây nhất là tiểu thuyết “ Kẻ song sinh”. Hai cuốn “Người không mang họ”, “Tượng đồng đen một chân” tuy viết về đề tài an ninh nhưng vẫn thấp thoáng đâu đó những vấn đề chiến tranh cách mạng. Cuốn “Người không mang họ” được chuyển thành phim nhựa công chiếu rộng rãi trong cả nước và “Bến đò xưa lặng lẽ” được chuyển thành phim truyền hình nhiều tập phát trên các kênh sóng của HTV và VTV4 đối ngoại. Chùm tác phẩm 3 tiểu thuyết: “Cửa gió”, “”Người không mang họ và “Tượng đồng đen một chân” được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Riêng bộ “Cửa gió” trước đó năm 1982 đoạt giải thưởng sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam. Tiểu thuyết “Bến đò xưa lặng lẽ” đoạt giải A cuộc thi tiểu thuyết 2 năm (2002 - 2004) do Hội Nhà văn Việt Nam phát động, được tái bản lần thứ 3 trong tủ sách văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Cuốn tiểu thuyết này cùng với “Cửa gió” (hai tập) và một loạt kịch bản sân khấu về đề tài chiến tranh, cách mạng, gắn liền với mảnh đất dữ dội đôi bờ Hiền Lương – con sông lịch sử quê hương nhà văn Xuân Đức . Tuy nhiên từ “Cửa gió” đến “Bến đò xưa lặng lẽ” ông có hơn 20 năm, lùi lại, trầm tĩnh suy ngẫm về hiện thực của một giai đoạn lịch sử đặc biệt, ông nhận ra tầng sâu của bến đò yên bình lặng lẽ kia chất chứa biết bao con sóng dữ, bao số phận bi hùng. Các nhân vật như Đọt, Khảm, Ly, Lương, Rệ như thể từ sâu thẳm ký ức lừng lững đi ra, khiến người ta sững sờ nhiều lúc cảm thấy tê tái. Nếu như “Cửa gió” xung đột cơ bản vẫn là cuộc chiến của hai thế lực tiến bộ và phản động với sự tàn phá kinh hoàng của bom đạn, chết chóc thì ở “Bến đò xưa lặng lẽ”, cuộc giằng xé chủ yếu ở trong từng con người, từng thân phận, là sự dằn vặt giữa bản năng khát vọng sống với những đòi hỏi của ý chí lịch sử.
Nhà báo Đinh Như Hoan, tác giả bài đầu tiên giới thiệu tiểu thuyết “Bến đò xưa lặng lẽ” đăng trên báo Nhân Dân đã viết rất hình tượng rằng, có lẽ nhà văn Xuân Đức đã lấy nước sông Hiền Lương làm mực và “nhúng bút” vào để viết nên tác phẩm của mình nên mới thấm đẫm tình người, tình đời, tình đất đến tận cùng như vậy. Xuân Đức có lần tâm sự với tôi rằng, một nhà văn khi chọn viết về một đề tài mà biết rằng trước đó đã có tác giả khác đã viết thành công rồi, thì tâm lý chung là rất ngại bởi nghĩ là sẽ không còn gì hay hơn đế viết nữa. Hiện thực lịch sử chỉ có một, mình sẽ viết cái gì đây, nói cái gì đây, kể chuyện gì đây khi mà người khác đã nói, đã viết rồi. Lặp lại tác giả khác đã ngại như thế, ấy vậy mà Xuân Đức dám viết cái đề tài mà trước đó chính mình đã thành công trên văn đàn; đã thế tác phẩm viết sau cũng hay không kém tác phẩm trước nếu không muốn nói là hay hơn, sâu sắc hơn thì quả là ông đã vượt qua bức rào chắn kép vô cùng ngoạn mục.
Song hành với tiểu thuyết, thời gian này (thời ông đang là một công chức Nhà nước chưa nghỉ hưu), Xuân Đức trở lại với thể loại kịch bản sân khấu. Một loạt tác phẩm ra đời. Các vở: “Chuyện đời thường vớ vẩn”, “Ám ảnh”, “Cái chết chẳng dễ dàng gì”, “Chứng chỉ thời gian” “ Chuyện ấy không phải cổ tích” “ Cuộc chơi” “ Nhật thực” “ Chuyện dài thế kỉ” đều lấy đề tài chiến tranh cách mạng làm phương tiên chuyển tải ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân và dân ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc.. Các kịch bản này đều được đạo diễn NSND Xuân Đàm, NSND Xuân Huyền, NSUT Thế Hùng dàn dựng cho đoàn nghệ thuật Quảng Trị phục vụ bộ đội, nhân dân Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng BÌnh, hầu hết đoạt huy chương vàng, bạc trong các Hội diễn kịch nói toàn quốc.
