Tác giả: Hữu Đạt
Mềm mại, dẻo dai, trong suốt và thơm phức... dù có bọc tôm thì vẫn giữ được hương vị ngọt ngào của con tôm. Bọc thịt lợn, thì vẫn giữ nguyên cái tươi ngon đậm đà của thịt lợn. Nếu bao với thịt chim, thì thật là tuyệt, thắm thiết chất dân quê...
Thật là độc đáo, quả là có một không hai, trong thế giới ẩm thực!
Đó là nhận xét của bất cứ ai, đã may mắn một lần thưởng thức bánh bột lọc đặc sản quê tôi.
Quảng Trị - trước đây- là một xứ nghèo, nắng, gió, hanh khô. Cây lúa nghẹn đòng, khó thể thành bông. Sản phẩm chủ lực của người dân vùng quê là khoai và sắn. Nhờ khoai sắn mà chống chọi với thiên nhiên, nhiều đời giặc dã bao đời...
Cũng như cây lúa, người dân quê đã cố vươn lên trong điều kiện hết sức khó khăn, khắc nghiệt để tồn tại.
Trước đây, ai đã từng nghe tiếng: "Cơm bữa diếp." chính là vùng quê tôi đó. Nơi "đứng đầu sóng gió, nghe bên ni sóng vỗ Cửa Tùng". Tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Lịch sử đã khéo chọn con sông Bến Hải mộng mơ, lượn lờ trong lòng dân đất Vĩnh làm nơi thử thách trái tim của cả dân tộc.
Cũng chính vì vậy mà miền quê nghèo lại càng nghèo hơn.- Trong những năm kháng chiến.
Nhưng cũng chính lẽ đó mà Vĩnh Linh - một địa danh nghèo, nhỏ, hẹp, thời tiết khắc nghiệt- lại được nhiều người biết đến. Gửi gắm nhiều tình cảm và lòng thương yêu nhất.
Trong và những năm sau chiến tranh, nơi đây sắt phế liệu - vủ khí của cuộc chiến- còn nhiều hơn cả khoai sắn. Một nhát cuốc bổ xuống, kéo lên theo không biết bao nhiêu là mảnh bom, vỏ đạn... Có những lúc còn nghe ngai ngái mùi thuốc bom, thuốc pháo vẩn vương trong không khí...
Thiên nhiên không phụ lòng người, cây lúa nghẹn đòng không chịu trổ bông, thì trời đã bù cho cây khoai, cây sắn. Và chỉ có sắn khoai mới tồn tại trên đất này, nuôi sống người dân qua những tháng năm mưa bom, bão đạn ấy mà thôi.
Sắn tốt lạ đời, bom đạn càng cày xới, thì sắn càng ngút ngàn xanh mướt. Sắn mọc khắp nơi nơi, kể cả bên miệng hố bom còn đang nóng bỏng.
Một quả bom rơi, tạo nên cái hố sâu hoắm, trống huơ, trống hoác. Nhưng chỉ độ một tuần, mười ngày sau là sắn lại phủ lên xanh rờn, tươi tốt, cành lá che kín cả đầu người. Đôi khi, ruộng sắn còn che dấu cả một đoàn quân có trang bị đầy đủ binh khí, ô tô, pháo hạng nặng, mà kẻ thù không hề hay biết.
Sắn khoai đất này như muốn cùng con người hàn gắn lại vết thương đau của bom rơi, đạn lửa.
Đương nhiên, vào lúc đó, sắn cũng là nguồn lương thực chính của người dân quê xứ Vĩnh.
Người ta nhổ sắn lên, bóc vỏ, luộc thành những nồi lớn. -Như ngày nay các bạn thường thấy ở nơi công sở, hay cổng trường, bệnh viện nào đó của các thành phố thị xã phồn vinh, sầm uất, ồn ào xe cộ...
Nhưng... dân quê tôi không dùng sắn ăn chơi, mà nó đã trở thành nguồn luơng thực chính từ xa xưa.
Những đoàn bộ đội hành quân qua làng, dân ra tiếp đón cũng rổ sắn khoai luộc, nước chè xanh đỡ đói. Khi đang mãi miết quần nhau với giặc biển, giặc trời, cơm không thể thổi được, cũng dùng tạm vài đốt sắn tươi, cho đỡ đói lòng mà hoàn thành nhiệm vụ...
Chính qua gian lao lại phát hiện ra nhiều điều mới lạ. Ban đầu người tìm cách phơi khô, nghiền bột, mục đích để dự trữ sắn cho lâu dài.
Nhưng như vậy cũng chưa ổn, họ lại mày mò tìm ra cách lọc mỗi tinh bột sắn để cất cho gọn. Thế rồi nảy sinh ra một công việc thật là kỳ công và lý thú - như một nhà điều chế hoá học trong phòng thí nghiệm.
Người ta phải bóc, cạo sạch vỏ ngoài, rửa sạch. Sau đó đem đi nghiền thành một bột nhão sền sệt, hơi dẻo, trắng như sữa.
Rồi lại dùng vải màn lọc qua, lọc lại nhiều lần. Sao cho đến khi nước trong thì mới bỏ bả sắn đi. - Thứ bỏ đi người ta gọi là bả sắn, dùng chăn nuôi cá, lợn thì rất tốt. - Đó là chuyện ngày nay- chứ ngày xưa, khi đói kém, người ta tận dụng luôn bả đó để ăn, nguời dân quê gọi là bánh xác ( bánh bả sắn).
Bánh xác không ngon, nhưng ăn được nhiều, no lâu, lại dễ chế biến.
Phần tinh bột - tức là thứ nước trắng như sữa được gạn ra, để lắng, chắt lấy bột, ngâm với nước giếng khơi trong, từ 3 lần trở lên, dùng mới ngon.Hằng ngày, còn phải thay nước ít nhất là một lần, nếu không thì bột sẽ chua. Khi thay nước, thì đổ nước cũ đi và xáo bột lên, rồi cho nước mới vào, đánh cho bột tan đều. Cứ như vậy 3 ngày, ba đêm thì bột mới dùng được. (Trong củ sắn, có một loại a xít hữu cơ rất độc, có vị hăng. A xít đó bị phân huỷ bởi nhiệt độ cao khi đun nấu, tan chậm trong nước lạnh, sẽ bị loại trừ hoàn toàn bằng phương pháp trên).
Nếu như trong quá trình chế biến bột sắn mà thay nước càng nhiều lần, bột càng trắng, bánh càng trong, dẻo, ngon... Khi đã hoàn thành công đoạn chế biến thì không có thứ gì trắng qua bột cả. - Chính vì vậy mà dân Vĩnh Linh khi muốn ví cái gì rất trắng, đều nói: "Trắng như bột!" là lẽ đó.
Làm bánh bột lọc ( bánh sắn) không khó, nhưng cũng không đơn giản.
Có nhiều cách, nhưng người dân quê thường chọn cách vắt bột thành nắm to như quả bồng, quả bưởi, rồi cho vào nồi nước đang sôi để luộc. - Nhớ là nước sôi bột mới không bị tan.
Người ta đun lửa liên tục, sao vỏ nắm bột ( dân vùng này gọi là bột áo) chỉ chín dày độ 0,5 - 1cm là vừa. Nếu vỏ áo dày quá, bột sẽ khô, khó nhào nặn. Nhưng nếu mỏng quá thì bột sẽ nhão, dính tay, khó thành hình. Ăn sẽ nhạt, mất ngon.
Cũng có người chọn cách làm dễ hơn. Người ta cho bột khô, mịn vào chậu hoặc mâm nhôm. Một kg bột thêm nửa thìa cà phê muối, sau đó tưới nước sôi vào. Vừa tưới vừa dùng đũa quấy đều, đến khi thành một khối hơi nhão lại đưa ra nhào.Nhào cho đến khi khối bột láng, mịn, dẻo như các bạn nhào bột mì làm bánh là được. Lúc đó người ta chia bột và nặn thành bánh to nhỏ tuỳ thích.
Cũng có người làm bánh cháo, tức là phương pháp trên, nhưng quấy bột nhảo hơn, sau đó dùng đũa, thìa múc bột ra lá chuối, cho nhân vào gói lại.
Bánh cháo dễ làm, để được lâu nhưng ăn không ngon bằng bánh thường. - Dân trong vùng gọi là bánh quai vạc, vì bánh có hình giống cái quai vạc.
Thông thường người ta luộc bánh trần, nhưng cũng có gia đình thích gói bánh vào lá chuối, rồi hông chín. Nhưng cách luộc trần, sau đó phi hành, tỏi, mỡ lợn, nước mắm ngon, ớt tươi, mì chín cho thơm, rồi trộn lại lần nữa. Để ăn với lá cải non, xà lách, giá... rắc lên một ít lạc rang thì thật là tuyệt. Bánh quai vạc thường ngon hơn bánh gói lá, nhưng tính chất của bánh là phải ăn nóng, có chén dĩa, đũa phiền phức. Nên ở nhà hàng, gánh hàng rong rất ít dùng.