Mới đây liên tiếp Xuân Đức sáng tác 2 vở liền: “Nhiệm vụ hoàn thành” viết về người Anh Cả QĐND Việt Nam - cố đại tướng Võ Nguyên Giáp và “Thành phố lúc bình minh” viết về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Hai vở này đều viết về danh nhân, nhưng đó là những danh nhân đặc biệt, là người lãnh đạo, chỉ huy, cống hiến to lớn trọn đời mình trong suốt 2 cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc Việt Nam. Kịch “Nhiệm vụ hoàn thành” được Nhà hát kịch Quân đội dàn dựng công diễn tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, được dư luận đánh giá rất cao, và đoạt giải cao trong Hội diễn toàn quân.
Chưa dừng lại ở đó, là một nhà văn đa tài Xuân Đức còn thành công trong một số bộ phim do ông viết kịch bản. Đó là các phim “Bến đò xưa lặng lẽ” chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên, “Đối mặt”, “Đời như tiệc”, “Hương trầm gió”...phát sóng trên kênh VTV1, HTV9. Giao kịch bản “Thành phố lúc bình minh” cho đạo diễn Ngọc Giàu xong, Xuân Đức lập tức mở laptop viết những trang đầu tập ký sự về người và đất vĩ tuyến 17 trong những năm đánh Mỹ theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Ông bảo, cuốn này cũng phải trên dưới 300 trang.
Đã có nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác đề tài chiến tránh cách mạng ở Quảng Trị đưa vào tác phẩm của mình, nhiều hoặc ít họ đều gặt hái được những thành công nhất định. Trước hết phải kể đến Nguyễn Khải 2 cuốn: “Ra đảo” (tiểu thuyết), “Họ sống và chiến đấu ”(ký sự); Hồ Phương “Chúng tôi ở Cồn Cỏ” (ký); Vũ Kỳ Lân và Nguyễn Sinh “Miền đất lửa”(ký sự); Nguyễn Minh Châu “Dấu chân người lính”(tiểu thuyết); Hoàng Phủ Ngọc Tường “Đánh giặc trên hàng rào điện tử M. Namara”(ký); Tiếp đến là Hoài Quang Phương “Ngôi nhà của mẹ”(Trường ca); Lê Nguyên Hồng “Đất rồng sa”(ký); Trần Hữu Đạt “Trăng trên đảo lữa”(ký)....v...v Không ai có thể phủ nhận sự đóng góp và thành công của các tác giả, tác phẩm tôi vừa liệt kê (có thể chưa đủ) đã góp phần thiết thực động viên, cổ vũ quân và dân Quảng Trị hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình trong suốt chiều dài lịch sử nơi miền đất “gió Lào cát trắng”. Lịch sử rất công bằng. Lịch sử ghi công họ.
Tuy nhiên phải thừa nhận rằng sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng thì nhà văn Xuân Đức nổi trội hơn cả. Khối lượng tác phẩm của ông đồ sộ, phong phú thể loại và ở thể loại nào, thời kỳ nào trong hoặc sau chiến tranh cũng ghi được những dấu ấn sâu đậm. Và trên tất cả, một đời văn của ông từ thủa mười tám, đôi mươi đến nay bước vào ngưỡng típ nhà văn Việt Nam U70, vẫn luôn hướng ngòi bút của mình vào chiến tranh- một đề tài lớn không những trước đây, hiện nay và dĩ nhiên cả sau này.Lịch sử rất công bằng. Lịch sử ghi công Xuân Đức.
Nhà văn Xuân Đức tâm sự, trước khi “rửa tay gác bút” ông tiếp tục theo đuổi đề tài chiến tranh, sẽ viết thêm một cuôn tiểu thuyết nữa, cố gắng sao cho hay hơn hoặc chí ít là bằng “Cửa gió” hoặc “Bến đò xưa lặng lẽ”.
Mong và tin cuốn tiểu thuyết tương lai của Xuân Đức chóng thành hiện thực.
Trần Biên
Đăng ngày 29/12/2014