Thường là ăn hàng, ăn quà thì ngon hơn ăn nhà. Nhưng với bánh bột lọc thì ngược lại, ăn ở nhà bao giờ cũng ngon hơn ăn hàng. Vì luôn giữ được hơi nóng, bánh sẽ rất dẻo, thơm, nhân nhiều, nước mắm ngon, đủ những gia vị... hương thơm cứ quyện mãi trong tâm tâm trí người thưởng thức. Chính vì lẽ đó, mà các gánh hàng rong không thể địch nổi bánh nhà.
Nếu như ai đến Vĩnh Linh- Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế mà được ăn bánh bột lọc tại gia đình tự làm, thì đó quả là một hạnh phúc hiếm hoi.
Bánh bột lọc phải làm bằng nhân thịt chim dát, chiền chiền, sẻ... tôm ruộng. Thứ lắm mới làm bằng thịt nạc heo, da heo. Còn nếu làm bằng đậu lạc, măng, tép ruộng... các loại nhân khác thì thôi.- Chả ai đem đãi khách bao giờ.
Con em Vùng Trị - Thiên đi xa, nhớ nhà, nhớ nhất là chiếc bánh bột lọc bọc tôm thơm lừng, hấp dẫn.
Trước đây, bộ đội, dân công đến vùng Trị - Thiên công tác, lúc đi xa, nhớ nhất vẫn là chiếc bánh bột lọc giản đơn, chứa chan tình cảm của người dân xứa sở.
Hương vị độc đáo của bánh bột lọc không gì có thể sánh được, mềm mỏng, trong suốt, hơi dai, thơm lừng, ngọt ngào... rất khó tả. Ai đã vô tình gắp lên một chiếc thì bỗng trôi tuột vào bụng đến hàng chục cái lúc nào chả hay. Đặc biệt, bánh bột lọc không bao giờ xoá đi hương vị của nhân cũng như gia vị và nước mắm...
Mà hình như chúng đến với nhau, để tôn vinh lẫn nhau, cái nào cũng ngon, càng thêm hấp dẫn...
Khi ngồi mâm, đố ai dám tin chắc: Mình chỉ ăn một vài cái bánh bột lọc thôi và ngừng lại, đứng dậy được!
Ai đã ăn bánh bột lọc xứ Vĩnh một lần, thì lúc xa còn lưu luyến, bần thần hơn cả nhớ người yêu nữa chứ!
Những năm chiến tranh, bộ đội đóng quân trên địa bàn Vĩnh Linh, lúc rời xa. Nỗi nhớ diết da vẫn là chiếc bánh đơn sơ mộc mạc, thơm lừng, đậm chất dân quê.
Diễn viên điện ảnh Văn Báu trước đây từng tung hoành trên đất Vĩnh Linh đầy khói lửa. Khi vào Quảng Trị đóng phim, việc đầu tiên là anh là dẫn bạn bè đi thưởng thức món bánh đặc sản xứ này.
Năm 2009, Anh cùng Bùi Bài Bình, Viết Liên... vào Huế đóng phim "Trần Thủ Độ". Anh lại dẫn bạn bè đi thưởng thức món bánh bột lọc xứ Huế, mà lòng nao nao nhớ chiếc bánh Vĩnh Linh năm nào. Gặp người viết bài này - biết là dân Vĩnh Linh chính gốc- anh thổ lộ tâm nguyện: Ao ước một lần trở lại thăm quân và dân đất Vĩnh kiên cường, cùng ăn bánh bột lọc trên quê hương đổi mới.
Cáí bánh bột lọc, vốn nó giản giản dị, mộc mạc, đơn sơ nhưng mang đậm tình người dân đất Vĩnh.
Dường như... từ trước tới nay, chưa có một bài viết nào lột tả hết cái ngon, vẻ thuần khiết của nó. Cũng như tấm lòng mộc mạc chất phác chân quê của những con người dọc hai bờ sông Bến Hải.
Người Vĩnh Linh xưa và nay chỉ biết: "Mời bạn đến nhà chơi!"- dù là một lúc thôi. - Sẽ đãi bạn bánh bột lọc bọc thịt chim đồng hoặc tôm. Rồi hồn nhiên, hỏi trống không: "Ngon không?"
Chắc rằng, dù bạn là người khiêm tốn đến bao nhiêu, cũng buột miệng trả lời: "Thật là tuyệt!!!
Vĩnh Linh những ngày trong mưa bão
Thật là độc đáo, quả là có một không hai, trong thế giới ẩm thực!
Đó là nhận xét của bất cứ ai, đã may mắn một lần thưởng thức bánh bột lọc đặc sản quê tôi.
Quảng Trị - trước đây- là một xứ nghèo, nắng, gió, hanh khô. Cây lúa nghẹn đòng, khó thể thành bông. Sản phẩm chủ lực của người dân vùng quê là khoai và sắn. Nhờ khoai sắn mà chống chọi với thiên nhiên, nhiều đời giặc dã bao đời...
Cũng như cây lúa, người dân quê đã cố vươn lên trong điều kiện hết sức khó khăn, khắc nghiệt để tồn tại.
Trước đây, ai đã từng nghe tiếng: "Cơm bữa diếp." chính là vùng quê tôi đó. Nơi "đứng đầu sóng gió, nghe bên ni sóng vỗ Cửa Tùng". Tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Lịch sử đã khéo chọn con sông Bến Hải mộng mơ, lượn lờ trong lòng dân đất Vĩnh làm nơi thử thách trái tim của cả dân tộc.
Cũng chính vì vậy mà miền quê nghèo lại càng nghèo hơn.- Trong những năm kháng chiến.
Nhưng cũng chính lẽ đó mà Vĩnh Linh - một địa danh nghèo, nhỏ, hẹp, thời tiết khắc nghiệt- lại được nhiều người biết đến. Gửi gắm nhiều tình cảm và lòng thương yêu nhất.
Trong và những năm sau chiến tranh, nơi đây sắt phế liệu - vủ khí của cuộc chiến- còn nhiều hơn cả khoai sắn. Một nhát cuốc bổ xuống, kéo lên theo không biết bao nhiêu là mảnh bom, vỏ đạn... Có những lúc còn nghe ngai ngái mùi thuốc bom, thuốc pháo vẩn vương trong không khí...
Thiên nhiên không phụ lòng người, cây lúa nghẹn đòng không chịu trổ bông, thì trời đã bù cho cây khoai, cây sắn. Và chỉ có sắn khoai mới tồn tại trên đất này, nuôi sống người dân qua những tháng năm mưa bom, bão đạn ấy mà thôi.
Sắn tốt lạ đời, bom đạn càng cày xới, thì sắn càng ngút ngàn xanh mướt. Sắn mọc khắp nơi nơi, kể cả bên miệng hố bom còn đang nóng bỏng.
Một quả bom rơi, tạo nên cái hố sâu hoắm, trống huơ, trống hoác. Nhưng chỉ độ một tuần, mười ngày sau là sắn lại phủ lên xanh rờn, tươi tốt, cành lá che kín cả đầu người. Đôi khi, ruộng sắn còn che dấu cả một đoàn quân có trang bị đầy đủ binh khí, ô tô, pháo hạng nặng, mà kẻ thù không hề hay biết.
Sắn khoai đất này như muốn cùng con người hàn gắn lại vết thương đau của bom rơi, đạn lửa.
Đương nhiên, vào lúc đó, sắn cũng là nguồn lương thực chính của người dân quê xứ Vĩnh.
Người ta nhổ sắn lên, bóc vỏ, luộc thành những nồi lớn. -Như ngày nay các bạn thường thấy ở nơi công sở, hay cổng trường, bệnh viện nào đó của các thành phố thị xã phồn vinh, sầm uất, ồn ào xe cộ...
Nhưng... dân quê tôi không dùng sắn ăn chơi, mà nó đã trở thành nguồn luơng thực chính từ xa xưa.
Những đoàn bộ đội hành quân qua làng, dân ra tiếp đón cũng rổ sắn khoai luộc, nước chè xanh đỡ đói. Khi đang mãi miết quần nhau với giặc biển, giặc trời, cơm không thể thổi được, cũng dùng tạm vài đốt sắn tươi, cho đỡ đói lòng mà hoàn thành nhiệm vụ...
Chính qua gian lao lại phát hiện ra nhiều điều mới lạ. Ban đầu người tìm cách phơi khô, nghiền bột, mục đích để dự trữ sắn cho lâu dài.
Nhưng như vậy cũng chưa ổn, họ lại mày mò tìm ra cách lọc mỗi tinh bột sắn để cất cho gọn. Thế rồi nảy sinh ra một công việc thật là kỳ công và lý thú - như một nhà điều chế hoá học trong phòng thí nghiệm.
Người ta phải bóc, cạo sạch vỏ ngoài, rửa sạch. Sau đó đem đi nghiền thành một bột nhão sền sệt, hơi dẻo, trắng như sữa.
Rồi lại dùng vải màn lọc qua, lọc lại nhiều lần. Sao cho đến khi nước trong thì mới bỏ bả sắn đi. - Thứ bỏ đi người ta gọi là bả sắn, dùng chăn nuôi cá, lợn thì rất tốt. - Đó là chuyện ngày nay- chứ ngày xưa, khi đói kém, người ta tận dụng luôn bả đó để ăn, nguời dân quê gọi là bánh xác ( bánh bả sắn).
Bánh xác không ngon, nhưng ăn được nhiều, no lâu, lại dễ chế biến.
Phần tinh bột - tức là thứ nước trắng như sữa được gạn ra, để lắng, chắt lấy bột, ngâm với nước giếng khơi trong, từ 3 lần trở lên, dùng mới ngon.Hằng ngày, còn phải thay nước ít nhất là một lần, nếu không thì bột sẽ chua. Khi thay nước, thì đổ nước cũ đi và xáo bột lên, rồi cho nước mới vào, đánh cho bột tan đều. Cứ như vậy 3 ngày, ba đêm thì bột mới dùng được. (Trong củ sắn, có một loại a xít hữu cơ rất độc, có vị hăng. A xít đó bị phân huỷ bởi nhiệt độ cao khi đun nấu, tan chậm trong nước lạnh, sẽ bị loại trừ hoàn toàn bằng phương pháp trên).
Nếu như trong quá trình chế biến bột sắn mà thay nước càng nhiều lần, bột càng trắng, bánh càng trong, dẻo, ngon... Khi đã hoàn thành công đoạn chế biến thì không có thứ gì trắng qua bột cả. - Chính vì vậy mà dân Vĩnh Linh khi muốn ví cái gì rất trắng, đều nói: "Trắng như bột!" là lẽ đó.
Làm bánh bột lọc ( bánh sắn) không khó, nhưng cũng không đơn giản.
Có nhiều cách, nhưng người dân quê thường chọn cách vắt bột thành nắm to như quả bồng, quả bưởi, rồi cho vào nồi nước đang sôi để luộc. - Nhớ là nước sôi bột mới không bị tan.
Người ta đun lửa liên tục, sao vỏ nắm bột ( dân vùng này gọi là bột áo) chỉ chín dày độ 0,5 - 1cm là vừa. Nếu vỏ áo dày quá, bột sẽ khô, khó nhào nặn. Nhưng nếu mỏng quá thì bột sẽ nhão, dính tay, khó thành hình. Ăn sẽ nhạt, mất ngon.
Cũng có người chọn cách làm dễ hơn. Người ta cho bột khô, mịn vào chậu hoặc mâm nhôm. Một kg bột thêm nửa thìa cà phê muối, sau đó tưới nước sôi vào. Vừa tưới vừa dùng đũa quấy đều, đến khi thành một khối hơi nhão lại đưa ra nhào.Nhào cho đến khi khối bột láng, mịn, dẻo như các bạn nhào bột mì làm bánh là được. Lúc đó người ta chia bột và nặn thành bánh to nhỏ tuỳ thích.
Cũng có người làm bánh cháo, tức là phương pháp trên, nhưng quấy bột nhảo hơn, sau đó dùng đũa, thìa múc bột ra lá chuối, cho nhân vào gói lại.
Bánh cháo dễ làm, để được lâu nhưng ăn không ngon bằng bánh thường. - Dân trong vùng gọi là bánh quai vạc, vì bánh có hình giống cái quai vạc.
Thông thường người ta luộc bánh trần, nhưng cũng có gia đình thích gói bánh vào lá chuối, rồi hông chín. Nhưng cách luộc trần, sau đó phi hành, tỏi, mỡ lợn, nước mắm ngon, ớt tươi, mì chín cho thơm, rồi trộn lại lần nữa. Để ăn với lá cải non, xà lách, giá... rắc lên một ít lạc rang thì thật là tuyệt. Bánh quai vạc thường ngon hơn bánh gói lá, nhưng tính chất của bánh là phải ăn nóng, có chén dĩa, đũa phiền phức. Nên ở nhà hàng, gánh hàng rong rất ít dùng.
Thường là ăn hàng, ăn quà thì ngon hơn ăn nhà. Nhưng với bánh bột lọc thì ngược lại, ăn ở nhà bao giờ cũng ngon hơn ăn hàng. Vì luôn giữ được hơi nóng, bánh sẽ rất dẻo, thơm, nhân nhiều, nước mắm ngon, đủ những gia vị... hương thơm cứ quyện mãi trong tâm tâm trí người thưởng thức. Chính vì lẽ đó, mà các gánh hàng rong không thể địch nổi bánh nhà.
Nếu như ai đến Vĩnh Linh- Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế mà được ăn bánh bột lọc tại gia đình tự làm, thì đó quả là một hạnh phúc hiếm hoi.
Bánh bột lọc phải làm bằng nhân thịt chim dát, chiền chiền, sẻ... tôm ruộng. Thứ lắm mới làm bằng thịt nạc heo, da heo. Còn nếu làm bằng đậu lạc, măng, tép ruộng... các loại nhân khác thì thôi.- Chả ai đem đãi khách bao giờ.
Con em Vùng Trị - Thiên đi xa, nhớ nhà, nhớ nhất là chiếc bánh bột lọc bọc tôm thơm lừng, hấp dẫn.
Trước đây, bộ đội, dân công đến vùng Trị - Thiên công tác, lúc đi xa, nhớ nhất vẫn là chiếc bánh bột lọc giản đơn, chứa chan tình cảm của người dân xứa sở.
Hương vị độc đáo của bánh bột lọc không gì có thể sánh được, mềm mỏng, trong suốt, hơi dai, thơm lừng, ngọt ngào... rất khó tả. Ai đã vô tình gắp lên một chiếc thì bỗng trôi tuột vào bụng đến hàng chục cái lúc nào chả hay. Đặc biệt, bánh bột lọc không bao giờ xoá đi hương vị của nhân cũng như gia vị và nước mắm...
Mà hình như chúng đến với nhau, để tôn vinh lẫn nhau, cái nào cũng ngon, càng thêm hấp dẫn...
Khi ngồi mâm, đố ai dám tin chắc: Mình chỉ ăn một vài cái bánh bột lọc thôi và ngừng lại, đứng dậy được!
Ai đã ăn bánh bột lọc xứ Vĩnh một lần, thì lúc xa còn lưu luyến, bần thần hơn cả nhớ người yêu nữa chứ!
Những năm chiến tranh, bộ đội đóng quân trên địa bàn Vĩnh Linh, lúc rời xa. Nỗi nhớ diết da vẫn là chiếc bánh đơn sơ mộc mạc, thơm lừng, đậm chất dân quê.
Diễn viên điện ảnh Văn Báu trước đây từng tung hoành trên đất Vĩnh Linh đầy khói lửa. Khi vào Quảng Trị đóng phim, việc đầu tiên là anh là dẫn bạn bè đi thưởng thức món bánh đặc sản xứ này.
Năm 2009, Anh cùng Bùi Bài Bình, Viết Liên... vào Huế đóng phim "Trần Thủ Độ". Anh lại dẫn bạn bè đi thưởng thức món bánh bột lọc xứ Huế, mà lòng nao nao nhớ chiếc bánh Vĩnh Linh năm nào. Gặp người viết bài này - biết là dân Vĩnh Linh chính gốc- anh thổ lộ tâm nguyện: Ao ước một lần trở lại thăm quân và dân đất Vĩnh kiên cường, cùng ăn bánh bột lọc trên quê hương đổi mới.
Cáí bánh bột lọc, vốn nó giản giản dị, mộc mạc, đơn sơ nhưng mang đậm tình người dân đất Vĩnh.
Dường như... từ trước tới nay, chưa có một bài viết nào lột tả hết cái ngon, vẻ thuần khiết của nó. Cũng như tấm lòng mộc mạc chất phác chân quê của những con người dọc hai bờ sông Bến Hải.
Người Vĩnh Linh xưa và nay chỉ biết: "Mời bạn đến nhà chơi!"- dù là một lúc thôi. - Sẽ đãi bạn bánh bột lọc bọc thịt chim đồng hoặc tôm. Rồi hồn nhiên, hỏi trống không: "Ngon không?"
Chắc rằng, dù bạn là người khiêm tốn đến bao nhiêu, cũng buột miệng trả lời: "Thật là tuyệt!!!
Vĩnh Linh những ngày trong mưa bão
Đăng ngày 06/10/2009 |
Ý kiến về bài viết | ||||
|